Tìm hiểu hứng thú học tập môn Công nghệ khối 11, 12 của học sinh THPT
1. Lí do chọn đề tài.
Với sự phát triển nhanh chóng của các nghành khoa học kỹ thuật, sự đổi mới liên tục của Công nghệ, việc ứng dụng những thành tựu đó vào trong cuộc sống ngày càng rộng rãi hơn nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người.
Quá trình phát triển của khoa học và công nghệ dẫn đến sự thay đổi căn bản hệ thống tri thức và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của con người kể cả chất lượng và quy mô, do đó cũng dẫn đến sự thay đổi căn bản trong nội dung giáo dục – đào tạo của nhà trường (nhà trường với tư cách là một hình thức chuyển giao chúng cho các thế hệ kế tiếp). Cụ thể là giáo dục Kỹ huật Công nghệ phải là một bộ phận tất yếu của giáo dục văn hoá phổ thông. Thậm chí ở những nước “mù kỹ thuật” “mù nghề” được xem là “mù chữ”. Người lao động được xem là mù chữ nhưng biết kỹ thuật vẫn có khả năng kiếm sống. Ngược lại chỉ biết chữ nhưng không có chuyên môn nghề nghiệp thì chắc chắn sẽ thất nghiệp. Do đó hiểu biết về kỹ thuật phổ thông và kỹ năng lao động phải là học vấn phổ thông bắt buộc mỗi người phải có.
Công nghệ là một môn học ứng dụng thực tế nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản như: Bản vẽ kỹ thuật, Chế tạo cơ khí, Động cơ đốt trong, Kỹ thuật điện dân dụng, để áp dụng thực tế vào cuộc sống của bản thân và cộng đồng hay có thể làm kiến thức nền cho việc học chuyên ngành kỹ thuật sau này. Nhưng đại đa số các em học sinh hiện nay không nhận ra được tầm quan trọng ấy, dẫn đến các em không có hứng thú trong việc học môn học này, giáo viên chuyên nghành dạy môn Công Nghệ đang thiếu nghiêm trọng, học sinh thì xem nhẹ việc học môn này vì cho nó là môn phụ chỉ chú tâm học những môn thi tốt nghiệp cho nên các em có học đi nữa thì cũng chỉ học để đối phó hay học để có điểm điều kiện.
Để các em học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn Công Nghệ và chú tâm hơn trong việc học môn này thì cần phải có những giải pháp hợp lý nhằm tạo ra được hứng thú trong việc học môn công nghệ.
,4% Đại đa số các em hiểu mập mờ là do đặc thù môn học cần phải có vật thể thật hay hình thật nhưng do điều kiện trường không có. 3.6 Thời gian học môn Công Nghệ ở nhà của học sinh. Câu10: Mỗi ngày em dành bao nhiêu thời gian học môn Công Nghệ (KTCN) ở nhà ? Ý kiến của học sinh Số lượng học sinh Tỷ lệ % Tổng số 67 100% a.Không có b.Dưới 30 phút c.Khoảng 30 đến 60 phút d.Nhiều hơn 60 phút 9 45 11 2 13,5% 67,2% 16,4% 2,9% Đại đa số các em do không thích học môn Công Nghệ nên thời gian để các em học cũng không được nhiều lắm, thậm chí có một số em không dành thời gian để học. Qua khảo sát thực tế từ các em học sinh trường THCS Và THPT Hòa Bình đã cho chúng ta thấy: Đại đa số các em học và chuẩn bị bài chưa tốt, tuy nhiên số em có chuẩn bị bài tốt cũng không ít. Kiến thức trong môn Công Nghệ thì được đại đa số các em nhận định là quan trọng và có ứng dụng trong thực tế. Cách học bài của các em có sự linh hoạt, các em biết học những ý chính và biết kết hợp hình vẽ để học tốt hơn. Tuy có sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên, sự trang bị của nhà trường nhưng yếu tố quan trọng để học tốt là chính bản thân các em. Nhưng do sự nhận định của các em chưa đúng về môn Công Nghệ nên việc học và tiếp thu kiến thức ở các em còn hạn chế. III. Biện pháp, giải pháp: 1. Vai trò của hứng thú đối với việc học môn Công Nghệ Công nghệ ở trường phổ thông được xem là một môn phụ. Tuy nhiên nó là một môn học ứng dụng thực tế nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản để áp dụng thực tế vào cuộc sống của bản thân và cộng đồng hay có thể làm kiến thức nền cho việc học chuyên ngành kỹ thuật sau này. Nhiệm vụ của người thầy giúp các em hoàn thiện kiến thức trong chương trình, rèn luyện các kỹ năng để phát triển tư duy ở học sinh. Để đạt được mục đích đó thì giáo viên dạy môn Công Nghệ phải tạo ra được “hứng thú” trong học tập. Trong việc học phải có giải trí, trong việc giải trí phải có việc học, để giúp các em dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ - đào sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Ðó là cách học tốt, rất phù hợp với lứa tuổi Thanh thiếu niên. Sự thành công của một cá thể nào đó thì yếu tố di truyền chỉ chiếm khoảng 20% còn lại là các yếu tố khác như: môi trường sống, sự khổ luyện, sự đam mê và hứng thú của bản thân. Vì vậy, một học sinh muốn học giỏi một môn học nào đó thì thông minh thôi vẫn chưa đủ mà quá trình học tập của các em sẽ là yếu tố quyết định. Đi đôi với tính siêng năng, cần cù thì phải có sự đam mê, hứng thú, thì lúc đó sẽ dễ dàng đạt tới thành công hơn. Đây là đặc tính quý báu từ ngàn xưa của ông cha ta. Nó đã giúp ta vượt qua được bao chông gai, thử thách. Vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường ta phải giáo dục cho học sinh làm quen với tinh thần làm việc đó. Một học sinh có sự đam mê, hứng thú học một môn học nào đó thì em đó sẽ: Thường xuyên liên hệ thực tế đối với bài học. Có tinh thần ham học hỏi. Tích cực làm việc nhóm với bạn bè. Tất cả những môn học liên quan đến lĩnh vực kĩ thuật đòi hỏi học sinh phải có óc sáng tạo, khả năng tư duy. Trên cơ sở cái cũ các em sẽ cải tiến nó để tạo ra cái mới hiện đại hơn. 2. Hoạt động dạy – học môn Công Nghệ Hoạt động dạy môn Công Nghệ : Môn Công Nghệ là một môn học được ứng dụng nhiều trong thực tế, kiến thức trong môn Công Nghệ thoáng nhìn thì không có gì xa lạ đối với mọi người. Tuy nhiên, để hiểu và truyền đạt lại cho người khác hiểu không phải là một quá trình đơn giản. Để việc giảng dạy môn Công Nghệ được tốt hơn thì: + Về người dạy : Để giảng dạy tốt được môn Công Nghệ thì người dạy phải là người được đào tạo đúng chuyên ngành. Vì khi theo đúng nghĩa của hoạt động dạy là người thầy (người giảng dạy) sẽ tổ chức và điều khiển người học. Chính vì vậy, để giảng dạy tốt được môn Công Nghệ thì người dạy phải đảm bảo về mặt phương pháp và kiến thức. Do đặc thù của môn Công Nghệ khác với những môn học khác nên phương pháp dạy cũng không thể nào giống nhau. Có một phương pháp dạy đúng và hợp lý thì việc truyền đạt kiến thức lại cho học sinh sẽ tốt hơn. Bên cạnh phương pháp giảng dạy thì kiến thức cũng đóng vai trò rất quan trọng, vì để giảng dạy cho người khác hiểu thì người dạy cần phải hiểu rõ về nội dung và kiến thức mà mình sẽ truyền đạt lại cho học sinh. Chẳng hạn như, khi giảng cho học sinh về phần “Động Cơ Đốt Trong” trong chương trình Công Nghệ 11 thì giáo viên cần phải biết được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tất cả các chi tiết trong động cơ. + Về cơ sở vật chất : Như chúng ta đã biết môn Công Nghệ là một môn học ứng dụng thực tế. Tuy nhiên, để hiểu được những kiến thức đó thì người học phải được quan sát thiết bị thực tế và thực hành kiểm nghiệm lý thuyết. Chính vì vậy, việc trang bị cơ sở vật chất để giảng dạy môn Công Nghệ cũng cần phải có. Ví dụ như khi chúng ta dạy “Bài 24 Cơ cấu phân phối khí” nếu chúng ta chỉ cho học sinh quan sát hình vẽ trong SGK thì chỉ một ít học sinh biết được các chi tiết trong cơ cấu (có học sinh biết là do các em đã được gặp trong thực tế cuộc sống, còn đối với những em ở thành thị thì những chi tiết đó quá xa lạ đối với các em), không biết được cấu tạo thì làm sao hiểu được nguyên lý hoạt động của chúng. Tuy nhiên nếu được trang bị mô hình hay thiết bị thực về “Cơ cấu phân phối khí” để các em quan sát thì việc dạy và học sẽ thuận lợi hơn. Cho nên việc ứng dụng “Công Nghệ Thông Tin” vào giảng dạy môn Công Nghệ là rất cần thiết. Hoạt động học môn Công Nghệ : Cũng như những môn học khác, môn Công Nghệ cũng trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản. Thế nhưng nhiều học sinh thậm chí có cả giáo viên lại xem môn Công Nghệ là một môn học “quá tầm và vô ích” đối với học sinh. Chính những suy nghĩ vậy đã làm cho người học không có hứng thú để học môn này và giáo viên do không thuộc chuyên ngành cũng không mấy thích thú khi dạy. Đó là những ý kiến và suy nghĩ sai lầm về môn Công Nghệ. Vì ở bậc học phổ thông tất cả các môn học phối hợp, đan kết với nhau nhằm trang bị cho học sinh các kiến thức phổ thông cơ bản nhất để tạo lập cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, giúp cho học sinh khả năng nhận biết thế giới xung quanh ở một mức độ hợp lý theo độ tuổi. Ngoài ra các kiến thức này cũng có thể là sự trang bị đầu tiên để các em bước chân vào cuộc sống mới. Chính vì vậy, các em và kể cả những người trực tiếp giảng các em cần phải biết được sự quan trọng đó để có thể tìm ra được hứng thú hay động cơ thúc đẩy việc học của học sinh cũng như việc dạy của giáo viên. 3. Các biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh khi giảng dạy môn Công Nghệ Trong quá trình dạy học nếu lấy học sinh làm trung tâm thì sự dẫn dắt của giáo viên đóng vai trò quyết định đến kết quả nhận thức của học sinh. Để học sinh đạt kết quả cao nếu chỉ có sự cố gắng của học sinh thì chưa đủ. Đóng góp vào sự thành công đó là vai trò của giáo viên giảng dạy. Trước hết, để làm bất cứ công việc gì đạt hiệu quả cao thì ta phải có niềm đam mê, hứng thú với công việc đó. Đó là cái tất yếu dẫn đến sự thành bại về lĩnh vực mà các em đã chọn. Trong nhà trường cũng vậy, những môn nào các em thích thì các em sẽ học giỏi môn đó. Và để tạo được sự hứng thú, thích học môn đó thì vai trò dẫn dắt của người thầy cũng không kém phần quan trọng. Người thầy phải tác động, làm sống dậy trong các em niềm say mê, hứng thú đó. Không khí của lớp học cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự nhận thức bài học của học sinh. Không khí thoải mái, không bị gò ép thì kiến thức cũng được lĩnh hội một cách tự nhiên, không bị gò ép. Lúc đó học sinh sẽ nhớ kiến thức lâu hơn. Hơn nữa, đây là một môn học mang tính thực tiễn thì không gì phải bắt học sinh nắm cứng nhắc kiến thức như trong sách giáo khoa. Điều này có ý nghĩa quyết định đến hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan mà các em đang đối đầu. Ngoài việc nắm kiến thức, các em phải biết linh động sử dụng kiến thức cho đúng. Cho nên tạo được không khí học tập thoải mái cho học sinh là công việc không thể thiếu của người thầy khi bắt đầu một tiết học, hơn nữa đó là tiết Công Nghệ . Để đáp ứng được yêu cầu vận dụng kiến thức thì giáo viên còn phải biết đưa thực tế vào bài học lý thuyết một cách sinh động. Ví dụ khi dạy bài: máy điện, nguyên lý thu phát thông tin bằng sóng điện từ, các linh kiện điện tử..từ bài học các em có thể liên hệ thực tế ở nhà mình, các máy các thiết bị có cấu tạo như thế nào, các máy đó hoạt động là dựa trên cơ sở nào. Ngoài ra hình thức vận dụng còn được diễn ra trong quá trình các em làm những bài thực hành. Qua đây các em sẽ có dịp củng cố lại kiến thức của mình, khẳng định niềm tin vào lý thuyết. Ví dụ qua bài thực hành: Tìm hiểu cấu tạo động cơ đốt trong, các em sẽ quan sát biết được hình dạng một số chi tiết nằm bên trong động cơ. Nắm được nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong, điều này rất dễ thấy đối với học sinh vùng nông thôn vì các em có thể quan sát được từ những người thợ gần nhà nhưng ở thành thị các em khó hình dung được. Tuy nhiên, việc giảng dạy theo phương pháp giảng dạy kết hợp lý thuyết với thực hành không phải lúc nào cũng đạt kết quả tích cực. Ở đây giáo viên cần phải đưa ra những qui định nghiêm ngặt cho bài thực hành: các nhóm cần phải có sự chuẩn bị để thực hành theo yêu cầu, có kiểm tra kết quả cẩn thận các nhóm nếu đó là bài thực hành phải làm ở nhà. Bởi vì, cũng có trường hợp học sinh mượn kết quả của các bạn đã chấm điểm rồi để nộp. Hoặc đối với bài thực hành: Biễu diễn vật thể thì các em có thể xem bài của bạn khác hoặc nhờ vẽ dùm. Như vậy, qua bài thực hành ta cũng có thể giáo dục được kỉ cương, nề nếp học tập của học sinh. Một bước quan trọng để các em tiếp thu bài học tốt đó là phải yêu cầu các em chuẩn bị bài trước ở nhà theo những câu hỏi mà giáo viên đã gợi ý, tập dần cho các em khả năng tự lập dàn ý, tự soạn bài học cho mình. Dĩ nhiên, việc kiểm tra đánh giá của giáo viên là một khâu không thể thiếu. Với phương pháp dạy học hiện nay, hoạt động nhóm cũng là một yêu cầu cần thiết. Qua đó sẽ hình thành cho các em khả năng làm việc tập thể. Hoạt động nhóm được triển khai khi các em làm thực hành, khi chuẩn bị bài mới hoặc khi được giao một nhiệm vụ nào đó cho bài học. Lúc này các em sẽ trao đổi lẫn nhau – giữa các cá nhân có chung một trình độ nên việc tiếp thu kiến thức sẽ dễ dàng hơn. Chấm điểm nhóm cũng là một khâu quan trọng để đánh giá đúng năng lực của từng học sinh. Khi chấm điểm, ta sẽ gọi bất kì cá nhân nào trình bày, không phải lúc nào cũng là nhóm trưởng và mức điểm cũng phải cho phù hợp với sự chuẩn bị của từng học sinh, có như vậy ta một lần nữa rèn luyện được sự kỉ luật cho các em. Tiết dạy cũng cần phải có tranh ảnh, dụng cụ thí nghiệm minh họa để tạo sự sinh động. Những dụng cụ tranh ảnh này không nhất thiết là giáo viên làm mà có thể giao nhiệm vụ cho các nhóm. Khâu quan trọng nữa là tổ chức học nhóm cho học sinh sao cho hiệu quả, đánh giá đúng năng lực của từng học sinh trong nhóm. Câu hỏi đặt ra thường là những câu hỏi mang tính vận dụng thực tế. C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua thời gian một năm học điều tra và quan sat tôi đã hoàn thành xong khâu phỏng vấn và trò chuyện với các em học sinh để thu thập số liệu. Qua thống kê và phân tích số liệu, tôi rút ra được kết luận như sau: - Tuy môn Công nghệ ở trường phổ thông được xem là một môn phụ, nhưng nó lại là một môn học ứng dụng thực tế nhằm giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản để áp dụng thực tế vào cuộc sống của bản thân và cộng đồng hay có thể làm kiến thức nền cho việc học chuyên ngành kỹ thuật sau này. - Là người thầy, người trực tiếp giảng dạy cho các em. Chính vì vậy nhiệm vụ của người thầy là giúp các em hoàn thiện kiến thức trong chương trình, rèn luyện các kỹ năng để phát triển tư duy ở học sinh. Để đạt được mục đích đó, thì người giáo viên dạy môn Công Nghệ phải tạo ra được “hứng thú” trong học tập môn Công Nghệ ở các em học sinh. Khi các em đã có “hứng thú” học thì việc dạy của thầy cũng như việc học của trò sẽ được thuận lợi hơn và cho dù môn Công Nghệ có thi tốt nghiệp hay không thì các em cũng học. - Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong việc học của học sinh, đối với một môn học mà học sinh không có “hứng thú” thì môn học đó sẽ trở nên nhàm chán đối với học sinh. Điển hình là môn Công Nghệ, là môn học tuy kiến thức thì không xa lạ gì đối với học sinh nhưng để biết và hiểu các kiến thức ấy thì học sinh cần phải thực hành nhiều hơn là lý thuyết. Tuy nhiên, do hạn chế ở trường phổ thông nên Công Nghệ trở thành một môn học quá khó khăn và xa lạ đối với học sinh. - Là người thầy, người giáo viên giảng dạy môn Công Nghệ, cần phải biết cách tạo ra “hứng thú” học ở học sinh. 2. Những ý kiến đề xuất về cải tiến biện pháp gây hứng thú học tập môn Công Nghệ cho học sinh Qua thời gian một năm học, tôi đã sử dụng một số biện pháp về việc nâng cao hứng thú học tập của học sinh. Tôi có một số ý kiến để tạo ra được “Hứng thú” học tập môn Công Nghệ cho học sinh như sau: Cần phải trang bị đầy đủ các thiết bị thực hành. Vì “học phải đi đôi với hành” chỉ có thực hành mới giúp các em kiểm tra và nắm vững kiến thức hơn. Cần phải có đội ngũ giáo viên đúng chuyên ngành để phục vụ giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy cần phải liên hệ thực tế để các em hiểu rõ hơn và có hứng thú học. Để làm được điều này người giáo viên phải không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức từ thực tế cuộc sống. Cần làm cho các em hiểu đây là một môn học rất hữu ít trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ: khi học về điện các em sẽ biết cách lắp ráp mạch điện cơ bản hay sửa chửa khi nó bị trục trặc hoặc hư một vài thiết bị điện nào đó ở gia đình. Không nên soạn giáo án với nội dung ghi bài quá nhiều sẽ làm cho các em khó khăn trong việc phải học vẹt, cần có thiết bị thực hay mô phỏng đối với những thiết bị xa lạ đối với các em. Cần phải có phương pháp giảng dạy gây sự chú ý của học sinh để các em tập trung hơn trong tiết học và tiếp thu tốt hơn. Tuy môn Công Nghệ không thi tốt nghiệp nhưng người giảng dạy biết cách uyển chuyển để môn Công Nghệ hấp dẫn, dễ hiểu, thu hút thì các em sẽ học tốt. Cần tránh để học sinh hiểu đây là một môn học để lấy điểm ở trường. Không nên ràng buộc về mặt điểm số đối với các em học sinh. Nhằm tránh được áp lực cho các em học sinh trong giờ học. Vì đây là một môn học không thi tốt nghiệp, nên trong quá trình giảng dạy cần làm cho học sinh hiểu bài và thuộc bài tại lớp để tránh việc chiếm quá nhiều quỹ thời gian của các em và tránh ảnh hưởng đến các môn học khác. Tạo không khí tiết học thật thoải mái và sinh động qua việc học tổ, học nhóm ở các em. Phụ Lục Câu hỏi khảo sát thực tế về hứng thú học tập môn Công Nghệ của học sinh trường THCS Và THPT Hòa Bình Họ và tên: Lớp: Dưới đây là những câu hỏi chỉ mang tính khảo sát, mình hy vọng là các bạn trả lời theo suy nghĩ của riêng các bạn để có kết quả khách quan hơn. Theo em môn Công Nghệ (KTCN) học bài như thế nào ? a.Rất khó học. b.Cũng bình thường như những môn học khác c.Rất dễ Kiến thức trong môn Công Nghệ (KTCN) có quá xa lạ đối với các em không ? a.Rất xa lạ.Chưa từng biết đến. b.Không vì nó có trong cuộc sống thường ngày. Em có chuẩn bị bài đối với môn Công Nghệ (KTCN) như thế nào ? a. Đến giờ thì em lên lớp chứ em không chuẩn bị gì cả. b. Em chuẩn bị bài vở chu đáo trước khi đến lớp. c. Có lúc em chuẩn bị, nhiều lúc thì không. Theo em môn Công Nghệ là môn học : a.Không quan trọng vì nó không thi tốt nghiệp. b.Rất quan trọng vì nó có trong thực tế cuộc sống. Em có thường xuyên học bài môn Công Nghệ (KTCN) ? a.Rất thường b.Chỉ học khi trả bài. c. Không bao giờ học Em học bài môn Công Nghệ (KTCN) như thế nào ? a.Học thuộc lòng. b.Học những ý chính. c.Học kết hợp với hình vẽ. Em có hỏi thầy (cô) về những điều mà mình chưa hiểu hay không ? a.Có b.Rất muốn hỏi nhưng sợ c.Không Sau khi kết thúc tiết học môn Công Nghệ (KTCN) trên lớp em : a.Hiểu rất tốt b.Hiểu mập mờ c.Không hiểu gì cả Ngoài SGK em có tham khảo tài liệu liên quan đến môn Công Nghệ (KTCN) hay không ? a.Có b.Không c.Thỉnh thoảng Mỗi ngày em dành bao nhiêu thời gian học môn Công Nghệ (KTCN) ở nhà? a.Không có b.Dưới 30 phút c.Khoảng 30 đến 60 phút d.Nhiều hơn 60 phút Em có thích học môn Công Nghệ (KTCN) hay không? tại sao? Tài liệu tham khảo GS.TS. Nguyễn Quang Uẩn (1997), Giáo Trình TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG, Nhà Xuất bản Đại Học Sư Phạm Hà Nội. A.G.Côvaliôp, Tâm lí học cá nhân, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội,1971. Giáo trình tâm lý học đại cương, lưu hành nội bộ, Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật HCM. Nguyễn Xuân Nghĩa, Xã Hội Học, cao học xã hội, D.E.A Xã hội học. Tin tức trên internet, Tuổ trẻ Online - Các diễn đàn của các học sinh của các trường THPT. Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH 1. Ưu điểm chính ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 2. Tồn tại cần khắc phục .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 3. Kết quả thực hiện tại đơn vị ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 4. Hướng phát triển ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 4. Xếp loại A 5 ; B 5 ; C 5 ; KXL 5 ; Sao chép 5 , ngày tháng.. năm 2013 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
File đính kèm:
- skkn_an_2013_1562.doc