Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán dạng tính giá trị của biểu thức cho học sinh lớp 3

1.Tầm quan trọng của đề tài:

Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ IX của Đảng đã chỉ rõ “ Phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.

Mục tiêu của giáo dục hiện nay là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Môi trường giáo dục của trường Tiểu học là cái nôi cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách.

Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người. Trong các môn học ở tiểu học, môn Toán có vị trí rất quan trọng.

 

doc49 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 7079 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn luyện kỹ năng giải toán dạng tính giá trị của biểu thức cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có hai chữ số).
	- Cũng tương tự như thế:
 1.1.d: Bài 46 (VNEN)-Tiết 84 SGK/83(Hiện hành): 
 Luyện tập chung
*Bản thân tôi nghiên cứu áp dụng những kiến thức mà học sinh tiếp thu được vào luyện tập thực hành. Đồng thời phát huy tính năng động, trừu tượng, sáng tạo học sinh các đối tượng đại trà của lớp, để vận dụng tính giá trị của biểu thức vào trong việc giải bài toán hợp đối với học sinh khá, giỏi. Song cần chú ý trường hợp sau đây, nếu giáo viên dạy và học sinh thực hành theo sách tham khảo hoặc vận dụng tính giá trị biểu thức vào trong việc giải bài toán có lời văn, thì nó vượt quá khả năng học sinh. Nói cách khác vượt quá chuẩn kiến thức, vì học sinh chưa học “nhân, chia một số với số có hai chữ số” lên lớp 4 mới học:
	Ví dụ: bài toán 5/83/SGK ( CT Hiện hành): 
Người ta xếp 800 cái bánh vào các hộp, mỗi hộp 4 cái. Sau đó xếp các hộp vào thùng, mỗi thùng 5 hộp. Hỏi có bao nhiêu thùng bánh?
*Sách tham khảo:
Cách 1: Tính số hộp: 800:4 = 200 (hộp)
Sau đó tính số thùng bánh: 200 : 5 = 40 (thùng)
*Cách này hướng dần cho học sinh giải đúng
Cách 2: Tính số bánh được xếp trong mỗi thùng: 4 x 5 = 20 (bánh)
Sau đó tính số thùng bánh: 800 : 20 = 40 (thùng)
*Cách này chưa được cho học sinh giải vì chưa học chia với số có hai chữ số hoặc áp dụng tính giá trị biểu thức để giải
	Giải
	Số thùng bánh được xếp là :
	800 : (4 x 5) = 40 (thùng)
	ĐS: 40 thùng
Qua quá trình dạy học tôi đã nghiên cứu thật sâu về biện pháp dạy học tối ưu, đúng chuẩn mà phát huy được năng lực học tập của học sinh. Nhờ vậy tôi đã phát hiện ra một số kiến thức trên nên tránh, chưa đủ điều kiện trên để truyền thụ cho học sinh.
 Trường hợp trên đã nhiều năm tôi đã giảng dạy tổ 3, đã tham gia tổ chức hội thảo trong nội bộ tổ để giảng dạy đảm bảo với chuẩn kiến thức đồng thời phù hợp với năng lực học sinh. Mặc dù ngành cấp trên đã nhiều lần điều chỉnh chuẩn kiến thức, nhưng chưa phát hiện ra để chỉnh sửa cho phù hợp với năng lực học sinh.
 May mắn cho chúng tôi, năm học 2012-2013 dạy học theo chương trình mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN). Bộ Giáo Dục đã điều chỉnh ở TL HDH Toán 3 Tập 1B bài 46 Luyện tập chung ở phần Hoạt động ứng dụng trang 75 đã điều chỉnh như sau:
 *Người ta xếp 80 cái bánh vào các hộp, mỗi hộp 4 cái. Sau đó xếp các hộp vào thùng, mỗi thùng 5 hộp. Hỏi có bao nhiêu thùng bánh?
Như thế là đúng và phù hợp. Tôi muốn nêu vấn đề nầy ra, để những trường,lớp chưa dạy học CT VNEN phải chỉnh sửa lại cho đúng và phù hợp với năng lực học sinh.Vì đây là một kinh nghiệm nghiên cứu tâm huyết dạy học đúng chuẩn kiến thức, mà tôi đã thực hiện những năm qua. Nếu là thầy cô giáo dạy học bậc Tiểu học nên chịu khó nghiên cứu nội dung phù hợp, chứ không nên được chăng hay chứ, mà nhồi nhéc, áp đặt kiến thức quá vượt, với khả năng vào cho học sinh.
C/ Định hướng cho học sinh giải được các bài toán có dữ kiện cụ thể sang giải các dạng toán điển hình của lớp 3.
 Bài 43 (VNEN) -Tiết 78 (Hiện hành): 
Đây là một trong những vấn đề khó khăn cho giáo viên dạy khối lớp 3 trong nhiều năm qua của chúng ta. Nên bản thân tôi tìm tòi, mày mò, nghiên cứu từng biện pháp dạy - học theo yêu cầu nội dung kiến thức chương trình bài học.
 Giải toán tổng hợp bằng hai phép tính (x, +) sang tính giá trị biểu thức là (x, +). Chúng ta liên hệ kiến thức cũ đã học, phát huy tính tích cực trong học sinh, tìm tòi khả năng học tập có tính tư duy logic của học sinh. Vì bài toán hợp trong tiết này là tiết sau học sinh mới được học: “Đó là (tiết 79 CT hiện hành) . Còn chương trình VNEN thì bài 44 (VNEN), các em cũng mới được học ”. Vậy, theo tôi nghiên cứu chương trình hiện hành cũng như CT VNEN là bất hợp lý. Vì học sinh chưa được thầy giáo hướng dẫn và tiếp thu kiến thức, mà theo chương trình bài học, lại học thực hành giải dạng toán nầy trước. Baì giải 2 cách như sau :
Ví dụ: SGK/79-Tiết 78 (Hiện hành) + TLHD Học Toán 3 Tập 1B/67- Bài 43 (VNEN) 
Mỗi gói mì cân nặng 80g, mỗi hộp sữa cân nặng 455g. Hỏi 2 gói mì và một hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam?
	Giải
Cách 1:	2 gói mì cân nặng là
	80 x 2 = 160 (gam)
	Cả hai gói mì và một hộp sữa cân nặng là:
	160 + 455 = 615 (gam)
	ĐS: 615 gam
Nhưng học sinh có thể giải cách 2: (Trường hợp giải vận dụng Tính giá trị biểu thức, học sinh hoàn toàn chưa giải được).vậy cốt lõi là làm thế nào mà giáo viên truyền thụ, nâng cao chất lượng cho các em thực hành được, nghĩa là học đi đôi với hành. Đây cũng là một yêu cầu rất cần thiết. Như ví dụ sau:
	Hai gói mì và một hộp sữa cân nặng là:
	80 x 2 + 455 = 615 (gam)
	ĐS: 615 gam
Tiết sau (tiết 80)- Bài 45 (VNEN) học sinh học và giải cách này, hì học sinh sẽ nhận ra sự liên quan giữa kiến thức cũ và mới. Nhưng giáo viên chúng ta hãy liên hệ kiến thức cũ đã học như: 
Nhân chia một tổng (hay hiệu) với một số.
Ví dụ: SGK/80 (Hiện hành) + TLHD Học Toán 3 Tập 1B/73- Bài 45 (VNEN) 
Mẹ hái được 60 (50) quả táo, chị hái được 35 quả táo. Số táo của cả mẹ và chị được xếp vào 5 hộp. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu quả táo?
-Đối với cách 1, giáo viên hướng dẫn vận dụng giải đúng với kiến thức chuẩn đã học.
-Song với cách 2 cần liên hệ đến (nhân, chia) một tổng hoặc một hiệu với một số. Chứ không nên đưa ra tính giá trị biểu thức. Tiết sau mới dạy – học. Vì vậy giáo viên không nên nói “sai rồi, không đúng”, làm mất đi hưng phấn, phấn khởi của học sinh, ức chế học sinh tự ti, chán học. Bước này là bước quan trọng, giúp học sinh không sợ giải toán, thích thi nhau làm bài toán để khẳng định mình.
VI/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể hoá các kiểu bài tính giá trị biểu thức nói chung và sách giáo khoa, sách tham khảo nói riêng, mà trọng tâm là tôi đang dạy hoc theo chương trình VNEN . Nhiều năm qua tôi đã nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp để áp dụng thành công. Vậy năm học nầy tôi đã lựa chọn biện pháp rèn luyện kĩ năng giải toán dạng tính giá trị của biểu thức cho học sinh lớp 3/a năm học 2012 – 2013 và tiến hành thực nghiệm, nhằm kiểm tra đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của đề tài. Khi tiến hành thực nghiệm phải dựa vào các nguyên tắc sau: 
Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm:
Đảm bảo tính khách quan toàn diện. 
Các bài thực nghiệm phải luyện tập từng kiểu bài (4 kiểu bài trên), sau đó mới luyện tập thực nghiệm tổng hợp của 4 kiểu bài đó và vận dụng bài toán có lời văn để nâng cao kiến thức. 
Thực nghiệm phải đảm bảo đúng đối tượng là học sinh lớp 3, để các em học tập dạng toán này dễ dàng cho các lớp sau. 
Phải đảm bảo tính đồng đều, nghĩa là lớp thực nghiệm có tác dụng, lớp học bình thường phải tương đương nhau về nền nếp, kết quả học tập
Nội dung thực nghiệm: 
Trong quá trình phụ đạo bồi dưỡng tôi đã lên kế hoạch 4 bài dạy về kiến thức này để rèn kĩ năng giải toán dạng tính giá trị của biểu thức cho học sinh lớp 3/a, tôi tiến hành như sau:
Bài 1(Tiết 1+2): Làm quen với biểu thức. Tính giá trị của biểu thức. Có phép tính (+, -) hoặc (x, :) 
Cộng trừ đủ 4 biểu thức, nhân chia 4 biểu thức (đã nêu ở trên).
Bài 2(Tiết 3+4): Tính giá trị của biểu thức (tt) . Có phép tính (+, -, x, : ). 
Cộng, trừ, nhân, chia đủ 8 biểu thức (đã nêu ở trên).
Bài 3(Tiết 5 + 6): Tính giá trị của biểu thức (tt) . có dấu ngoặc đơn.
	* (x, :) hoặc (+,-)
Nhân, chia đủ 8 biểu thức.(đã nêu ở trên)
Cộng, trừ đủ 8 biểu thức.(đã nêu ở trên)
 * (x, + ) (x, -) hoặc (: +) (:, -)
Nhân, chia, cộng, trừ đủ 16 biểu thức.
Tóm lai là 32 biểu thức trong dấu ngoặc đơn như đã nêu trên.
Tổ chức thực nghiệm:
Thời gian thực nghiệm:
Đề tài này tôi tiến hành thực nghiệm vào tuần 17, 18. Sau khi học xong tiết học nào, thì buổi chiều, phụ đạo lại tiết học đó. 
Đối tượng thực nghiệm: 29 học sinh lớp 3A trường tiểu học Lý Tự Trọng – Hiệp Đức.
Phương pháp thực nghiệm:
Lớp dạy thực nghiệm là tiết dạy buổi chiều theo kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng. Lớp dạy đối chứng là lớp học buổi chính thức. 
Lớp dạy thực nghiệm theo Chương trình VNEN mà Tài liệu hướng dẫn đã được thiết kế theo phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành kiểu bài đã phân tích riêng biệt (ở phần trên), nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Sau khi dạy xong phần kiến thức tính giá trị biểu thức cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng được đánh giá một bài kiểm tra 35 phút cùng một đề. Đánh giá kết quả thực nghiệm dựa vào kết quả bài kiểm tra của học sinh đạt được như sau: 
Nội 
dung
Lớp
Dạy
TS
HS
 Điểm bài kiểm tra
 0
1 
2
3
4 
< 5 
5
6
7
8
9
10
 > 5
SL
TL%
SL 
TL%
Tính 
g/t b/t
KT lần 
1
ĐC
3/a
29
2
4
5
 11
37,9% 
4
4 
3
4
2
1 
18
62,1%
TN
3/a
29
1
3 
4
 8
27,6% 
1
2
2
6 
3
7
21
72,4%
Tính 
g/t b/t
KT lần 
2
ĐC
3/a
29
3
 3
10,3% 
1
2
7
7
9
 26
89,7%
TN
3/a
29
2
 0
0%
1
1
1
5
8
13
 29
100%
Nhận xét: Từ những kết quả trên cho thấy kết quả dạy thực nghiệm cao hơn. Học sinh rèn được kĩ năng giải toán dạng tính giá trị biểu thức thành thạo.
Điều này chứng tỏ giáo viên phải phân tích 4 kiểu bài tính giá trị biểu thức, phải đầy đủ các biểu thức để cho học sinh nắm rõ và khắc sâu được kiến thức sau này.
* Đối với giờ dạy lớp đối chứng:
- Học sinh vẫn còn thụ động và vẫn còn phụ thuộc vào Tài liệu sách giáo khoa, ít sáng tạo. Tuy nhiên một số ít học sinh cũng nắm vững nội dung bài học, trình bày logic, chặc chẽ nhưng kĩ năng giải toán dạng tính giá trị biểu thức chưa thành thạo. 
- Giờ học có vẻ trầm lặng, ít hứng thú, các em tiếp thu kiến thức, nhưng hiệu quả chưa cao.
* Đối với giờ dạy lớp thực nghiệm:
- Đa số học sinh đều hứng thú và say mê làm việc khi thực hành, vì giáo viên đã cung cấp đầy đủ các biểu thức từng kiểu bài, loại bài. Học sinh đã luyện tập, làm quen với mọi cách tính, từng kiểu bài rõ ràng, giúp các em có nhiều cơ hội để tự mình khám phá tri thức mới, đồng thời rèn luyện được nhiều kĩ năng giải toán theo dạng này
- Học sinh dễ tiếp thu bài, hiểu rõ hơn.
- Không khí học tập sôi nổi, hiệu quả cao hơn, học sinh có tinh thần học tập say mê và hào hứng, tăng cường được mức độ hoạt động và làm việc một cách tự giác hơn trong giờ học, tiết học, trong nhóm sôi nổi hiệu quả. Vì các em hiểu được, biết được, thực hành bài tập, tự tin hơn. Kết quả dạy lớp thực nghiệm theo biện pháp này đóng vai trò quan trọng trong việc dạy học sinh hiện nay, đồng thời cũng cho thấy phương pháp sử dụng biện pháp rèn luyện kĩ năng giải toán dạng tính giá trị biểu thức của lớp 3A đã được xác lập và mang tính khả thi .
VII/ KẾT LUẬN:
Kết luận chung:
Tôi đã áp dụng những biện pháp rèn cho học sinh giải những dạng toán tính giá trị của biểu thức ở lớp 3. Học sinh đã ghi nhớ qui tắc và tìm ra được cách giải, nâng dần hiệu quả tiết dạy môn toán theo nội dung của đề tài, trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã tổ chức cho học sinh hoạt động dưới nhiều hình thức phong phú, thu hút các em hứng thú học tập, coi trọng sự cộng tác của phụ huynh trong việc nhắc nhở và quan tâm tạo điều kiện cho con em đi học chuyên cần, có ý thức tự học, tự tìm tòi. Trên cơ sở này, chắc chắn một điều, chất lượng học sinh không còn là nỗi lo. Với biện pháp này học sinh sẽ đạt được hiệu quả cao trong học tập môn học toán nói chung, phần tính giá trị biểu thức nói riêng. Góp phần làm cho các em say mê học tập và càng yêu thích học môn toán.
Kết quả đạt được:
Qua quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã thu được kết quả như sau:
Đã hệ thống hoá những lý luận cơ bản về các cách dạy của dạng tính giá trị biểu thức, phân loại rõ ràng từng kiểu bài, loại bài tính giá trị biểu thức, học sinh nắm chắc chắn, nhạy bén, nhanh nhẹn, nhớ lâu, khắc sâu, xác định loại bài khi làm bài.
Nắm được thực trạng giảng dạy, học tập, mức độ nhận thức, rèn kĩ năng giải toán dạng tính giá trị biểu thức của học sinh lớp, khối 3 nói chung, và lớp 3A nói riêng.
Học sinh xác định được các loại bài, kiểu bài theo những nguyên tắc, qui tắc, qui trình giải dạng bài tập này.
Xác định được phương pháp giảng dạy chung va phương pháp giảng dạy cụ thể trong biện pháp rèn luyện kĩ năng giải toán dạng tính giá trị biểu thức.
Đã vận dụng một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giải toán dạng tính giá trị biểu thức theo hướng tích cực vào việc thiết kế hướng dẫn của bài giảng một cách có hiệu quả. Kết quả thu được một cách khả quan, phương pháp có tác dụng tốt, giúp giáo viên có biện pháp tốt theo qui trình rèn luyện kĩ năng giải toán tính giá trị biểu thức một cách chủ động, sáng tạo, nâng cao nhận thức và kĩ năng. Từ đó làm cho các em yêu thích giải toán nói chung và giải toán tính giá trị biểu thức nói riêng.
3. Hạn chế của đề tài:
Bên cạnh những kết quả đạt được đề tài vẫn còn một vài hạn chế sau:
- Do thời gian và năng lực của bản thân có hạn nên đề tài mới đi sâu vào biện pháp rèn luyện kĩ năng giải toán dạng tính giá trị của biểu thức cho học sinh lớp 3A, chứ chưa mở rộng cho toàn khối, trường
- Do điều kiện và thời gian có hạn của bài học tính giá trị biểu thức, kể cả làm quen với biểu thức chỉ có 7 tiết học, mà lượng kiến thức truyền đạt với lớp 3 là quá nhiều. Vậy tôi đã vận dụng vào các tiết học buổi chiều để đạt được hiệu quả như mong muốn.
4. Bài học kinh nghiệm:
- Giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, phải tìm hiểu để nắm bắt được hoàn cảnh của từng học sinh. Giáo viên xây dựng và tổ chức nền nếp học tập dưới mọi hình thức, động viên khen thưởng cá nhân, tổ nhóm học tập tốt một cách kịp thời, ra lệnh dứt khoát, chặc chẽ.
- Tạo cho các em tâm thế học tập tốt, tránh đưa những hình phạt quá đáng làm cho các em sẽ chán nản, thiếu tự tin và mặc cảm với bạn bè .Ví dụ như chép phạt.
- Thường xuyên thay đổi hình thức kiểm tra, tổ chức nhiều trò chơi mới lạ thu hút các em học tập.
- Vận dụng vào thực tế những điều các em đã học để các em có thói quen thực hành, luyện tập tốt.
- Sự thành công của tổng kết kinh nghiệm là phần lớn nhờ vào sự dạy học thực tế, tâm huyết với nghề nghiệp, kiên trì, nhẫn nại, mày mò nghiên cứu từng bài dạy trước khi lên lớp.Ngoài ra không thiếu sự chỉ dẫn tận tình của lãnh đạo và chuyên môn nhà trừờng. sự quan tâm giúp đỡ của đồng nghiệp, của phụ huynh học sinh và không thể không nói đến sự phấn đấu nổ lực của thầy trò chúng tôi trong suốt quá trình dạy học.
- Tất nhiên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong Hội đồng khoa học các cấp góp ý, xây dựng để sáng kiến kinh nghiệm của tôi có tính thuyết phục và có tác dụng hữu hiệu hơn.
VIII/ ĐỀ NGHỊ:
Biện pháp rèn luyện kĩ năng giải toán dạng tính giá trị biểu thức cho học sinh lớp 3 qua thực nghiệm đã thu được những kết quả khả quan. Nhằm nâng cao về chất lượng học tập cũng như kích thích hứng thú học tập của học sinh. Tôi xin đề xuất kiến nghị sau:
Đối với giáo viên:
Giáo viên không ngừng học hỏi nâng cao hiểu biết về chuyên môn, nắm vững về đặc trưng bộ môn toán tiểu học nói chung, toán lớp 3 nói riêng, cập nhất thông tin kịp thời theo chỉnh sửa về dạy học của ngành cấp trên. 
Tăng cường thời gian nghiên cứu, thường xuyên vận dụng các biện pháp rèn kĩ năng học tập, giải toán theo hướng tích cực. 
Trong từng tiết học giáo viên cần cho học sinh làm việc cá nhân và nhóm nhiều hơn để khai thác kiến thức toán học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.Phát huy tốt theo hướng tích cực của chương trình VNEN.
Đối với học sinh:
Học sinh cần chuẩn bị kĩ bài cũ ở nhà và chuẩn bị trước bài mới theo lời giáo viên dặn dò, để học sinh xác định trước yêu cầu nội dung bài học. Đồng thời xác lập được mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành.
Thường xuyên ôn tập, củng cố kiến thức cũ để khai thác kiến thức mới dễ dàng hơn.
Học sinh luôn tiếp thu và sáng tạo những kĩ năng giải toán từ dễ đến khó hơn, nâng cao dần.
Học sinh hình thành bản thân tính độc lập, tự giác, tính tích cực trong học tập, tránh ỷ lại và làm việc theo kiểu “chủ quan”, đối phó hoặc lơ là.Trong đó không loại trừ đôi bạn học tốt, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Đối với nhà trường:
Nhà trường phải đi vào thực tế, là mở những chuyên đề của những sáng kiến kinh nghiệm về môn toán cấp tiểu học được đạt giải từ cấp trường trở lên để giáo viên làm tư liệu nghiên cứu, áp dụng trong giảng dạy học sinh tiểu học về môn toán. Đồng thời giáo viên tiếp thu những kinh nghiệm quí báu đó để áp dụng vào lớp học mình đang giảng dạy.Tôi tin rằng , học sinh ngày càng nâng cao chất lượng học tập và đạt được những hiệu quả cao.
 IX/ TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Hai đề bài kiểm tra lần 1 và lần 2.
Bảng phân loại 4 kiểu bài tính giá trị biểu thức.
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học chu kì III (2003-2007) 
Tác giả Nguyễn Trường Khôi với bài “Dẫn dắt hoạt động của lớp học khi dạy các bài lập bảng nhân”. Tạp chí thế giới trong ta – tháng 2/ 2004.
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy các môn học lớp 3 cho các vùng miền. (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Tài liệu Giáo dục tiểu học tập 23/2006 “Những đổi mới ở giáo dục tiểu học” của Vụ Giáo Dục Tiểu học.
Một số vấn đề dạy học môn toán lớp 4 ( chương trình tiểu học mới) của Đỗ Đình Hoan – Nguyến Áng. Giáo dục tiểu học tập 15/2005.
Tài liệu dạy và học ngày nay: một số ý kiến về “cách dạy Toán 5 Để học sinh cả lớp đều được làm việc” của Nguyễn Thiện.
 - Tài liệu hướng dẫn học môn Toán 3 Tập 1A- 1B (Sách thử nghiệm) Theo CT VNEN. (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
 X/ MỤC LỤC
Tên đề tài: “Biện pháp rèn luyện kĩ năng giải toán dạng tính giá trị của biểu thức cho học sinh lớp 3/A – năm học 2012-2013
TT
Tiêu đề
Trang
1
I. Tên đề tài
 1
2
II. Đặt vấn đề
 1 - 2
3
III. Cơ sở lý luận
 2 - 3
4
IV. Cơ sở thực tiễn
 3 - 4
5
V. Nội dung nghiên cứu 
 4 - 11
6
VI. Kết quả nghiên cứu
11- 13
7
VII. Kết luận
14- 15
8
VIII. Đề nghị
15 -16
9
IX. Tài liệu tham khảo
17
10
X. Mục lục
18
11
XI. Phiếu đánh giá xếp loại SKKN (theo mẫu SK 1)
19
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2012 – 2013
I.Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường Tiểu học Lý Tự trọng.
1.Tên đề tài: Biện pháp rèn luyện kĩ năng giải toán dạng tính giá trị của biểu thức cho học sinh lớp 3A năm học 2012 – 2013 
2.Họ và tên tác giả: Trần Tăng
3.Chức vụ: Giáo viên
4.Nhận xét của chủ tịch HĐKH:
 a/ Ưu điểm :	....................... 	
 b/ Hạn chế :	.......................	
5.Đánh giá, xếp loại:
 Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH trường Tiểu học Lý Tự Trọng thống nhất xếp loại:..
 Những người thẩm định Chủ tịch HĐKH 
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
II.Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD& ĐT Hiệp Đức
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT Hiệp Đức thống nhất xếp loại:..
 Những người thẩm định Chủ tịch HĐKH 
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HIỆP ĐỨC
 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG
 ĐỀ TÀI SKKN
 BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN DẠNG 
 TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC
 CHO HỌC SINH LỚP 3/A NĂM HỌC 2012- 2013
 HỌ VÀ TÊN : TRẦN TĂNG
 CHỨC VỤ : GIÁO VIÊN
 TỔ : 2-3
 Tháng 01/2012
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HIỆP ĐỨC
 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG
 Sáng kiến kinh nghiệm
 Tên đề tài:
 BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN 
 DẠNG TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC 
 CHO HỌC SINH LỚP 3A NĂM HỌC 2012- 2013
Họ và tên : Trần Tăng
 Chức vụ: Giáo viên
 Tổ: 3
 Tháng 01/2013
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HIỆP ĐỨC 
 TRƯỜNG TH LÝ TỰ TRỌNG – HỘI CHA MẸ
 BIÊN BẢN
 HỌP PHỤ HUYNH HỌC SINH 
 LỚP : 3A
 Họ và tên : Trần Tăng
 Chức vụ : Giáo viên 
	Số ĐT : 0984 288 944	 
 NĂM HỌC : 2011- 2012
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HIỆP ĐỨC
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
 BÁO CÁO TÓM TẮT THÀNH TÍCH
 ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN DANH HIỆU 
 CHIẾN SĨ THI ĐUA CƠ SỞ
 NĂM HỌC: 2012-2013
 Họ và tên: Nguyễn Thị Xuân Nguyệt
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị: Trường THCS Chu Văn An
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HIỆP ĐỨC
 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
 GIÁO ÁN 
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 LỚP 6/4
 GV: NGUYỄN THỊ XUÂN NGUYỆT
 NĂM HỌC: 2010 - 2011
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HIỆP ĐỨC
 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
 BÀI THU HOẠCH
 QUA 4 NĂM THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”. ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN ĐẾN
 Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Nguyệt
	Đơn vị : Trường THCS Chu Văn An
 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HIỆP ĐỨC
 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
 SỔ ĐIỂM CÁ NHÂN
 GV:NGUYỄN THỊ XUÂN NGUYỆT
 NĂM HỌC: 2010 - 2011

File đính kèm:

  • docSKKN_bien_phap_ren_ki_nang_giai_toan_tinh_gia_tri_bieu_thuc_cho_HS_Lop_3.doc
Sáng Kiến Liên Quan