Xây dựng bài học theo chủ đề ở môn Ngữ văn bậc THCS - Năm học 2018 - 2019
Cách mạng khoa học công nghệ cùng với sự ra đời của nền kinh tế tri thức, xã hội hoá thông tin, sự toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đã và đang có tác động trực tiếp đến lực lượng sản xuất và mọi lĩnh vực đời sống xã hội trong đó có giáo dục. Trong bối cảnh đó, Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã tiến hành cải cách giáo dục bằng cách xây dựng chiến lược phát triển giáo dục với những định hướng đổi mới, tiến bộ. Cùng với sự đổi mới đó, việc nâng cao chất lượng dạy học là yêu cầu chung cho tất cả các bộ môn, trong đó có môn Ngữ văn.
Phân môn Ngữ văn hiện nay bao gồm phần Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn. Giữa ba phần này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau bổ xung, tích hợp tạo nên một sự hài hoà. Cũng như các bộ môn khác môn Ngữ văn không chỉ là một môn khoa học cơ bản mà nó là một vị trí vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Môn Ngữ văn với những tác phẩm văn học chứa đựng nội dung phong phú, đa dạng về văn hoá, tinh thần, tư tưởng, tâm hồn của dân tộc. Đồng thời môn ngữ văn có nhiệm vụ góp phần hình thành nhân cách xã hội chủ nghĩa cho học sinh, giúp các em cảm thụ được những giá trị: chân - thiện - mỹ. Giúp các em hiểu biết về thế giới con người xã hội.
ọc sinh cơ bản là thay đổi và khác so với dạy học truyền thống. Người giáo viên từ chỗ là trung tâm trong mô hình truyền thống đã chuyển sang là người hướng dẫn, học sinh là trung tâm. 3. QUAN NIỆM VỀ BÀI HỌC - Theo nghĩa hẹp, bài học là một bài cụ thể thuộc một phân môn trong chương trình. Ví dụ: Thánh Gióng; Nghĩa của từ; Mùa xuân nho nhỏ; Chiếc lược ngà; Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Theo nghĩa rộng, bài học là một tập hợp các bài cụ thể (có thể trong một phân môn, liên phân môn hoặc liên môn) được thiết kế dựa trên một mối liên hệ nào đó theo một chủ đề. Ví dụ: Thơ trung đại Việt Nam (bao gồm những bài thơ : Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt; Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải; Thiên Trường vãn vọng – Trần Nhân Tông; Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương; Chinh phụ ngâm khúc- Đặng Trần Côn; Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan, Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến,...). 4. VÌ SAO PHẢI XÂY DỰNG BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ ? - Một bài học riêng lẻ chỉ thuận lợi cho việc dạy kiến thức chứ không thuận lợi cho việc rèn kĩ năng. - Khi thiết kế bài học theo chủ đề, giáo viên có điều kiện hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng, hướng dẫn học sinh tự học; là cơ sở hình thành, phát triển năng lực. - Ví dụ, khi thiết kế bài học Thơ trung đại Việt Nam , giáo viên hướng dẫn học sinh học bài Nam quốc sơn hà theo đúng đặc trưng thể loại. Sau khi học xong bài thơ, hướng dẫn học sinh rút ra kĩ năng đọc hiểu Thơ trung đại Việt Nam . Từ đó, vận dụng những kĩ năng ấy để đọc hiểu các bài thơ còn lại (theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn của giáo viên). PHẦN 3 GIẢI PHÁP 1. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ 1.1. Xác định vấn đề cần giải quyết - Khái niệm vấn đề : là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà những kiến thức, kĩ năng đã có chưa đủ để giải quyết. - Để giải quyết được vấn đề, học sinh cần phải tìm kiếm những kiến thức, kĩ năng mới hoặc hệ thống hóa những kiến thức kĩ năng đã có (kiến thức, kĩ năng mới hoặc hệ thống hóa những kiến thức, kĩ năng đã có là mục tiêu cần đạt). - Các loại vấn đề thường gặp trong xây dựng bài học: + Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức, kĩ năng mới. + Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức, kĩ năng. + Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức, kĩ năng mới. 1.2. Xây dựng nội dung chủ đề bài học - Căn cứ vào mạch nội dung chương trình, sách giáo khoa, sắp xếp các bài riêng lẻ thành một chủ đề. - Căn cứ vào đặc điểm của địa phương và năng lực của giáo viên, học sinh. 1.3. Xác định mục tiêu bài học - Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực. - Từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong chuyên đề sẽ xây dựng. 1.4. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/ bài tập cốt lõi có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học Mức độ câu hỏi được thể hiện bằng các cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao Nêu những nét chính về tác giả. Chỉ ra những biểu hiện về con người tác giả được thể hiện trong tác phẩm. Nêu những hiểu biết thêm về tác giả qua việc đọc hiểu bài thơ. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Phân tích tác động của hoàn cảnh ra đời đến việc thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ. Nêu những việc sẽ làm nếu ở vào hoàn cảnh tương tự của tác giả. Chỉ ra ngôn ngữ được sử dụng để sáng tác bài thơ. Cắt nghĩa một số từ ngữ, hình ảnh trong các câu thơ. Đánh giá việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong bài thơ. Xác định thể thơ. Chỉ ra những đặc điểm về bố cục, vần, nhịp, niêm, đối của thể thơ trong bài thơ. Đánh giá tác dụng của thể thơ trong việc thể hiện nội dung bài thơ. Xác định nhân vật trữ tình. - Nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình trong từng câu/cặp câu thơ. - Khái quát bức tranh tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong câu/cặp câu/bài thơ. Xác định hình tượng nghệ thuật được xây dựng trong bài thơ. - Phân tích những đặc điểm của hình tượng nghệ thuật thơ. - Nêu tác dụng của hình tượng nghệ thuật trong việc giúp nhà thơ thể hiện cái nhìn về cuộc sống và con người. - Đánh giá cách xây dựng hình tượng nghệ thuật. - Nêu cảm nhận/ấn tượng riêng của bản thân về hình tượng nghệ thuật. Chỉ ra câu/cặp câu thơ thể hiện rõ nhất tư tưởng của nhà thơ. - Lí giải tư tưởng của nhà thơ trong câu/cặp câu thơ đó. - Nhận xét về tư tưởng của tác giả được thể hiện trong bài thơ. 1.5. Biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả. Với bài Bánh trôi nước có thể sử dụng các câu hỏi sau: Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao Nêu những nét chính về tác giả Hồ Xuân Hương. - Hồ Xuân Hương là người như thế nào? Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” – điều đó được thể hiện như thế nào trong tác phẩm? Bài thơ giúp em hiểu thêm gì về tác giả? Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào? - Em hiểu thế nào là “trọng nam khinh nữ”? Điều đó được thể hiện như thế nào trong tác phẩm? Nếu ở vào hoàn cảnh tương tự của tác giả, em sẽ làm gì? Nhan đề của bài thơ là gì? - Giải thích ý nghĩa của nhan đề đó. - Cách đặt nhan đề như vậy gợi liên tưởng gì đến hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ? Bài thơ được viết bằng ngôn ngữ nào? Cắt nghĩa một số từ ngữ, hình ảnh trong các câu thơ. Theo em, việc sử dụng ngôn ngữ đó có tác dụng gì? Xác định thể thơ? Chỉ ra những đặc điểm về bố cục, vần, nhịp, niêm, đối của thể thơ trong bài thơ. Em thấy việc sử dụng thể thơ đó có hợp lí không? Vì sao? Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? - Những từ ngữ nào trong bài thơ giúp em xác định được nhân vật trữ tình? - Cảm hứng chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì? Em có nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ? - Câu thơ đầu mở ra hình ảnh nào? - Em ấn tượng với từ ngữ nào trong câu thơ này? - Hình ảnh ấy hiện lên như thế nào? - Hãy cắt nghĩa, lí giải từ ngữ ấy. - Nhan đề bài thơ là Bánh trôi nước, vậy câu khai đã hướng đến, mở ra nhan đề bài thơ như thế nào? - Tìm những câu ca dao bắt đầu bằng từ Thân em, nêu ra sự giống nhau và khác nhau giữa câu thơ của HXH và ca dao? - Thành ngữ và các biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ? - Thành ngữ đó dùng để thể hiện điều gì? - Nêu tác dụng của thành ngữ và các biện pháp tu từ đó và nêu cách hiểu của em về nội dung của hai câu thơ. - Nhận xét mối quan hệ nội dung giữa hai câu thơ? - Những từ ngữ nào ở câu thơ thứ ba nói đến sự lệ thuộc vào người khác của bánh trôi nước? - Em hiểu như thế nào về câu “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”? - Câu thơ cho thấy thái độ gì của tác giả? Em đánh giá như thế nào về thái độ đó của tác giả? - Từ nào trong câu thơ cuối nói về sự kiên trinh, son sắt của chiếc bánh trôi nước? - Em hiểu như thế nào về cấu trúc câu ở hai câu cuối: mặc dầuvẫn trong việc biểu đạt nội dung của hai câu thơ này? - Hai cấu thơ làm em liên tưởng gì đến số phận và phẩm chất của người phụ nữ? Tư tưởng của nhà thơ được thể hiện rõ nhất trong câu/cặp câu thơ nào? - Lí giải tư tưởng của nhà thơ trong câu/cặp câu thơ đó? - Em có nhận xét gì về tâm sự, thái độ của tác giả được thể hiện trong bài thơ? 1.6. Thiết kế tiến trình dạy học Thiết kế tiến trình dạy học theo chủ đề thành các hoạt động trên lớp và ở nhà. Mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm; đặc biệt quan tâm xây dựng tình huống xuất phát. Khi tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp dạy học tích cực, học sinh cần phải được đặt vào các tình huống xuất phát gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận. Trong quá trình tìm hiểu, học sinh phải lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân. Từ đó có những hiểu biết mà nếu chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên. Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho học sinh một phần tự chủ khá lớn. Mục tiêu chính của quá trình dạy học là giúp học sinh chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kĩ thuật, học sinh được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói. Những yêu cầu mang tính nguyên tắc nói trên của phương pháp dạy học tích cực là sự định hướng quan trọng cho việc lựa chọn các chuyên đề dạy học. Tình huống xuất phát cần phải gần gũi với đời sống mà học sinh dễ cảm nhận và đã có ít nhiều những quan niệm ban đầu về chúng; phải tạo điều kiện cho học sinh có thể huy động được kiến thức ban đầu để giải quyết, qua đó hình thành mâu thuẫn nhận thức, giúp học sinh phát hiện được vấn đề, đề xuất được các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề. Tiếp theo tình huống xuất phát là các hoạt động học như: đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề; thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề; báo cáo, thảo luận; kết luận, nhận định, hợp thức hóa kiến thức... 2. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 2.1. Tình huống xuất phát / hoạt động khởi động Tình huống xuất phát thường là câu lệnh / câu hỏi nhằm huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có của học sinh vào giải quyết một vấn đề mới. Qua giải quyết vấn đề, xử lí tình huống, giúp học sinh nhận thấy rằng những kiến thức / kĩ năng / kinh nghiệm đã có chưa đủ để giải quyết tình huống / vấn đề. Định hướng cho học sinh thấy được, để giải quyết được tình huống / vấn đề, ngoài những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có, cần phải tìm kiếm thêm những kiến thức, kĩ năng mới. Ngoài ra, tình huống xuất phát còn phải có tác dụng “khởi động”, tạo tâm lí hứng thú cho học sinh học bài mới. 2.2. Hình thành kiến thức / kĩ năng mới - Kiến thức / kĩ năng mới là những tri thức mà học sinh chưa được biết đến hoặc chưa được biết đến một cách hệ thống. - Để tổ chức các hoạt động hình thành kiến thức kĩ năng mới, giáo viên phải trả lời được các câu hỏi sau: + Đó là những kiến thức, kĩ năng nào? + Hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh được những kiến thức, kĩ năng ấy bằng các hoạt động nào? + Mỗi đơn vị kiến thức, kĩ năng trong bài học giúp gì trong việc giải quyết vấn đề ở tình huống xuất phát. + Tương ứng với mỗi hoạt động, học sinh cần hoàn thành sản phẩm nào? (ý kiến, sơ đồ, cách làm,...). 2.3. Hoạt động luyện tập, củng cố - Là hệ thống các câu hỏi / nhiệm vụ học tập xoay quanh những nội dung kiến thức / kĩ năng mới trong bài học. - Mục đích của hoạt động là giúp học sinh hiểu sâu hơn những kiến thức trong bài học / thuần thục hơn những kĩ năng được hình thành từ bài học. 2.4. Hoạt động vận dụng, ứng dụng Có hai hướng chính trong thiết kế các câu hỏi / nhiệm vụ học tập ở hoạt động này: - Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để xử lí tình huống mới hoặc giải quyết một vấn đề mới. - Vận dụng, ứng dụng những kiến thức đã học để giải quyết những tình huống, vấn đề trong cuộc sống. 2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng/phát triển ý tưởng sáng tạo - Khuyến khích học sinh mở rộng những ý tưởng sáng tạo dựa trên những kiến thức, kĩ năng đã học. - Tạo cơ hội cho học sinh phát huy khả năng liên tưởng, trí tưởng tượng. Mẫu kế hoạch bài học (giáo án) Kế hoạch bài học 1 (cũ) Kế hoạch bài học 2 (mới) I. Mục tiêu 1. Kiến thức 2. Kĩ năng 3. Thái độ 4. Định hướng hình thành năng lực II. Chuẩn bị của thầy và trò III. Tổ chức các hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới Hoạt động (theo mục trong SGK) Hoạt động IV. Củng cố, tổng kết V. Dặn dò, hướng dẫn học tập ở nhà I. Mục tiêu 1. Kiến thức 2. Kĩ năng 3. Thái độ 4. Định hướng hình thành năng lực II. Chuẩn bị của thầy và trò III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học IV. Tổ chức các hoạt động học 1. Khởi động 2. Hình thành kiến thức 3. Luyện tập, củng cố 4. Vận dụng, ứng dụng 5. Tìm tòi mở rộng / phát triển ý tưởng sáng tạo * Rút kinh nghiệm PHẦN 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN - Theo hiểu biết, dạy học theo chủ đề là mô hình dạy học có nhiều ưu điểm, vừa góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục - đào tạo những con người tích cực, năng động, vừa thực hiện được chủ trương giảm tải, tránh được sự trùng lặp gây nhàm chán cho người học, giúp học sinh có khả năng tổng hợp lượng kiến thức đã học, đảm bảo được thời gian tổ chức dạy học của giáo viên - Nhưng mới ở bước tiếp cận nên việc xây dựng chủ đề, tổ chức dạy học còn nhiều khúc mắc, chưa rõ hiệu quả. Việc xây dựng kế hoạch dạy học, dạy học theo chủ đề đòi hỏi giáo viên phải tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chỉnh sửa cho hoàn thiện. Ở mỗi khối lớp, nên xây dựng, thực hiện một vài chủ đề và từng bước bổ sung, mở rộng Đây là cách để góp phần rèn cho học sinh khả năng tự học, có được những năng lực khái quát, hệ thống, tổng hợp kiến thức và đây cũng là cách để giáo viên rèn thói quen tiếp cận những phương pháp, những mô hình dạy học mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện trong giáo dục hiện nay. 2. KIẾN NGHỊ 2.1. Đối với nhà trường - Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên. - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học để tập thể giáo viên nêu ra những ý kiến đóng góp cho phù hợp với nội dung và phương pháp học. - Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học để góp phần nâng cao về chất lượng giảng dạy. 2.2. Đối với giáo viên - Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân. - Soạn bài một cách chu đáo, kỹ lưỡng, chuẩn bị nội dung các câu hỏi sao cho lôgíc và có hệ thống nhằm dẫn dắt phù hợp đúng trình tự của bài dạy. - Cần biết phối hợp một cách linh hoạt các hình thức phương pháp dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh. Trên đây là những suy nghĩ, đóng góp rất nhỏ của bản thân tôi về vấn đề "Xây dựng bài học theo chủ đề ở môn Ngữ văn bậc THCS". Rất mong nhận được sự đóng góp bổ sung của tất cả mọi người, để vấn đề này đi vào thực tiễn và có tác dụng lâu dài. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Ba Bích, ngày 24 tháng 9 năm 2018 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến bản thân thực hiện, không sao chép của người khác; nếu vi phạm sẽ chịu xử lý theo quy định./. Người viết Nguyễn Công Chính TÀI LIỆU THAM KHẢO - Kĩ năng đọc – hiểu văn bản Ngữ văn . (Nguyễn Kim Phong – NXBGD 2009) - Mấy vấn đề lí luận về đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông (Phan Trọng Luận - NXBGD) - Một số phương pháp dạy học tích cực ở THCS của PGS.TS Vũ Hồng Tiến - Phương pháp dạy học văn - Nhiều tác giả (NXB đại học quốc gia Hà Nội). - Rèn luyện tư duy sáng tạo trong giảng dạy văn chương. (Nguyễn Trọng Hoàn - NXBGD 2001) - Sách giáo khoa Ngữ văn 6,7,8,9 (NXBGD ) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BA TƠ TRƯỜNG TH&THCS BA BÍCH -----&----- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ Ở MÔN NGỮ VĂN BẬC THCS Môn: Ngữ văn THCS Tác giả: Nguyễn Công Chính Giáo viên dạy môn: Ngữ văn Năm học 2018-2019 MỤC LỤC TT Nội dung Số trang Ghi chú 01 PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 1 02 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trang 1 03 1.1. Cơ sở lý luận Trang 1 04 1.2. Cơ sở thực tiễn Trang 1 05 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trang 2 06 2.1. Đối tượng nghiên cứu/bộ môn nghiên cứu Trang 2 07 2.2. Phạm vi nghiên cứu Trang 2 08 PHẦN 2. NỘI DUNG Trang 3 09 1. THẾ NÀO LÀ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ ? Trang 3 10 2. ƯU THẾ CỦA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ SO VỚI DẠY HỌC THEO CÁCH TIẾP CẬN TRUYỀN THỐNG Trang 4 11 2.1. Điểm tương đồng giữa dạy học chủ đề và dạy học truyền thống Trang 6 12 2.2. Điểm khác biệt cơ bản giữa dạy học chủ đề và dạy học truyền thống Trang 6 13 3. QUAN NIỆM VỀ BÀI HỌC Trang 7 14 4. VÌ SAO PHẢI XÂY DỰNG BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ ? Trang 8 15 PHẦN 3. GIẢI PHÁP Trang 9 16 1. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG BÀI HỌC THEO CHỦ ĐỀ Trang 9 17 1.1. Xác định vấn đề cần giải quyết Trang 9 18 1.2. Xây dựng nội dung chủ đề bài học Trang 9 19 1.3. Xác định mục tiêu bài học Trang 9 20 1.4. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/ bài tập cốt lõi có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học Trang 10 1.5. Biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả. Trang 11 1.6. Thiết kế tiến trình dạy học Trang 13 2. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH BÀI HỌC Trang 14 2.1. Tình huống xuất phát / hoạt động khởi động Trang 14 2.2. Hình thành kiến thức / kĩ năng mới Trang 15 2.3. Hoạt động luyện tập, củng cố Trang 15 2.4. Hoạt động vận dụng, ứng dụng Trang 15 2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng/Phát triển ý tưởng sáng tạo Trang 15 PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trang 17 1. KẾT LUẬN Trang 17 2. KIẾN NGHỊ Trang 17 2.1. Đối với nhà trường. Trang 17 2.2. Đối với giáo viên Trang 18 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT (nếu có) TT Nội dung Chữ cái viết tắt Ghi chú 01 Tiểu học và Trung học cơ sở TH&THCS 02 Nhà xuất bản giáo dục NXBGD 03 Nhà xuất bản NXB 04 Văn học Việt Nam VHVN 05 Phó giáo sư PGS 06 Tiến sĩ TS DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA CÁC CẤP ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................
File đính kèm:
- SKKN Xay dung bai hoc theo chu de o mon Ngu van bac THCS_12433413.doc