Đề tài Giúp học sinh tiếp cận tác giả Nguyễn Du bằng phương pháp tự nghiên cứu

ĐỀ TÀI: GIÚP HỌC SINH TIẾP CẬN TÁC GIẢ NGUYỄN DU BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỰ NGHIÊN CỨU

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Không có tác giả văn học sẽ không có nền văn học với những đỉnh cao. Sự xuất hiện của tác giả văn học và nghiên cứu về tác giả văn học góp phần làm sáng tỏ những quy luật vận động, hình thành và phát triển của một nền văn học. Muốn trở thành tác giả văn học, nhà văn phải dành được vị trí và vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nền văn học dân tộc. thành tựu của tác giả văn học không chỉ là số lượng tác phẩm và sự phong phú về thể loại mà còn là chất lượng tác phẩm, trong đó những tác phẩm tốt góp phần khẳng định một khuyng hướng, trào lưu định mốc cho sự hình thành và phát triển của nền văn học.

Nhà văn, nhà thơ là nghệ sĩ sáng tác văn học. Nghệ sĩ viết văn chân chính là những người có tâm hồn giàu xúc cảm; có tình yêu tha thiết, sâu nặng đối với cuộc sống con người ; có trí tưởng tượng sáng tạo mãnh liệt; có năng lực trí tuệ sắc bén; một khả năng quan sát và tự quan sát tinh tế, Trên cơ sở những phẩm chất ấy, nghệ sĩ viết văn không ngừng tu dưỡng để tạo cho mình một tài năng nghệ thuật cao. Trong sáng tác văn học, tài năng nghệ thuật là kết quả tổng hợp kết tinh từ nhiều yếu tố: thế giới quan lành mạnh, tích cực, vốn sống phong phú, vốn văn hóa uyên bác và chủ động, thành thạo trong sử dụng ngôn ngữ và tổ chức tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.

 

doc21 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 3221 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Giúp học sinh tiếp cận tác giả Nguyễn Du bằng phương pháp tự nghiên cứu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n loại luôn luôn gắn chặt với sự sáng tạo của con người. Việc trình bày trước sau như vậy hàm chứa tính hợp lý tự nhiên, đồng thời thể hiện mối quan hệ đúng đắn giữa con người với sản phấm sáng tạo. Sản phẩm dù có tinh xảo như người máy thì vẫn thấp hơn người sáng tạo ra nó. Tác giả văn học đâu phải chỉ là người sản xuất ra sản phẩm cho xã hội. Đó là một nghệ sỹ, một nhân cách có những nét riêng. Vì vậy, cần thiết phải tìm hiểu cuộc đời tác giả Nguyễn Du với tư cách “Tổng hòa các mối quan hệ xã hội” (Mác) trong khi giảng dạy. 
Trong cuộc đời tác giả Nguyễn Du, chúng ta cần thiết phải cho học sinh tìm hiểu về các yếu tố gia đình, quê hương, thời đại xã hội và cuộc đời riêng đã góp phần hình thành nên thiên tài Nguyễn Du.
- Sự nghiệp văn học
	Yếu tố đầu tiên làm nên vị trí, vai trò của một tác giả trong lịch sử văn học chính là sự nghiệp văn học. Phần sự nghiệp văn học giữ vai trò quan trọng trong phần bài dạy. Xét tác gia văn học như một chỉnh thể văn học sử thì phải chú ý đầy đủ mối quan hệ cuộc đời và sự nghiệp sáng tác với tuổi thọ của những trang sách và hoạt động nhà văn để lại. Như vậy, chúng ta đều thấy Nguyễn Du và Truyện Kiều đều đã trở thành bất hủ trong lòng độc giả xưa và nay.
	Trong khi trình bày về thành tựu văn học, tôi không chỉ dừng lại ở liệt kê tác phẩm mà có thể phân tích một số tác phẩm chính như Truyện Kiều, Văn chiêu hồn,  để soi sáng những nhận định văn học sử và lý luận văn học có liên quan. 
Cống hiến quan trọng của Nguyễn Du là tác phẩm Truyện Kiều, một tác phẩm đủ sức làm rõ nét một phong cách nghệ thuật đã được định hình và đem đến cho nền văn học dân tộc một cá tính sáng tạo độc đáo, một tiếng nói riêng không ai thay thế được.
	Bài học tác gia văn học nói chung và Nguyễn Du nói riêng tạo nên một cái nhìn tổng thể về tiến trình văn học và tránh được sự khô khan, phiến diện vì nó kết hợp được cái chung và cái riêng, tri thức khái quát và tri thức cụ thể, con người và tác phẩm, nhân cách và tài năng, lý luận văn học và thực tiễn sáng tác. Vì vậy, bài học về tác giả Nguyễn Du có khả năng tạo nên sự sinh động về tri thức và giáo dục.
So với chương trình PTCS văn học Việt Nam được học ở PTTH ít hơn nhưng vẫn đòi hỏi giáo viên cung cấp kiến thức cơ bản, hệ thống cho học sinh. Để khắc phục những khó khăn trên, không thể tăng thêm bài khái quát văn học sử mà cần khai thác triệt để của các bài học về tác giả văn học đồng thời quan tâm thích đáng đến những tác phẩm dạng trích và đọc thêm của những nhà văn, nhà thơ cùng thời với Nguyễn Du. 
	3.2 Tổ chức thực hiện
3.2.1 Cách thức tổ chức
Do đặc điểm bài học tương đối dài nên giáo viên nhanh chóng ổn định lớp và kiểm tra bài cũ trong vòng 5 phút, còn lại 40 phút cho giảng dạy bài mới với kế hoạch thời gian như sau: 22-15-3: 22 phút: học sinh làm việc độc lập với SGK theo phương pháp tự nghiên cứu; 15 phút sau: giáo viên kiểm tra quá trình tự học của học sinh theo phương pháp vấn đáp; 3 phút còn lại: giáo viên củng cố bài học.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, tóm tắt nội dung chính của bài học trong sách giáo khoa. Gợi ý cách đọc và trình tự bài học như sau:
- Đây là bài trình bày những nét lớn về thân thế và sự nghiệp văn chương của một tác giả lớn, vì thế khi đọc cần chú ý các yếu tố về gia đình, quê hương, nền giáo dục, tác động của thời đại, sự từng trải, vốn văn hóa, thế giới quan, nhân sinh quan,  ảnh hưởng đến sáng tác của tác giả.
- Khi đọc phần Sự nghiệp văn học, cần nhớ tên những sáng tác tiêu biểu, khắc sâu những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du, chú ý các luận điểm, luận cứ của tác giả bài viết. 
	Sau khi hướng dẫn xong, giáo viên cho học sinh làm việc độc lập dưới sự giám sát trực tiếp của mình. Sau khi học sinh tự nghiên cứu và tóm tắt những nội dung chính vào vở, giáo viên tiến hành kiểm tra dưới hình thức vấn đáp (đàm thoại) Tương ứng với mỗi phần, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi để kiểm tra và kích thích học sinh trả lời nhằm biết được mức độ lĩnh hội nội dung và qua đó có biện pháp mở rộng hoặc đào sâu những kiến thức hoặc sửa chữa những điều mà học sinh chưa hiểu đúng.
3.2.2. Đề xuất hướng triển khai bài giảng TRUYỆN KIỀU – tiết 80: Phần một tác giả NGUYỄN DU
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ
- Dạy bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Yêu cầu cần đạt
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, tóm tắt nội dung chính của bài học trong sách giáo khoa.
Giáo viên gợi ý cách đọc và trình tự bài học
- GV: Hãy lý giải sự hình thành thiên tài văn học Nguyễn Du từ sự tác động của ba yếu tố: quê hương, gia đình; thời đại – xã hội; cuộc đời riêng ?
- GV phát vấn :
- Nét chính về Nguyễn Du?
- Ông xuất thân trong một gia đình như thế nào?
? Con người Nguyễn Du chịu ảnh hưởng từ những vùng văn hoá nào
+Quê cha, quê mẹ có ảnh hưởng gì đến con người ông?
+ Nơi sinh ra và lớn lên?
+ Ảnh hưởng từ gia đình quan lại quý tộc?
+ Tư tưởng, tình cảm của ông đối với con người, xã hội như thế nào?
? Những biến động xã hội đưa cuộc đời Nguyễn Du về đâu.
Giáo viên: 1802 Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn để lập triều Nguyễn
- HS : đọc kĩ SGK, nắm vững lượng thông tin đã được cung cấp để hiểu rõ ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử - xã hội, các yếu tố thuộc gia đình, đời sống riêng đối với sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du?
- HS lần lượt trả lời
GV bình:
 Điều đáng quý ở Nguyễn Du là tấm lòng nhân đạo cao cả trong mỗi trang sách gửi lại hậu thế. Điều đáng khâm phục ở ông là từ một quý tộc thất thế đã vươn lên thành một nhà văn thiên tài.
GV: phát vấn:
- Thành tựu nổi bật về chữ Hán của Nguyễn Du?
- Nội dung cơ bản của các tập thơ, đặc biệt là “ Bắc hành tạp lục”?
- Lấy một dẫn chứng minh họa cho sáng tác bằng chữ Hán của Nguyễn Du?
HS: lần lượt trả lời nhanh
GV: nhận xét và chốt ý
GV: hiểu biết của em về Truyện Kiều của Nguyễn Du?
HS: nhớ và nhắc lại kiến thức đã học ở bậc THCS
- Tác phẩm Văn chiêu hồn ?
GV: Có ý kiến cho rằng: thơ văn của Nguyễn Du mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Suy nghĩ của em về ý kiến đó?
HS: trả lời
GV: nhận xét, đánh giá chung
GV: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật? Lấy dẫn chứng minh họa.
HS: trả lời nhanh
GV: nhận xé, chốt ý
- Củng cố:
- Học sinh đọc Ghi nhớ SGK.
- Dặn dò:
- Nắm vững nội dung bài học.
- Hoàn thành bài tập vào vở.
- Chuẩn bị “Phong cách ngôn ngưc nghệ thuật” theo hướng dẫn SGK.
I. CUỘC ĐỜI
Nguyễn Du (1765- 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
1. Quê hương và gia đình: 
 - Quê cha Hà Tĩnh, núi Hồng, sông Lam anh kiệt, khổ nghèo.
- Quê mẹ Kinh bắc hào hoa, cái nôi của dân ca Quan họ.
- Nơi sinh ra và lớn lên: kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến lộng lẫy hào hoa.
- Quê vợ đồng lúa Thái Bình lam lũ.
- Gia đình quan lại có danh vọng lớn, học vấn cao nổi tiếng: 
“ Bao giờ Ngàn Hồng hết cây
Sông Rum (Lam) hết nước, họ này hết quan”.
Nguyễn Du có điều kiện tiếp nhận truyền thống văn hóa quý báu của gia đình và nhiều vùng quê khác nhau. Đó là tiền đề cho sự phát triển tài năng của thơ ông sau này.
- Dòng họ Nguyễn Tiên Điền của Nguyễn Du ở Hà Tĩnh nổi tiếng là dòng họ “tấu thư” (đội sách), học hành giỏi giang, đời đời đỗ đạt, làm quan và có truyền thống trước tác. 
- Vợ Nguyễn Du là con gái Đoàn Nguyễn Thục – Đốc trấn Nghệ An. Dòng họ Đoàn Nguyễn ở Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Thái Bình) cũng là dòng họ có truyền thống học giỏi, đỗ đạt, làm quan.
2. Thời đại, xã hội 
.- Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, loạn lạc bốn phương: khởi nghĩa nông dân, kiêu binh làm loạn, Tây Sơn thay đổi sơn hà, diệt Nguyễn, Trịnh, diệt Xiêm, đuổi Thanh huy hoàng một thuở.
- Trên đà khủng hoảng không gì cứu vãn của chế độ phong kiến Việt Nam ở cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, gia đình Nguyễn Du cũng tan tác mỗi người một phương. Đặc biệt từ năm 1789 đến 1802, hơn 10 năm trốn tránh Tây Sơn, Nguyễn Du rơi vào cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn, cực khổ:
Một phen thay đổi sơn hà,
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu!
 Quãng đời  “thập tải phong trần” này rất có ý nghĩa trong việc đào luyện nhà thơ Nguyễn Du, nhà thơ của nhân dân
3. Cuộc đời nhà thơ 
- Thời thơ ấu và niên thiếu, Nguyễn Du được sống trong không khí một gia đình phong kiến quý tộc bậc nhất ở Kinh đô Thăng Long. Đây là quãng thời gian có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để cậu ấm Nguyễn Du dùi mài kinh sử, tích lũy vốn văn hóa, văn học, làm nền tảng cho sáng tác văn chương sau này. Đồng thời, đó cũng là dịp để Nguyễn Du hiểu rõ bản chất hàng quan lại đương thời cùng với cuộc sống phong lưu của giới quý tộc phong kiến. Tất cả những điều đó đã để lại dấu ấn đậm nét trong các sáng tác của Nguyễn Du.
- Mười năm gió bụi lang thang ở quê vợ, rồi quê hương trong nghèo túng.
- Từng mưu đồ chống Tây Sơn thất bại, bị bắt rồi được tha, về ẩn dật ở quê nội.
Quãng đời mười tám năm ra làm quan cho nhà Nguyễn cũng ảnh hưởng lớn đến sáng tác của ông. Làm quan lần lượt qua nhiều địa phương, từ Hưng Yên đến Thường Tín, Hà Tây, vào Quảng Bình, Huế, ... ông có dịp hiểu rõ hơn cuộc sống của nhân dân trên nhiều địa bàn rộng lớn. Làm Chánh sứ đi sang Trung quốc, ông có dịp nâng cao tầm khái quát của những tư tưởng xã hội và thân phận con người trong các sáng tác văn học của mình.
Ông mất ngày 10 tháng 8 năm canh thìn (18-09-1820). 
Năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới và tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh của nhà thơ(1765-1965) 
Mở rộng:
 Nguyễn Du có 3 vợ, sinh được 12 con trai, 6 con gái. Tương truyền trước khi mất, Nguyễn Du yêu cầu người nhà xem chân tay mình đã lạnh cả chưa, khi người nhà trả lời đã lạnh cả rồi, ông chỉ nói “được” rồi mất, không trối lại một điều gì.
Kết luận: 
 Nguyễn Du đã sống cuộc đời đầy bi kịch của một người tài hoa bất đắc chí, phải nếm trải bao đắng cay thăng trầm, một trái tim nghệ sĩ bẩm sinh và thiên tài, Tất cả đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp văn học của ông, tạo ra những nét riêng độc đáo trong thơ văn Tố Như.
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
Các sáng tác chính.
 a. Sáng tác bằng chữ Hán
- Sưu tầm được 249 bài.
- Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên): 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng ở quê vợ Thái Bình.
- Nam trung tạp ngâm ( Những bài thơ ngâm ở phương Nam): 40 bài, viết lúc làm quan cho nhà Nguyễn ở Huế, Quảng Bình.
- Bắc hành tạp lục ( Ghi chép trong chuyến đi sứ): 131 bài, sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc.
=> Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của nhà thơ. Đặc biệt là trong Bắc hành tạp lục, Nguyễn Du đã:
+ Ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao thượng ( Đỗ Phủ, Nhạc Phi) và phê phán những nhân vật phản diện ( Phản chiêu hồn).
+ Phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống của con người.
+ Cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, người phụ nữ tài hoa bạc mệnh ( Độc Tiểu Thanh kí).
+ Nhiều điểm tương đồng với cảm hứng sáng tác Truyện Kiều. 
 b. Sáng tác bằng chữ Nôm
* Đoạn trường tân thanh ( Truyện Kiều): 
- 3254 câu lục bát, chia làm 3 phần: Gặp gỡ và đính ước, gia biến và lưu lạc, đoàn tụ.
- Nguồn gốc: Từ cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc “ Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, với tài năng nghệ thuật bậc thầy, nhất là tấm lòng nhân đạo bao la, Nguyễn Du đã sáng tạo ra một kiệt tác tự sự trữ tình độc nhất vô nhị trong văn học trung đại Việt Nam.
- Sáng tạo của Nguyễn Du:
+ Về nội dung: Từ câu chuyện tình của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã Tạo nên một “ Khúc ca mới đứt ruột” (Đoạn trường tân thanh), nhấn vào nỗi đau bạc mệnh và gửi gắm những xúc cảm về nhân sinh của nhà thơ trước “những điều trông thấy”.
+ Về nghệ thuật: Lược bỏ các tình tiết về mưu mẹo, về báo oán,...( trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân), bằng thể lục bát truyền thống, với một ngôn ngữ trau chuốt tinh vi, chính xác đến trình độ cổ điển, trong một truyện thơ Nôm, Nguyễn Du thể hiện nội tâm nhân vật một cách tài tình.
=> Truyện Kiều là kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam, di sản văn học của nhân loại, là một “ tập đại thành” của truyền thống nghệ thuật văn hoá Việt Nam, tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, vừa là niềm thương cảm sâu sắc, là tấm lòng nghĩ tới ngàn đời, vừa là thái độ nâng niu, trân trọng những giá trị nhân bản cao đẹp của con người. Truyện Kiều đánh dấu sự phát triển rực rỡ của văn học trung đại Việt Nam.
* Văn chiêu hồn ( Văn tế thập loại chúng sinh): 
- 184 câu, viết bằng thể thơ song thất lục bát, thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của Tố Như hướng về những linh hồn bơ vơ, không nơi nương tựa: quan lại, thương nhân, ăn mày, ca nhi,... đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
2. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du
 a. Đặc điểm nội dung 
- Đề cao xúc cảm ( tình).
+ Thể hiện tình cảm chân thành, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người bé nhỏ, những số phận bất hạnh, những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh ( Thuý Kiều, Đạm Tiên...).
+ Triết lí về thân phận bất hạnh của phụ nữ trong xã hội cũ, đề cập đến vấn đề thân phận người phụ nữ tài hoa bạc mệnh.
“ Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
+ Khái quát bản chất tàn bạo của chế độ phong kiến chà đạp quyền sống của con người.
- Đề cao quyền sống của con người, đồng cảm và ca ngợi tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc ( mối tình Kim- Kiều, nhân vật Từ Hải).
=> Chứng minh: Truyện Kiều.
+ Bài ca tình yêu tự do và ước mơ công lí.
+ Tiếng khóc cho số phận con người: khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ; khoc cho tình cốt nhục bị lìa tan; khóc cho nhân phẩm bị chà đạp; khóc cho thân xác con người bị đày đoạ.
+ Bản cáo trạng đanh thép: tố cáo thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, phanh phui sức mạnh làm tha hoá con người của đồng tiền.
 b. Đặc điểm nghệ thuật.
- Học vấn uyên bác, thành công trong nhiều thể loại thơ ca: ngữ ngôn, thất ngôn, ca, hành.
- Thơ lục bát, song thất lục bát chữ Nôm lên đến tuyệt đỉnh thi ca cổ trung đại.
- Tinh hoa ngôn ngữ bình dân và bác học Việt đã kết tụ nơi thiên tài Nguyễn Du - nhà phân tích tâm lí bậc nhất, bậc đại thành của thơ lục bát và song thất lục bát.
- Vận dụng thành công các điển cố, điển tích trong văn học Trung Hoa, Việt hoá nhiều ngôn ngữ Hán.
=> Chứng minh: Truyện Kiều
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động.
+ Nghệ thuật kể chuyện có sự đan cài tự sự và trữ tình.
+ Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: trong sáng, trau chuốt, giàu giá trị biểu đạt, biểu cảm.
=>Nguyễn Du đã góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân gian, làm giàu cho tiếng Việt.
III. TỔNG KẾT
 Nguyễn Du là một tập đại thành của nền văn học dân tộc với những đóng góp to lớn cả về nội dung và nghệ thuật. Tinh hoa ngôn ngữ bác học và bình dân kết tụ nơi thiên tài Nguyễn Du đã khiến ông trở thành nhà phân tích tâm lí bậc thầy, xứng đáng với danh hiệu Đại thi hào dân tộc và Danh nhân văn hóa thế giới.
Ghi nhớ (SGK)
IV. LUYỆN TẬP
Đề bài: Vì sao Nguyễn Du được gọi là Đại thi hào dân tộc, thiên tài dân tộc, được vinh phong danh nhân văn hóa thế giới?
4. Kiểm nghiệm
Trước đây, tôi thường dùng phương pháp thuyết trình, thảo luận, đối thoại để giảng dạy bài này. Làm như vậy sẽ khắc phục được không khí nặng nề, buồn tẻ thường có trong các bài văn học sử. Tuy nhiên, chỉ có một số học sinh có năng lực đại diện ra làm cho nhóm khi thảo luận hoặc đứng lại thuyết trình, còn một bộ phận học sinh dựa dẫm, lười tư duy. Số học sinh nắm được nội dung bài học còn hạn chế. 
	Sau khi áp dụng phương pháp tự nghiên cứu tại lớp 10A2 và 10A10 so sánh với lớp 10A4 không sử dụng phương pháp này thì kết quả như sau: Khi sử dụng phương pháp tự nghiên cứu đã nâng cao được ý thức tự học, tích cực của học sinh. Học sinh là trung tâm của bài học, các em làm việc chủ động dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên. Sau bài học kiểm tra lại, số học sinh nắm được bài học gần như tối đa. Qua tiết học đã hình thành cho học sinh tác phong tự nghiên cứu, tự học, tự làm việc một cách khoa học. Hứng thú khi tìm hiểu về tác giả Nguyễn Du.
	Kết quả đánh giá sau tiết dạy về mức độ hiểu bài như sau: 
Lớp
Sĩ số
Số lượng và tỷ lệ học sinh hiểu bài
Số lượng và tỷ lệ học sinh hiểu bài
10A4 
(không sử dụng phương pháp tự nghiên cứu)
46
30
65,2 %
16
34.8 %
10A2
 (Sử dụng phương pháp trên tự nghiên cứu)
48
45
93,8 %
03
6.2 %
10A10
 (Sử dụng phương pháp trên tự nghiên cứu)
43
39
90.7 %
04
9.3 %
Kết quả đánh giá qua bài kiểm tra 15 phút như sau:
TT
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
10A4
46
2
4.3
15
32.6
23
50.0
6
13.1
0
0.0
2
10A2
48
20
41.7
26
54.2
2
4.1
0
0.0
0
0.0
3
10A10
43
10
23.3
19
44.2
14
32.5
0
0.0
0
0.0
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, con người dễ dàng tiếp nhận tri thức qua công nghệ thông tin. Nếu người dạy có thể hình thành kĩ năng tự đọc, tự học, tự nghiên cứu cho học sinh thì đó là một thành công vì làm như vậy nghĩa là chúng ta đã trang bị cho học sinh những công cụ, những phương pháp tối ưu nhất để nâng cao tầm hiểu biết cho mình, tạo hành trang vững vàng cho các em bước vào tương lai.
Nguyễn Du là một trong những đỉnh cao của nền văn học Việt Nam, cuộc đời và sự nghiệp của ông mang nhiều tâm tư  sâu sắc, quy tụ được những vấn đề xã hội và dự báo nhiều điều cho mai sau. Việc nghiên cứu về Nguyễn Du không bao giờ kết thúc. Truyện Kiều - tác phẩm bất hủ của ông, "tập đại thành" của văn học Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và từ đó đến nay việc nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều không bao giờ đứt đoạn, nó luôn phát triển cùng ngành văn bản học và ngữ văn học. Hơn nữa Nguyễn Du và Truyện Kiều chiếm vị trí không thể thiếu trong chương trình văn học ở trường phổ thông.
Tôi chỉ có một đề xuất nhỏ với nhà trường đó là: hãy dành sự quan tâm hơn nữa đối với môn Ngữ văn trong nhà trường. Không nên quá chú trọng đến các môn tự nhiên mà làm mờ nhạt đi giá trị của môn Ngữ văn đối với học sinh.
Trên đây là những suy nghĩ, cảm nhận của tôi sau nhiều trăn trở, băn khoăn khi giảng dạy tác giả Nguyễn Du, nhưng văn chương là giếng không đáy, thiết nghĩ những trình bày của tôi ở đây cũng chỉ là những tìm tòi bước đầu cho nên không tránh khỏi những bất cập, thiếu sót hy vọng nhận được sự bổ sung, góp ý của các đồng nghiệp để bài viết tốt hơn, khả dụng hơn. Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 05 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
(kí, ghi rõ họ tên)
Lê Thị Luyến
TÀI LIỆU TAM KHẢO
	1. Nguyễn Văn Đường (chủ biên), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, tập 2, NXB Hà Nội, 2006.
2. Phan Trọng Luận (chủ biên), “Phương pháp dạy học văn”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010, Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Ngữ Văn cấp THPT
4. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục, 2007.
	5. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục, 2006.
	6. Nguyễn Kim Phong (chủ biên), Kĩ năng đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 10, NXB Giáo dục, 2006.
7. Đỗ Ngọc Thống, 2003, “Chương trình Ngữ văn THPT và việc hình thành năng lực văn học cho học sinh”, Tạp chí giáo dục số 66, trang 26-28 
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. Đặt vấn đề
1
II. Giải quyết vấn đề
3
1. Cơ sở lý luận
3
1.1 Khái niệm phương pháp
3
1.2 Khái quát về phương pháp tự nghiên cứu
3
2. Thực trạng vấn đề
6
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 
7
3.1 Cấu tạo bài học tác giả Nguyễn Du và những giải pháp ......
7
3.2. Tổ chức thực hiện
9
3.2.1 Cách thức tổ chức
9
3.2.2 Đề xuất hướng triển khai bài giảng ....................................
10
4. Kiểm nghiệm
17
III. Kết luận và đề xuất 
18
Tài liệu tham khảo
19
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH II
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: 
GIÚP HỌC SINH TIẾP CẬN TÁC GIẢ NGUYỄN DU BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỰ NGHIÊN CỨU
Người thực hiện: Lê Thị Luyến
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ Văn
THANH HOÁ, NĂM 2013

File đính kèm:

  • docskkn_giup_hs_tiep_can_tac_gia_nguyen_du_bang_phuong_phap_tu_nghien_cuu_8807.doc
Sáng Kiến Liên Quan