Tóm tắt Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển năng lực, phẩm chất học sinh khó khăn trong học tập

Cơ sở khoa học của đánh giá thường xuyên học sinh Tiểu học bằng nhận xét

Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét được thực hiện ở nhiều nước có nền giáo dục phát triển đã từ lâu. Đánh giá bằng nhận xét là dùng lời nói (lời nói mang tính xây dựng, tích cực để phản hồi giúp học sinh phát hiện lỗi, sửa lỗi, ) đây chính là đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, đánh giá để phát triển học tập. Vì thế, đối với học sinh Tiểu học, lời nói có sức ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tình cảm, niềm tin của các em.

Vì vậy, đánh giá thường xuyên bằng nhận xét tích cực đặc biệt quan trọng với học sinh Tiểu học, quan trọng hơn nhiều so với điểm số. Bởi vì:

- Suy nghĩ và cảm nhận của học sinh Tiểu học chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những lời nhận xét trực tiếp của giáo viên.

- Những lời nhận xét trực tiếp, tích cực của giáo viên đối với học sinh Tiểu học luôn có sức mạnh tạo dựng, nhân bản niềm tin, truyền cảm hứng, nuôi dưỡng hứng thú học tập đối với các em.

- Mỗi học sinh Tiểu học đều có thể thành công sau mỗi lớp học, nếu giáo viên tin rằng các em có thể học được và gieo ý nghĩ ấy mỗi ngày bằng những hành vi đầy tính sư phạm, giúp học sinh thể hiện tất cả khả năng của mình.

- Đánh giá thường xuyên sử dụng những lời nhận xét chứa đầy cảm xúc, tích cực sẽ có lợi hơn cho sự thúc đẩy hoạt động học tập, giúp phát triển toàn diện nhân cách học sinh Tiểu học.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển năng lực, phẩm chất học sinh khó khăn trong học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN HỒNG NGỰ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC THƯỜNG LẠC 2
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hồng Ngự, ngày 29 tháng 3 năm 2020
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2019 - 2020
- Họ tên Tác giả: Võ Thị Nhàn
- Chức vụ: Giáo viên lớp 2A1
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thường Lạc 2
- Tên sáng kiến: Một số biện pháp phát triển năng lực, phẩm chất học sinh khó khăn trong học tập.
 Báo cáo tóm tắt nội dung sáng kiến:
1. Thực trạng trước khi có sáng kiến:
- Đầu năm học 2019 - 2020, tôi được Hiệu trưởng phân công chủ nhiệm lớp 2A1 và kiêm nhiệm tổ trưởng khối 2.
- Qua hơn 04 tuần đầu ôn tập, trong buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối lần thứ hai, tôi yêu cầu giáo viên từng lớp tiến hành nắm thông tin tình hình học tập của các em. Qua kết quả báo cáo của giáo viên từng lớp, đa số các em phần lớn lễ phép, chăm học, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo quy định. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh phát âm sai khi đọc bài; viết chính tả thiếu tính cẩn thận và thiếu tập trung trong quá trình học tập; giải bài toán đơn có lời văn; khi đổi các đơn vị đo độ dài, học sinh thực hiện còn lúng túng.
- Dưới đây là bảng thống kê một số nội dung học sinh còn gặp khó khăn trong học tập trong toàn khối 2: 
Tổng số học sinh toàn khối
Học sinh gặp khó khăn trong học tập
Số lượng
 Tỉ lệ %
140
Phát âm sai khi đọc bài
29/140
21
Viết chính tả thiếu tính cẩn thận và thiếu tập trung trong quá trình học tập
35/140
25
Giải bài toán đơn có lời văn
35/140
25
Khi đổi các đơn vị đo đo độ dài học sinh hay đổi sai hoặc còn lúng túng
28/140
20
Từ những thực trạng nêu trên, tôi đề nghị tất cả giáo viên trong khối, thống nhất thực hiện các giải pháp dưới đây nhằm giúp học sinh gặp khó khăn trong học tập của từng lớp đạt chuẩn kiến thức kỹ năng, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường từ năm học 2019 - 2020 và những năm tiếp theo.
2. Tính mới của sáng kiến:
2.1. Cơ sở khoa học của đánh giá thường xuyên học sinh Tiểu học bằng nhận xét
Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét được thực hiện ở nhiều nước có nền giáo dục phát triển đã từ lâu. Đánh giá bằng nhận xét là dùng lời nói (lời nói mang tính xây dựng, tích cực để phản hồi giúp học sinh phát hiện lỗi, sửa lỗi,) đây chính là đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, đánh giá để phát triển học tập. Vì thế, đối với học sinh Tiểu học, lời nói có sức ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tình cảm, niềm tin của các em. 
Vì vậy, đánh giá thường xuyên bằng nhận xét tích cực đặc biệt quan trọng với học sinh Tiểu học, quan trọng hơn nhiều so với điểm số. Bởi vì:
- Suy nghĩ và cảm nhận của học sinh Tiểu học chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những lời nhận xét trực tiếp của giáo viên.
- Những lời nhận xét trực tiếp, tích cực của giáo viên đối với học sinh Tiểu học luôn có sức mạnh tạo dựng, nhân bản niềm tin, truyền cảm hứng, nuôi dưỡng hứng thú học tập đối với các em.
- Mỗi học sinh Tiểu học đều có thể thành công sau mỗi lớp học, nếu giáo viên tin rằng các em có thể học được và gieo ý nghĩ ấy mỗi ngày bằng những hành vi đầy tính sư phạm, giúp học sinh thể hiện tất cả khả năng của mình.
- Đánh giá thường xuyên sử dụng những lời nhận xét chứa đầy cảm xúc, tích cực sẽ có lợi hơn cho sự thúc đẩy hoạt động học tập, giúp phát triển toàn diện nhân cách học sinh Tiểu học.
2.2. Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét tích cực thúc đẩy phát triển học tập 
Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét phải luôn là những thông điệp đầy cảm xúc tích cực, có khả năng “chạm tới trái tim” mới giúp thúc đẩy hoạt động học tập, phát triển nhân cách học sinh. Lời nói nhẹ nhàng tâm tình, không chê bai, nặng lời, thể hiện sự tin tưởng của giáo viên vào học sinh sẽ thúc đẩy sự nổ lực, cố gắng tạo dựng niềm tin ở học sinh. Do đó, để khắc sâu vào tâm hồn học sinh giáo viên không đưa ra những câu nhận xét mẫu, những con dấu, những hình khắc vô hồn, mà phải là những lời tâm tình của giáo viên, thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương thật sự, thể hiện sự thấu hiểu học sinh trong mọi hoàn cảnh. Từ nhận định trên, tôi yêu cầu giáo viên từng lớp áp dụng cụ thể qua các tiết học đối những học sinh còn hạn chế như bảng thống kê đã nêu từ thực trạng. Giáo viên cũng cần linh hoạt, chủ động lập kế hoạch đánh giá: xác định nhóm đối tượng? Thời gian nhận xét? Cách nhận xét sao cho gọn và rõ ràng, ưu tiên cho nhóm đối tượng chưa hoàn thành. 
Cụ thể
* Nhóm học sinh phát âm sai
Trong mỗi tiết dạy Tập đọc và các môn học khác, Giáo viên thường xuyên chú ý, quan sát cụ thể từng hoạt động và kết quả đạt được của học sinh.
Ví dụ 1: Bài đầu tiên của tiết Tập đọc đó là bài “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. 
Trước khi yêu cầu học sinh đọc bài mẫu. Giáo viên yêu cầu học sinh dùng bút chì và mời một học sinh đọc mẫu, cả lớp cầm bút chì đọc thầm theo (bằng mắt và bằng tay). 
+ Nhận xét bằng lời: (đối với học sinh đọc mẫu). Em đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hợp lý, em cần duy trì và phát huy nhé! (đối với cả lớp) các em đã thực hiện đúng theo yêu cầu. Cô khen cả lớp.
+ Trường hợp học sinh phát âm sai: nếu có em phát âm sai âm “th” thực hiện như sau: 
Sau khi em đọc xong, giáo viên nhận xét: Em đọc bài to, ngắt nghỉ hơi đúng nhưng em còn phát âm sai ở những tiếng có âm đầu là th: thấy, thỏi, thành. Giáo viên hướng dẫn cách đọc - yêu cầu em đọc lại.
Ví dụ 2: Trong bài “Mẫu giấy vụn”. Học sinh trong lớp thường đọc sai ở những tiếng có “r” đọc là “d”: ra/da, rộng rãi/dọng dãi. Giáo viên vẫn thực hiện câu nhận xét nhưng nêu rõ hơn nguyên nhân học sinh đọc sai để các em đọc đúng. Để khắc phục lỗi này: Giáo viên đọc các từ này rồi cho em phát âm sai đọc lại. 
* Nhóm học sinh viết chính tả thiếu tính cẩn thận và tập trung trong quá trình học tập
Tình trạng học sinh viết không cẩn thận, thiếu nét, thừa nét, sai dấu, thiếu dấu, quên viết hoa,...diễn ra phổ biến ở các lớp học nói chung, từng lớp trong khối 2 nói riêng. 
Muốn đạt hiệu quả cao, biện pháp này Giáo viên phải thực hiện và duy trì thường xuyên, qua từng tiết học ở tất cả các môn học, phải quan tâm và yêu cầu học sinh thật cẩn thận trong việc viết từng nét chữ, trong cách trình bày. Trong các tiết sinh hoạt lớp giáo viên tổng kết, khích lệ, biểu dương, khen thưởng những học sinh chữ viết có tiến bộ và viết đẹp. Biện pháp này, Giáo viên gắn với phong trào của trường “giữ vở sạch, viết chữ đẹp”, trưng bày sản phẩm là các bài viết sạch đẹp của các em.
Ngoài ra, giáo viên thường xuyên giúp học sinh kiên nhẫn ôn luyện các chữ viết đúng (đã sửa được trong quá trình rèn luyện) ở các tiết học chính tả và trong cả các tiết học của các phân môn khác để giúp các em không lặp lại các lỗi sai trước đây.
Ví dụ: Bài “Trên chiếc bè”. Giáo viên nhận xét bài viết của một em học sinh như sau: Bài viết của em sạch sẽ và đẹp cô khen, tuy nhiên em quên viết hoa đầu câu chữ “Mùa” trong từ “Mùa thu”, em chú ý lắng nghe khi cô đọc chấm xuống dòng, đầu câu phải viết hoa và Giáo viên yêu cầu em sửa và viết lại cho đúng; hoặc nhận xét một em học sinh khác như sau: Bài viết của em trình bày sạch, đẹp cô khen, tuy nhiên em quên để dấu huyền trong chữ “bèo”, dấu nón trong chữ “trông” trong từ “trông thấy” và Giáo viên yêu cầu em sửa và viết lại cho đúng.
* Nhóm giải bài toán đơn có lời văn
Thực tế trong giảng dạy đa số học sinh còn lúng túng khi giải toán có lời văn do: chưa nắm vững các câu hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
Ví dụ: Bái toán: Trong vườn có 9 cây táo, mẹ trồng thêm 6 cây táo nữa. Hỏi trong vườn có tất cả bao nhiêu cây táo?
Học sinh tự giải bài toán, sau đó đổi vở, kiểm tra, chữa bài cho nhau. Với những học sinh còn lúng túng, giáo viên có thể hướng dẫn các em đọc lại bài toán và trả lời các câu hỏi (bài toán cho biết gì? (có 9 cây táo, trồng thêm 6 cây táo); bài toán hỏi gì? (có tất cả mấy cây táo?); để tính trong vườn có tất cả mấy cây táo, cần làm phép tính gì? giải và trình bày cách làm. Giáo viên quan sát học sinh làm bài, ghi “Đ” vào bài làm đúng, có thể nhận xét về lời giải (Học sinh lưu ý viết lời giải cho đủ ý), các phép tính và đáp số bài toán (cần ghi rõ đơn vị là “cây táo”).
Trong từng trường hợp cụ thể, giáo viên có thể ghi nhận xét vào vở của học sinh, chẳng hạn: “Lưu ý cách đặt tính” (nếu học sinh đặt chưa thẳng cột), “Viết lại câu lời giải” (nếu câu lời giải chưa đúng, chưa rõ), “Tên đơn vị?” (học sinh thường quên ghi tên đơn vị ở đáp số), “Chú ý cách trình bày bài giải” (có thể học sinh trình bày lời giải, các phép tính trên một dòng),
* Nhóm khi đổi các đơn vị đo đo độ dài học sinh hay đổi sai hoặc còn lúng túng
Khi giới thiệu về các đơn vị đo, giáo viên thường chỉ nêu tên đơn vị, cách viết tắt, cách đọc đơn vị đó, chứ chưa chú ý cho học sinh nhận dạng đơn vị đo trên thước. Chính vì vậy, học sinh có thể thuộc lòng tên đơn vị đo, cách viết tắt đơn vị đo đó nhưng khi gọi học sinh chỉ độ dài ở trên thước của một số đo nào đó đã được học thì học sinh không tìm được.
Trong chương trình sách giáo khoa, không có phần thời gian nào cho học sinh thực hành kiến thức đã học về đơn vị đo để các em hiểu một cách chắc chắn kiến thức, mà ở đây các em phải công nhận. Nếu giáo viên chỉ cho học sinh quan sát thước đo và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo mà không trực tiếp cầm thước đo cụ thể thì các em rất dễ quên và không hiểu bản chất của đơn vị đó.
Ví dụ: Bài “Đê-xi-met”, giáo viên chỉ vào cách viết tắt ở trên bảng (dm) gọi học sinh đọc tên đơn vị đo là đê-xi-met, sau đó cho học sinh viết tên đơn vị đo đó (cách viết tắt) ra bảng con (dm) và viết các số đo độ dài: 5 dm, 13 dm, 28 dm,
Sau khi học sinh nắm được tên gọi, cách viết tắt đơn vị đo đó, giáo viên cần cho học sinh tìm độ dài của số đo cụ thể ở trên thước đo. Ví dụ: Bài “Đê-xi-met”: Yêu cầu học sinh tìm độ dài của 1 dm, 2 dm, Học sinh có thể dùng thước đo một vật cụ thể và nêu kết quả đã đo được để khắc sâu kiến thức đã học.
2.3. Tham gia đánh giá nhận xét thường xuyên 
- Hiện nay, ở Tiểu học phổ biến việc giáo viên để cho học sinh đánh giá bạn cũng như khuyến khích học sinh tự đánh giá việc học trong các tiết dạy. Tuy nhiên, lời đánh giá của học sinh thường chung chung (đúng, hay, to, rõ, tốt...) hoặc nếu cụ thể thì thường chỉ nêu ra những khuyết điểm nhỏ nhặt. Cách đánh giá như thế này không có tác dụng giáo dục. Để giúp học sinh có thể đánh giá bạn hoặc tự đánh giá hoạt động học tập trong tiết học một cách hiệu quả, trước khi cho học sinh tham gia đánh giá, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm các tiêu chí, hoặc yêu cầu cần quan sát một cách cụ thể và có giới hạn. Ví dụ, trước khi cho học sinh tham gia đánh giá việc đọc thành tiếng của học sinh trong một tiết dạy Tập đọc bài “Quả tim khỉ” Tiếng Việt 2 (tập 1), giáo viên đưa ra ba yêu cầu ghi nhận như sau:
Lời đọc hội thoại phù hợp với tính cách của nhân vật không?
Các tiếng có dấu ngã đã được đọc phù hợp chưa?
Các từ “sần sùi, nhọn hoắt, cưa sắt, trườn” đã được đọc thích hợp chưa?
- Phối hợp với gia đình tạo cơ hội cho học sinh kể lại, nhận xét quá trình và kết quả học tập của mình với cha mẹ. Ý kiến của cha mẹ luôn là nguồn thông tin để giáo viên tham khảo trong đánh giá thường xuyên kết quả giáo dục của học sinh. Một số đặc điểm riêng của học sinh được cha mẹ cung cấp sẽ giúp cho giáo viên đánh giá đầy đủ, chính xác và phối hợp tốt hơn với gia đình trong giáo dục học sinh.
Ví dụ: Dựa vào thông tin phụ huynh cung cấp về cách phát âm của học sinh do em bị ngọng, giáo viên sẽ đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ (dù chưa được phát âm chuẩn xác) và không đề nghị học sinh sửa lại. 
3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Trong học 2019 - 2020, sau khi kết thúc học kỳ I, giáo viên từng lớp đã áp dụng một số biện pháp trên để tạo điều kiện cho các em học tốt và đạt kết quả cao cho cả năm học. Nên bản thân là một khối trưởng, tôi mạnh dạn khuyến nghị mở rộng phạm vi áp dụng cho toàn trường, trong huyện và ngoài huyện.
4. Hiệu quả của sáng kiến mang lại: 
Qua quá trình thực hiện một số giải pháp đánh giá thường xuyên theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT, ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh Tiểu học. Theo ý kiến của giáo viên trong khối 2, khi áp dụng những giải pháp này không chỉ hiệu quả cao đối với lớp mình, đặc biệt là những em còn khó khăn trong học tập mà còn có hiệu quả cao đối với học sinh toàn trường và toàn huyện. Dưới đây là kết quả học tập của khối 2 thể hiện qua bảng thống kê:
Tổng số học sinh toàn khối
Học sinh gặp khó khăn trong học tập
Số lượng
 Tỉ lệ %
140
Phát âm sai khi đọc bài
0/140
0
Viết chính tả thiếu tính cẩn thận và tập trung trong quá trình học tập.
0/140
0
Giải bài toán đơn có lời văn
0/140
0
Khi đổi các đơn vị đo đo độ dài học sinh hay đổi sai hoặc còn lúng túng
0/140
0
 Trên đây là báo cáo tóm tắt sáng kiến của cá nhân.
 Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét./.
Xác nhận của đơn vị
 Người viết tóm tắt sáng kiến
 Võ Thị Nhàn

File đính kèm:

  • doctom_tat_sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_na.doc
Sáng Kiến Liên Quan