Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường

NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ

1. Thuận lợi

Trong những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT trong các trường học được ngành GD chú trọng; Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm PGD&ĐT đều đề cập nhiệm vụ ứng dụng CNTT. Trường tôi được Quận trang bị đủ số lượng máy tính phục vụ cho nhu cầu học tập của HS và hoạt động QL của của BGH . Các máy đều được nối mạng, thuận tiện cho việc cập nhật thông tin kịp thời. BGH nhà trường có chuyên môn về CNTT, quan tâm chỉ đạo tích cực các hoạt động ứng dụng CNTT trong đơn vị.Đội ngũ GV của trường đều tham gia các lớp tập huấn và được cấp chứng chỉ về CNTT. Đội ngũ khá trẻ, năng động, có KN ứng dụng CNTT khá tốt, nắm bắt nhanh những đổi mới về CNTT.

2. Khó khăn

Cơ sở hạ tầng phục vụ ứng dụng CNTT chưa bắt kịp nhu cầu hiện nay.

Việc kết nối mạng Internet phụ thuộc vào đường truyền.

Một số GV chưa thể hiện rõ tính tích cực ở một số HĐ GD, trong đó có kĩ năng ứng dụng CNTT. Thời gian GV nghiên cứu, thực hành về CNTT hạn chế.

Một bộ phận GVNV lớn tuổi, chậm chạp trong việc ĐM PPDH và ứng

dụng CNTT trong GD nên khó tiếp cận và áp dụng những PM mới.

Một số GVNV ngại thay đổi, chưa nhận thức được tầm quan trọng, tính

ưu việt của việc ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động giáo dục đối với công việc

được giao dẫn đến tình trạng đôi khi chỉ thực hiện mang tính chất đối phó.

Sự hiểu biết về CNTT của đa số GV trong trường còn chưa được chuyên sâu. Nhiều thuật ngữ, cùng các kỹ thuật máy tính phức tạp chưa nắm bắt được.

3. Nguyên nhân

Một số GV chậm đổi mới về tư duy, thiếu sáng tạo, nhạy bén; chưa theo kịp yêu cầu và sự đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn; chưa coi trọng công tác phát triển và ứng dụng CNTT trong QL và dạy học. KT và KN về CNTT của nhiều GV còn hạn chế. PPDH cũ vẫn khó thay đổi, việc dạy học tương tác giữa người - máy, PPDH theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học vẫn còn mới mẻ đối với một số GVTH. Điều đó làm cho CNTT, dù đã được đưa vào QTDH, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó. Việc sử dụng CNTT để đổi mới PPDH chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc GV ứng dụng không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi thành lạm dụng.

 

docx14 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì hiện nay với ứng dụng CNTT, GV có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên GD phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho BGĐT. Nhờ ứng dụng CNTT, HS được chủ động khám phá kiến thức. Đây có thể coi là một PP ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý GD của Vưgotxki “Dạy học lấy HS làm trung tâm”. Có thể thấy ứng dụng của CNTT trong GDTH đã tạo ra một biến đổi về chất trong QL và giảng dạy của GDTH, tạo ra một môi trường GD mang tính tương tác cao giữa GV và HS.
II. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ 
1. Thuận lợi
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT trong các trường học được ngành GD chú trọng; Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm PGD&ĐT đều đề cập nhiệm vụ ứng dụng CNTT. Trường tôi được Quận trang bị đủ số lượng máy tính phục vụ cho nhu cầu học tập của HS và hoạt động QL của của BGH . Các máy đều được nối mạng, thuận tiện cho việc cập nhật thông tin kịp thời. BGH nhà trường có chuyên môn về CNTT, quan tâm chỉ đạo tích cực các hoạt động ứng dụng CNTT trong đơn vị.Đội ngũ GV của trường đều tham gia các lớp tập huấn và được cấp chứng chỉ về CNTT. Đội ngũ khá trẻ, năng động, có KN ứng dụng CNTT khá tốt, nắm bắt nhanh những đổi mới về CNTT.
2. Khó khăn
Cơ sở hạ tầng phục vụ ứng dụng CNTT chưa bắt kịp nhu cầu hiện nay.
Việc kết nối mạng Internet phụ thuộc vào đường truyền.
Một số GV chưa thể hiện rõ tính tích cực ở một số HĐ GD, trong đó có kĩ năng ứng dụng CNTT. Thời gian GV nghiên cứu, thực hành về CNTT hạn chế.
Một bộ phận GVNV lớn tuổi, chậm chạp trong việc ĐM PPDH và ứng
dụng CNTT trong GD nên khó tiếp cận và áp dụng những PM mới.
Một số GVNV ngại thay đổi, chưa nhận thức được tầm quan trọng, tính
ưu việt của việc ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động giáo dục đối với công việc
được giao dẫn đến tình trạng đôi khi chỉ thực hiện mang tính chất đối phó. 
Sự hiểu biết về CNTT của đa số GV trong trường còn chưa được chuyên sâu. Nhiều thuật ngữ, cùng các kỹ thuật máy tính phức tạp chưa nắm bắt được.
3. Nguyên nhân
Một số GV chậm đổi mới về tư duy, thiếu sáng tạo, nhạy bén; chưa theo kịp yêu cầu và sự đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn; chưa coi trọng công tác phát triển và ứng dụng CNTT trong QL và dạy học. KT và KN về CNTT của nhiều GV còn hạn chế. PPDH cũ vẫn khó thay đổi, việc dạy học tương tác giữa người - máy, PPDH theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học vẫn còn mới mẻ đối với một số GVTH. Điều đó làm cho CNTT, dù đã được đưa vào QTDH, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó. Việc sử dụng CNTT để đổi mới PPDH chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc GV ứng dụng không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi thành lạm dụng.
	III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NHÀ TRƯỜNG
1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên.
Nâng cao nhận thức GV về sự cần thiết của ứng dụng CNTT vào HĐ dạy học, trên cơ sở đã nhận thức đúng đắn, sâu sắc, GV sẽ chủ động tìm tòi những giải pháp phù hợp với yêu cầu ứng dụng CNTT trong HĐ dạy học. Góp phần đổi mới tư duy, đổi mới nội dung, PP, phương tiện dạy học
Việc nâng cao nhận thức về việc ứng dụng CNTT cho GV, NV được tiến hành bằng nhiều hình thức: Quán triệt trong chi bộ Đảng, BGH, Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chức khác trong nhà trường. Cung cấp, tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nhà trường. Xây dựng các KH có tính chất chiến lược lâu dài, kết hợp triển khai theo từng mảng công việc, giao trách nhiệm cho các tổ chức trong nhà trường thực hiện các nhiệm vụ về ứng dụng CNTT. Tạo sự đồng thuận, nhất trí trong BGH và các tổ chuyên môn trong nhà trường. Tổ chức các cuộc hội thảo, báo cáo kinh nghiệm, tổ chức đi thăm quan, học tập, rút kinh nghiệm các đơn vị bạn, đồng thời xen kẽ trong các hội nghị, trong các cuộc họp giao ban, họp hội đồng để tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức về CNTT cho toàn thể CBGVNV trong trường. 
	Từ đó, CBQL tăng cường chỉ đạo các tổ, nhóm CM ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH. Giao kế hoạch dạy học có ứng dụng CNTT cho các tổ, nhóm CM. Chỉ đạo cho các tổ nhóm CM thường xuyên báo cáo kinh nghiệm về ĐMPP nhất là những báo cáo có ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đồng thời phát động phong trào dạy học có ứng dụng CNTT trong các kỳ hội giảng, chào mừng ngày 20/11, ... Hằng năm, giao cho các tổ nhóm CM, cá nhân sưu tầm, tuyển chọn các tiết dạy hay có ứng dụng CNTT để GV tham khảo, học tập.
	 Chỉ đạo, giao cho chi đoàn thanh niên giáo viên là nòng cốt đi đầu trong học tập, nâng cao trình độ CM, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học. Tạo thói quen vào mạng, cập nhật thông tin, sưu tầm dữ liệu, phần mềm giáo dục, đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH.
	Tạo mọi điều kiện cho CBGV đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ CM, nghiệp vụ về lĩnh vực CNTT.
2. Biện pháp 2. Bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng về CNTT 
Hàng năm, luân phiên tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sử dụng CNTT cho GV, NV trong trường vào các buổi bồi dưỡng CM, các dip hè, phát động phong trào giúp nhau nâng cao trình độ CNTT ở từng khối. Đưa ND bồi dưỡng CNTT là một ND bắt buộc trong các buổi SHCM của mỗi khối.
 	Hướng dẫn GV có thể học tập nâng cao trình độ CM nghiệp vụ, trình độ tin học khi tham gia vào các diễn đàn, các CLB, hay tìm hiểu các trang Web từ mạng internet như: giaovien.net, vnschool.net, violet.vn, dayhoc.vn, hocmai.vn, dayhoctructuyen.org, edu.net.vn, diendan3t.netm, Qua mạng internet, GV có thể tham gia vào các diễn đàn dành cho HS, các trường bạn, các blog  để tìm hiểu về tâm lý, sở thích của HS; từ đó có những tiết học đạt hiệu quả cao.
Tổ chức các kỳ hội giảng, các chuyên đề cấp trường để phát động phong trào trong CBGV tham gia ĐM giảng dạy, qua đó các GV có thể trao đổi, chia sẻ rút kinh nghiệm và học tập lẫn nhau trong lĩnh vực ứng dụng CNTT trong ĐM PPDH. Tham gia lập và sử dụng “nguồn học liệu mở” về đề thi, giáo án, tài liệu tham khảo, tài nguyên dùng chung trên trang web của trường. 
Giao cho các cá nhân, các tổ nhóm CM sưu tầm các ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, PPDH. Tiến hành tổ chức các buổi tập huấn cho CBGV về kỹ năng sử dụng các phần mềm soạn giảng, các bước soạn một bài trình chiếu, phần mềm PowerPoint, phần mềm Violet 1.9, phần mềm Ispring Suite 8.7, phần mềm mindmap, phần mềm Zoom, ứng dụng google drive, ..
Đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên trên mạng Internet phục vụ công tác
QL và giảng dạy của CBGV thông qua bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp địa chỉ hoặc mở liên kết với trang web của trường. Tiến tới tổ chức cho GV tìm kiếm các Website học tập trực tuyến, thi trực tuyến qua mạng.
3. Biện pháp 3. Thanh tra, kiểm tra và đánh giá việc bảo quản, sử dụng CNTT trong nhà trường.
Việc KTr, đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong QL GD. Có thể nói, KTr, đánh giá việc khai thác sử dụng, ứng dụng CNTT là một phần quyết định của việc ứng dụng CNTT có thành công hay không. Cùng với việc KTr, việc đánh giá đầy đủ, chính xác những thông tin thu được trong quá trình kiểm tra ứng dụng CNTT vào dạy học sẽ giúp cho các nhà QL phát hiện những sai sót, sai lệnh trong các khâu bảo quản, ứng dụng, sử dụng. Chủ động phòng ngừa, phát hiện và kiến nghị xử lý các sai sót đồng thời giúp cho các nhà QL, chỉ đạo thu thập thông tin chính xác, kịp thời để đề ra các giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc, ứng phó mọi tình huống bất thường xảy ra.Việc thanh tra có thể theo 2 hình thức: Thanh tra theo kế hoạch và đột xuất.
	Giao cho các tổ, nhóm CM tăng cường việc dự giờ, thăm lớp nhất là những tiết có sử dụng CNTT trong dạy học. Sau khi dự giờ, thăm lớp phải họp rút kinh nghiệm, nhận xét các ưu, nhược điểm để GV phát huy hoặc điều chỉnh phương pháp tổ chức các hoạt động có ứng dụng CNTT.
 NT sử dụng các hình thức KTĐK, KTr toàn diện, KTr chuyên đề, để đánh giá xếp loại rút kinh nghiệm, tư vấn cho GV nhằm từng bước bồi dưỡng nâng cao chất lượng từng HĐ trong đó HĐ dạy có ứng dụng CNTT là trọng tâm. 
Qua dự giờ các tiết dạy của GV, BGH phân tích ưu điểm, nhược điểm cần khắc phục trong thời gian tới. Đồng thời đề xuất những ý kiến mới, sáng tạo trong quá trình tổ chức HĐ để GV có thêm kinh nghiệm thiết kế bài giảng bằng GAĐT được tốt hơn. Căn cứ vào tiêu chuẩn thang điểm đánh giá giờ dạy của bậc TH để làm cơ sở đánh giá rút kinh nghiệm, đồng thời quan tâm cung cấp những qui chế, những văn bản chỉ đạo CM, bồi dưỡng đội ngũ cốt cán giúp họ có năng lực thực sự để làm nòng cốt trong một số KN sử dụng tin học nhất định.
4. Biện pháp 4. Tăng cường các hoạt động ứng dụng CNTT trong công tác quản lí.
4.1. Ứng dụng một số phần mềm trong công tác quản lí trường học
Trên cơ sở tiến hành điều tra, khảo sát hiện trạng, xác định nhu cầu và nhiệm vụ về CNTT, nhà trường đã tiến hành chọn lọc ứng dụng những PM phù hợp. Đó là: Ứng dụng trong việc điều hành các hoạt động quản lí như: triển khaicải cách hành chính, quản lí hồ sơ sổ sách, công văn đến, đi, trong việc điềuhành các hoạt động qua hệ thống thư điện tử...; ứng dụng PM quản lí nhân sự Pmis, PM phổ cập, PM quản lí chất lượng HS Esams, PM quản lí tài sản Misa, PM quản lí thư viện, PM cơ sở dữ liệu, ....
4.2. Khai thác các tiện ích trên ứng dụng Google
 	Trên google có các tiện ích có thể khai thác để phục vụ công tác QL trong
nhà trường như: lịch, Drive, trang tính, biểu mẫu Trong nhiều năm học qua,
trong các kì báo cáo, tôi đã trực tiếp sử dụng các ứng dụng của google như trang tính hay biểu mẫu; tôi tạo các biểu mẫu báo cáo theo yêu cầu trên Excel sau đó chia sẻ đến driver của mail chung GV báo cáo trực tiếp. Với cách làm này giúp công tác báo cáo của tôi được nhanh gọn số liệu đầy đủ, chính xác đúng biểu mẫu theo yêu cầu.Với những báo cáo thuộc dạng như đăng kí thi đua, đăng kí SKKN hoặc khảo sát tình hình lớp học, tôi sử dụng khảo sát online với google biểu mẫu. Đầu tiên tôi xây dựng hệ thống các câu hỏi và các dạng trả lời sau đó chia sẻ câu hỏi tới địa chỉ email của những GV cần khảo sát hoặc chia sẻ trên nhóm zalo để GV chia sẻ trực tuyến. Khi đã nhận đầy đủ câu trả lời, tôi nghiệm thu câu trả lời có thể chuyển dưới dạng bảng Excel lấy số liệu báo cáo cấp trên.
4.3. Khai thác triệt để mail nội bộ và Website của trường
Tăng cường việc khai thác sử dụng hệ thống thư ĐT để tăng tiện ích, hiệu quả trong trao đổi cập nhật thông tin. Các KH năm học, KH theo học kì, tháng, tuần của nhà trường, Liên đội và các đoàn thể đều được gửi vào hộp thư ĐT chung của GV, tạo được thói quen cho GV cập nhật thông tin qua thư ĐT. GV nào không cập nhật sẽ không nắm bắt được kế hoạch cho nên đó cũng là điều kiện buộc người GV phải thay đổi nếp nghĩ, nếp tư duy, từ đó có sự đầu tư mua
máy tính, kết nối mạng tại gia đình để đáp ứng yêu cầu công việc. 
 	Từ khi trang Web của trường hoạt động, NT đã thông báo và cung cấp địa chỉ cổng thông tin của đơn vị đến toàn thể CBGVNV, CMHS và nhân dân, các cơ quan, tổ chức có liên quan được biết để truy cập, đồng thời bổ sung địa chỉ cổng TTĐT vào nhóm thông tin liên hệ của đơn vị trên các văn bản hành chính. Thành lập BBT, trong đó Trưởng ban là HT, phó ban là PHT, các ủy viên là đại diện các tổ CM. Ban hành quy chế về QL vận hành, sử dụng và cung cấp thông tin trên cổng TTĐT của đơn vị. Phân công nhiệm vụ, tổ chức viết bài, đăng bài và kiểm duyệt nội dung trên cổng TTĐT. Tổ chức tập huấn KN viết bài, đăng bài, duyệt bài cho các thành viên BBT và các cộng tác viên. Thường xuyên đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến HĐ GD của NT, của ngành, của Đảng và nhà nước. Mỗi ngày dành ít nhất 02 giờ để truy cập các trang Web, tìm hiểu, nghiên cứu những cái hay, cái thực tiễn để áp dụng vào NT. 
Triển khai các bộ phận nhà trường dành thời gian ít nhất 04 giờ vào công việc đăng tải, truyền tải, sắp xếp dữ liệu trên Website.
5. Biện pháp 5. Tăng cường các hoạt động ứng dựng CNTT trong dạy- học và tổ chức các hoạt động giáo dục
5.1. Ứng dụng excel để lập lịch báo giảng tự động
	Trong thời đại thông tin hiện nay, máy vi tính là phương tiện không thể
thiếu đối với nhiều người, nhiều công việc. Để có thể tận dụng, khai thác chức năng của máy tính, chúng ta cần thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để phục vụ tốt hơn cho công việc của mình. Một trong những ứng dụng đó là cách thức tạo một "Sổ Báo giảng tự động". Dùng sổ này GV tiết kiệm được nhiều thời gian lập sổ vì nó có chức năng Tự động điền ngày, tháng, năm vào các ô thích hợp, giúp GV khỏi mất công đi tìm lịch. Ngoài ra "Sổ" cũng tự động điền "Tên bài giảng" vào sổ nên GV cũng khỏi cần lục tìm bảng Phân phối chương trình mỗi khi lên LBG. Công việc của bạn chỉ là điền "Tuần lễ thứ : ", "Lớp" và "Tiết PPCT : .", "phân môn" (trong đó chỉ có Tiết PPCT là thay đổi hàng tuần, các mục khác chỉ phải sửa khi có thay đổi TKB) còn lại thì "Sổ" sẽ tự động làm giúp GV.
	Để lập LBG tự động, GV ứng dụng Excel để lập. Cụ thể:
	- Bước 1: Nhập dữ liệu. GV nhập thông tin trong sheet “PPCT”
	- Bước 2: Nhập lịch tuần đầu tiên. Trong Sheet “Lịch tuần”, hãy nhập vào tuần học đầu tiên, tuần bắt đầu năm học mới.
	- Bước 3: Nhập dữ liệu vào form LBG. Trong sheet "Lich bao giang" hãy nhập họ tên giáo viên, số tuần, lớp phân công dạy, và nhập vào số PPCT.
- Bước 4: Hàng tuần, GV chỉ cần chọn tuần để in LBG.
5.2. Thiết kế giáo án điện tử, bài giảng e-learning 
	BGĐT và các trang thiết bị hiện đại có thể coi là những công cụ dạy học đa năng vì nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác từ truyền thống (tranh vẽ, bản đồ, mô hình,...) đến hiện đại (cassette, ti vi, đầu video...). Việc sử dụng HTDH này bước đầu đã tạo nên một không khí học tập và làm việc khác hẳn với cách học và giảng dạy truyền thống.
GAĐT không phải là PM dạy học, nó chỉ trợ giúp cho việc giảng dạy của GV.
Chính vì vậy, việc truyền đạt kiến thức vẫn dựa trên giao tiếp thày - trò, chứ không phải giao tiếp giữa máy - người. Mặt khác, vì GV là người trực tiếp điều hành việc sử dụng GAĐT nên có thể khai thác tối đa được những kiến thức cần chuyển tải, tuỳ thuộc vào trình độ của HS và phương pháp giảng dạy của GV. Tuy nhiên, để thiết kế được một GAĐT, đòi hỏi người soạn phải có một trình độ tin học nhất định. Cụ thể, người GV cần phải:
- Biết sử dụng máy tính.	- Biết cách truy cập Internet.
- Biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint, violet, mindmap, ...
- Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động, tranh, cắt ghép các file âm thanh...vv
- Biết cách sử dụng Projector (máy chiếu)...
Tuy nhiên, tùy thuộc vào môn học, bài học mà GAĐT cần phải biết kết hợp hài hòa giữa màu sắc, âm thanh, hình ảnh, tư liệu, ... sao cho phù hợp.
5.3. Ứng dụng CNTT trong dạy học trực tuyến
Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến cho việc học của HS cả nước gián đoạn là một thách thức lớn đối với ngành GD. Trong thời gian này, cũng như đa số trường học tại các địa phương, trường tôi cũng chỉ đạo GV mạnh triển khai dạy học trực tuyến nhằm duy trì tiến độ học tập của HS với phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học”. Đây là hình thức dạy học đáp ứng được nhu cầu vô cùng cấp thiết hiện nay khi tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, thời gian nghỉ học quá dài, chưa xác định được
chính xác thời gian HS quay lại trường và tiếp tục việc học tập.
Có thể nói, việc dạy và học trực tuyến là hình thức khá mới mẻ đối GV và HSTH. Tuy nhiên, bằng các biện pháp linh hoạt, hợp lí, việc dạy học trực tuyến ở trường tôi đã được triển khai thực hiện và bước đầu có kết quả khá tốt, nhận được sự quan tâm và đồng tình của đa số CMHS. Qua đó, giúp HS duy trì theo học chương trình GDPT trong thời gian nghỉ học ở trường; phát triển năng lực tự học của HS và nâng cao KN tổ chức dạy học qua internet của GV; tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc tổ chức, hỗ trợ HS trong học tập; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học theo hướng tiếp cận cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành GD.
IV. KẾT QUẢ
Sau khi triển khai các biện pháp trên, tôi thu được kết quả sau: 
	Kết quả ứng dụng CNTT vào dạy học trong trường tôi như sau:
TT
Các hình thức ứng dụng CNTT-TT trong day học
Các mức độ sử dụng
Số GV
Thường xuyên
Tỷ lệ ( %)
Không thường xuyên
Tỷ lệ ( %)
Không thực hiện
Tỷ lệ ( %)
1
Dạy học bằng giáo án điện tử
28
26
92.8
02
7.2
0
0
2
Khai thác thông tin qua mạng Internet phục vụ dạy học
28
28
100
0
0
0
0
3
Tổ chức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng Internet
28
28
100
0
0
0
0
4
Dạy học máy tính, ứng dụng các phần mềm 
28
26
92.8
02
7.2
0
0
Bảng kết quả trên cho thấy chất lượng các hoạt động ƯDCNTT được nâng lên rõ rệt chủ yêu ở mức độ thường xuyên. Qua việc dự giờ GV, tôi nhận thấy GV có sự cố gắng vươn lên về CM đặc biệt là việc ứng dụng CNTT. BGH luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy, ứng dụng CNTT ở các môn học. Chất lượng giảng dạy, trình độ kiến thức của GV về ứng dụng CNTT đã được nâng lên, trong các hoạt động dự giờ, thanh tra KTr đều đạt tốt, khá trở lên, không có tiết xếp loại trung bình. Tỷ lệ GV giỏi tăng, trong hai năm học vừa qua có 3 GV đạt GV giỏi cấp Quận, trong đó có 1 GV đạt giải Ba cấp Quận. 
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
	1. Kết luận.	
Việc sử dụng CNTT trong QL cũng như trong hoạt động giảng dạy đã thổi một luồng sinh khí mới mẽ, hiện đại cho việc dạy học của GV bậc học TH, làm cho tiết học sinh động, hấp dẫn, phát huy được óc tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng, phong phú của trẻ . Đồng thời, tạo điều kiện cho CBQL tiếp cận với các nghiên cứu mới nhất về các mô hình ứng dụng CNTT trong QL và tuyên truyền.
Có thể nói tất cả các BP chỉ đạo nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT đã
được đề xuất nói trên đều có vị trí hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học. Mỗi BP có vai trò và vị trí khác nhau. Song các BP mà tôi đưa ra đều có quan hệ biện chứng lẫn nhau, BP này là điều kiện, là tiền đề của BP kia hoặc hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong hệ thống tổng thể của trường học. Trong quá trình tổ chức thực hiện, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Để ứng dụng CNTT vào CM nghiệp vụ cho GV có kết quả, BGH cần đánh giá đúng thực trạng tay nghề GV hằng năm, tạo điều kiện cho đội ngũ GV được bồi dưỡng ứng dụng CNTT. Đồng thời, cần tăng cường KTr, đánh giá rút kinh nghiệm mỗi phương thức tổ chức bồi dưỡng để có BP điều chỉnh phù hợp.
- BGH trường cần quan tâm đến ứng dụng CNTT, PP làm việc, phổ biến các văn bản pháp quy, quy chế của ngành cho lực lượng nồng cốt, để họ gương mẫu vận dụng đúng, tạo niềm tin cho GV. 
- Ứng dụng CNTT trong việc dạy và học sẽ đẩy mạnh sự phát triển về
CM nghiệp vụ của tất cả GV, nâng cao chất lượng GD. BGH cần động viên khích lệ sự tiến bộ của GV có ứng dụng CNTT về vất chất lẫn và tinh thần.
	 - Các BP được đề xuất trên khi triển khai áp dụng một mặt phải được triển khai một cách kịp thời, đồng bộ, thường xuyên trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong mỗi giai đoạn, trong mỗi năm học. Tuy nhiên cần thực hiện linh hoạt, sáng tạo và có những điều chỉnh thích hợp phù hợp với đặc điểm của nhà trường nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong QL.
2. Khuyến nghị
	2.1. Đối với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT
	- Lựa chọn, thống nhất các PM ứng dụng trong QL dạy học, xây dựng, hoàn thiện Website và tích hợp dữ liệu của GDTH. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ về CM nghiệp vụ về CNTT cho CBQL, GVNV.
- Nên tổ chức hội thi “GV sử dụng công nghệ Giỏi” hàng năm để kích thích lòng đam mê sáng tạo của GV trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
2.2. Về phía NT: Cần tham mưu với lãnh đạo các cấp để tăng cường
CSVC phục vụ dạy và học.
Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đúc kết được trong quá trình chỉ đạo ứng dụng CNTT. Tôi rất mong được sự trao đổi, đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công tác của mình. 
Tôi xin chân thành cảm ơn.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao.docx
Sáng Kiến Liên Quan