Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh trung học cơ sở

Như chúng ta đã biết ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng có vị trí và vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, tiếng Anh là môn rất quan trọng, rất cần thiết, rất cấp bách, nó đã trở thành “chìa khoá vàng” cho phương tiện giao tiếp, giúp cho việc truyền tải và tiếp nhận thông tin, là cầu nối của tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau để chung sống hoà bình. Quan điểm này phù hợp với xu thế chung của sự phát triển nền giáo dục hiện đại. Ngoại ngữ là công cụ giao tiếp mới, giúp người học nâng cao và mở rộng tầm hiểu biết của mình qua việc tiếp xúc, tìm hiểu và chọn lọc được những tri thức của những nền văn hoá khác nhau.

Chính vì vậy, bên cạnh các môn học tự nhiên và xã hội, tiếng Anh là phương tiện để người học có thể tiếp cận nhanh chóng nhất tới các nền văn hoá và tri thức của thế giới và trở thành ngôn ngữ được nhiều quốc gia sử dụng nhất, nó trở thành tiếng bản ngữ của nhiều nước, là ngôn ngữ giao tiếp của con người trên toàn thế giới. Vì thế, việc dạy học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng trong nhà trường đã và đang được Đảng, Nhà nước và xã hội hết sức quan tâm. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án: “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” .

 

doc27 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 2915 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học sinh vì với một nội dung bài đọc mà sách giáo khoa chỉ thể hiện một bức tranh hay bảng thông báo nào đó thì nó chưa chứa đựng hết nội dung của bài đọc cần truyền tải. 
- Một số bài đọc hiểu có rất nhiều từ vựng liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn khác nhau như: thiên văn, thiên nhiên, y học, máy tínhvà nhiều cấu trúc khó nên người giáo viên gặp rất nhiều khó khăn vì thời gian của tiết dạy có hạn.
2.2. Thực trạng của hoạt động “học” kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh của học sinh ở trường THCS Hoà Tú 2
Như chúng ta đã và đang thực hiện về việc đổi mới phương pháp dạy học là lấy học sinh làm trung tâm, môn tiếng Anh hay dạy kỹ năng đọc hiểu cũng không ngoại lệ là tiết dạy đó có đạt yêu cầu, mục tiêu không thì hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình tham gia của học sinh có tích cực, chủ động, sáng tạo hay không. Dù biết rằng vậy nhưng cũng không tránh khỏi một khó khăn nan giải đến từ phía học sinh. Do đa số học sinh của huyện Mỹ Xuyên nói chung và THCS Hoà Tú 2 nói riêng là ở vùng sâu và dân tộc thiểu số, kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn do mất mùa nên nhận thức của các em còn hạn chế cũng như còn gánh nặng việc phụ giúp gia đình, dành ít thời gian cho việc nghiên cứu bài ở nhà trước khi đến lớp. Vì vậy trong quá trình dạy học kỹ năng đọc hiểu tôi nhận thấy học sinh còn một số hạn chế nhất định sau: 
- Vốn từ của học sinh quá ít ỏi hoặc quên nhiều, chưa biết cách đọc một bài đọc hiểu, không nhớ được thông tin trong bài đọc, không nắm được cấu trúc ngữ pháp cơ bản, đa số học sinh không biết cách đặt câu hỏi cho đoạn văn và trả lời
- Còn nặng về việc phải biết hết nghĩa của từng từ, từng câu, thậm chí phải dịch câu hỏi rồi mới tìm câu trả lời, không nhận ra dạng câu hỏi.
- Do Ban giám hiệu sắp lớp theo địa bàn ấp nên có sự không đồng đều về năng lực, trình độ giữa các học sinh trong một lớp hoặc giữa lớp này với lớp khác vì những em ở địa bàn ấp còn nhiều gia đình khó khăn về kinh tế nên các em còn gánh nặng việc gia đình, ít đầu tư vào việc học tiếng Anh nói chung và kĩ năng đọc hiểu nói riêng.
	2.3. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh ở trường THCS Hoà Tú 2
	Đa phần các giáo viên thường rất ít sử dụng các nguồn khác nhau để sưu tầm những bài đọc và dạng yêu cầu của bài tập đa dạng để cho học sinh thực hiện công tác kiểm tra vì nhiều lí do khác nhau:
Giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn bài đọc nào phù hợp với trình độ, nhận thức của học sinh theo tình hình thực tế của trường mình và sợ những chủ đề, từ vựng còn xa lạ với học sinh dẫn đến các em khó thực hiện được yêu cầu của bài tập.
Đa số giáo viên sử dụng lại nội dung của các phần listen and read, read và thay đổi dạng câu hỏi hoặc thậm chí giữ nguyên dạng câu hỏi giống trong sách giáo khoa nhưng chỉ thay đổi nội dung hỏi liên quan đến câu trả lời khác. Từ đó dẫn đến học sinh không có sự chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng khi gặp các chủ đề, dạng yêu cầu khác. 
Hầu hết các giáo viên chỉ chú tâm đến kiểm tra nội dung kiến thức (hoàn thành bài tập) chứ chưa có tạo điều kiện để kiểm tra năng lực, kỹ năng đọc hiểu của các em.
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU MÔN TIẾNG ANH
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HOÀ TÚ 2
	Xuất phát dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn và thực trạng của hoạt động giảng dạy kỹ năng đọc hiểu ở trường THCS Hoà Tú 2, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, tác giả đã đề xuất và áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh ở trường THCS Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng như sau:
1. Đổi mới hoạt động giảng dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh ở trường THCS Hoà Tú 2, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
	Như chúng ta đã biết kỹ năng đọc hiểu là một trong bốn kỹ năng hết sức quan trọng trong quá trình dạy và học tiếng Anh là nghe, nói, đọc, viết. 
Khi học sinh dễ dàng tiếp cận kỹ năng đọc hiểu sẽ góp phần cho việc phát triển tư duy, chủ động, sáng tạo, của các em, nhằm các em có thể sử dụng tiếng Anh như một công cụ trong giao tiếp hằng ngày, và tạo điều kiện thuận lợi cho gia nhập vào lao động, cuộc sống sau này. Theo phương pháp mới, dạy một bài đọc hiểu thường được chia ra làm 3 phần: Pre- reading, While-reading và Post- reading.
	1.1. Pre-reading
	Dù chúng ta sẽ dạy chủ đề gì, nội dung, kiến thức gì đi nữa thì không thể bỏ qua giai đoạn Pre-reading.
Đây có thể nói là một giai đoạn không thể thiếu trong quá trình dạy đọc hiểu. Vì như chúng ta đã biết, nội dung bài đọc hiểu của tiếng Anh lớp 8, 9 thường rất dài và nội dung thì cũng không kém phong phú. Nếu người giáo viên biết dùng nhiều kĩ thuật sinh động khác nhau để dẫn dắt học sinh vào bài dù chỉ trong thời gian khoảng từ 10 đến 12 phút nhưng nó rất hữu ích cho các hoạt động sau này và một phần nào tạo cho học sinh có sự hấp dẫn, tò mò về chủ đề mình sắp được tìm hiểu, cũng chính vì thế mà không gây sự nhàm chán cho học sinh. Dù là với khoảng thời gian ngắn nhưng giáo viên cần phối hợp nhiều thủ thuật, phương tiện khác nhau như: tranh, video, tình huống,...có liên quan đến đề tài, nội dung, từ vựng... 
Chẳng hạn khi dạy: Unit 14: Wonders of the world – Englich 8
Nội dung bài này nói về các kì quan thế giới, nên trước khi vào bài cho học sinh xem một số kì quan và yêu cầu các em nói tên những kì quan này và thuộc quốc gia nào. 
Hay chẳng hạn khi dạy Unit 9: A first-aid course – English 8
Trước khi vào bài mới thì giáo viên có thể cho học sinh xem một video clip nội dung nói về hướng dẫn cách sơ cứu ban đầu khi bị ngất xỉu, bỏng, sốc và yêu cầu học sinh nói lại nội dung của đoạn video clip trên, có thể cho các em nói bằng tiếng Việt vì đôi khi những từ chuyên ngành về y khoa các em chưa biết. Vì giai đoạn này chỉ hình thành cho các em biết được mục tiêu của bài gì. Ví dụ như vào link: https://youtu.be/Ns1DPvXVO6I , nội dung hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng.
Hay chẳng hạn khi dạy Unit 11: Traveling around Viet Nam – English 8
Trước khi vào bài giáo viên có thể yêu cầu học sinh xem một số tranh và trả lời các câu hỏi:
- Where are they?
- Have you ever been there?
Sau khi xem tranh hoặc xem video thì giáo viên yêu cầu các em một vài câu hỏi để xác định các em có định hướng đúng mục tiêu của bài không, nếu nhận ra học sinh chưa xác định được mục tiêu của bài thì giáo viên có thể gợi ý bằng bằng tiếng Việt
Với các thủ thuật trên thì học sinh sẽ dễ dàng được dẫn dắt vào bài một cách đúng hướng.
Khi định hướng cho học sinh nhận biết được nội dung bài đọc thì bước tiếp theo của giai đoạn này là giáo viên cũng dùng những thủ thuật khác nhau để giới thiệu từ vựng như: tranh, vật thật, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, tình huống Nhưng chúng ta không cần giới thiệu hết tất cả từ mới trong nội dung bài đọc mà hãy xác định các câu hỏi ở bài tập sẽ phải dựa vào đoạn nào để trả lời và đoạn đó có những từ nào là then chốt thì giáo viên chỉ giới thiệu từ đó thôi. Nói chung là chỉ giới thiệu các từ khóa, những từ có thể vận dụng vào bài tập hay những từ trọng tâm của bài đọc.(Tác giả không trình bày sâu các kĩ thuật giới thiệu từ vựng vì đề tài nghiên cứu này chỉ xoáy sâu vào phương pháp giúp học sinh có kĩ năng đọc hiểu tốt). 
	Sau khi giới thiệu từ mới xong thì giáo viên cũng không nên vội vàng tiến hành tổ chức hoạt động đọc mà có thể tổ chức hoạt động trước khi đọc bằng cách cho một số câu hỏi liên quan đến bài đọc để tạo sự lôi cuốn học sinh vào bài đọc một cách chủ động. 
	Chẳng hạn như khi dạy Unit 10: Recyling – English 8
	Giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi:
	- What do people do with empty glass?
	- What do people do with empty drink cans?
	- What do people do with vegetable matter?
	- What do people do with old car tires?
	Hay khi dạy Unit 8: Country life and city life – English 8
	Giáo viên có thể hỏi một số sâu sau:
	- Why do people want to move to the city?
	- What problems will happen when so many people move to the city?
	Tuy với vài câu hỏi ngắn gọn nhưng để trả lời được thì đòi hỏi học sinh phải hiểu được nội dung của bài đọc. Hơn thế nữa, khi giáo viên đưa ra các câu hỏi trên thì một phần nào học sinh sẽ rất dễ dàng nhận ra nội dung của bài đọc. 
	1.2. While-reading
Chúng ta có thể xem đây là bước quan trong nhất gì đòi hỏi học sinh phải thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên để vừa đọc nội dung của bài vừa hoàn thành các bài tập. Hơn thế nữa, có thể nhận biết ngữ nghĩa của một số từ mà giáo viên không giới thiệu thông qua ngữ cảnh của câu có từ vựng đó.
	Trong giai đoạn này thì giáo viên thường kết hợp nhiều kĩ năng lại với nhau là đều đương nhiên nhưng một đều quan trọng mà giáo viên cần cân nhắc đó là nên hướng dẫn cho học sinh đọc theo cách nào là phù hợp nhất. Bởi vì mỗi bài đọc sẽ có độ khó, dễ khác nhau. Thông thường thì có hai cách đọc: Skimming và Scanning hay hói cách khác là đọc mở rộng hay tập trung. 
Đọc mở rộng là là đọc lướt qua tất cả các ý chính của bài chứ không đi sâu vào nội dung của bất kỳ đoạn nào. Học sinh thực hiện phần đọc này nhanh chóng bằng cách đọc qua tiêu đề để nhận biết nội dung bài viết, đọc các topic sentences và concluding sentences vì các đoạn trong tiếng anh chủ yếu được viết theo hai cách là diễn dịch và quy nạp, chú ý hơn vào các danh từ quan trọng để qua đó nắm được nội dung chính. Bởi vì, Khi đoạn văn quá dài và thời gian thì có hạn. Skimming giúp học sinh đọc được nội dung chính cũng như quan điểm mà tác giả muốn thể hiện trong từng đoạn, nắm bắt được những thông tin quan trọng, qua đó các em quyết định được là nên đi sâu vào đọc đoạn đó hay không vì đôi khi có những đoạn không liên quan đến các câu hỏi mà mình tập trung vào đó quá nhiều sẽ mất thời gian và một số yêu cầu của bài tập là cần học sinh chỉ hiểu được nội dung của bài một cách tổng thể chứ không cần dịch hết nghĩa của từng từ, từng câu.
Chẳng hạn như khi dạy Unit 7: Saving energy – English 9
Nội dung bài đọc nó về các biện pháp sử dụng điện, nhiên liệu để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và tiền bạc ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Yêu cầu của bài tập là: Which of the following is the best summary of the passage?
1. Energy-saving bulb should be used to be save electricty.
2. In Western countries electricty, gas, and water are necessities.
3. North American and European countries are interested in saving money and natural resources.
4. Labeling schemes help save energy.
Đối với bài tập này thì giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh đọc xem các đáp án và đọc nhanh bài chọn câu trả lời, không cần dịch từng câu trong đoạn văn sẽ mất thời gian. 
Scanning là đọc nhanh bài viết thật nhanh với mục đích tìm kiếm dữ liệu, thông tin cụ thể cần thiết cho việc trả lời câu hỏi. Scanning cực kì quan trọng trong bài đọc vì đôi khi qua phần skimming bạn đã nắm bắt được những ý chính nhưng để trả lời được câu hỏi phần đọc hiểu bạn cần chú ý vào cách sử dụng từ ngữ của tác giả nếu không sẽ rất dễ bị đánh lừa. 
Scanning được áp dụng cho các dạng bài như: True – False – Not given, multiple choices, complete the summary..
Chẳng hạn khi dạy Unit 13: Festivals – English 8 
Nội dung bài nói về các sự kiện, hoạt động liên quan đến lễ giáng sinh và yêu cầu của bài tập là Complete the table.
Christmas Specials
Place of origin
Date
Riga
Mid-19th century
Christmas carols
USA
	Nên học sinh chỉ cần đọc nhanh qua các sự kiện, hoạt động ở mỗi đoạn trong sách giáo khoa rồi cho kết quả.
	Hơn thế nữa, theo kinh nghiệm của bản thân thì phần này giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh dạng câu hỏi rõ ràng hơn vì mỗi loại câu hỏi có cách trả lời riêng, để tránh trường hợp học sinh hay cố gắng dịch cho bằng được các câu hỏi rồi mới trả lời vì thực tế có những câu hỏi với các từ “who” thì giáo viên hướng dẫn học sinh chỉ cần thay thế từ để hỏi “who” với người nào đó trong đoạn văn là được.
	Chẳng hạn như khi dạy Unit 1: My riends – English 8
	Nội dung câu hỏi là: 
- Who is the most sociable? à Bao is the most sociable.
- Who likes reading?	à Khai likes reading.
	Thì học sinh rất dễ dàng nhận ra trong đoạn văn biết nhân vật nào sociable và ai thích reading, và chỉ cần thay thế chủ từ vào là xong. Ngoài ra cũng còn rất nhiều câu hòi Wh-questions khác cũng rất dễ dàng nhận ra câu trả lời mà không cần phải dịch toàn bộ câu hỏi. Thường những câu hỏi có cấu trúc sau:	Wh-questions + be + S + ? Thì chúng ta chỉ hướng dẫn học sinh xác định chủ từ rồi tìm những chủ từ đó trong bài đọc để trả lời theo cấu trúc sau:
	S + be +
1.3. Post-reading
Trong phần này giáo viên có thể tổ chức một số hoạt động như: summarize the text; arrange the events in order; give comments, opinions on the characters in the text; rewrite the stories from jumbled sentences/ words/visual cues; role- play basing on the text; develop another story basing on the text; tell a similar event on... để củng cố kiến thức và liên hệ thực tế. Có thể cho học sinh đóng vai để phỏng vấn, thảo luận về chủ đề của bài,... Thông qua những hoạt động này, các em không chỉ hiểu nội dung bài đọc mà còn có cơ hội rèn luyện thành thạo kỹ năng đọc hiểu phục vụ cho việc tự học ở nhà hoặc khi làm bài kiểm tra, biết vận dụng linh hoạt trong thực tế và những tiết học tiếng Anh vì thế tiết học sẽ ngày càng trở nên sôi nổi và hào hứng hơn, các em sẽ tích cực tham gia xây dựng bài, tự hoàn thiện kỹ năng đọc hiểu, từ đó hoàn thiện các kỹ năng khác như nghe, nói và viết.
Chẳng hạn như khi dạy Unit 5: Study habits – English 8
Sau khi học xong bài này giáo viên có thể hỏi để học sinh nói về cách học từ vựng của bản thân mình và không nhất thiết giống như những cách gợi ý của bài đọc.
Write as many new words as possible
Underline or highlight important words
Stick new words somewhere in the house
Read stories in English
Write example sentences with words
How to learn new words?
Listen to English song.
	Hay khi dạy Unit 1: My friends – English 8
	Sau khi tìm hiểu về tính cách của ba người bạn của Ba. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nói sơ lược về Song, Khai và Bao dựa vào các từ gợi ý sau:
Song
Khai
Bao
- reserved
- enjoys school
- a school’s star player
- reserved
- enjoys school
- likes reading
- sociable, kind, generous
- a volunteer
- a hard-working student
Hoặc khi dạy Unit 4: Our past – English 8
Giáo viên có thể đưa ra một số tranh liên quan đến nội dung câu truyện “The lost shoe” và yêu cầu học sinh kể lại câu truyện.
2. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kỹ năng đọc hiểu của học sinh.
	2.1. Về phương thức
	Để tránh sự nhàm chán và e ngại của học sinh khi làm các bài kiểm tra kỹ năng đọc hiểu thì đòi hỏi người giáo viên cần cải thiện từng nội dung của bài đọc, chủ đề đương nhiên giống với các chủ đề đã học nhưng tránh trường hợp sử dụng lại các phần listen and read hay phần read trong sách giáo khoa, thay vào đó giáo viên dùng các nguồn sưu tầm khác nhau để phát triển tư duy cho các em.	
2.2. Về nội dung bài kiểm tra
Đương nhiên nội dung bài kiểm tra đọc hiểu phải tập trung đánh giá vào năng lực của các em chứ tránh trường hợp yêu cầu các em phải đạt ở mức độ nào. Giáo viên lựa chọn các dạng câu hỏi phù hợp từ những hình thức sau: Check/tick the correct answers; True/ false; Complete the sentences; Fill in the chart; Matching; Answer the questions on the text; và các dạng câu hỏi phù hợp khác để kiểm tra kỹ năng đọc hiểu của học sinh.
3. Thực nghiệm và kết quả thực hiện
Trong năm học năm học 2016 – 2017 và kiểm tra 1 tiết học kì I năm 2017 – 2018 tác giả đã vận dụng các biện pháp trên ở Trường THCS Hoà Tú 2, kết quả như sau: (Bài đọc hiểu điểm tối đa là 2 điểm)
Năm học
TS
2 điểm
> 1 điểm
< 2 điểm
1 điểm
< 1 điểm
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2015-2016
202
45
22,28
88
43,56
57
28,22
12
5,94
2016-2017
217
61
28,11
101
46,54
47
21,66
8
3,69
2017-2018
226
69
30,53
108
47,79
43
19,03
6
2,65
Qua số liệu trên ta thấy tỉ lệ học sinh đạt 2 điểm ở năm học sau cao hơn năm học trước và tỉ lệ dưới 1 điểm giảm xuống rõ rệt, đây có thể nói là dấu hiệu cho thấy rằng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn đọc hiểu ở trường THCS Hoà Tú 2 rất khả thi và có hiệu quả và với thực trạng chung của hoạt động dạy và học kỹ năng đọc hiểu ở các trường THCS huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Vì thế, các biện pháp này có thể áp dụng rộng rãi cho các trường THCS toàn huyện.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
	Trong nhà trường THCS, chất lượng dạy học môn tiếng Anh nói chung và kỹ năng đọc hiểu nói riêng phụ thuộc vào nhiều nhân tố cơ bản trong cấu trúc của quá trình dạy học tiếng Anh, đó là: mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy học, cơ sở vật chất, hình thức tổ chức dạy học, đội ngũ giáo viên, học sinh, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học, môi trường giáo dục... 
Để đạt được mục đích dạy học của kỹ năng này, cần có lực lượng dạy học (giáo viên và học sinh) và các phương tiện dạy học; cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; môi trường giáo dục; các thông tin phục vụ cho quá trình dạy học,¼ 
Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh được hiểu là việc chủ thể của hoạt động (giáo viên) có tác động đến chất lượng hoạt động dạy học. Qua thăm dò ý kiến tìm hiểu về thực trạng hoạt động giảng dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh THCS của giáo viên trường THCS Hoà Tú 2 cho thấy hầu hết các nội dung, các lĩnh vực có liên quan đến chất lượng dạy học kỹ năng đọc môn tiếng Anh đã được đề cập và quan tâm. Tuy nhiên, mức độ thực hiện còn thấp, có lúc có nơi còn hời hợt, kém hiệu quả. 
Chất lượng giảng dạy kỹ năng đọc môn tiếng Anh chưa được nâng cao, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của giáo dục do nhiều nguyên nhân, trong đó giáo viên các trường THCS chưa xác định rõ và thực hiện các biện pháp có hệ thống, đồng bộ, nhất là việc tiếp cận với mục tiêu, nội dung chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy là nguyên nhân cơ bản. 
Nhằm thực hiện tốt công tác giảng dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh của các trường THCS huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, tác giả đã đề xuất một số biện pháp và kết quả thực nghiệm ở trường THCS Hòa Tú 2, tôi cho rằng các biện pháp đưa ra là có tính khả thi cao. Như vậy, các nhiệm vụ để đạt mục đích nghiên cứu đã được thực hiện. Có thể vận dụng một cách đồng bộ và hài hoà các biện pháp đã nêu để nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh trong nhà trường THCS, nhằm một phần nào đó góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học tiếng Anh trong trường THCS Hoà Tú 2 nói riêng và có thể vận dụng với những địa phương khác trong huyện nói chung. 
2. Kiến nghị 
2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Mỹ Xuyên
Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên môn cho các tổ trưởng bộ môn tiếng Anh, giáo viên tiếng Anh nhằm tăng cường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trường học đảm bảo các điều kiện cần thiết tổ chức quá trình dạy học tiếng Anh theo hướng hiện đại hoá. 
2.2. Đối với các trường trung học cơ sở.
Tăng cường khâu nhận thức cho cán bộ giáo viên và học sinh, tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện quá trình dạy học tiếng Anh. 
Đẩy mạnh quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, nâng cao ý thức tự bồi dưỡng cho họ. Tăng cường quản lý nề nếp dạy học cũng như hồ sơ, giáo án của giáo viên; kết hợp với đoàn đội, giáo viên thực hiện kiểm tra nề nếp học tập của học sinh hơn nữa. 
Xác nhận
của Hiệu trưởng
 Hoà Tú 2, ngày 14 tháng 10 năm 2017
 Người thực hiện
 Âu Trung Hiếu
Xác nhận
của HĐ chấm SKKN Huyện
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ GD & ĐT (2014), Hướng dẫn thực hiện việc kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực đối với môn tiếng Anh từ năm học 2014-2015.
Bộ GD & ĐT (2012), Sách giáo khoa tiếng Anh 8, Nxb Giáo dục.
Bộ GD & ĐT (2012), Sách giáo khoa tiếng Anh 9, Nxb Giáo dục.
Bộ GD & ĐT (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn tiếng Anh THCS.
Nguyễn Văn Tuấn (2009), Lý luận dạy học, Trường Đại học SPKT.
Thủ tướng Chính phủ, Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống quốc dân giai đoạn 2008 – 2020, Quyết định số : 1400/QĐ-TTg, 30/9/2008.

File đính kèm:

  • docSKKN bien phap nang cao chat luong day hoc ki nang doc hieu tieng Anh THCS_12419591.doc