[Tóm tăt] Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi học tập môn Đạo đức ở Tiểu học
I/ XUẤT XỨ
Trò chơi là hoạt động gần gũi với con người, từ trẻ em đến người lớn. Bất cứ ai trong cuộc đời cũng đã từng tham gia vào những trò chơi , cũng như lao động, học tập, trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con người.
Trò chơi chứa đựng chủ đề, nội dung nhất định, có những qui tắc nhất định người tham gia phải tuân thủ. Trò chơi vừa mang tính vui chơi giải trí song đồng thời cũng có ý nghĩa giáo dưỡng và giáo dục lớn lao đối với con người.
Trò chơi có ý nghĩa đặc biệt đối với lứa tuổi trẻ em. Trò chơi tạo tất cả những điều kiện để trẻ em thực hiện nhu cầu tự nhiên, về hoạt động tạo ra ở trẻ em những rung động thực tế và quan trọng của cuộc sống.
Trong khi chơi trẻ phản ánh hiện thực xung quanh. Đối với trẻ em chơi có nghĩa là hoạt động, là khơi dậy cảm giác , ước mơ, là cố gắng thực hiện ước mơ đó.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Biên Hòa, ngày tháng năm BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN Kính gửi : Hội đồng sáng kiến Họ và tên : Năm sinh : 1970 Chức vụ : P Hiệu trưởng Đơn vị : Trường Tiểu học Tân Thành Báo cáo tóm tắt sáng kiến : Tổ chức trò chơi học tập môn Đạo đức ở Tiểu học I/ XUẤT XỨ Trò chơi là hoạt động gần gũi với con người, từ trẻ em đến người lớn. Bất cứ ai trong cuộc đời cũng đã từng tham gia vào những trò chơi , cũng như lao động, học tập, trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con người. Trò chơi chứa đựng chủ đề, nội dung nhất định, có những qui tắc nhất định người tham gia phải tuân thủ. Trò chơi vừa mang tính vui chơi giải trí song đồng thời cũng có ý nghĩa giáo dưỡng và giáo dục lớn lao đối với con người. Trò chơi có ý nghĩa đặc biệt đối với lứa tuổi trẻ em. Trò chơi tạo tất cả những điều kiện để trẻ em thực hiện nhu cầu tự nhiên, về hoạt động tạo ra ở trẻ em những rung động thực tế và quan trọng của cuộc sống. Trong khi chơi trẻ phản ánh hiện thực xung quanh. Đối với trẻ em chơi có nghĩa là hoạt động, là khơi dậy cảm giác , ước mơ, là cố gắng thực hiện ước mơ đó. Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu được của học sinh Tiểu học. Dù không còn là hoạt động chủ đạo song vui chơi vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống của trẻ, vẫn có ý nghĩa lớn lao đối với trẻ. Lí luận và thực tế chứng tỏ rằng: Nếu biết tổ chức cho trẻ vui chơi một cách hợp lí, đúng đắn thì đều mang lại hiệu quả giáo dục. Qua trò chơi các em không những phát triển về trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ mà còn góp phần hình thành nhiều phẩm chất hành vi đạo đức. Chính vì vậy tổ chức trò chơi được sử dụng như là một phương pháp để giáo dục trẻ, tạo cho trẻ niềm vui khi tham gia các hoạt động học tập, hỗ trợ cho hoạt động học tập diễn ra được nhẹ nhàng, sinh động giúp học sinh khắc sâu và nhớ lâu. Từ thực tế đó , tôi đã tiến hành nghiên cứu triển khai tổ chức một số hoạt động vui chơi thông qua các trò chơi học tập ở phân môn Đạo đức tại đơn vị . II/ HIỆU QUẢ a/ Cách làm: + Trò chơi có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học song muốn phát huy được vai trò giáo dục này cần tuân theo các nguyên tắc: Nguyên tắc chọn trò chơi : - Đảm bảo tính giáo dục, phù hợp với chủ đề giáo dục đạo đức cho học sinh. - Đảm bảo tính hấp dẫn đối với học sinh , thu hút được nhiều học sinh tham gia chơi, tạo không khí thi đua sôi nổi. - Đảm bảo phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh Tiểu học, với sức khỏe của các em. Bởi vì nếu quá khó học sinh sẽ khó thực hiện, còn đơn giản quá thì học sinh sẽ nhàm chán, không muốn chơi. - Đảm bảo phù hợp điều kiện thực tiễn của lớp học, trường học ( về thời gian, không gian, các phương tiện cần thiết qua trò chơi.) - Đảm bảo an toàn, không gây nguy hiểm cho trẻ. Nguyên tắc tổ chức trò chơi: - Đảm bảo cho học sinh hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách thức tổ chức trò chơi. - Đảm bảo phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá tổ chức trò chơi. - Đảm bảo trò chơi được tự nhiên, không gò ép. - Đảm bảo luân phiên trò chơi hợp lí. - Đảm bảo tổ chức trò chơi với tinh thần thi đua đồng đội. + Quá trình lựa chọn và tổ chức trò chơi giáo dục hành vi đạo đức là một thể thống nhất gồm các giai đoạn, các bước sau: Lựa chọn trò chơi: Phân tích yêu cầu giáo dục chuẩn hành vi đạo đức của bài học – Lựa chọn trò chơi đảm bảo nội dung giáo dục – Đối chiếu khả năng giáo dục của trò chơi nếu phù hợp thì lựa chọn ( hoặc ngược lại ) Chuẩn bị tổ chức trò chơi: Thiết kế giáo án : Tên trò chơi – Mục đích yêu cầu – Phương tiện phục vụ trò chơi – Giải thưởng ( nếu có ) – Nội dung hoạt động cụ thể - Chuẩn bị thang điểm đánh giá. Tổ chức trò chơi: Giới thiệu trò chơi – nêu yêu cầu – tổ chức cho học sinh tham gia Kết thúc trò chơi : Đánh giá chung - Phát thưởng ( nếu có ) + Các loại trò chơi Trò chơi với đồ vật ( những vật dụng đơn giản ) Trò chơi theo chủ đề( sắm vai, đạo diễn , đóng kịch ...) Trò chơi vận động ( thể thao, vận động ) Trò chơi học tập b/ Hiệu quả Trong quá trình triển khai đã bước đầu tạo được sự hưng phấn trong các hoạt động học tập của học sinh, tạo điều kiện phát huy sự sáng tạo tự do của học sinh, giúp các em tham gia tích cực các hoạt động học tập và tạo cảm xúc thỏa mãn rõ rệt ở các em. Trò chơi cũng làm cho các em nảy sinh tình hữu nghị, tình bạn bè, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Thông qua trò chơi giúp hiệu quả tiết dạy nâng lên rõ rệt, các em không chỉ phát triển về trì tuệ, thể chất, thẫm mĩ mà còn hình thành những phẩm chất hành vi đạo đức tốt. III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Để tổ chức tốt các trò chơi đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư, nghiên cứu lựa chọn trò chơi phù hợp, có sự chuẩn bị tổ chức thật kĩ sao cho đạt được mục đích yêu cầu đã đề ra. Trước khi tổ chức cho học sinh tham gia cần giải thích rõ ràng và đầy đủ những yêu cầu cần đạt, nội dung, cách thức hoạt động cần thực hiện, tránh để học sinh tiến hành một cách vô ý thức, tùy tiện và không thu được kết quả giáo dục mong muốn. Trong quá trình chơi cần quan tâm đến các mức độ tham gia từ thấp đến cao, tránh gò ép phải tạo cho học sinh sự nhẹ nhàng thoải mái. Lưu ý thời gian tổ chức một trò chơi quá dài cần có sự luân phiên . Tạo điều kiện kích thích tính tích cực phấn đấu ở mỗi học sinh vì thành tích bản thân và vì thành tích đồng đội mà mình là một thành viên, vun đắp cho học sinh ý thức đồng đội, tình bạn thân ái. Khi tổ chức cho học sinh tham gia dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc học sinh tự quản giáo viên đều phải cósự theo dõi , động viên khích lệ các em kịp thời đồng thời cần quan sát để rút kinh nghiệm qua mỗi trò chơi tổ chức để lần sau tổ chức tốt hơn, tránh để mặc học sinh tham gia còn giáo viên thực hiện một hoạt động khác. IV/ KIẾN NGHỊ Không có Nhận xét của Hội đồng sáng kiến Người viết Tổ chức trò chơi học tập môn Đạo đức ở Tiểu học I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trò chơi là hoạt động gần gũi với con người, từ trẻ em đến người lớn. Bất cứ ai trong cuộc đời cũng đã từng tham gia vào những trò chơi , cũng như lao động, học tập, trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con người. Trò chơi chứa đựng chủ đề, nội dung nhất định, có những qui tắc nhất định người tham gia phải tuân thủ. Trò chơi vừa mang tính vui chơi giải trí song đồng thời cũng có ý nghĩa giáo dưỡng và giáo dục lớn lao đối với con người. Trò chơi có ý nghĩa đặc biệt đối với lứa tuổi trẻ em. Trò chơi tạo tất cả những điều kiện để trẻ em thực hiện nhu cầu tự nhiên, về hoạt động tạo ra ở trẻ em những rung động thực tế và quan trọng của cuộc sống. Trong khi chơi trẻ phản ánh hiện thực xung quanh. Đối với trẻ em chơi có nghĩa là hoạt động, là khơi dậy cảm giác , ước mơ, là cố gắng thực hiện ước mơ đó. Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu được của học sinh Tiểu học. Dù không còn là hoạt động chủ đạo song vui chơi vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống của trẻ, vẫn có ý nghĩa lớn lao đối với trẻ. Lí luận và thực tế chứng tỏ rằng: Nếu biết tổ chức cho trẻ vui chơi một cách hợp lí, đúng đắn thì đều mang lại hiệu quả giáo dục. Qua trò chơi các em không những phát triển về trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ mà còn góp phần hình thành nhiều phẩm chất hành vi đạo đức. Chính vì vậy tổ chức trò chơi được sử dụng như là một phương pháp để giáo dục trẻ, tạo cho trẻ niềm vui khi tham gia các hoạt động học tập, hỗ trợ cho hoạt động học tập diễn ra được nhẹ nhàng, sinh động giúp học sinh khắc sâu và nhớ lâu. Từ thực tế đó , bộ phận chuyên môn nghiên cứu triển khai tổ chức một số hoạt động vui chơi thông qua các trò chơi học tập ở phân môn Đạo đức tại đơn vị . II/ NGUYÊN TẮC a/ Cách làm: + Trò chơi có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học song muốn phát huy được vai trò giáo dục này cần tuân theo các nguyên tắc: Nguyên tắc chọn trò chơi : - Đảm bảo tính giáo dục, phù hợp với chủ đề giáo dục đạo đức cho học sinh. - Đảm bảo tính hấp dẫn đối với học sinh, thu hút được nhiều học sinh tham gia chơi, tạo không khí thi đua sôi nổi. - Đảm bảo phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh Tiểu học, với sức khỏe của các em. Bởi vì nếu quá khó học sinh sẽ khó thực hiện, còn đơn giản quá thì học sinh sẽ nhàm chán, không muốn chơi. - Đảm bảo phù hợp điều kiện thực tiễn của lớp học, trường học ( về thời gian, không gian, các phương tiện cần thiết qua trò chơi.) - Đảm bảo an toàn, không gây nguy hiểm cho trẻ. Nguyên tắc tổ chức trò chơi: - Đảm bảo cho học sinh hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách thức tổ chức trò chơi. - Đảm bảo phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá tổ chức trò chơi. - Đảm bảo trò chơi được tự nhiên, không gò ép. - Đảm bảo luân phiên trò chơi hợp lí. - Đảm bảo tổ chức trò chơi với tinh thần thi đua đồng đội. + Quá trình lựa chọn và tổ chức trò chơi giáo dục hành vi đạo đức là một thể thống nhất gồm các giai đoạn, các bước sau: Lựa chọn trò chơi: Phân tích yêu cầu giáo dục chuẩn hành vi đạo đức của bài học – Lựa chọn trò chơi đảm bảo nội dung giáo dục – Đối chiếu khả năng giáo dục của trò chơi nếu phù hợp thì lựa chọn ( hoặc ngược lại ) Chuẩn bị tổ chức trò chơi: Thiết kế giáo án : Tên trò chơi – Mục đích yêu cầu – Phương tiện phục vụ trò chơi – Giải thưởng ( nếu có ) – Nội dung hoạt động cụ thể - Chuẩn bị thang điểm đánh giá. Tổ chức trò chơi: Giới thiệu trò chơi – nêu yêu cầu – tổ chức cho học sinh tham gia Kết thúc trò chơi : Đánh giá chung - Phát thưởng ( nếu có ) + Các loại trò chơi Trò chơi với đồ vật Những vật dụng đơn giản ( các mảnh gỗ, các mảnh nhựa ) hay các đồ chơi chuyển động ( ô tô, tàu hoả ). Qua đó , trẻ em : + Tập nhận biết đồ vật, màu sắc, các vật thể hình học nhằm dần dần tìm hiểu thế giới xung quanh; tập quan sát chuyển động tìm kiếm nguyên nhân chuyển động qua đo ren trí thông minh, nâng cao hiểu biết thế giới xung quanh, bồi dưỡng tính kiên trì, cẩn thận. Trò chơi theo chủ đề Bao gồm: sắm vai, đạo diễn , đóng kịch + Sắm vai trẻ được nhập vai các nhân vật khác nhau với các mối quan hệ khác nhau . Từ đó trẻ có thể dần làm quen với những sinh hoạt của người lớn sau này các em sẽ tham gia khi trưởng thành, bồi dưỡngđược nhiều phẩm chất, phản ánh quan hệ ứng xử đúng đắn với những người xung quanh, hình thành những ước mơ trở thành những người làm nghề gì đó trong tương lai. + Đóng kịch : các em có cơ hội để phát triển ngôn ngữ, óc thẩm mĩ Trò chơi vận động ( thể thao, vận động ): Giúp các em phát triển thể lực, rèn luyện ý chí, tinh thần đồng đội. Trò chơi học tập: giúp trẻ phát triển các giác quan, phát triển trí thông minh, phản xạ nhanh nhẹn b/ Hiệu quả Trong quá trình triển khai trò chơi tạo được sự hưng phấn trong các hoạt động học tập của học sinh, tạo điều kiện phát huy sự sáng tạo tự do của học sinh, giúp các em tham gia tích cực các hoạt động học tập và tạo cảm xúc thỏa mãn rõ rệt ở các em. Trò chơi cũng làm cho các em nảy sinh tình hữu nghị, tình bạn bè, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Thông qua trò chơi giúp hiệu quả tiết dạy nâng lên rõ rệt, các em không chỉ phát triển về trì tuệ, thể chất, thẫm mĩ mà còn hình thành những phẩm chất hành vi đạo đức tốt. III/ HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI 1/ Trò chơi “ Ghép tranh” a/ Mục đích : Giúp học sinh biết phân loại tranh theo các chủ đề đạo đức Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng phân biệt giữa các hành vi hợp với chuẩn mức hành vi đạo đức với hành vi chua phù hợp. b/ Chuẩn bị Tranh ảnh về chủ đề giáo dục đạo đức. Giấy A 0, hồ dán c/ Cách chơi Có thể tổ chức cho Hs chơi cá nhân hoặc theo nhóm Trên giấu A0 đã chuẩn bị ghi sẵn một vài ô chữ , ví dụ : gọn gàng, bừa bãi hoặc Quyền được sống còn, Quyền được bảo vệ, Quyền được tham gia GV phát cho học sinh hoặc mỗi nhóm học sinh/ ảnh cùng giấy A0 và hồ dán. Học sinh sẽ thảo luận nhóm và ghép tranh với các ô chữ trên giấy A0 cho phù hợp. Nhóm nào ghép tranh đúng và nhanh, đẹp nhóm đó thắng cuộc. 2./Trò chơi “ Đặt tên cho tranh” a/ Mục đích Giúp Hs phát triển khả năng cảm thụ tranh, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của hành vi đạo đức trong tranh. Giúp học sinh phát triển óc sáng tạo và khả năng ngôn ngữ. b/ Chuẩn bị Một số tranh ảnh về chủ đề bài học. c/ Cách chơi Có thể tổ chức theo nhóm. Gv phát cho mỗi nhóm học sinh 1-3 tranh, ảnh. HS thảo luận tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của tranh và cùng đặt tên cho tranh. Sau đó đại diện nhóm sẽ giới thiệu tranh và tên tranh trước lớpvà giải thích lí do nhóm đặt tên tranh. Lớp sẽ bình luận về những cái tên đã được đặt.( VD : bài 1 – Kính yêu Bác Hồ ( lớp 2 ) hoặc bài 8- Biết ơn các gia đình thương binh liệt sĩ ( lớp 3 ) 3/ Trò chơi “ Ghép hoa” a/ Mục đích Giúp học sinh biết lựa chọn những cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực hàng vi đạo đức trong các tình huống một cách nhẹ nhàng, sinh động. b/ Chuẩn bị Một số nhị hoa và cánh hoa cắt bằng giấy màu. Trên mỗi nhị hoa có ghi một chuẩn mực hành vi ( VD: lễ phép , vâng lời0 Còn trên các cánh hoa có ghi một cách ứng xử. c/ Cách chơi Tổ chức theo nhóm. GV phát cho mỗi nhóm 1-2 nhị hoa và nhiều cánh hoa, trong đó ghi cách ứng xử phù hợp hoặc không phù hợp. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Để tổ chức tốt các trò chơi đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư, nghiên cứu lựa chọn trò chơi phù hợp, có sự chuẩn bị tổ chức thật kĩ sao cho đạt được mục đích yêu cầu đã đề ra. Trước khi tổ chức cho học sinh tham gia cần giải thích rõ ràng và đầy đủ những yêu cầu cần đạt, nội dung, cách thức hoạt động cần thực hiện, tránh để học sinh tiến hành một cách vô ý thức, tùy tiện và không thu được kết quả giáo dục mong muốn. Trong quá trình chơi cần quan tâm đến các mức độ tham gia từ thấp đến cao, tránh gò ép phải tạo cho học sinh sự nhẹ nhàng thoải mái. Lưu ý thời gian tổ chức một trò chơi quá dài cần có sự luân phiên . Tạo điều kiện kích thích tính tích cực phấn đấu ở mỗi học sinh vì thành tích bản thân và vì thành tích đồng đội mà mình là một thành viên, vun đắp cho học sinh ý thức đồng đội, tình bạn thân ái. Khi tổ chức cho học sinh tham gia dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc học sinh tự quản giáo viên đều phải cósự theo dõi , động viên khích lệ các em kịp thời đồng thời cần quan sát để rút kinh nghiệm qua mỗi trò chơi tổ chức để lần sau tổ chức tốt hơn, tránh để mặc học sinh tham gia còn giáo viên thực hiện một hoạt động khác. IV/ KIẾN NGHỊ Không có Nhận xét của Hội đồng sáng kiến Người viết Đào Thị Kim Phượng
File đính kèm:
- SKKN.doc