Tổ chức hoạt động dạy học giải quyết vấn đề chương “động lực học chất điểm”, Vật lí 10 THPT với sự hỗ trợ của bảng tương tác
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đối với các môn khoa học thực nghiệm thì việc sử dụng thí nghiệm (TN) trực
quan trong quá trình dạy học (QTDH) giải quyết vấn đề (GQVĐ) có vai trò cơ bản
nhưng quan trọng và mang ý nghĩa hết sức to lớn. Thực tế, việc sử dụng TN trong
dạy học (DH) còn hạn chế, chưa phát huy hết vai trò của nó và chưa đem lại hiệu
quả cao. Trang thiết bị, đồ dùng DH còn thiếu, kém chất lượng. Sự nhận thức chưa
đúng, chưa nghiêm túc về vai trò và tầm quan trọng của TN ở một bộ phận giáo
viên (GV) đã làm cho việc sử dụng TN trong DH vật lí diễn ra không thường
xuyên và kém hiệu quả. Đối với những TN phức tạp, tốn kém, mất nhiều thời gian
thì do khả năng khai thác, sử dụng TN vào tổ chức hoạt động DH của GV còn hạn
chế nên hiệu quả sử dụng TN trong nhà trường phổ thông chưa cao. Vì thế, kiến
thức lí thuyết mà học sinh lĩnh hội được không gắn liền với thực tiễn. Học sinh
(HS) khó hình thành kĩ năng, kĩ xảo trong việc tiến hành TN và không biết vận
dụng các kiến thức đã học vào giải thích các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và
cuộc sống. Như vậy, để giáo dục HS phát triển toàn diện, đáp ứng được nhu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì bản thân mỗi GV vật lí ngoài việc tự
trau dồi tri thức và đổi mới mạnh mẽ PPDH cần phải tăng cường sử dụng TN với
sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong dạy học với phương châm “Học đi đôi với
hành” nhằm nâng cao chất lượng học tập và hiệu quả giáo dục. Đồng thời, GV cần
phải tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần
chỉ là “thầy đọc trò chép”. HS phải được khuyến khích và tạo điều kiện chủ động,
tự lực tìm kiếm tri thức, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiễn hình
thành kĩ năng, kĩ xảo góp phần phát triển toàn diện nhân cách của HS.
nspire cho HS xem đoạn phim TN mô tả ý tưởng thiên tài của Newton về việc phóng vệ tinh nhân tạo. Hình 6: Sử dụng phần mềm ActivInspire trong bước củng cố - vận dụng 4. Giới thiệu giáo án Tiết 19 Bài 11. LỰC HẤP DẪN. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN A - MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm về lực hấp dẫn và các đặc điểm của lực hấp dẫn. - Phát biểu được nội dung và viết biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn. 2. Kỹ năng - Giải thích được một cách định tính sự rơi tự do và chuyển động của các hành tinh, vệ tinh bằng lực hấp dẫn. - Phân biệt lực hấp dẫn với các loại lực khác như: lực điện, lực đàn hồi, lực ma sát, lực đẩy Acsimet... - HS biết vận dụng công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản như trong bài học. 21 B - CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án điện tử: Hình ảnh mô tả chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất, quả táo rơi... 2. Học sinh: - Ôn tập kiến thức về sự rơi tự do và trọng lực. C - TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. HĐ 1: Đặt vấn đề. Xây dựng khái niệm định tính về lực hấp dẫn (10 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Đặt ra vấn đề: Thả (hoặc ném) một vật (viên phấn) lên cao thì nó sẽ chuyển động như thế nào? Hướng rơi và gia tốc rơi ra sao? - Điều gì khiến các vật rơi về phía Trái Đất? - Khi Trái Đất hút các vật thì các vật có hút Trái Đất không? - Gợi ý: Theo định luật III Newton thì như thế nào? - Phải chăng tính chất hút lẫn nhau là đặc trưng của mọi vật? - Lịch sử hình thành khái niệm lực hấp dẫn: + Đầu tiên là sự kiện Newton nhìn thấy một quả táo rơi. + Mọi vật rơi tự do về phía Trái + HS quan sát, (thảo luận nhóm, tiến hành thí nghiệm,) trả lời: Vật rơi tự do hoặc vật chuyển động lên cao rồi rơi thẳng đứng xuống đất với cùng một gia tốc g . + Do Trái Đất hút các vật về phía nó. + Không + Một vật rơi tự do cũng hút Trái Đất về phía nó. I – Lực hấp dẫn + Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với 1 lực gọi là lực hấp dẫn. + Lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa. 22 Đất với gia tốc không đổi g . Theo định luật II thì phải có lực gây ra gia tốc này, vì mọi vật rơi về phía Trái Đất nên Trái Đất phải tác dụng 1 lực hút. Theo định luật III thì 1 vật rơi tự do cũng hút Trái Đất về phía nó. + Mọi vật bị Trái Đất hút và hút Trái Đất lại gợi ý rằng tính chất hút lẫn nhau là đặc trưng của mọi vật. Newton gọi lực hút lẫn nhau giữa 2 vật bất kì là lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn là gì? - Cho HS quan sát mô hình chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động gần như tròn đều quanh Trái Đất, vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn quanh Trái Đất... Sau đó, yêu cầu HS cho biết: + Lực nào giữ cho các hành tinh chuyển động gần như tròn đều quanh Mặt Trời? + Lực nào giữ cho Mặt Trăng chuyển động gần như tròn đều quanh Trái Đất? + Lực nào giữ cho vệ tinh nhân tạo Tiếp thu + Cá nhân đọc Sgk trả lời: Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn. + Cá nhân quan sát và trả lời câu hỏi của Gv. Đó chính là lực hấp dẫn. 23 chuyển động gần như tròn đều quanh Trái Đất? - Chúng ta đã học các loại lực nào? Vậy, lực mà Trái Đất hút các vật và lực mà các vật hút Trái Đất có cùng bản chất với các loại lực này không? -Vậy, lực hấp dẫn có đặc điểm gì khác với các lực còn lại? - Tóm lại: Lực hấp dẫn là lực hút giữa mọi vật trong vũ trụ. Là lực tác dụng từ xa. Cá nhân trả lời + Lực điện, lực đẩy Acsimet, lực đàn hồi, lực ma sát... + Cá nhân đọc Sgk trả lời: Lực hấp dẫn: Là lực hút Là lực tác dụng từ xa 3. HĐ 3: Tìm hiểu nội dung, biểu thức và ý nghĩa của định luật vạn vật hấp dẫn (20 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung + Vậy sự hút nhau giữa các vật tuân theo qui luật nào? Nói cách khác, yếu tố nào ảnh hưởng tới độ lớn của lực hấp dẫn? + Chúng ta cùng đi tìm hiểu xem nhà bác học Newton đã tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn dựa trên những căn cứ nào? Gv nêu lịch sử: Hiển nhiên, lực hấp dẫn giữa Trái Đất và một vật phụ thuộc vào khối lượng của cả hai vật và khoảng cách giữa chúng, nhưng để biết được mối quan hệ chính xác giữa các đại lượng Tiếp thu II - Định luật vạn vật hấp dẫn 1. Định luật + Nội dung: Sgk (68) 2. Hệ thức 1 2 2HD m m F G r 24 đó thì ông phải dựa vào các chứng cứ và lập luận do ngành thiên văn cung cấp. Kết quả đã được Newton nêu lên thành định luật vạn vật hấp dẫn. + Thông báo nội dung và biểu thức định luật. + Cho HS biết ý nghĩa vật lí của các đại lượng trong biểu thức: - m1, m2: khối lượng của 2 chất điểm. - r: khoảng cách giữa chúng. - Vì sao ta không nhận thấy lực hấp dẫn giữa các vật thể thông thường? Không phải như vậy. Đó là do giá trị của hằng số hấp dẫn G. Phải mất hơn 1 thế kỉ sau khi đưa ra định luật, nhà bác học Ca-ven-đi-xơ mới tạo ra được những thí nghiệm chính xác để đo lực hấp dẫn giữa 2 vật thông thường. Giới thiệu qua về cân xoắn dùng để đo G G = 6,67.10 -11 (N.m 2 /kg 2 ) (Gv có thể gợi ý, dẫn đắt để HS tìm ra đơn vị của G). Quay trở lại câu hỏi ở trên: Giá trị của G rất nhỏ nên đối với các vật thông thường chúng ta khó cảm nhận được. - Ý nghĩa vật lý của việc tìm ra giá trị của hằng số hấp dẫn là gì? Tiếp thu Vì khối lượng của vật nhỏ. Từ CT: 1 2 2HD m m F G r 2 1 2 HDF rG m m suy ra đơn vị của hằng số hấp dẫn. Cá nhân theo dõi sự hướng dẫn của Gv. Trong đó: + m1, m2 (kg): Khối lượng của hai vật. + r (m): Khoảng cách giữa hai vật. + G = 6,67.10 - 11 N.m 2 /kg 2: hằng số hấp dẫn (như nhau cho mọi vật chất). Phạm vi áp dụng của định luật: - Khoảng cách giữa hai vật rất lớn so với kích 25 Đó chính là một hằng số tỉ lệ độc lập với khối lượng của mỗi chất. - Biểu diễn lực hấp dẫn giữa hai vật như thế nào? + dùng hình 11.2 Sgk (67) để hướng dẫn HS cách vẽ lực hấp dẫn. Lưu ý: điểm đặt, phương, chiều, độ lớn. + Nếu vật là 2 quả cầu đồng chất thì lực hấp dẫn được biểu diễn như thế nào? y/c HS lên bảng biểu diễn. Nhận xét Đưa ra phạm vi áp dụng của định luật Tiếp thu Một HS lên bảng vẽ lực hấp dẫn Tiếp thu thước của chúng. - Các vật đồng chất, có dạng hình cầu (r là đường nối 2 tâm hình cầu) 4. H Đ 4: Tìm hiểu: Trọng lực là trƣờng hợp riêng của lực hấp dẫn (10 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm trọng lực, công thức tính trọng lực? Đặc điểm của véc tơ trọng lực là gì? - Nhận xét: Theo Newton thì trọng lực chính là lực hút của Trái Đất tác dụng lên một vật hay nó chính là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó. - Nếu coi Trái Đất có khối lượng M, bán kính R là một quả cầu đồng tính thì lực hấp dẫn do nó tác dụng lên một vật có khối lượng m, ở độ cao h so với mặt đất được tính bằng công thức nào? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm. Phát phiếu học tập. Nêu yêu cầu đối với các - Cá nhân trả lời: Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng lên vật và gây ra cho vật gia tốc rơi tự do. - Công thức: P = m.g - Đặc điểm: Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống và đặt tại trọng tâm của vật. - Thảo luận theo nhóm được phân công: Chia lớp thành 10 nhóm (2 bàn 1 III - Trọng lực là trƣờng hợp riêng của lực hấp dẫn - Trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên một vật chính là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó. (Trọng lực là một trường hợp riêng của lực hấp dẫn) 26 nhóm. - Kết hợp với CT: P = mg suy ra CT tính gia tốc rơi tự do của vật khi đó. - Nếu vật ở gần mặt đất thì g được tính như thế nào? Nhận xét giá trị của g? - Nhắc lại đặc điểm của gia tốc rơi tự do ở bài 6? Sau đó, đối chiếu nó với bảng số liệu 11.1? - Nhận xét hoạt động của các nhóm. - Việc vận dụng định luật II Newton và định luật vạn vật hấp dẫn đã đạt tới những kết quả phù hợp với thực tế là một bằng chứng gián tiếp khẳng định tính đúng đắn của định luật này. nhóm). Trình bày kết quả của nhóm. 2hd hR Mm GF ; mgP 2 2 .M m mg G R h M g G R h h R 2 .G M g R + g phụ thuộc độ cao h. Càng lên cao g càng giảm. Ở gần mặt đất, các vật rơi tự do với cùng một vận tốc. Tiếp thu - Gia tốc rơi tự do: + Ở độ cao h so với mặt đất: 2 .G M g R h + Khi vật ở gần mặt đất: h R 2 .G M g R Nhận xét: Gia tốc rơi tự do g phụ thuộc vào độ cao h. 5. HĐ 5: Củng cố - Giao nhiệm vụ về nhà (5 phút) Gv: - Phát phiếu học tập số 2. Giao nhiệm vụ cho HS. - Giao nhiệm vụ về nhà cho HS: Học bài và làm bài tập 4, 5, 6, 7 SGK (70) - Ôn lại khái niệm: vật đàn hồi, biến dạng đàn hồi, tính chất đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo... để chuẩn bị cho bài 12. HS: - Cá nhân hoặc nhóm hoàn thành yêu cầu của Gv. - Nhận nhiệm vụ học tập từ Gv 27 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM:...............................................................................LỚP............ 1. Lực hấp dẫn giữa một vật có khối lượng m, ở độ cao h so với mặt đất và Trái Đất có khối lượng M, bán kính R được tính bằng công thức: Áp dụng công thức: 1 2 2HD m m F G r Ta được: ................ ................ HDF (1) 2. Trọng lượng của vật m được tính bằng công thức: P = ............ (2) 3. Kết hợp (1) và (2) ta được: (Gợi ý: HDF P ) (1) =2) ............................................................................................ ....................................................................................................... Suy ra: g = ............................ 4. Nếu vật ở gần mặt đất (h R) thì: g = ................................ (Gợi ý: h = 0) 5. Nhận xét sự phụ thuộc của g vào h:......................................................... PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Công thức của định luật vạn vật hấp dẫn là: A. 1 2 2HD m m F r B. 1 2 2HD m m F G r C. 2 1 2 HD r F G m m D. 1 2HD m m F G r Câu 2: Lực hấp dẫn do một hòn đá ở trên mặt đất tác dụng vào Trái Đất thì có độ lớn A. lớn hơn trọng lượng hòn đá. B. nhỏ hơn trọng lượng hòn đá. C. bằng trọng lượng hòn đá. D. bằng 0 Câu 3: Câu nào là đúng khi nói về lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng và do Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất? A. Hai lực này cùng phương, cùng chiều. B. Hai lực này cùng phương, ngược chiều. C. Hai lực này cùng chiều, cùng độ lớn. 28 D. Phương của hai lực này luôn thay đổi và không trùng nhau. Câu 4: Khi một vật có khối lượng m càng lên cao thì A. gia tốc rơi tự do càng tăng ; trọng lượng của vật càng tăng B. gia tốc rơi tự do càng giảm ; trọng lượng của vật càng tăng C. gia tốc rơi tự do càng giảm ; trọng lượng của vật càng giảm D. gia tốc rơi tự do càng tăng ; trọng lượng của vật càng giảm Câu 5: Khi khối lượng và khoảng cách của 2 vật cùng tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng sẽ A. Tăng gấp 2 B. Tăng gấp 4 C. Tăng gấp 8 D. Không đổi III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Sau khi tiến hành điều tra, khảo sát, tiến hành dạy thực nghiệm sư phạm ở các lớp 10 cơ bản và cho HS làm 1 bài kiểm tra gồm 20 câu trắc nghiệm (thời gian 30 phút) tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được các bảng số liệu dưới đây: Bảng 3.2: Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra Nhóm Tổng số HS Điểm số (Xi) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TNg 107 0 0 3 8 12 14 19 18 18 7 8 ĐC 107 0 0 5 13 26 20 16 15 7 4 2 Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra 0 5 10 15 20 25 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC Điểm S ố H S 29 Từ kết quả trên, tôi nhận thấy: + Với việc xây dựng các TH CVĐ bằng các TN tự tạo, các đoạn phim TN, các hình ảnh minh họa và các câu hỏi định hướng phù hợp với nội dung bài học, vừa sức đối với HS đã gây sự tò mò, sự ngạc nhiên, kích thích hứng thú học tập của HS làm cho các em tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn, tự giác và chủ động GQVĐ đặt ra còn GV giữ vai trò là người hướng dẫn, điều khiển; + Đa số HS trong lớp đều tập trung theo dõi quá trình định hướng của GV. Bầu không khí học tập trong lớp diễn ra hết sức thoải mái, nhẹ nhàng, các em HS đều rất nhiệt tình, sôi nổi, hào hứng và hăng hái trong việc phát biểu ý kiến xây dựng bài. Số lượng cũng như chất lượng các câu trả lời, phát biểu ý kiến xây dựng bài của HS ở các lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với các lớp đối chứng; + Trong hoạt động nhóm với phiếu học tập, các HS trong nhóm đã biết phân công nhiệm vụ cho nhau, độc lập suy nghĩ đưa ra ý kiến của cá nhân và trao đổi với các thành viên trong nhóm một cách sôi nổi, thể hiện tinh thần hợp tác trong nhóm nên kết quả thảo luận cao; + HS độc lập tiến hành TN đúng thao tác nên kết quả thu được có độ chính xác cao. GV đã rèn luyện được kĩ năng tiến hành TN và xử lí số liệu TN cho các em HS đồng thời cũng hướng dẫn HS xử lí số liệu và vẽ được đồ thị trên BTT bằng phần mềm ActivInspire; + Trong khâu kiểm tra bài cũ, củng cố và vận dụng kiến thức, tuy nội dung cần kiểm tra nhiều nhưng lại không tốn nhiều thời gian của GV. HS rất thích thú, hào hứng, tích cực nên chất lượng các câu trả lời cao. + Với tiến trình DH đã được thiết kế, GV đã tiết kiệm được thời gian thuyết trình, giảng giải, tăng thời gian cho hoạt động nhóm cũng như thời gian trao đổi giữa GV và HS, giữa HS và HS, HS có nhiều thời gian để tiến hành các TN mở đầu và TN kiểm chứng ở trên lớp, sự tham gia của HS vào các hoạt động học tập được tăng cường. Hầu hết các hoạt động học tập giữa GV và HS trong giờ học diễn ra thực sự chủ động và tích cực. + Tìm hiểu và lưu trữ được một số tư liệu hỗ trợ cho tiến trình DH GQVĐ chương “Động lực học chất điểm”, Vật lí 10 THPT với sự hỗ trợ của BTT; 30 + Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho GV khi DH chương “Động lực học chất điểm”, Vật lí 10 THPT với qui trình đã đề xuất. Tóm lại, việc tổ chức hoạt động DH GQVĐ với sự hỗ trợ của BTT cho HS theo tiến trình đã đề xuất thực sự mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng DH vật lí ở trường phổ thông. IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Từ những kết quả nghiên cứu đạt được ở trên, chúng tôi có những đề xuất và kiến nghị như sau: BTT thông minh là một trong những phương tiện dạy học mới xâm nhập vào nước ta trong một vài năm trở lại đây. Vì vậy, số lượng BTT được trang bị ở một số trường phổ thông còn hạn chế, thậm chí những trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng còn khó khăn chưa được trang bị. Do đó, để góp phần thành công vào công tác đổi mới PPDH theo hướng tích cực, hoàn thành mục tiêu giáo dục hiện nay các cấp Bộ, Sở, ban ngành cần đầu tư, trang bị đủ số lượng BTT và các phụ kiện đi kèm cho các trường; Bản thân mỗi GV phải thường xuyên tự bồi dưỡng, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ; tăng cường đổi mới PPDH phối hợp với việc khai thác và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dạy và học; Xây dựng hệ thống tư liệu dùng chung: Hệ thống tư liệu là yếu tố quan trọng trong việc nghiên cứu, khai thác và sử dụng hệ thống câu hỏi định hướng, hình ảnh, phim thí nghiệm, tư liệu phần mềm, các thí nghiệm và ngân hàng trắc nghiệm vào dạy học vật lí. Vì vậy, để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả BTT và phần mềm ActivInspire thì ngoài việc GV phải biết cách sử dụng còn phải có hệ thống tư liệu dùng chung để GV không tốn thời gian tìm kiếm, xây dựng, thiết kế. 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2006), Vật lí 10, Bài tập Vật lí 10, Sách giáo viên Vật lí 10, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Lê Trung Thu Hằng (2012), “Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường THPT”, Tạp chí khoa học, (39), tr. 114 – 125. 3. Nguyễn Mạnh Hùng (2006), Tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS theo hướng phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo, giải quyết vấn đề và tư duy khoa học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên GV THPT chu kì 3 (2004 - 2007). 4. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 5. Hồ Hữu Túy (2012), Sử dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm ActivInspire trong tổ chức hoạt động dạy học phần “Quang hình học” Vật lí 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học sư phạm – Đại học Huế. 6. Vsionglobal – Vun đắp nhân tài Việt (2010), “Giáo trình hướng dẫn sử dụng bảng tương tác Activboard và phần mềm ActivInspire_Studio”, 7. 8. Đồng Nai, ngày 19 tháng 05 năm 2015 NGƢỜI THỰC HIỆN Trần Minh Thuận 32 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Nhơn Trạch, ngày 19 tháng 05 năm 2015 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014 – 2015 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƢƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM”, VẬT LÍ 10 THPT VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA BẢNG TƢƠNG TÁC. Họ và tên tác giả: TRẦN MINH THUẬN Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhơn Trạch, Đồng Nai. Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: Vật lí - Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác: ........................................................ Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành 1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành Xếp loại chung: Xuất sắc Khá Đạt Không xếp loại Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả. Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. 33 NGƢỜI THỰC HIỆN SKKN (Ký tên và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
File đính kèm:
- skkn_2015_ly_tranminhthuan_thptnguyenbinhkhiem_8917.pdf