Tóm tắt SKKN Các biện pháp giúp học sinh thực hiện thành thạo các phép tính nhân và chia trong chương trình Lớp 3

Thực trạng trước khi có sáng kiến:

- Sang chương trình lớp 3, các em mới được làm quen với dạng bài đặt tính nhân và chia nên trong những bài đầu tiên các em tiếp thu còn bỡ ngỡ. Những học sinh còn hạn chế còn rất lúng túng khi làm.

- Tính toán không cẩn thận hoặc tự tin vào khả năng tính toán của bản thân rồi tính với tốc độ nhanh. Bên cạnh đó một số học sinh chưa có ý thức kiểm tra lại kết quả sau khi đặt tính. Vẫn có trường hợp các em biết cách làm nhưng vội vàng, hấp tấp, muốn đơn giản hóa vấn đề, làm tính nhân và chia thành thạo tuy nhiên có thể nhầm lần khi thực hiện nhân có nhớ thì lại không thêm nhớ vào lượt nhân sau đó.

- Một số học sinh chưa nắm vững bảng nhân và chia, các em chưa biết liên kết giữa mối quan hệ của phép nhân và chia. Phần lớn đây là các em học còn hạn chế, tiếp thu bài chậm nhưng vẫn có cố gắng. Bên cạnh đó vẫn còn học sinh làm bài sai do không biết cách làm một bài đặt tính phải thực hiện qua các bước như thế nào?

- Chưa nắm vững cách đặt tính những phép tính ngoài bảng nhân, chia học sinh phải thực hiện đặt tính rồi tính để tìm kết quả của phép tính đó. Tuy nhiên trong chương trình lớp 3 học sinh được thực hiện rất nhiều các bài tập có liên quan đến các phép tính nhân và chia số có ba (bốn hoặc năm) chữ số cho số có một chữ số nhưng học sinh vẫn còn chưa thực hiện được thành thạo các phép tính này.

- Là một dạng toán chia mà lại có đến hai cách trình bày bài đặt tính chia nên khi giáo viên giảng cách đặt tính chia ở những bài đầu tiên học sinh tiếp thu và khắc sâu kiến thức hơn. Đến những bài sau giáo viên hướng dẫn cách đặt tính chia viết gọn dưới dạng nhân nhẫm và trừ nhẫm sẽ làm cho học sinh còn hạn chế bị dễ bị phân tán đi nên làm còn rất lúng túng học sinh cảm thấy khó hiểu và lẫn lộn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 959 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt SKKN Các biện pháp giúp học sinh thực hiện thành thạo các phép tính nhân và chia trong chương trình Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN HỒNG NGỰ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC THƯỜNG LẠC 2
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hồng Ngự, ngày 29 tháng 3 năm 2020
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2019 - 2020
- Họ tên tác giả: Ngô Thị Duyên Chúc
- Chức vụ: Giáo viên lớp 3A1
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thường Lạc 2
- Tên sáng kiến: Các biện pháp giúp học sinh thực hiện thành thạo các phép tính nhân và chia trong chương trình lớp 3.
 Báo cáo tóm tắt nội dung sáng kiến:
Thực trạng trước khi có sáng kiến:
- Sang chương trình lớp 3, các em mới được làm quen với dạng bài đặt tính nhân và chia nên trong những bài đầu tiên các em tiếp thu còn bỡ ngỡ. Những học sinh còn hạn chế còn rất lúng túng khi làm. 
- Tính toán không cẩn thận hoặc tự tin vào khả năng tính toán của bản thân rồi tính với tốc độ nhanh. Bên cạnh đó một số học sinh chưa có ý thức kiểm tra lại kết quả sau khi đặt tính. Vẫn có trường hợp các em biết cách làm nhưng vội vàng, hấp tấp, muốn đơn giản hóa vấn đề, làm tính nhân và chia thành thạo tuy nhiên có thể nhầm lần khi thực hiện nhân có nhớ thì lại không thêm nhớ vào lượt nhân sau đó. 
- Một số học sinh chưa nắm vững bảng nhân và chia, các em chưa biết liên kết giữa mối quan hệ của phép nhân và chia. Phần lớn đây là các em học còn hạn chế, tiếp thu bài chậm nhưng vẫn có cố gắng. Bên cạnh đó vẫn còn học sinh làm bài sai do không biết cách làm một bài đặt tính phải thực hiện qua các bước như thế nào? 
- Chưa nắm vững cách đặt tính những phép tính ngoài bảng nhân, chia học sinh phải thực hiện đặt tính rồi tính để tìm kết quả của phép tính đó. Tuy nhiên trong chương trình lớp 3 học sinh được thực hiện rất nhiều các bài tập có liên quan đến các phép tính nhân và chia số có ba (bốn hoặc năm) chữ số cho số có một chữ số nhưng học sinh vẫn còn chưa thực hiện được thành thạo các phép tính này. 
- Là một dạng toán chia mà lại có đến hai cách trình bày bài đặt tính chia nên khi giáo viên giảng cách đặt tính chia ở những bài đầu tiên học sinh tiếp thu và khắc sâu kiến thức hơn. Đến những bài sau giáo viên hướng dẫn cách đặt tính chia viết gọn dưới dạng nhân nhẫm và trừ nhẫm sẽ làm cho học sinh còn hạn chế bị dễ bị phân tán đi nên làm còn rất lúng túng học sinh cảm thấy khó hiểu và lẫn lộn.
Từ những thực trạng nêu trên tôi tiến hành khảo sát môn Toán của lớp 3A1 vào đầu năm học 2019 – 2020, kết quả như sau:
Tổng số học sinh
Hoàn thành tốt
Tỉ lệ
Hoàn thành
Tỉ lệ
Chưa hoàn thành 
Tỉ lệ
27
8/27
29,6%
13/27
48,1%
6/27
 22,3%
Tính mới của sáng kiến:
2.1 Giúp học sinh nắm vững bảng nhân và chia đã học
	- Thực tế hàng ngày, khi giáo viên hỏi bắt chợt một phép tính trong bảng nhân và chia thì các em phải nhẩm lại từ đầu mới có kết quả của phép tính. Để tiết dạy được sinh động, từ các vật liệu dễ tìm như miếng bìa cứng có thể tô màu hoặc cắt những chấm tròn để dán vào miếng bìa cứng dùng trong giảng dạy, cắt thêm những bông hoa bằng bitis hoặc giấy màu để che khuất các con số khi hướng dẫn học sinh học thuộc bảng nhân và chia ngay tại lớp.
- Phương pháp: Đối với những dòng phép tính đã học ở bảng nhân 6 khi học đến bảng nhân 7 để giúp học sinh ghi nhớ bảng nhân 7 giáo viên hướng dẫn học sinh 7 × 6 = 42 vậy 7 × 7 = ? học sinh có thể dựa vào tích 7 × 6 = 42 mới tìm được thêm 7 đơn vị ta sẽ có kết quả 7 × 7 = 49. Trong phép nhân có tính chất 6 × 7 = 7 × 6 nên cần hướng dẫn cho học sinh nắm rõ tính chất này để dễ dàng ghi nhớ bảng nhân, kể cả bảng nhân chưa học đến. Đối với bảng chia giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh hiểu được mối liên hệ giữa phép nhân và phép chia, nếu học sinh đã ghi nhớ được bảng nhân thì có thể lập được bảng chia. Như 42 : 7 = 6, giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào bảng nhân 7, trong bảng nhân 7 có 7 × 6 = 42 nên 42 : 7 = 6. Tương tự như vậy học sinh sẽ lập các dòng còn lại trong bảng chia.
- Thường xuyên truy bài bảng nhân và chia lúc đầu giờ học. Tổ chức nhiều trò chơi để học sinh hứng thú trong học tập. Dùng bảng lớn để ghi các bài tập tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi Đố bạn hoặc Truyền điện để ôn lại bảng nhân và chia.
2.2. Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài đặt tính
- Đối với phép nhân: Khi hướng dẫn học sinh đặt tính phép tính nhân ở bài đặt tính đầu tiên rất quan trọng nên giáo viên phải hướng dẫn học sinh thật chi tiết như sau:
Đầu tiên ta viết thừa số thứ nhất phía trên và sau đó viết thừa số thứ hai ở phía dưới thừa số thứ nhất nhưng do thừa số thứ hai chỉ có một chữ số (hàng đơn vị) nên ta phải viết thẳng cột với cột đơn vị của thừa số thứ nhất. Chú ý viết dấu nhân vào giữa phía bên trái hai thừa số nhưng lưu ý không viết dấu nhân trùng với cột của hàng trăm hay hàng chục của thừa số thứ nhất như vậy sẽ không đúng cách trình bày. Và cuối cùng chúng ta cũng không quên dùng thước để kẻ đường gạch ngang nhưng chú ý là kẻ phía dười thừa số thứ hai cách 1 ô li, trước khi thực hiện tìm kết quả của phép tính nhé.
- Đối với phép chia: Một số học sinh vẫn còn nhầm lẫn cách đặt tính chia tương tự như cách trình bày của đặt tính cộng, trừ và nhân nên giáo viên phải hướng dẫn và nhắc nhở học sinh đặt tính chia cho chính xác.
Viết số bị chia ở bên trái và số chia bên phải cột chia. Khi kẻ cột chia vào vở cần lưu ý kẻ bằng thước không kẻ bằng tay. Cột chia ta kẻ dài 1,5 ô tập tránh trường hợp học sinh làm phép chia đến đâu kẻ dài lê thê đến đó và kẻ ngang vừa phải chú ý không kẻ trùng với hàng viết số chia mà cách xuống 1 ô li để kẻ ngang thì bài đặt tính sẽ trình bày sạch đẹp hơn. giáo viên có quan tâm hướng dẫn học sinh cách trình bày đặt tính nhân và chia cẩn thận thì học sinh trình bày đúng cách và giúp các em đạt vở sạch chữ đẹp.
	2.3. Hướng dẫn học sinh cách làm phép tính nhân và chia trong bài đặt tính
Bước này giáo viên cần phải hướng dẫn kĩ để học sinh nắm vững thông qua câu hỏi, giáo viên phải có biện pháp hướng dẫn phù hợp với từng đối tượng học sinh. 
Đối với phép nhân: Nhắc nhở học sinh khi thực hiện phép tính nhân ta nhân theo thứ tự từ phải sang trái. Đối với nhân có nhớ học sinh do có thói quen ở phép cộng và trừ thường là nhớ 1 nên sang phép tính nhân có những lượt nhân phải nhớ đến 2, 3 hoặc 4, thì học sinh lại chỉ thêm vào có 1 và dẫn đến sai kết quả nên giáo viên phải nhắc nhở học sinh nhớ số nào thì thêm vào số đó và đặc biệt có nhớ thì phải thêm nhớ vào lượt nhân kế tiếp không được bỏ quên.
Đối với phép chia:
Do học sinh không nắm được các bước thực hiện đặt tính chia là chia, nhân, trừ, hạ “có bao nhiêu lần chia thì có bấy nhiêu chữ số được viết ở thương”. giáo viên cũng cần lưu ý học sinh: Chỉ duy nhất trong lần chia đầu tiên là được lấy nhiều hơn một chữ số ở số bị chia để chia (do số bị chia nhỏ hơn số chia), còn các lần chia tiếp theo lấy từng chữ số để chia và khi lấy một chữ số để chia thì phải viết được một chữ số ở thương. Cách đặt tính học sinh cần nắm được một cách chính xác (số bị chia, số chia, thương). Khi chia ta chia theo thứ tự từ trái sang phải.
Khi dạy học sinh cách ước lượng thương trong phép chia. Nếu số bị chia chia hết cho số chia thì ta dựa vào bảng chia để tìm thương đó là cách nhanh nhất. Tuy nhiên đối với những trường hợp số bị chia không chia hết cho số chia thì đa số học sinh lại vướng mắc ở điểm này thì giáo viên sẽ có 2 cách để hướng dẫn học sinh tìm thương cũng tùy vào đối tượng học sinh của lớp mà giáo viên vận dụng phương pháp cho phù hợp:
Cách 1: Theo hướng dẫn của sách giáo khoa. Ví dụ: 78 : 2 = ? ở lượt chia đầu tiên ta lấy 7 chia 2 thì được 3, nhiều học sinh sẽ bâng khuâng ở bước này. Do các em chưa hiểu rõ tại sao 6 chia 2 cũng được 3 và 7 chia 2 cũng được 3. giáo viên phải giải thích thật cặn kẽ ở cách tìm thương này, ta có thể giải thích như sau: Trong bảng chia 2 ta có 6 : 2 được 3 và 8 : 2 được 4 vậy 7 : 2 thì được mấy? Ta sẽ chọn thương đúng nhất là 7 : 2 được 3 do số bị chia 6 < 7 < 8 nên ta chỉ chọn thương có số bị chia nhỏ hơn và gần với số bị chia mà chúng ta đang thực hiện chia có như vậy thì khi thực hiện tiếp bước nhân và trừ thì số dư mới nhỏ hơn số chia. Cách này phù hợp với những học sinh tiếp thu bài nhanh.
Cách 2: Thường rơi vào những học sinh còn hạn chế các em hay nhầm lẫn trong bảng chia thì khó thực hiện tìm thương như cách 1. Tuy nhiên đối với bảng nhân thì các em ghi nhớ dễ dàng hơn thì giáo viên có thể hướng dẫn như sau: Ví dụ: 78 : 2 = ? ở lượt chia đầu tiên ta lấy 7 chia 2 thì được mấy? Nếu học sinh chưa thể dựa vào bảng chia để trả lời thì giáo viên sẽ hỏi trong bảng chia 2 có 7 : 2 không? (học sinh sẽ bảo là không). Nếu 7 : 2 không có trong bảng chia 2 thì ta có thể dựa vào bảng nhân 2, các em hãy đọc thầm tìm xem trong bảng nhân 2 thì 2 nhân mấy mà gần bằng 7? (học sinh trả lời 2 × 3 = 6 là gần bằng 7) vậy 7 : 2 ta sẽ được thương là 3. Vẫn có học sinh thắc mắc tại sao không chọn 2 × 4 = 8 cũng gần bằng 7 thì ta sẽ giải thích thêm nếu các em chọn 7 : 2 được 4 thì đến bước nhân ta có 4 × 2 = 8 khi đến bước trừ thì 7 không trừ được 8 nên không phù hợp. Chú ý nếu lượt chia có dư thì số dư phải bé hơn số chia.
Đặc biệt trước khi hướng dẫn mẫu cho học sinh cách chia viết gọn giáo viên có thể thực hiện cách chia bình thường như trước, sau đó giới thiệu cho học sinh biết về cách chia viết gọn. Để cho học sinh nắm vững cách đặt tính chia viết gọn giáo viên so sánh ở hai cách đặt tính vừa thực hiện chỉ rõ điểm khác nhau là chia viết gọn thì không cần ghi kết quả phép tính nhân dưới số bị chia và không cần gạch ngang để làm phép tính trừ mà chỉ thực hiện nhân nhẩm và trừ nhẩm.
Dạy theo cá thể hóa từng học sinh, quan tâm giúp đỡ học sinh còn hạn chế trong học tập, gọi học sinh nêu lại cách làm thường xuyên để các em nắm vững cách đặt tính chia. Như đã nói ở trên học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn vì vậy giáo viên cần nhấn mạnh sự khác nhau ở hai cách trình bày đặt tính để học sinh không bị lẫn lộn. Và luôn khuyến khích học sinh trình bày đặt tính theo cách chia viết gọn ở những bài luyện tập về sau.
2.4. Tổ chức kiểm tra đánh giá
Giáo viên cần yêu cầu học sinh kiểm tra lại bài làm của mình như nêu lại cách làm giúp học sinh nắm vững cách làm vừa kiểm tra được kết quả xem thực sự chính xác chưa. Ở khâu đánh giá, giáo viên đánh giá cách trình bày đặt tính có chính xác chưa, đúng yêu cầu và hoàn chỉnh sạch đẹp chưa. Tránh trường hợp học sinh nhầm lẫn giữa hai cách trình bày đặt tính chia thông thường và cách trình bày chia viết gọn vì những bài chia sau này đòi hỏi học sinh phải nắm vững cách chia viết gọn để thuận tiện trong tính toán và rèn kĩ năng tính nhiều hơn. Đối với hoạt động sửa bài của học sinh, giáo viên có thể tổ chức thành trò chơi học tập như: viết phép tính, kết quả phép tính vào từng băng giấy, sau đó yêu cầu học sinh sắp xếp lại từng phép tính với kết quả đúng của phép tính đó... 
Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Từ những kinh nghiệm thực tế nêu trên tôi đã rút ra được cho mình cách giảng dạy giúp học sinh đều biết các bước thực hiện đặt tính và thực hiện thành thạo nhân và chia số có ba (bốn hoặc năm) chữ số cho số có một chữ số. Các biện pháp giúp học sinh thực hiện thành thạo các phép tính nhân và chia nêu trên có khả năng áp dụng được cho tất cả học sinh ở các trường Tiểu học trong huyện có cùng điều kiện.
Hiệu quả của sáng kiến mang lại: 
Qua thực nghiệm các biện pháp trên kết quả kiểm tra cuối học kì 1 cho thấy tất cả học sinh của lớp 3A1 đều thực hiện được thành thạo các phép tính nhân và chia, tiến bộ rất nhiều so với đầu năm học. Nhờ đó nâng cao chất lượng dạy và học của lớp và của trường cũng như chất lượng dạy học môn Toán của huyện.
Tổng số học sinh
Hoàn thành tốt
Tỉ lệ
Hoàn thành
Tỉ lệ
Chưa hoàn thành 
Tỉ lệ
27
9/27
33,3%
18/27
66,7%
0/27
0%
Trên đây là báo cáo tóm tắt sáng kiến của cá nhân.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét./.
Xác nhận của đơn vị
 Người viết tóm tắt sáng kiến
 Ngô Thị Duyên Chúc

File đính kèm:

  • doctom_tat_skkn_cac_bien_phap_giup_hoc_sinh_thuc_hien_thanh_tha.doc
Sáng Kiến Liên Quan