Viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường trung học cơ sở

A.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

Giáo dục là một hoạt động luôn đòi hòi phải sáng tạo. Sự sáng tạo này được bắt nguồn từ việc người giáo viên phải thường xuyên sử dụng các phương pháp giáo dục linh hoạt để xử lí các tình huống sư phạm bất thường nảy sinh. Đặc biệt khi chúng ta sống trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng và thế giới đang diễn ra quá trình hội nhập sâu rộng, thì việc giáo dục thế hệ trẻ trở thành những công dân năng động, sáng tạo là một yêu cầu bức thiết.

Viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục là tổng kết lại những việc đã làm có kết quả tốt, là nghiên cứu ứng dụng những lí thuyết mới, những sáng kiến mới vào thực tế. Đối với các nhà giáo, đây vừa là hình thức nghiên cứu để phát triển chuyên môn, vừa là hình thức tự học để hoàn thiện năng lực sư phạm mà mục đích cuối cùng là góp phần nâng cao chất lượng quá trình giáo dục và dạy học trong nhà trường.

Với tầm quan trọng của nó, việc viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục đang được phát động thành một phong trào rộng khắp trong tất cả các bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông của cả nước.

Viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường trung học cơ sở là một module trong chương trình bồi dưõng thường xuyên nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên các trường trung học cơ sở, bao gồm những nội dung sau đây:

1. Bản chất của sáng kiến kinh nghiệm giáo dục.

2. Ý nghĩa của việc viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục.

3. Lựa chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục trong trường trung học cơ sở.

4. Thực hành viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục trong trường trung học cơ sở.

5. Đánh giá và phổ biến ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến trong trường trung học cơ sở.

 

doc32 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 2876 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo đức.
Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian.
Kinh nghiệm tổ chức phong trào thể dục, thể thao.
Kinh nghiệm tổ chức phong trào văn nghệ.
Kinh nghiệm tổ chức tự làm đồ dùng dạy học.
Kinh nghiệm khai thác sử dụng thiết bị dạy học hiện đại.
Kinh nghiệm tổ chức cho học sinh tự học ở nhà theo nhóm.
- Kinh nghiệm tổ chức trò chơi sắm vai làm tăng khả năng nghe, nói tiếng Anh cho học sinh lớp 7.
- Kinh nghiệm tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho học sinh lớp 9.
- Kinh nghiệm tổ chức cho học sinh đánh giá chéo bài kiểm tra môn Toán lớp 8.
- Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh sáng tạo các bài toán mới từ bài toán gốc.
- Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phần “Phong kiều dạ bạc".
- Kinh nghiệm sử dụng kênh hình để giới thiệu các di tích lịch sử.
- Hướng dẫn học sinh giỏi giải nhanh các bài toán bằng biệt thức Đen ta.
- Sơ đồ hoá dạng toán chuyển động để ôn tập và bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Sử dụng bài toán cổ để giải bài toán hon hợp môn Hoá học.
Tóm lại: Chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục là một thao tác quan trọng, bởi vì nếu không có đề tài thì sẽ không có nghiên cứu tổng kết. Để có đề tài có giá trị khoa học và thực tiễn, các nhà giáo phải đầu tư trí tuệ trong công việc hằng ngày, luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục, phải phân tích những ưu nhược điểm, thế mạnh của các phương pháp hay nội dụng giáo dục, tìm được cái thiếu hụt, cái chưa đầy đủ của thực tiễn để nghiên cứu tổng kết, sáng tạo ra cái mới cho giáo dục.
CÂU HỎI KIỂM TRA
Phân biệt các khái niệm: câu hỏi nghiên cứu, chủ đề nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu, đề tài nghiên cứu, dự án nghiên cứu.
Hãy kể một kỉ niệm có giá trị nhất về kinh nghiệm thành công trong cuộc đời làm giáo dục của mình.
Hãy kể một thất bại trong công tác giáo dục học sinh mà bây giờ bạn nhận thấy rằng ở thời điểm đó do bạn chưa có kinh nghiệm giáo dục.
Hãy kể một sáng kiến của đồng nghiệp mà bạn tâm đắc nhất và học hỏi được nhiều nhất.
Kể tên 5 đề tài mà bạn có dự định viết báo cáo sáng kiến kinh nghiệm.
Hoạt động 4
THỰC HÀNH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CỞ SỞ
 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Hoạt động cá nhân
Mỗi cá nhân chọn một đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm.
Đặt tên cho đề tài theo yêu cầu ở hoạt động 3.
Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm tên các đề tài mà các cá nhân lựa chọn.
Chính xác hoá tên một đề tài để làm mẫu chung.
Thực hành cá nhân
Cá nhân viết bản đề cương cho đề tài của mình.
Góp ý, sửa chữa đề cương cho đồng nghiệp.
Thảo luận chung
Thảo luận chung cả lớp một bản đề cương viết sáng kiến kinh nghiệm để làm mẫu.
Giảng viên giúp hoàn chỉnh đề cương cho từng cá nhân.
THÔNG TIN PHẢN HỒI
Những yêu cầu đối với một sáng kiến kinh nghiệm giáo dục
Viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục là viết một văn bản khoa học về những bài học kinh nghiệm mà các nhà giáo đã rút ra được sau khi thực hiện thành công các hoạt động giảng dạy hay giáo dục của mình.
Văn bản này không phải là báo cáo thành tích, mà là một báo cáo có cơ sở khoa học và thực tiễn, có suy nghĩ, phân tích để rút ra những kết luận có giá trị khách quan, cho thấy lợi ích, hiệu quả của những biện pháp đã làm đối với hoạt động giáo dục của bản thân, tập thể và nhà trường...
Do đó báo cáo sáng kiến kinh nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Có tính thực tiễn cao: Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm phải trình bày rõ vấn đề nghiên cứu tổng kết là có thật đã xảy ra trong lớp học, trong trường học của mình. Kinh nghiệm này đã giúp giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn cụ thể trong giảng dạy, giáo dục học sinh. Báo cáo không phải là bản sao lí thuyết đơn thuần, hay sản phẩm của người khác, vì điều đó dễ phát hiện, sẽ không đem lại ích lợi gì.
Có hiệu quả giáo dục: sáng kiến kinh nghiệm đã góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục học sinh trong một lớp học, một trường học, hay đã tạo ra một phương tiện dạy học mới hoặc một biện pháp giáo dục có kết quả tốt.
Có cơ sở khoa học: sáng kiến kinh nghiệm phải dựa trên các lí thuyết khoa học giáo dục hiện đại, hay các kinh nghiệm giáo dục tiên tiến. Báo cáo phải có số liệu, tài liệu minh chứng cụ thể.
Có tính ứng dụng cao: sáng kiến kinh nghiệm có thể trao đổi, phổ biến với đồng nghiệp cùng trường, cùng cấp, với các địa phuơng khác và có triển vọng phát triển, mở rộng ứng dụng.
Văn bản được trình bày một cách lôgic, rõ ràng, tường minh các bước tiến hành, các phương pháp nghiên cứu, có dẫn chúng, có các kết luận chính xác.
Tính khoa học của báo cáo phải đuợc thể hiện cả trong nội dụng lẫn hình thức trình bày.
Báo cáo phải có văn phong khoa học, thuật ngữ chuyên môn chính xác (không phải là liệt kê hay tường thuật công việc đã làm).
Các bước tiến hãnh viết sáng kiến kinh nghiệm
Viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục phải tuân theo các bước sau đây:
Chọn đề tài
Đề tài để viết sáng kiến, tổng kết kinh nghiệm giáo dục rất phong phú, nhưng phải là những vấn đề mà chính tác giả đã tham gia thực hiện thành công.
Đề tài phải có ý nghĩa lí luận và thực tiễn, có tính cấp thiết đối với hoạt động giáo dục trong nhà trường và ở địa phương.
Viết đề cương chi tiết
Đây là một công việc rất cần thiết, đề cương càng chi tiết bao nhiêu thì khi viết càng thuận lơi bấy nhiêu. Đề cương nghiên cứu giống như bản thiết kế để xây dụng một công trình kiến trúc vậy.
Đề cương viết sáng kiến kinh nghiệm bao gồm:
Phần mở đầu
Lí do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
Kế hoạch nghiên cứu.
Nội dụng sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết ván đề (bài học kinh nghiệm).
 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Kết luận, kiến nghị
Kết luận.
Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo
Cần ghi rõ các tài liệu tham khảo để làm đề cương.
Xếp theo thứ tự a, b, c tên tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
Tiến hành thực hiện đề tài
Tác giả tìm đọc các tài liệu khoa học, các báo cáo kinh nghiệm của đồng nghiệp liên quan đến đề tài để viết cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm (nghiên cứu lí thuyết).
Tiến hành khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu có liên quan để làm rõ thực trạng của vấn đề, thấy rõ những khó khăn, vướng mắc đã xảy ra trước khi có sáng kiến kinh nghiệm (khảo sát thực trạng).
Xử lí các tài liệu đã thu thập đuợc bằng phuơng pháp thống kê, hay phần mềm máy tính.
Nghiên cứu, khảo sát các biện pháp đã sử dụng, các kết quả cụ thể, đã đạt được ở mức độ nào để làm dẫn chứng (hệ thống hoá tài liệu).
Gặp gỡ, trao đổi với đồng nghiệp về thực trạng giáo dục, về các biện pháp đã sử dụng, về các kết quả đã đạt được, để tổng hợp viết báo cáo (xin ý kiến đồng nghiệp).
Viết bản thảo theo đề cương đã chuẩn bị, văn phong khoa học, ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích, chính xác, đầy đủ các thông tin cần thiết, lập luận chăt chẽ, không kể lể dài dòng.
Xin ý kiến đồng nghiệp phản biện, góp ý để văn bản được hoàn chỉnh có chất lượng tốt nhất.
Viết báo cáo chính thức, đánh máy, in ấn đúng quy định của Sở, phòng giáo dục và đào tạo.
Kết cấu một báo cáo sáng kiến kinh nghiệm
Bìa chính
Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục chữ cái viết tắt (nếu có)
Tài liệu tham khảo
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Kế hoạch nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dụng sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề (bài học kinh nghiệm)
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo Phụ lục
Những gợi ý để viết sáng kiến kinh nghiệm
Lí do chọn đề tài
Tác giả cần trình bày các ý chính sau đây:
4- Nêu rõ các hiện tượng, các mâu thuẫn (vấn đề nghiên cứu) đang tồn tại trong thực tiễn giáo dục, gây cản trở hoạt động của bản thân, nhà trường, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục học sinh...
4- Mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết phải giải quyết.
4- Hiện tại chưa có các tài liệu nghiên cứu bàn sâu vào vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục.
4- Từ đó, tác giả khẳng định các lí do mình lựa chọn vấn đề để viết sáng kiến kinh nghiệm là cấp thiết.
Mục đích nghiên cứu
Tác giả trả lời câu hỏi: Đề tài nghiên cứu để làm gì?
4- Gợi ý. Câu trả lời phải cụ thể là để đổi mới nội dụng, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, nhằm nâng cao chất lương, hiệu quả giảng dạy và giáo dục học sinh trong nhà trường.
Đối tượng nghiên cứu
Tác giả trả lời câu hỏi trong đề tài này sẽ nghiên cứu tổng kết cái gì?
Gợi ý. Mỗi đề tài phải xác định rõ và đúng cái phải nghiên cứu tổng kết, Ví dụ:
4- Phương pháp tạo hứng thú học tập cho sinh.
4- Kinh nghiệm giáo dục phòng chống ma tuý học đường.
Kế hoạch nghiên cứu
Gợi ý. Tác giả lập bảng tiến độ thực hiện các công việc của đề tài, ví dụ:
STT
Thời gian từ... đến...
Nội dung công việc
Sản phẩm
1
Từ 15/2 đến 15 /3 /2012
- Chọn đề tài, viết đề cương nghiên cứu.
Bản đề cương chi tiết.
STT
Thời gian từ... đến...
Nội dụng công việc
Sản phẩm
2
Từ 15/2 đến 15 /4 /2012
- Đọc tài liệu lí thuyết viết cơ sở lí luận.
- Khảo sát thực trạng, tổng hợp số liệu thực tế.
- Tập tài liệu lí thuyết.
- Số liệu kháo sát đã xử lí.
3
Từ 15/4 đến
15 /6 /2012
- Trao đối với đồng nghiệp đề xuất biện pháp, các sáng kiến.
- Áp dụng thử nghiệm.
- Tập ý kiến đóng góp của đồng nghiệp.
- Hoạt động cụ thể.
4
Từ 15/6 đến
15 /9 /2012
- Hệ thống hoá tài liệu viết báo cáo.
- Xin ý kiến của đồng nghiệp.
Bản nháp báo cáo.
5
Từ 15/9 đến 15/10/2012
Hoàn thiện bản báo cáo.
Bản báo cáo.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cần mô tả cụ thể các phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng trong đề tài:
Các phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
Các phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Các phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đây là phần cốt lõi, quan trọng nhất của báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, cần trình bày các mục chính sau đây:
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trình bày các căn cứ lí thuyết mà tác giả đưa ra sáng kiến kinh nghiệm, có trích dẫn nguồn tài liệu, có lập luận chắc chắn.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Kết quả khảo sát thực trạng, phân tích các tài liệu, số liệu, những mâu thuẫn, khó khăn mà tác giả gặp phải, cần tìm cách giải quyết, khắc phục.
Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Trình bày những biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề, có phân tích, nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả của từng biện pháp đó.
Trình bày các sáng kiến kinh nghiệm cụ thể đã được rút ra.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Phân tích những tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm đến chất lượng giảng dạy và giáo dục của bản thân, của đồng nghiệp và đặc biệt cần phân tích những tiến bộ của học sinh.
Phân tích những ảnh hưởng của sáng kiến kinh nghiệm đến phong trào giáo dục trong nhà trường và ở địa phuơng.
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
4- Trình bày ngắn gọn những bài học kinh nghiệm đã tổng kết đuợc.
4- Nhận định khả năng ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế nhà trường và địa phương.
4- Nhận định khả năng nghiên cứu phát triển, mở rộng phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm.
Kiến nghị
4- Kiến nghị với sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, lãnh đạo trường và đồng nghiệp về việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4- Kiến nghị với Phòng, sở Giáo dục và Đào tạo cho tiếp tục nghiên cứu phát triển sáng kiến kinh nghiệm.
4- Kiến nghị với các cơ quan quản lí về các điều kiện vật chất và tinh thần để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.
Tóm lại, viết sáng kiến kinh nghiệm là một công việc khoa học, nghiêm túc... đòi hỏi người viết phải đầu tư trí tuệ, công sức và thời gian để hoàn thành báo cáo, sáng kiến kinh nghiệm phải đáp ứng yêu cầu thực tế của bản thân, nhà trường và địa phương. Các kết quả trình bày phải có tính thuyết phục, được mọi người trân trọng thừa nhận, áp dụng.
CÂU HỎI KIỂM TRA
Nêu ý nghĩa của việc xây dựng đề cương đối với việc viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục.
Phân tích cấu trúc một đề cương tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục.
Trình bày ý nghĩa của các phương pháp nghiên cứu trong khi viết tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục.
Hoạt động 5
ĐÁNH GIÁ VÀ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Làm việc cá nhân
Mỗi học viên tự đưa ra các tiêu chí đánh giá của mình về một đề tài sáng kiến kinh nghiệm giáo dục.
Giảng viên đưa ra một báo cáo sáng kiến kinh nghiệm của năm trước để cá nhân cho điểm và xếp loại.
Làm việc theo nhóm
Các nhóm thảo luận về các tiêu chí đánh giá và cho điểm đề tài sáng kiến kinh nghiệm giáo dục.
Giảng viên đưa ra bản đánh giá xếp loại của ban giám khảo chấm sáng kiến kinh nghiệm năm trước để so sánh.
Các nhóm thảo luận về bảng điểm và xếp loại của ban giám khảo.
Giảng viên hệ thống hoá kết quả thảo luận và đưa ra bản thống kê chung.
Bài tập thực hành
Từng cá nhân đưa ra bảng tổng hợp các tiêu chí đánh giá.
Lập bản tổng hợp xếp loại các sáng kiến kinh nghiệm giáo dục.
THÔNG TIN PHẢN HỒI
Đánh giá sáng kiến kinh nghiệm giáo dục
Khái niệm: Đánh giá sáng kiến kinh nghiệm giáo dục là xác định giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn của các báo cáo khoa học theo những tiêu chí đã được xác định.
Mục đích đánh giá
Lựa chọn các đề tài có giá trị để phổ biến ứng dụng.
Ghi nhận, khen thưởng các tác giả có báo cáo sáng kiến kinh nghiệm tốt.
Tạo thành một phong trào nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm giáo dục trong ngành.
Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí.
Làm cơ sở để xếp loại thi đua, tạo nguồn, đề bạt cán bộ quản lí và nâng lương.
Chủ thể đánh giá: Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm các cấp:
Cấp trường do Ban giám hiệu thành lập bao gồm: Ban giám hiệu, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, các tổ trưởng chuyên môn, một số giáo viên giỏi tham gia.
Cấp Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện do trưỏng phòng thành lập gồm: lãnh đạo phòng, trưởng các bộ phận chuyên trách và các chuyên gia am hiểu tham gia.
Cấp Sở Giáo dục và Đào tạo do giám đốc thành lập gồm: lãnh đạo sở, trưởng các bộ phận chuyên trách và các chuyên gia am hiểu tham gia.
Phương pháp đánh giá
Tuyển chọn, phân loại các đề tài theo ba mức A, B, C ở cấp trường.
Các đề tài đạt loại A cấp trường chuyển lên Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm cấp phòng, loại A cấp phòng chuyển lên sở, cấp sở đánh giá, xếp loại chung cuộc.
Các tác giả có đề tài đạt loại A cấp phòng, cấp tỉnh, đuợc khen thưởng và cấp bằng Lao động sáng tạo.
Đề tài xuất sắc cấp tỉnh được Nhà nước cấp bằng Phát minh sáng chế.
Tiêu chí đánh giá
Đánh giá đề tài sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên và cán bộ quản lí phải đảm bảo được tính khách quan, công bằng giữa các cá nhân, các trường, các địa phương, sẽ có tác dụng thuyết phục to lớn, vì vậy để đánh giá chính xác cần dựa vào các tiêu chí sau đây:
Tính thực tiễn
Đề tài giải quyết một vấn đề có tính cấp thiết của thực tiễn giáo dục.
Phù hợp với thực tế địa phương, vùng, miền, dân tộc.
Phù hợp với đặc thù các môn học và các hoạt động giáo dục.
Phù hợp xu thế đối mới giáo dục ở nước ta và thế giới.
2. Tính khoa học
Có tính mới mẻ, sáng tạo, độc đáo.
Phù hợp với lí luận giáo dục tiên tiến.
Có tài liệu, số liệu chân thực.
Kết luận có tính khái quát, có giá trị khoa học.
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp.
Lập luận logic, chặt chẽ, văn phong sáng sủa.
Có tài liệu tham khảo, trích dẫn.
3. Tính ứng dụng
Dễ phổ biến.
Dễ ứng dụng.
Phù hợp với trình độ chung của giáo viên và cán bộ quản lí.
Có khả năng mở rộng nghiên cứu và ứng dụng.
Chỉ ra được những điều kiện cơ bản để ứng dụng.
4. Tính hiệu quả
Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong trường, ở địa phương, vùng miền.
Đề xuất được các phương pháp giáo dục và giảng dạy có hiệu quả.
Nếu áp dụng sẽ cho kết quả bền vững, ít hao phí công sức, thời gian của giáo viên và cán bộ quản lí.
Tiết kiệm chi phí tài chính.
Biểu điểm chấm sáng kiến kinh nghiệm
Các thành viên Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm cho điểm độc lập theo mẫu sau đây:
Tiêu chí
Điểm
Tính thực
tiễn
1
Đề tài giải quyết một vấn đề có tính cấp thiết của thực tiễn giáo dục.
5
2
Phù hợp với thực tế các địa phương, vùng, miền, dân tộc.
5
3
Phù hợp với đặc thù các môn học và hoạt động giáo dục.
5
4
Phù hợp xu thế đổi mới giáo dục.
5
Tính
khoa
học
5
Có tính mới mẻ, sáng tạo, độc đáo.
5
6
Phù hợp với lí luận giáo dục tiên tiến.
5
7
Tài liệu, số liệu trung thực.
5
8
Kết luận có tính khái quát, có giá trị khoa học.
5
9
Trình bày lôgic, lập luận chặt chẽ, văn phong khoa học, sáng sủa.
5
10
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp
5
11
Có sử dụng tài liệu tham khảo, trích dẫn.
5
Tính
ứng
dụng
12
Dễ phổ biến.
5
13
Dễ ứng dụng.
5
14
Phù hợp với trình độ chung của giáo viên và cán bộ quản lí.
5
15
Có khả năng mở rộng nghiên cứu và ứng dụng.
5
16
Chỉ ra được những điều kiện cơ bản để triển khai ứng dụng.
5
Tính
hiệu
quả
17
Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong trường, ở địa phuơng, vùng miền trong cả nước.
5
18
Đề xuất được các phuơng pháp, biện pháp, giải pháp giáo dục và dạy học tối ưu.
5
19
Khi áp dụng cho kết quả bền vững.
5
20
Tiết kiệm kinh phí, thời gian, công sức của giáo viên và cán bộ quản lí.
5
Thư kí hội đồng tổng hợp, thống kê điểm của các thành viên và xếp loại:
Loại A từ: 85 đến 100 điểm.
Loại B từ: 65 đến 84 điểm.
Loại C từ: 50 đến 64 điểm.
Loại không đạt: dưới 50 điểm.
Triển khai ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm giáo dục
Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục là kết quả lao động sáng tạo của các nhà giáo đã được chọn lọc, sử dụng trong thực tiễn, đã đạt được hiệu quả cao, cho nên cần được phổ biến rộng rãi trong nhà trường, địa phương để mọi người nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng.
Triển khai phổ biến ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm giáo dục có thể sử dụng phối hợp các hình thức sau đây:
Tổ chức long trọng lễ công bố kết quả, tuyên dương, khen thưởng các cán bộ, giáo viên đã đạt được giải cao trong viết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục.
Tổ chức cho tác giả đoạt giải xuất sắc báo cáo trước đồng nghiệp trong tổ, nhóm chuyên môn, trong trường, cụm trường.
Tổ chức hội thảo khoa học về sáng kiến kinh nghiệm theo quy mô trường, liên trường, quận, huyện, tỉnh, thành.
Triển lãm các công trình nghiên cứu sáng tạo theo địa phương.
Tổ chức thử nghiệm các phương pháp quản lí, phương pháp giáo dục, dạy học mới ở các nhà trường để rút kinh nghiệm phổ biến.
Tổ chức cho các tác giả báo cáo điển hình tại hội nghị giáo dục cấp huyện, tỉnh.
Các thư viện nhà trường sưu tầm giới thiệu các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cao của cán bộ giáo viên của trường, của huyện, của tỉnh.
Phòng sở tổ chức biên tập các đề tài có chất lượng cao theo từng môn học, từng hoạt động giáo dục, in thành kĩ yếu gửi đến các trường tham khảo ứng dụng.
- Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phuơng, trung ương, báo ngành và trên các tạp chí khoa học.
- Đưa tập kĩ yếu báo cáo kinh nghiệm giáo dục tiên tiến vào các trường sư phạm làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.
- Tổ chức cho các trường triển khai ứng dụng các sáng kiến kinh nghiệm điển hình phù hợp với thực tế giảng dạy và giáo dục của nhà trường, địa phương.
CÂU HỎI KIỂM TRA
Nêu và phân tích các tiêu chí đánh giá đề tài sáng kiến kinh nghiệm giáo dục trong trường trung học cơ sở.
Phân tích ý nghĩa của việc phổ biến sáng kiến kinh nghiệm giáo dục trong trường trung học cơ sở.
Nêu ý nghĩa của việc ứng dụng các sáng kiến kinh nghiệm giáo dục trường trung học cơ sở.
 Phân tích những khó khăn, thuận lợi trong ứng dụng các sáng kiến kinh nghiệm giáo dục trong trường trung học cơ sở hiện nay.

File đính kèm:

  • docModule 25 THCS Word Viet sang kien kinh nghiem trong truong trung hoc co so_12332677.doc
Sáng Kiến Liên Quan