Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn giáo viên sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học ở ThCS

Lâu nay ,trong việc giảng dạy giáo dục học sinh, đa phần các em phải ‘nhồi nhét’ một lượng kiến thức lớn từ nhiều mơn học bằng cách ‘học vẹt’-chỉ học thuộc lòng mà không hiểu ‎‎ý chính.Nguyên nhân từ thói quen dạy và học thụ động , khiến học sinh chỉ biết tiếp thu kiến thức một chiều mà không chú trọng tự nghiên cứu tìm tòi ,nắm ý chính của bài học.

Chính vì vậy, ng¬ười giáo viên phải cố gắng tìm ra ph¬ương pháp tốt nhất để truyền thụ bài giảng của mình tới học sinh một cách có hiệu quả. Để đạt đ-ược mục tiêu này không gì hơn là phải đổi mới ph¬ương pháp dạy học. Dạy học theo ph¬ương pháp đổi mới đã tạo điều kiện cho giáo viên phát huy hết vai trò chỉ đạo, khả năng dẫn dắt, gợi mở, tổ chức, điều hành hoạt động học có hiệu quả, giúp học sinh phát huy hết vai trò trung tâm, học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức và lĩnh hội tri thức để mở rộng tầm hiểu biết và ngày càng đam mê môn học. Bản đồ tư duy ra đời như một luồng không khí mới thổi vào vùng đất khô cằn của kiểu truyền đạt –lắng nghe trước đây.Nó định hình cho giáo viên biết được phải trình bày như thế nào trên đó để mang lại hiệu quả cao nhất.Nó giúp học sinh chủ động phát triển ‎‎ý kiến của mình,hình thành tư duy suy nghĩ độc lập , chủ động từ đó các em có thể tham gia một cch tích cực hơn trong suốt tiến trình lĩnh hội tri thức .Tuy nhiên để sử dụng bản đồ tử duy một cách thành thạo và hiệu quả thì không phải hầu hết giáo viên làm được .với lí do đó tôi mạnh dạn đưa ra chuyên đề ‘Hướng dẫn giáo viên sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học ở THCS” .

 

doc30 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5485 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn giáo viên sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học ở ThCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 
Lý do chọn đề tài
Lâu nay ,trong việc giảng dạy giáo dục học sinh, đa phần các em phải ‘nhồi nhét’ một lượng kiến thức lớn từ nhiều mơn học bằng cách ‘học vẹt’-chỉ học thuộc lòng mà không hiểu ‎‎ý chính.Nguyên nhân từ thói quen dạy và học thụ động , khiến học sinh chỉ biết tiếp thu kiến thức một chiều mà không chú trọng tự nghiên cứu tìm tòi ,nắm ý chính của bài học.
Chính vì vậy, người giáo viên phải cố gắng tìm ra phương pháp tốt nhất để truyền thụ bài giảng của mình tới học sinh một cách có hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này không gì hơn là phải đổi mới phương pháp dạy học. Dạy học theo phương pháp đổi mới đã tạo điều kiện cho giáo viên phát huy hết vai trò chỉ đạo, khả năng dẫn dắt, gợi mở, tổ chức, điều hành hoạt động học có hiệu quả, giúp học sinh phát huy hết vai trò trung tâm, học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức và lĩnh hội tri thức để mở rộng tầm hiểu biết và ngày càng đam mê môn học... Bản đồ tư duy ra đời như một luồng không khí mới thổi vào vùng đất khô cằn của kiểu truyền đạt –lắng nghe trước đây.Nó định hình cho giáo viên biết được phải trình bày như thế nào trên đó để mang lại hiệu quả cao nhất.Nó giúp học sinh chủ động phát triển ‎‎ý kiến của mình,hình thành tư duy suy nghĩ độc lập , chủ động từ đó các em có thể tham gia một cch tích cực hơn trong suốt tiến trình lĩnh hội tri thức .Tuy nhiên để sử dụng bản đồ tử duy một cách thành thạo và hiệu quả thì không phải hầu hết giáo viên làm được .với lí do đó tôi mạnh dạn đưa ra chuyên đề ‘Hướng dẫn giáo viên sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học ở THCS” .
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 
+ Đối tượng nghiên cứu : “Soạn giảng các môn học theo sơ đồ tư duy và chuẩn KTKN được điều chỉnh giảm tải trong năm học 2012 – 2013”.
+ Khách thể nghiên cứu : Môn học ở trường thcs.
+ Phạm vi nghiên cứu : Hướng dẫn giáo viên sử dụng bản đồ tư duy.
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 
Phương tiện dạy học bằng sơ đồ tư duy ngày càng trở nên phóng phú và được các nước tiên tiến trên thế giới sử dụng đạt hiệu quả cao. Nếu biết khai thác tốt sơ đồ tư duy sẽ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Cùng với sự kết hợp các phương pháp, phương tiện trực quan và kỹ thuật sẽ góp phần đẩy lùi hiện tượng “đọc chép” một cách có hiệu quả.Việc sử dụng sơ đồ tư duy cùng phương tiện trực quan và kỹ thuật đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư công sức và trí tuệ cho bài giảng. Rõ ràng làm tốt công việc này sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy và hiên tượng “đọc chép” sẽ không có cơ hội để tồn tại.
5. Kết cấu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm 
Ngoài phần mở đầu ,nội dung ,kết luận, mục lục ,tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 phần :
-Phần I : Nêu thực trạng của vấn đề.
-Phần II : Mô tả và hướng dẫn cách sử dụng và phương pháp cơ bản .
-Phần III : Kết quả, bài học kinh nghiệm và kiến nghị
NỘI DUNG 
1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 
a-Cơ sở lí luận:
Năm học này là năm học thứ ba áp dụng việc sử dụng bản đồ tư duy như một phương pháp giảng dạy mới Theo ông Vũ Đình Chuẩn ,vụ trưởng vụ giáo dục trung học bộ Giaó dục Đào tạo ‘ngoài tính khoa học ,phương pháp học này có nhiều ưu điểm phù hợp với điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất của ngành giáo dục Việt Nam’.‘Bản đồ tư duy có thể áp dụng cho nhiều vùng khác nhau ,đặc biệt tại các vùng nghèo ,giáo viên có khi chỉ cần một tấm bản đồ dùng rồi , một tờ lịch dùng rồi,chỉ cần một mặt giấy cũng có thể vẽ được bản đồ tư duy . Chính vì tính linh hoạt nên khi áp dụng nó khả thi’’ ‘Việc phát triển tư duy cho học sinh và giảng dạy kiến thứcvề thế giới xung quanh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của những người làm công tác giáo dục”. Còn theo tiến sĩ Trần Đình Châu-người đầu tiên tiến hành nghiên cứu và tìm cách đưa phương pháp ‘Bản đồ tư duy’ vào giảng dạy ở Việt Nam thì ‘quan trọng là phổ biến phương pháp giảng dạy này đến giáo viên ,thay đổi tư duy dạy học của họ’ .
b-Cơ sở thực tiễn :
Trong những năm vừa qua , Sở giáo dục đào tạo Hải Dương và Phòng giáo dục đào tạo Kim Thành rất quan tâm chú trọng tới việc đổi mới phương pháp giảng dạy,nâng cao chất lượng học sinh.Ngành giáo dục luôn tổ chức định kì các kì thi giáo viên dạy giỏi cấp trường ,cấp huyện ..thúc đẩy cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học , kiểm tra về việc học tập tích cực của các em ,tổ chức hội thảo chuyên đề về nâng cao chất lượng dạy và học.Đồng thời đó cũng là vấn đề chính trong các cuộc họp hội đồng,hội nghị ,hội thảo ở tổ chuyên môn.Nâng cao chất lượng học sinh cần phải đổi mới phương pháp ,chú trọng đến cách hướng dẫn học sinh tự học ,tự tìm tòi khám phá và sáng tạo .Bản đồ tư duy trong dạy và học thể hiện được điều đó. Thực tế cho thấy , còn có rất nhiều giáo viên chưa biết cách thể hiện bản đồ tư duy là thế nào (cụ thể là viết dài dòng ) ; phải áp dụng nó cho những phần mục nào trong tiến trình bài dạy (thường chỉ áp dụng cho phần củng cố) sử dụng nó sao cho có hiệu quả...
2.Thực trạng vấn đề 
a. Thuận lợi khi thực hiện đề tài SKKN 
Năm học 2012 – 2013 Bộ Giaó dục và Đào tạo tiếp tục giảm tải nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc dạy và học hơn nững năm qua.
Giáo viên Trường thcs Cẩm La được ban giám hiệu hướng dẫn ngay từ đầu năm học và hầu hết các giáo viên đều có máy tính rieng và biết cách sử dụng cơ bản .
Học sinh bước đầu đã được làm quen với cách ghi bài theo sơ đồ tư duy.
Một số phần mềm sơ đồ tư duy được phổ biến rộng rãi nên đã hỗ trợ cho giáo viên trình bày sơ đồ tư duy trên máy chiếu.
b. Khó khăn khi thực hiện đề tài SKKN
Khi dự giờ các tiết dạy giáo viên còn ít sử dụng sơ đồ tư duy vào trong một tiết dạy và rất lúng túng .
Một số giáo viên chưa có máy tinh riêng cung như việc sử dụng máy tính còn hạn chế .
Một số phần mềm bản đồ tư duy còn thiếu .
3. “HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC Ở THCS”
a. Giới thiệu đôi nét về sơ đồ tư duy
Việc phát triển tư duy cho học sinh và giảng dạy kiến thức về thế giới xung quanh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của những người làm công tác giáo dục. Nhằm hướng học sinh đến một phương cách học tập tích cực và tự chủ, giáo viên không những cần giúp học sinh khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp học sinh hệ thống được những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạoMột trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là sơ đồ tư duy.
* Nguyên lý và ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học 
Sơ đồ tư duy (Mind Map) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Kỹ thuật tạo ra loại sơ đồ này được gọi là Mind Mapping và được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960.
Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm chủ đạo. Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng. 
* Những yếu tố đã làm cho sơ đồ tư duy có tính hiệu quả cao và nền tảng của chúng là:
Sơ đồ tư duy đã thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động. Đó là liên kết, liên kết và liên kết. Mọi thông tin tồn tại trong não bộ của con người đều cần có các mối nối, liên kết để có thể được tìm thấy và sử dụng. Khi có một thông tin mới được đưa vào, để được lưu trữ và tồn tại, chúng cần kết nối với các thông tin cũ đã tồn tại trước đó.
Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh đã đem lại một công dụng lớn vì đã huy động cả bán cầu não phải và trái cùng hoạt động. Sự kết hợp này sẽ làm tăng cường các liên kết giữa 2 bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não.
Sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập vì chúng giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, v.v
* một số phần mềm dùng để tạo sơ đồ tư duy
Một sơ đồ tư duy có thể được thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy với các loại bút màu khác nhau, tuy nhiên, cách thức này có nhược điểm là khó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa. Một giải pháp được hướng đến là sử dụng các phần mềm để tạo ra sơ đồ tư duy. Một số phần mềm tiêu biểu trong thể loại “phần mềm mind mapping” (mind mapping software).
Phần mềm Buzan’s iMindmap™:
MindMap5 pro
Phần mềm Inspiration:
Phần mềm Visual Mind:
Phần mềm FreeMind:
 b.Cách cài đặt phần mềm Bản đồ tư duy vào máy tính.
 * phần mềm Buzan’s iMindmap portable 
Bước 1 .chuẩn bị đĩa cài 
Bước 2 .Cách cài đặt phần mềm Bản đồ tư duy vào máy tính.
-cho đĩa và copy portable iMindmap vào desktop
Biểu tượng file bđtd
-nhấn đúp vào thư mục portable iMindmap 
-nhấn đúp vào biểu tượng Buzans iMindmap để bắt đầu 
* phần mềm MindMap5 pro
Bước 1 .chuẩn bị đĩa cài 
Bước 2 .Cách cài đặt phần mềm Bản đồ tư duy vào máy tính.
Cho Đĩa vào ổ đĩa.
Cóp (copy)phần mềm Bản đồ tư duy vào máy tính (paste)
Mở phần mềm Bản đồ tư duy, xuất hiện: CD MindMap5 pro 
 nhấp đôi chuột trái để mở phần mềm này=> xuất hiện setup exe
Nháy chuột vào setup exe để cài đặt 
 Nháy vào : Next , tiếp Next và Next =>xuất hiên: install(cài đặt)
 Tiếp theo : finish (hoàn thành) => xuất hiện biểu tượng của BĐTD
Chú ý với MindMap5 pro
Tiếp theo xuất hiện hộp thoại của Mindmap(Bản đồ) và điền vào :
Name(Tên)..............
E- mail:.....................
Kind of activity:............
Phone number(số điện thoại):.........
 phiên bản có Bản quyền thì điền KEY MP5R-0E2E-C5D4-63BC-0EB6-3603 vào và nháy vào active key
- ta được dao diên sau để bắt đầu sử dụng 
Gõ tên chủ đề vào Main Idea
 c. Cách thiết kế bản đồ tư duy trên phần mềm 
 1. Phần mềm Buzan’s iMindmap™:
KHỞI ĐỘNG
* Nháy đúp vào biểu tượng chương trình trên màn hình.
* Chọn hình biểu tượng và nhập đề tài chính.
 Chọn hình biểu tượng + nhập đề tài chính+ creat và ta được.
* Để tạo các nhánh bạn rê chuột vào giữa biểu tượng đề tài chính. Hiện nên một hình tròn nhỏ màu đỏ bạn bấm chuột kéo hình tròn đó ra ngoài khi nào được nhánh ưng ý thì thả ra.
Nháy đúp chuột vào nhánh
* Để tạo các nhánh con của các nhánh hiện có, rê chuột vào cuối nhánh sẽ hiện lên một hình tròn có tâm màu đỏ, kéo rê tâm đó tạo nhánh con mới. Điền tên nhánh tương tự nhánh chính
Nháy đúp chuột vào nhánh để viết chữ 
Bấm chuột tại đây và kéo 
Để điền nội dung các ý tưởng (Đề tài) cho nhánh, nháy đúp vào nhánh rồi viết nội dung vào hình chữ nhật hiện lên.
* Để điền nội dung các ý tưởng (Đề tài) nhánh vào hình vuông ta nhấn draw + box branch
Kết quả:
* Để thay đổi màu nhánh, màu chữ các bạn chỉnh sửa như hướng dẫn sau:
Màu chữ
Màu nhánh
Chọn nhánh
* Để thay đổi độ rộng của nhánh ta đưa chuột vào vòng tròn xanh ,giữ và kéo.
Nhấn .giữ và kéo 
* Để nhóm các nhánh với nhau ta vào draw chọn arrow sau đó ta đưa chuột vào đầu nhánh cần nhóm và kéo đến nhánh muốn nhóm 
* Để insert hình ảnh ta nhấn chuột phải và chọn insert/edit + insert floating image + chọn ảnh trong máy và open là xong 
Hoặc ta vào view + view icon library sau dó ta tùy ý chon hình ảnh và biểu tượng sẵn có 
* Hướng dẫn xuất BĐTD :ta vào file + export + image /presentation + browse và chọn vị trí lưu là được
Xuất thành file .ppt
Xuất file image (ảnh)
2. Phần mềm MindMap5 pro
Nhấn chuột vào đây để bắt đầu
Gõ tên chủ đề vào Main Idea
* Tạo nhánh cấp 1(Main Topic): đưa chuột vào chủ đề chính rồi nhấn Enter hoặc dùng chuột phải chọn Add topic để được Main Topic (nhánh con cấp 1), tiếp tục như vậy ta được nhiều nhánh cấp 1, gõ thông tin, nội dung cần trình bày vào các Main Topic đó 
Nhấn chuột vào dấu + này để tạo nhánh cấp 1)
* Tạo nhánh cấp 2 (Subtopic): Chọn Main topic (nhánh cấp 1) rồi nhấn phím Ins trên bàn phím hoặc chuột phải chọn Add Subtopic ta được nhánh con của nhánh con cấp 1 là nhánh cấp 2... 
Nhấn chuột vào dấu + này để tạo nhánh cấp 2)
* Đưa thêm thông tin vào bằng cách dùng chú thích Add Text Note vào mỗi một đầu mục bằng cách chọn các hộp từ khóa đó, chẳng hạn chọn hộp “khái niệm”, nhấn chuột phải chọn Add Text Note Gõ (hoặc paste nội dung cần chú thích vào đây)
Đây là ví dụ cụ thể 
* Nếu ta không gõ thông tin thì ta có thể kết lối với 1 file nào đó 
Click vào đây để chọn file cần link
* Chon kiểu bản đồ cho đẹp mắt : vào format + map theme và chọn các dạng tùy thích 
Chọn kiểu bản đồ ở đây
* Đưa hình vẽ vào trung tâm hoặc các nhánh BĐTD: các hình vẽ đó cần save dạng (.JPEG), có thể vẽ và đưa vào Paint rồi ghi (Save) lại hình vẽ đó dạng JPEG. Trên Mindmap ta sử dụng chuột phải vào Insert/ Picture rồi tìm chọn fie ảnh có trong máy tính để đưa vào MindMap 
* Hướng dẫn xuất BĐTD :ta vào file + export + image /presentation + browse và chọn vị trí lưu là được
* Trình diễn file
Sau khi thiết kế hoàn chỉnh nội dung BĐTD, sử dụng nó bằng cách nhấn chuột vào các biểu tượng (ngay trên mỗi hộp) sẽ có dấu “+” hoặc “–” hiện ra, 
ta nhấn dấu trừ (để dấu bớt nhánh), 
nhấn các dấu “+” (để hiển thị thêm nhánh). 
Khi sử dụng để dạy học hoặc thuyết trình một vấn đề ta sử dụng các dấu “+” , “–” để cho nó xuất hiện hoặc dấu đi, sử dụng các note (chú thích) để diễn giải thêm, sử dụng các đường Link để minh hoạ vấn đề 
d.Các bước đưa BĐTD vào power point 
unit 13 read- (trang 124-125)
Để có được một sheet trình chiếu trong phần mềm power point ta cần làm theo các bước sau.
Bước 1 : mở file ảnh đã thiết kế bằng BĐTD 
và nhấn vào nút PrtSc trên bàn phím để chụp file ảnh và vào start + program + accessories + paint 
ta được dao diện sau
Và copy vào untiled paint ta được 
Bước 2 : nhấn vào select màn hình xuất hiên nút + và ta giữ nút + kéo để chọn phần cắt tùy ý tiếp theo nhấn chuột phải và copy phần cắt đó qua trang power point 
select
Mở power point ra và paste phần vừa cắt ta được như sau 
Bước 3 : ta xắp xếp lại các hình vừa copy vào trong power point sao cho đẹp và đúng với file ảnh gốc 
Bước 4 : ta làm hiệu ứng bình thường trong phần mềm power point 
4. Kết quả đạt được 
Qua một thời gian thực hiện đề tài SNKN “hướng dẫn giáo viên sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học ở THCS” tôi đã đưa ra bài kiểm tra giáo viên vẽ BDTD sau . 
Và kết quả trước khi chưa được hướng dẫn.
Đối tượng
Sĩ số
Đạt 
Không đạt 
SL
%
SL
%
Giáo viên 
10
3
30%
7
70%
kết quả sau khi được hướng dẫn .
Đối tượng
Sĩ số
Đạt 
Không đạt 
SL
%
SL
%
Giáo viên 
10
10
100%
0
0 %
Hơn thế nữa qua thực tế các tiêt đi dự giờ tôi thấy giáo viên đã sử dụng bản đồ tư duy thường xuyên hơn trong bài dạy và sử dụng thành thạo. 
Việc giáo viên thường xuyên sử dụng bản đồ tư duy cũng khiến học sinh học tập tích cực ,chủ động và sáng tạo hơn 
KẾT LUẬN
 Để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học đòi hỏi người thầy phải chuẩn bị tốt bài dạy, tìm tòi và sáng tạo trong khi soạn bài, kết hợp tốt công nghệ thông tin trong đó có sử dụng bản đồ tư duy tránh truyền đạt theo nối thầy đọc trò chép. Vai trò chủ yếu của người thầy là hướng dẫn, điều hành học sinh biết cách học tập theo các hoạt động sáng tạo đã được thiết kế. Học sinh cần phải biết rõ vai trò của mình để chủ động tiếp thu kiến thức. 
 Vì vậy việc sử dụng Sử dụng thành thạo và hiệu quả BĐTD trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt trong phương pháp giảng dạy của GV, có thể vận dụng nó cho tất cả môn học ở trường thcs và cho lập kế hoạch công tác quản lí. Học sinh sẽ có được phương pháp học tập tốt, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. 
 Sử dụng thành thạo và hiệu quả BĐTD trong dạy là một việc làm không đơn giản. người giáo viên cần biết xây dựng bđtd đúng chủ đề,đẹp về hình thức phong phú về nội dung và phù hợp từng đơn vị bài, từng lớp. 
 Để thành công trong việc sử dụng bđtd trong dạy học, không thể thiếu sự nhiệt tình, lòng yêu nghề và trình độ chuyên môn cũng như tin học của giáo viên. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ, động viên, quan tâm kịp thời của nhà trường và các cấp lãnh đạo tạo điều kiện về cơ sở vật chất và các buổi tập huấn tin học . 
 Trên đây là tất cả những gì tôi đã làm và đúc rút kinh nghiệm qua việc giảng dậy và dự giờ thăm lớp của bản thân. Tuy nhiên, đề tài có thể không tránh khỏi những hạn chế cần được bổ sung. 
 Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp để chuyên đề của tôi hoàn thiện hơn!
HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 	3
1. Lí do chọn đề tài 	3
2. Mức độ nghiên cứu đề tài 	3
3. Đối tượng, khách thể, phạm vị nghiên cứu 	3
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 	3
5. Kết cấu của đề tài 	 3
NỘI DUNG 	 4
1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn .................................................................. 4
2.Thực trạng vấn đề ...........................................................................................5
3. “HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC Ở THCS”....................................................................................................................................6
a. Giới thiệu đôi nét về sơ đồ tư duy....................................................... .......... 6
b.Cách cài đặt phần mềm Bản đồ tư duy vào máy tính. .....................................7
c. Cách thiết kế bản đồ tư duy trên phần mềm ..................................................8
d.Các bước đưa BĐTD vào power point ...........................................................17
4. Kết quả đạt được ...........................................................................................23
KẾT LUẬN 	..24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 	26
 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bản đồ Tư duy trong công việc – Tony Buzan – NXB Lao động – Xã hội.
2. www.mind-map.com (trang web chính thức của Tony Buzan)
4. Bài giảng của ThS Trương Tinh Hà về Mind Mapping và các Kỹ năng giải quyết vấn đề.
5. Hướng dẫn sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy 
6.công văn hướng dẫn về việc viết sáng kiến kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docSKKN huong dan GV Su dung ban do tu duy.doc
Sáng Kiến Liên Quan