Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Thể Dục

Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là một sự

tổng hợp những thành tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và sử dụng những

biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất của con người một

cách có chủ định nhằm nâng cao sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ. Thể dục thể thao

là một mặt của giáo dục toàn diện không thể thiếu ở nhà trường phổ thông, là

biện pháp tích cực nhất nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh,

đẩy mạnh sự phát triển toàn diện, nhịp nhàng, cân đối của cơ thể, tăng cường

tố chất, nâng cao khả năng vận động của học sinh.

Nhưng hiện nay còn một số không ít các em lười vận động, lười tập

luyện thể dục thể thao hoặc có tập nhưng với cảm giác không thích thú,

gượng ép dẫn đến tập luyện không hiệu quả, sức khỏe giảm sút hoặc không

được duy trì và tăng cường làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập, lao

động hoặc các lĩnh vực, hoạt động khác trong cuộc sống. Tại sao ? Phải chăng

do các em không hứng thú với môn học, học một cách thụ động - đối phó với

môn học, chương trình đề ra. Và với sự thay đổi quan điểm, quán triệt mạnh

mẽ của ngành giáo dục về phương pháp giảng dạy, công nghệ thông tin được

ứng dụng rất nhiều vào các môn học khác, giáo án điện tử được sử dụng nhiều

trong các tiết học và bước đầu đã mang lại nhiều hiệu quả.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 4558 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Thể Dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI 
 Đơn vị : TRƯỜNG THPT NAM HÀ 
 Mã số : 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
VÀO GIẢNG DẠY MÔN THỂ DỤC 
 Người thực hiện : Huỳnh Nguyễn Thanh Liêm 
 Lĩnh vực nghiên cứu : 
 Quản lý giáo dục 
 Phương pháp dạy học bộ môn : Giáo dục thể chất 
 Phương pháp giáo dục : 
 Lĩnh vực khác : 
 Có đính kèm : 
 Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác 
Năm học : 2010- 2011 
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC 
___________________ 
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 
 1. Họ và tên : Huỳnh Nguyễn Thanh Liêm 
 2. Ngày tháng năm sinh : 17.10.1965 
 3. Nam, nữ : Nam 
 4. Địa chỉ : 43 Cách mạng tháng 8, phường Quyết Thắng, Biên hòa – Đồng 
nai 
 5. Điện thoại cơ quan : 061.3950365 Nhà riêng : 061.3825360 
 6. Fax : E-mail : 
 7. Chức vụ : Tổ trưởng chuyên môn 
 8. Đơn vị công tác : Trường THPT Nam Hà 
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO 
- Học vị cao nhất : Cử nhân Đại học 
- Năm nhận bằng : 2007 
- Chuyên nghành đào tạo : Giáo dục thể chất 
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC 
 - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiêm : Giáo dục thể chất 
 - Số năm có kinh nghiệm : 25 năm 
 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây : 
 + Giúp học sinh THPT học tốt kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng 
 + Phương pháp giảng dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân 
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là một sự 
tổng hợp những thành tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và sử dụng những 
biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất của con người một 
cách có chủ định nhằm nâng cao sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ. Thể dục thể thao 
là một mặt của giáo dục toàn diện không thể thiếu ở nhà trường phổ thông, là 
biện pháp tích cực nhất nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, 
đẩy mạnh sự phát triển toàn diện, nhịp nhàng, cân đối của cơ thể, tăng cường 
tố chất, nâng cao khả năng vận động của học sinh. 
Nhưng hiện nay còn một số không ít các em lười vận động, lười tập 
luyện thể dục thể thao hoặc có tập nhưng với cảm giác không thích thú, 
gượng ép dẫn đến tập luyện không hiệu quả, sức khỏe giảm sút hoặc không 
được duy trì và tăng cường làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập, lao 
động hoặc các lĩnh vực, hoạt động khác trong cuộc sống. Tại sao ? Phải chăng 
do các em không hứng thú với môn học, học một cách thụ động - đối phó với 
môn học, chương trình đề ra. Và với sự thay đổi quan điểm, quán triệt mạnh 
mẽ của ngành giáo dục về phương pháp giảng dạy, công nghệ thông tin được 
ứng dụng rất nhiều vào các môn học khác, giáo án điện tử được sử dụng nhiều 
trong các tiết học và bước đầu đã mang lại nhiều hiệu quả. 
Vậy tại sao môn học Thể dục lại không sử dụng công nghệ thông tin 
vào các tiết học ? Ứng dụng công nghệ thông tin có đem lại hứng thú học tập 
cho học sinh trong tiết học thể dục ? Đó là lí do tôi chọn đề tài “ Ứng dụng 
công nghệ thông tin vào việc giảng dạy môn thể dục” 
1. Thuận lợi: 
Đây là năm diễn ra Hội khoẻ Phù đổng tỉnh Đồng Nai lần VI, Ban 
giám hiệu nhà trường đã xác định nhiệm vụ, đề ra mục tiêu và yêu cầu tổ Thể 
dục – Giáo dục quốc phòng và an ninh tổ chức Hội khỏe Phù đổng cấp 
trường, tuyển chọn vận động viên tham dự Hội khỏe Phù đổng cấp tỉnh. Đây 
là thuận lợi đáng kể giúp tôi có được những đánh giá sơ bộ về kĩ thuật một số 
môn thể thao trong chương trình đã được tôi ứng dụng công nghệ thông tin 
vào giảng dạy. Bên cạnh đó, là việc không ngừng đầu tư trang thiết bị, máy 
móc và dụng cụ tập luyện của Ban giám hiệu, là sự quan tâm giúp đỡ, động 
viên rất nhiệt tình của Ban lãnh đạo, tổ chuyên môn đã tạo mọi điều kiện 
thuận lợi, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này, cùng sự giúp đỡ tận tình của giáo 
viên dạy cùng bộ môn, tất cả giáo viên của các tổ bộ môn khác cũng như giáo 
viên chủ nhiệm các khối lớp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi khi thực 
hiện điều tra cơ bản, tìm hiểu tâm sinh lí, giới tính, thành tích học tập của các 
em. 
2. Khó khăn: 
Trước khi vào bậc trung học phổ thông, phần lớn các em là học sinh 
của nhiều trường trung học cơ sở khác nhau nên kĩ năng, nhận thức của các 
em với môn học cũng khác nhau, dẫn đến có sự chênh lệch rất lớn giữa các 
em và giữa những nội dung của môn học với nhau. Điều này làm cho việc 
giảng dạy của giáo viên gặp nhiều khó khăn ? Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của 
nhà trường cho một số môn thể thao chưa đáp ứng được yêu cầu học tập, tập 
luyện nên phần đông các em tập luyện chưa hiệu quả, chưa nắm bắt và vận 
dụng tốt kĩ thuật để đáp ứng yêu cầu môn học, chưa phát huy và nâng cao 
thành tích trong học tập, tập luyện và thi đấu Thể dục thể thao. 
3. Số liệu thống kê: 
Trong những năm công tác vừa qua tại trường, tôi đã thực hiện đề tài 
nghiên cứu của mình về việc thay đổi phương pháp giảng dạy, sử dụng công 
nghệ thông tin trong giảng dạy một số môn học: Chạy ngắn, nhảy cao và cầu 
lông. Số liệu cụ thể được điều tra, thống kê và ghi nhận như sau: Trong năm 
tôi được phân công dạy 8 lớp 10, qua điều tra, đánh giá chất lượng học tập 
thông qua điểm số, thành tích của các em với các môn học: Chạy ngắn, nhảy 
cao, cầu lông của 4 lớp 10 (45 học sinh 1 lớp) không được tôi sử dụng công 
nghệ thông tin trong giảng dạy và 4 lớp được tôi ứng dụng công nghệ thông 
tin trong giảng dạy, các số liệu cụ thể được ghi nhận như sau: 
Kết quả kiểm tra các lớp không ƯDCNTT trong giảng dạy: 
 Tổng 
số hs 
CHẠY NGẮN NHẢY CAO CẦU LÔNG 
G K TB Y G K TB Y G K TB Y 
10 A1 45 10 13 18 4 9 13 18 5 11 12 17 5 
10 A2 45 11 12 17 5 10 13 18 4 12 12 17 4 
10 B 45 9 13 18 5 11 12 17 5 10 13 18 4 
10 C1 45 12 12 17 4 10 15 16 4 9 14 16 6 
CỘNG 180 42 50 70 18 40 53 69 18 42 51 68 19 
Õ Chạy ngắn: -- Loại Giỏi: 42 học sinh chiếm 23,3% 
 -- Loại Khá: 50 học sinh chiếm 27,8% 
 -- Loại TB: 70 học sinh chiếm 38,9% 
 -- Loại Yếu: 18 học sinh chiếm 10,0% 
Õ Nhảy cao: -- Loại Giỏi: 40 học sinh chiếm 22,2% 
 -- Loại Khá: 53 học sinh chiếm 29,5% 
 -- Loại TB: 69 học sinh chiếm 38,3% 
 -- Loại Yếu: 18 học sinh chiếm 10,0% 
Õ Cầu lông: -- Loại Giỏi: 42 học sinh chiếm 23,3% 
 -- Loại Khá: 51 học sinh chiếm 28,3% 
 -- Loại TB: 68 học sinh chiếm 37,8% 
 -- Loại Yếu: 19 học sinh chiếm 10,6% 
1. Về cơ sở lí luận 
Hiện nay không chỉ riêng nước ta mà cả những nước phát triển trên 
thế giới, những nước trong khu vực đều quan tâm đến việc làm gì để nâng cao 
khả năng tư duy, khả năng xử lí mọi tình huống của con người. Và để có được 
con người như thế, giáo dục đóng vai trò quan trọng và nhận phần trách 
nhiệm nặng nề. Nói đến giáo dục, chúng ta biết có nhiều phương pháp khác 
nhau để nhằm đạt tới mục đích nêu trên. 
Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan và ứng dụng công nghệ 
thông tin vào giảng dạy hiện nay đang được ngành giáo dục, cũng như giáo 
LỚP 
viên quan tâm bởi vì nó có vị trí đặc biệt trong việc nhận thức của học sinh. 
Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan không phải là phương pháp mới 
nhưng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy lại là phương pháp mới. 
Lâu nay mọi người chưa có quan tâm đúng mức về nó nhất là phía giáo viên, 
do những điều kiện chủ quan và khách quan mà họ không thể sử dụng được 
bằng phương tiện máy tính trong giờ dạy, mà đặt biệt lại là môn học thể dục, 
môn học không thể thiếu trong giáo dục toàn diện. Môn học chủ yếu trên sân 
tập, mang tính vận động nhiều hơn nhằm mục đích thực hiện yêu cầu của môn 
học là rèn luyện và nâng cao sức khoẻ; góp phần đẩy mạnh quá trình phát 
triển toàn diện, cân đối của cơ thể, song song đó là bồi dưỡng các đức tính tốt: 
ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong khỏe mạnh, khẩn trương, tinh thần dũng 
cảm, khắc phục khó khănNên việc trình bày có kết hợp làm mẫu, thị phạm, 
phim, ảnh, đặc biệt là những đoạn phim về những cuộc thi đấu thể thao đỉnh 
cao của những vận động viên thế giới, những động tác kĩ thuật được quay 
chậm, hay như những động tác do chính các em thực hiện được ghi hình rồi 
trình chiếu để cả lớp xem, nhìn nhận rút kinh nghiệm cho chính bản thân thì 
rất cần thiết và quan trọng. Điều này đã góp phần không nhỏ giúp học sinh 
hứng thú hơn trong tiết học và môn học thể dục, say mê tự tìm hiểu, học tập 
và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên hơn. 
2. Nội dung - biện pháp thực hiện 
a. Nội dung 
Qua tìm hiểu thực tế một số lớp tôi đang giảng dạy, phần lớn hầu như 
các em chưa thực sự hứng thú học tập đối với bộ môn này, điều này được biểu 
hiện cụ thể như sau : 
- Ở lớp: Các em đi học, ý thức tập luyện chưa có, tập luyện hời hợt - 
đối phó, chưa tích cực và tự giác tập luyện, thường xuyên bị giáo viên đôn 
đốc, nhắc nhở (có thể do các em chưa có sách giáo khoa về môn học và sự 
nhận thức về môn học của các em chưa đúng). 
- Ở nhà: Khi hỏi về thời gian dành cho việc ôn tập, tập luyện ở nhà 
thì phần lớn các em trả lới là không có, nếu có, tôi nhận thấy chỉ ở những em 
yêu thích thể thao, những em thường xuyên tập luyện ở những câu lạc bộ, 
trung tâm thể dục thể thao của thành phố 
Vì vậy, kết quả học tập của các em không cao. Theo tôi là do các em 
chưa yêu thích, hứng thú với môn học, học tập và tập luyện một cách miễn 
cưỡng nên kết quả học tập chưa cao, sức khoẻ và thể lực chưa được duy trì và 
tăng cường, làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của những môn 
học khác cũng như các sinh hoạt khác trong cuộc sống. Do đó một trong 
những nhiệm vụ quan trọng nhất của người giáo viên là phải tìm mọi cách để 
gây hứng thú học tập cho học sinh, phải thay đổi phương pháp giảng dạy. 
b. Biện pháp thực hiện 
 s Hình thành động cơ học tập môn học cho học sinh: 
Sức khoẻ là vốn quý của con người. Có sức khoẻ là có tất cả. Vậy làm 
gì để có sức khoẻ ? Ngoài những vấn đề khác không nói đến ở đây thì tập 
luyện thể dục thể thao thường xuyên là biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhất 
giúp chúng ta củng cố, giữ gìn và tăng cường sức khoẻ. Môn học thể dục làm 
được điều này. Nó giúp các em giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi trong học 
tập, lao động vá các sinh hoạt khác; giúp các em hiểu và tập luyện đúng 
phương pháp, đúng kĩ thuật động tác góp phần vào việc nâng cao sức khoẻ. 
Các em hiểu được vấn đề này sẽ hình thành được động cơ học tập. Và như 
vậy tạo được sự hưng phấn, sự hứng thú đối với môn học trong các em học 
sinh. 
 s Tìm hiểu đặc điểm sức khoẻ, tâm sinh lí lứa tuổi học sinh: 
Điều này rất quan trọng trong hoạt động thể dục thể thao cũng như 
môn học thể dục để đạt được hiệu quả cao nhất, tránh những tác dụng xấu có 
thể xảy đến. Tôi đã phải làm những việc sau trong quá trình giảng dạy: 
v Căn cứ đặc điểm giải phẫu, sinh lý của từng lứa tuổi, giới tính: hệ vận 
động, nội tạng, hệ thần kinh để có phương pháp hữu hiệu khi giảng dạy. 
v Căn cứ đặc điểm phát triển tố chất cơ thể: sức nhanh, sức mạnh, sức 
bền, linh hoạt, khéo léo của học sinh để có những bài tập, lượng vận động phù 
hợp 
Với việc làm này, tôi nhận thấy các em đã thay đổi được nhận thức, đã 
tích cực tập luyện thể dục thể thao hơn, hứng thú và say mê hơn với môn thể 
dục vì đã có được những môn học đúng với khả năng, lượng vận động phù 
hợp với bản thân. Sức khoẻ được duy trì và tăng cường, kết quả học tập cũng 
được nâng lên. 
 s Nghiên cứu kĩ nôi dung, bài dạy phải súc tích, khoa học và cải tiến 
phương pháp giảng dạy: 

File đính kèm:

  • pdfdocument-2016_07_31-7e9a0481a851eaf8dd923cb595bba719.pdf
Sáng Kiến Liên Quan