Đề tài Một số biện pháp tiếp tục xây dựng quĩ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo ở trường THPT Sông R

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

- “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”[1] là một chiến

lược phát triển nguồn nhân lực của Đảng và nhà nước ta.Cũng như sự quan tâm

chăm lo, giúp đỡ cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào các

dân tộc thiểu số là một vấn đề đang đặt ra cho toàn xã hội. Trong bối cảnh đất

nước còn nghèo, kinh tế khó khăn, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa như các xã

Sông Ray, Xuân Tây, Lâm San, Xuân Đông của Huyện Cẩm Mỹ - Tỉnh Đồng

Nai chúng tôi thì việc đầu tư cho con em đến trường là một điều hết sức khó khăn

vì kinh tế gia đình còn nghèo, đặc biệt với các em học sinh là con em đồng bào

dân tộc thiểu số, hộ nghèo, mồ côi, thì lại càng khó khăn hơn.

- Được sự quan tâm của lãnh đạo Huyện Xuân Lộc và Sở GDĐT Đồng Nai,

năm 2000 tại khu vực Sông Ray đã được xây dựng ngôi trường THPT Sông Ray

khang trang, để các em đến trường thuận lợi hơn. Đồng thời nhà nước cũng đã có

nhiều chính sách như miễn, giảm học phí cho những học sinh thuộc diện hộ

nghèo, con dân tộc thiểu số, con mồ côi, học sinh vùng đặc biệt khó khăn,

(Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn,

giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở

giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học

2014- 2015). Nhưng do chi phí học tập của các em vẫn còn lớn, nhất là trong tình

hình bão giá hiện nay thì những chi phí khác cho học tập (sách, bút, vở, áo quần,

dép ) phát sinh rất lớn, nếu không có một nguồn hỗ trợ khác thì quả là một gánh

nặng cho gia đình, đặc biệt với những gia đình có đến 4, 5 em đi học, học nhiều

cấp học thì lại càng khó khăn hơn.

pdf10 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1945 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp tiếp tục xây dựng quĩ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo ở trường THPT Sông R", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SKKN: Một số biện pháp tiếp tục xây dựng quĩ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo ở trường THPT Sông Ray 
 Người thực hiện: Hồ Đắc An – THPT Sông Ray 1 
MỤC LỤC 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................... Trang: 2 
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ................................... Trang: 3 
1. Cơ sở lí luận của đề tài ....................................................... Trang: 3 
2. Nội dung, biện pháp của đề tài ........................................... Trang: 4 
a) Tổ chức quyên góp giấy vụn, sách cũ của học sinh .......... Trang: 4 
b) Xây dựng quĩ Khuyến học thông qua mô hình xã hội hóa 
công tác khuyến học ............................................................... Trang: 5 
c) Tổ chức tốt chương trình “Tết vì người nghèo” .............. Trang: 6 
d) Công tác phối hợp, tham mưu, chỉ đạo ............................. Trang: 6 
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ................................................ Trang: 6 
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 
CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... Trang: 7 
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. Trang 8 
PHỤ LỤC ................................................................................. Trang 9 
SKKN: Một số biện pháp tiếp tục xây dựng quĩ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo ở trường THPT Sông Ray 
 Người thực hiện: Hồ Đắc An – THPT Sông Ray 2 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT BIỆN PHÁP TIẾP TỤC XÂY DỰNG QUĨ HỌC BỔNG 
HỖ TRỢ HỌC SINH NGHÈO, Ở TRƯỜNG THPT SÔNG RAY 
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
- “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”[1] là một chiến 
lược phát triển nguồn nhân lực của Đảng và nhà nước ta.Cũng như sự quan tâm 
chăm lo, giúp đỡ cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào các 
dân tộc thiểu số là một vấn đề đang đặt ra cho toàn xã hội. Trong bối cảnh đất 
nước còn nghèo, kinh tế khó khăn, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa như các xã 
Sông Ray, Xuân Tây, Lâm San, Xuân Đông của Huyện Cẩm Mỹ - Tỉnh Đồng 
Nai chúng tôi thì việc đầu tư cho con em đến trường là một điều hết sức khó khăn 
vì kinh tế gia đình còn nghèo, đặc biệt với các em học sinh là con em đồng bào 
dân tộc thiểu số, hộ nghèo, mồ côi, thì lại càng khó khăn hơn. 
- Được sự quan tâm của lãnh đạo Huyện Xuân Lộc và Sở GDĐT Đồng Nai, 
năm 2000 tại khu vực Sông Ray đã được xây dựng ngôi trường THPT Sông Ray 
khang trang, để các em đến trường thuận lợi hơn. Đồng thời nhà nước cũng đã có 
nhiều chính sách như miễn, giảm học phí cho những học sinh thuộc diện hộ 
nghèo, con dân tộc thiểu số, con mồ côi, học sinh vùng đặc biệt khó khăn,  
(Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, 
giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở 
giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 
2014- 2015). Nhưng do chi phí học tập của các em vẫn còn lớn, nhất là trong tình 
hình bão giá hiện nay thì những chi phí khác cho học tập (sách, bút, vở, áo quần, 
dép) phát sinh rất lớn, nếu không có một nguồn hỗ trợ khác thì quả là một gánh 
nặng cho gia đình, đặc biệt với những gia đình có đến 4, 5 em đi học, học nhiều 
cấp học thì lại càng khó khăn hơn. 
- Năm học 2009 - 2010, với cương vị là Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 
Trường THPT Sông Ray tôi luôn trăn trở trước hoàn cảnh của các em học sinh có 
hoàn cảnh khó khăn nhưng đã biết vượt khó vươn lên học khá, giỏi, muốn tìm 
nguồn hỗ trợ, động viên các em tiếp tục phấn đấu để con đương học tập sớm gần 
đến vinh quang. Đó chính là những phần học bổng để giúp các em trang trải thêm 
cho chi phí học tập, để đồng hành cùng thanh niên khi đến trường. 
- Năm 2011, tôi được bầu vào BCH hội khuyến học Trường THPT Sông 
Ray, và được giới thiệu giữ chức vụ Phó Chủ tịch thường trực Hội. Bản thân tôi 
luôn trăn trở phải làm thế nào để tiếp tục xây dựng quỹ học bổng trong nhà 
SKKN: Một số biện pháp tiếp tục xây dựng quĩ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo ở trường THPT Sông Ray 
 Người thực hiện: Hồ Đắc An – THPT Sông Ray 3 
trường ngày một lớn hơn thì mới có thể giúp đỡ cho nhiều em học sinh có hoàn 
cảnh khó khăn vươn lên học tốt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà 
trường và địa phương. 
- Xuất phát từ lí do nêu trên trong thời gian qua, tôi đã cùng với các Đ/c 
trong BCH Hội khuyến học phối hợp cùng Đoàn TN, Hội CTĐ để tìm mọi biện 
pháp xây dựng quỹ học bổng của nhà trường. 
- Từ thực tế xây dựng quĩ học bổng khuyến học tại trường Sông Ray những 
năm qua tôi đã đúc kết nên một số kinh nghiệm trong công tác xây dụng quĩ học 
bổng ở trường THPt Sông Ray và viết thành một đề tài: “Một số biện pháp tiếp 
tục xây dựng quĩ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo ở trường THPT Sông Ray” 
để phát triển thêm những nội dung chưa thể hiện trong đề tài năm 2010. 
- Trong 7 năm từ 2005 đến 2012 trường đã tổ chức nhiều quĩ học bổng như: 
Học bổng học sinh nghèo vượt khó, Học bổng chung tay đem đến mùa xuân, Học 
bổng thắp sáng ước mơ tuổi trẻ trường THPT Sông Ray, học bổng tiếp sức mùa 
tựu trường, chương trình tết vì người nghèo, phong trào tặng sách cho bạn 
nghèo để giúp cho những học sinh nghèo vượt khó vươn lên học tập tốt hơn. 
- Năm 2010 tôi đã hoàn thành đề tài này với một số biện pháp, nay trên sơ 
sở đó tôi tiếp tục phát triển những nội dung đã làm của đề tài và bổ sung thêm 
một số nội dung mới, những biên pháp mới này nó đã đem lại hiệu quả cao hơn 
rất nhiều góp phần xây dựng quỹ khuyến học của nhà trường lớn hơn, đó chính là 
lí do để tôi viết tiếp nôi dung của đề tài. 
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
1. Cơ sở lí luận của việc thực hiện đề tài: 
- Truyền thống “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, “Một miếng 
khi đói bằng một gói khi no” là một truyền thống quí báu dân tộc ta đã được đúc 
kết từ bao đời nay. Chính vì vậy khi phát động quyên góp xây dựng quĩ học bổng 
đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của học sinh, phụ huynh và giáo viên, của 
các mạnh thường quân, các doanh nhân. 
- Trong quá trình học tập các em học sinh có thể tích lũy một lượng lớn 
giấy vụn, giấy nháp, nếu ta bỏ đi quả là một sự lãng phí và đôi khi lại gây ô 
nhiễm môi trường, nếu ta tận dụng được số giấy này, thu gom lại, bán đi thì sẽ có 
được một khoản tiền lớn, tích lũy cho quỹ học bổng. 
- Khi kinh tế phát triển, các doanh nghiệp tư nhân mở ra nhiều cũng là lúc 
mở ra cho đoàn trường cơ hội mở rộng qui mô và địa bàn quyên góp ủng hộ và có 
cơ hội thu được nguồn quỹ lớn hơn, sẽ có nhiều học sinh được cấp học bổng. 
Nhất là trong xu hướng kinh tế thị trường giá cả leo thang, với số tiền quá ít thì số 
SKKN: Một số biện pháp tiếp tục xây dựng quĩ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo ở trường THPT Sông Ray 
 Người thực hiện: Hồ Đắc An – THPT Sông Ray 4 
suất học bổng cũng ít, với số tiền cho 1 suất học bổng quá nhỏ thì khó có thể lo 
liệu được nhiều trước những khó khăn của học tập. 
- Với chủ trương “xã hội hóa trong công tác khuyến học” mà Hội Khuyến 
học huyện Cẩm Mỹ đã chỉ đạo cho các cấp hội cơ sở (đây cũng là sự chỉ đạo của 
Huyện ủy Cẩm Mỹ với công tác khuyến học theo tinh thần Chỉ thị số 11-CT/TW 
ngày 13 tháng 4 năm 2007 của BCH Trung ương Đảng khóa X đã nêu rõ “Củng 
cố, xây dựng hội khuyến học các cấp vững mạnh, làm nòng cốt trong việc liên 
kết, hối phợp với các tổ chức, lực lượng xã hội tham gia hoạt động khuyến học, 
khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã 
hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ 
trang, doanh nghiệp tích cực, chủ động tổ chức hoạt động Khuyến học, khuyến 
tài, xây dựng xã hội học tập theo tinh thần xã hội hóa giáo dục” [2]), thì việc huy 
động mỗi người một khoản tiền nhỏ nhưng từ nhiều người cũng sẽ có được một 
nguồn quĩ lớn, có như thế mới huy động được toàn thể mọi người chăm lo cho sự 
nghiệp khuyến học, khuyến tài. 
- Với những cơ sở nêu trên, trong 5 năm qua chúng tôi cũng đã thực hiện 
nhiều hình thức vận động khác nhau để vận động xây dựng nên quĩ học bổng 
khuyến học (đã được nêu trong đề tài năm 2010 của tôi), từ năm 2011, 2012 tôi 
tiếp tục thực hiện thêm một số biện pháp khác để xây dựng quĩ học bổng cho nhà 
trường, có như thế mới tạo cho học sinh nguồn động lực, điểm tựa tinh thần để 
các em có hướng phấn đấu bên bỉ, tốt hơn. 
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: 
a) Tổ chức quyên góp giấy vụn, sách cũ của học sinh sau mỗi năm học 
để xây dựng quĩ học bổng: 
- Năm học 2010-2011, tôi đã xây dựng kế hoạch liên tịch số Số: 
18/KHLT/KH – CTĐ - ĐTN ngày 05 tháng 5 năm 2011 giữa Hội Khuyến học, 
Đoàn TN, Hội Chữ thập đỏ, về việc tổ chức quyên góp sách cũ và giấy vụn ủng 
hộ quĩ học bổng học sinh nghèo hiếu học Trường THPT Sông Ray, năm học 2010 
– 2011 nhằm quyên góp giấy vụn, sách vở cũ của các em đã học qua. Kế hoạch 
đã được sự đồng tình ủng hộ của quí thầy cô chủ nhiệm và các em học sinh. 
- Sau hơn hai tháng triển khai từ ngày 05/5/2011 đến 20/7/2011, chúng tôi 
đã thu được 3000kg giấy vụn và 102 bộ sách cũ. Số giấy vụn đã đem bán đi thu 
được 10.135.000đ để cấp học bổng còn sách cũ đã trao tặng cho các bạn học sinh 
khối 10, khối 11, khối 12 và tặng cho thư viện nhà trường. 
- Năm học 2011 – 2012, đang tiếp tục xây dựng kế hoạch Số: 
12/KHLT/KH – CTĐ - ĐTN ngày 03 tháng 5 năm 2012 giữa Hội Khuyến học, 
Đoàn TN, Hội Chữ thập đỏ, về việc tổ chức quyên góp sách cũ và giấy vụn ủng 
SKKN: Một số biện pháp tiếp tục xây dựng quĩ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo ở trường THPT Sông Ray 
 Người thực hiện: Hồ Đắc An – THPT Sông Ray 5 
hộ quĩ học bổng học sinh nghèo hiếu học Trường THPT Sông Ray, năm học 2011 
– 2012 và triển khai thực hiện từ ngày 5/5/2012 đến 20/7/2012. 
b) Xây dựng quĩ Khuyến học thông qua mô hình xã hội hóa công tác 
khuyến học bằng kêu gọi sự ủng hộ của các phụ huynh học sinh, các mạnh 
thường quân: 
- Nhận thấy hoạt động khuyến học cần có sự tham gia của nhiều cá nhân, 
trong đó sự tham gia của phụ huynh mỗi phụ huynh học sinh là hết sức cần thiết, 
nó thể hiện tinh thần trách nhiệm của phụ huynh học sinh với phong trào khuyến 
học, khuyến tài của nhà trường. 
- Ngay từ đầu năm học tôi đã mạnh dạn đề xuất với Đ/c Hiệu trưởng là Chủ 
tịch Hội Khuyến học phương án huy động nguồn quĩ của Hội từ các phụ huynh 
HS, được sự nhất trí của thầy Hiệu trưởng và của BCH Hội KH nhà trường, trong 
cuộc họp liên tịch giữa BGH - Hội KH - Hội PHHS vào tháng 8/2011 đã thống 
nhất tổ chức quyên góp quĩ học khuyến học trong cuộc họp phụ huynh học sinh 
đầu năm học 2011 – 2012. 
- Sau khi tổ chức tuyên truyền vận động trong học sinh, triển khai cho 
GVCN vân động trong cuộc họp PHHS đầu năm. Kết quả thu được thật là khả 
quang đã thu được 36.658.000đ, một con số mà Hội không thể ngờ, với số tiền 
này giúp cho Hội KH nhà trường có được nguồn quĩ để cấp học bổng cho HS. 
- Kết thúc kì I năm học 2011-2012, Hội đã trích quĩ khuyến học tặng phần 
thưởng cho HS và GV có thành tích tốt trong học kì I với số tiền trên 20 triệu 
đồng. 
c) Tổ chức tốt chương trình “Tết vì người nghèo” Xuân Nhâm Thìn 
2012: 
- Một trong những phong tục đặc sắc, quí báu của người dân Việt Nam đó 
là “Tết cổ truyền”, mỗi khi tết đến, xuân về gia đình thường quây quần bên nhau, 
sắm sửa cho ngày tết thật sung túc hơn sau một năm lao động vất vả, thế nhưng 
có những học sinh hoàn cảnh gia đình khó khăn lo cho cái học còn chưa đủ lấy 
đâu chăm lo cho ngày tết. Thế là Hội khuyến học đã phối hợp với Đoàn trường và 
Hội Chữ thập đỏ lại xây dựng kế hoạch Số: 25/KHLT/KH-CTĐ-ĐTN, ngày 09 
tháng 12 năm 2011 nhằm tổ chức vận động quyên góp gây dựng quĩ chung tay 
đem đến mùa xuân để thực hiện phong trào “Tết vì người nghèo” Xuân Nhâm 
Thìn 2012. 
- Kết thúc đợt vận động đã vận động được 94 xuất quà trị giá 19.674.000đ 
dể tặng cho các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn vui xuân cùng mọi người. 
d) Công tác phối hợp, tham mưu, chỉ đạo: 
- Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Dễ mười lần không dân cũng chịu, 
SKKN: Một số biện pháp tiếp tục xây dựng quĩ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo ở trường THPT Sông Ray 
 Người thực hiện: Hồ Đắc An – THPT Sông Ray 6 
Khó trăm lần dân liệu cũng xong”[3]. Chính vì vậy muốn các hoạt động thành 
công thì cần có sự tham mưu, phối hợp và vận động để tranh thủ sự ủng hộ của 
mọi người là rất cần thiết. 
- Bản thân tôi đã chủ động đề xuất với lãnh đạo nhà trường việc xây dựng 
quỹ học bổng, khi được chấp thuận thì cần xây dựng kế hoạch và phối hợp với 
các tổ chức trong nhà trường như Đoàn TN, Hội CTĐ, Hội LHTN, Công đoàn để 
cùng chung sức tổ chức vận động, tiếp nhận, phân bổ nguồn quỹ cho phù hợp, có 
hiệu quả. 
- Ngoài ra, với vai trò là một Phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động ngoài 
giờ nên tôi vừa làm công tác phối hợp vừa giữ vai trò chỉ đạo, đôn đốc các tổ 
chức cùng nhau tham gia và thực hiện tốt các kế hoạch quyên góp gây quỹ học 
bổng khuyến học, làm sao để mọi người luôn luôn ủng hộ hoạt động của mình. 
Tổ chức đoàn đi quyên góp từ các mạnh thường quân, các tổ chức kinh tế để 
tranh thủ sự ủng hộ của họ cho quý khuyến học của nhà trường. Nhờ vậy mà hầu 
hết các kế hoạch vận động đều thu được kết quả rất khả quan. 
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
- Qua hai năm thực hiện các nội dung trong đề tài đã giúp Hội khuyến học 
nhà trường xây dựng được một nguồn quỹ khá lớn (so với trước đây) để tổ chức 
khen thưởng động viên GV – HS tropng học tập và công tác, trao tặng học bổng 
giúp đỡ cho các em học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt, trao 
quà cho các học sinh nghèo vui xuân và yên tâm học tập. 
- Chương trình tiếp sức đến trường đã tặng có 6 xuất học bổng mỗi xuất 
500.000 đồng cho 6 học sinh lớp 12 năm học 2010 – 2011 trúng tuyển vào đại 
học trong kì thi Đại học – Cao đẳng năm 2011. Chương trình học bổng hỗ trợ học 
sinh nghèo vượt khó vươn lên học tốt, đã có 30 học sinh của trường nhận học 
bổng, mỗi xuất trị giá 500.000 đồng. Chương trình “Tết vì người nghèo đã tặng 
94 phần quà trị giá mỗi phần từ 200.000 – 400.000đ cho các em học sinh có hòan 
cảnh khó khăn. Chương trình tặng sách cho HS nghèo đã tặng được 37 bộ sách 
giáo khoa cũ cho 37 HS của trường sử dụng làm phương tiện học tập, tặng cho 
thư viện nhà trường 100 tập sách tham khảo bổ sung vào kho tư liệu phục vụ bạn 
đọc của thư viện nhà trường. Chương trình “khuyến học, khuyến tài” cũng đã kịp 
thời khen thưởng cho 2 học sinh có điểm trung bình các môn học kì I năm học 
2011 – 2012 cao nhất trường, mỗi suất 1.000.000đ, khen thưởng cho 34 học sinh 
đạt HSG kì I năm học 2011 – 2012 mỗi phần 200.000đ và khen thưởng cho 3 
giáo viên đạt giải trong các kì thi giáo viên giỏi cấp Tỉnh mỗi phần 500.000đ. Kết 
thúc năm học 2011 – 2012 sẽ tặng 10 suất học bổng trị giá 500.000.đ để cho các 
HS nghèo chuẩn bị cho năm học mới 2012 - 2013. 
SKKN: Một số biện pháp tiếp tục xây dựng quĩ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo ở trường THPT Sông Ray 
 Người thực hiện: Hồ Đắc An – THPT Sông Ray 7 
- Với những kết quả đạt được như trên bước đầu cho thấy công tác khuyến 
học khuyến tài trong nhà trường đã có sự thay sắc, chuyến mình vươn lên, so với 
những năm trước đây thì nguồn tiến quĩ đã tăng lên hơn 3 lần, số tiền mỗi cá 
nhân nhận được và số người nhận được cũng tăng vọt đáng kể (năm 2010 trao 
được hơn 30 suất học bổng và phần thưởng, quà tối đa mỗi suất chỉ 500.000đ), 
qua đó phần nào giúp các em vượt qua những khó khăn trước mắt về tài chính để 
thực hiện thành công ước mơ học tập của mình, giúp gia đình các em giảm bớt 
gánh nặng lo toan tiền học phí, sách vở. 
- Những kết quả này đã cho thấy hiệu quả của các biện pháp tác động tích 
cực từ đề tài. Mặt khác khi thực hiện tốt các nội dung của đề tài cũng đã giáo dục 
được cho học sinh ý thức học tập, truyền thống tương thân tương ái, đùm bọc lẫn 
nhau, bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Từ nguồn quỹ khuyến học 
của nhà trường mà nay có nhiều học sinh đã thành đạt và tiếp tục con đường học 
tập cao hơn nhờ vào những suất học bổng mà trước đây khi học ở trường đã được 
hỗ trợ. 
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 
- Xây dựng quĩ học bổng để hỗ trợ cho học sinh nghèo vượt khó là một vần 
đề cần quan tâm và thực hiện tốt ở các trường học nói chung và các trường vùng 
sâu, vùng như Sông Ray nói riêng. 
- Cần giáo dục cho các thế hệ học sinh truyền thống và bản sắc văn học của 
dân tộc để các em hiểu và tham gia tích cực các hoạt động từ thiện, nhân đạo, trao 
dồi kiến thức và kỉ năng sống, tạo niềm tin cuộc sống. 
- Nguồn kinh phí thực hiện có thể vận động từ nhiều nguồn khác nhau, nhất 
với chủ trương xã hội hóa công tác khuyế học, khuyến tài thì cần tổ chức các lực 
lượng, cac đợt vận động để huy động nguồn quĩ khuyến học từ mọi phía, có như 
thế mới tạo được nguồn quĩ lớn hơn. 
- Từ kết quả khả quan trên tôi nhận thấy rằng mỗi trường cần tổ chức xây 
dựng quỹ học bổng riêng cho trường mình để giúp đỡ những HS có hoàn cảnh 
khó khăn. Bởi vì nhiều trường trong tỉnh Đồng Nai phân bố ở các vùng nông 
thôn, kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, học sinh đa số là con em nông dân, hộ 
nghèo. 
- Khi tổ chức xây dựng tùy điều kiện cụ thể mà chọn phương pháp thực 
hiện cho phù hợp và có hiệu quả (có thể tham khảo những biện pháp mà tôi đã 
thực hiện trong đề tài 2010 và năm nay). 
SKKN: Một số biện pháp tiếp tục xây dựng quĩ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo ở trường THPT Sông Ray 
 Người thực hiện: Hồ Đắc An – THPT Sông Ray 8 
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
[1] Văn kiện ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX. NXB Chính trị quốc 
gia, Hà Nội. 
[2] Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13 tháng 4 năm 2007 của BCH Trung 
ương Đảng khóa X về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác 
khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”, mục 4-. 
[3] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
2002, trang 212. 
[4] Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, quy 
định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học 
phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 
– 2011 đến năm học 2014- 2015. 
NGƯỜI THỰC HIỆN 
Hồ Đắc An 
SKKN: Một số biện pháp tiếp tục xây dựng quĩ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo ở trường THPT Sông Ray 
 Người thực hiện: Hồ Đắc An – THPT Sông Ray 9 
Tặng thưởng cho 6 HS đỗ ĐH năm 2011 
Trao học bổng vượt khó cho 10 HS 
Trao 20 suất học bổng cho HS nghèo kì I 
Trao 20 suất học bổng cho HS nghèo kì I 
Tặng thưởng cho 34 HS giỏi kì I 
Tặng thưởng cho 34 HS giỏi kì I 
SKKN: Một số biện pháp tiếp tục xây dựng quĩ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo ở trường THPT Sông Ray 
 Người thực hiện: Hồ Đắc An – THPT Sông Ray 10 
Góc học tập của một số HS có hoàn cảnh khó khăn được chọn trao học bổng 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_tiep_tuc_xay_dung_qui_hoc_bong_ho_tro_hoc_sinh_ngheo_o_truong_thpt_song_ray_13.pdf
Sáng Kiến Liên Quan