Tiểu luận Nâng cao hiệu quả trong giờ Chính tả Lớp hai

Dạy học là một môn nghệ thuật, dạy học còn là quá trình hết sức quan trọng. Đặc biệt bậc Tiểu học là một nền tảng hết sức quan trọng, tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản bền vững về trí thức hình thành những đường nét phát triển về nhân cách, giúp trẻ có thể tiếp tục học lên bậc cao hơn.

Tiếng Việt ở trường tiểu học được dạy và học thông qua tám phân môn (hay bảy loại bài học) khác nhau Hoc vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, tập làm văn. Phân môn chính tả có vị trí đặc biệt trong dạy và học môn Tiếng Việt xét trên hai phương diên :

Phần môn Chính tả giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng Chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng Tiếng Việt văn hóa, Tiếng Việt chuẩn mực.

Phân môn Chính tả là giai đoạn then chốt trong qua trình hình thành kĩ năng và tính thư hành. bỡi lẽ, chỉ có thể thực hành các kĩ năng, kĩ xảo chính tả cho học sinh thông qua thực hành luyện tập. Do đó trong phân môn này, các quy tắc chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lý thuyết không được bố trí trong tiết dạy riêng mà lồng trong hệ thống bài tập chính tả.

 

doc22 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 12050 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Nâng cao hiệu quả trong giờ Chính tả Lớp hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à có hiểu quả cao.
* Cách không có ý thức: 
Chủ trương dạy chính tả không cần biết đến sự tồn tại của các quy tắc chính tả, không cần hiểu mối quan hệ giữa ngữ âm và chữ viết, những cơ sở từ vựng và ngữ pháp của chính tả mà chỉ đơn thuần là việc viết đúng từng trường hợp, từng từ cụ thể. Cách dạy học này tốn nhiều thì giờ, công sức mà không thúc đẩy sự phát triển của tư duy, chỉ củng cố trí nhớ máy móc ở một mức độ nhất định.
Đối với học sinh tiểu học cần vận dụng cả hai cách nói trên. Trong đó cách không có ý thức chủ yếu được sử dụng ở các lớp đầu cấp, còn cách có ý thức cần được sử dụng thích hợp ở các lớp cuối cấp.
Gần đây, một số nhà nghiên cứu vấn đề dạy học chính tả lại có xu hướng khẳng định trong các cách học, cách “ nhớ từng chữ một”(cách không có ý thức) được coi là giải pháp hữu hiệu hơn cả, hợp lí hơn cả nhất là đối với học sinh tiểu học (Bởi vì độ tuổi học sinh tiểu học có khả năng ghi nhớ máy móc khá tốt, khả năng học thuộc khá nhanh). Tác giả Phan Ngọc trong cuốn “Chữa lỗi chính tả cho học sinh” cũng nhận xét “Nói chung, phần lớn những người viết chính tả đúng hiện nay dựa vào cách nhớ từng từ một. Theo cách này, học sinh chỉ cần tập trung nhớ mặt chữ với những từ dễ viết sai. Những từ viết sai này chiếm tỉ lệ không nhiều, do đó học sinh có thể ghi nhớ được. Theo thống kê của một số tác giả, trong số 319 từ, những từ mà học sinh thuộc địa bàn Hà Nội có thể viết sai chỉ có thể là 67 từ. Với một cách tính toán khác của các nhà nghiên cứu số từ mà học sinh Hà Nội có thể viết sai chỉ còn là 19 từ. Nếu việc dạy học chính tả ở trường Tiểu học chỉ tập trung vào các “trọng điểm chính tả” này mà tránh sự dàn trải, tản mạn như hiện nay thì chất lượng và hiệu quả dạy học chính tả sẽ được nâng cao.
2. Cơ sở ngôn ngữ học:
* Về cơ bản, chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm. Nghĩa là mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ. Nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Đọc như thế nào viết như thế ấy. Trong giờ chính tả, học sinh sẽ xác định được cách viết đúng (đúng chính tả) bằng việc tiếp nhận chính xác âm thanh của lời nói. Ví dụ : Hình thức chính tả nghe-viết. Cơ chế của cách viết đúng là xác lập được mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết.
- Giữa đọc và viết, giữa tập đọc và viết chính tả (chính tả nghe- viết) có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng lại có quy trình hoạt động trái ngược nhau. Nếu tập đọc là sự chuyển hóa văn bản viết thành âm thanh thì chính tả lại là sự chuyển hóa văn bản dưới dạng âm thanh thành văn bản viết. Tập đọc có cơ sở chuẩn mực là chính âm còn tập viết (viết chính tả) có cơ sở là chính tự (chính tự là là sự biểu hiện của quy tắc chính tả ở một đơn vị (từ) một từ được xét về mặt chính tả được gọi là một chính tự).
Nói rằng chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm học, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau là nói về nguyên tắc chung còn trong thực tế, sự hiểu biết của mối quan hệ giữa đọc và viết khá phong phú, đa dạng. Cụ thể, chính tả Tiếng Việt không dựa vào cách phát âm thực tế của một phương ngữ thực nhất định nào. Cách phát âm thực tế của các phương ngữ đều có những sự sai lệch so với chính âm . Cho nên, không thể thực hiện phương châm “nghe như thế nào viết như thế ấy” được. Ví dụ: không thể viết là “bo vang”, “Ba Vi” như cách phát âm của các phương ngữ vùng Sơn Tây; “suy nghỉ, sạch sẻ” ở vùng Thanh Hóa; “bắc bẻ, Buông Mê Thuộc” ở trong phương ngữ Nam bộ
- Chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm học. Nhưng trong thực tế, muốn viết đúng chính tả thì việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ sở giúp người học viết đúng chính tả. Ví dụ: Nếu giáo viên đọc một từ có hình thức ngữ âm là “za” thì học sinh có thể lúng túng trong việc xác định hình thức chữ viết của từ này. Nhưng nếu đọc “gia đình” hoặc “da thịt” hay “ra vào” (đọc trọn vẹn từ, mỗi từ gắn với một nghĩa xác định) thì học sinh dễ dàng viết đúng chính tả. Vì vậy có thể hiểu rằng chính tả tiếng Việt còn là loại chính tả ngữ nghĩa. Đây là một đặc trưng quan trọng về phương diện ngôn ngữ của chính tả Tiếng Việt mà khi dạy chính tả giáo viên cần chú ý.
3. Một số nguyên tắc dạy chính tả 
a. Nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực.
- Nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực nghĩa là nội dung giảng dạy về chính tả phải sát hợp với phương ngữ.
 + Phương ngữ Bắc bộ: Chưa phát âm phân biệt rõ các cặp phụ âm đầu s/x; r/d và một số cặp khuôn vần như: ưu/iu, ươu/iêu
 + Phương ngữ Nam bộ : Có hiện tượng đồng nhất hóa hai phụ âm đầu /v/ và /z/ khi phát âm. Cũng tương tự, đồng nhất hóa hai cặp phụ âm cuối /n/ , /ng/ và /t/ , / k/  có một số trọng điểm chính tả riêng.
b. Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức và chính tả không có ý thức.
- Phương pháp không có ý thức còn phát huy tác dụng khi giáo viên hướng dẫn học sinh ghi nhớ các hiện tượng chính tả có tính chất võ đoản, không gắn với một quy luật, quy tắc nào, như: viết phân biệt d/gi, ch/tr, l/n các mẹo chính tả, giúp học sinh ghi nhớ các viết một cách khái quát, có hệ thống. Ví dụ:
 + khi đứng trước các nguyên âm: i, iê, ê, e:
âm “cờ” viết là k
âm “gờ” viết là gh
âm “ngờ” viết là ngh
 + khi đứng trước các nguyên âm còn lại:
âm “cờ” viết là c
âm “gờ” viết là g
âm “ngờ” viết là ng
c. Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực (xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai).
- Phương pháp tích cực(cung cấp cho học sinh các quy tắc chính tả , hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập nhằm hình thành các kĩ xảo chính tả)
- Phương pháp tiêu cực ( tức là đưa ra những trường hợp viết sai chính tả, hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa , rồi từ đó học sinh đi đến cái đúng).
Ví dụ: quyét sạch, qoanh co, khúc khỷu, ngoằn ngèo
+ Lỗi chính tả do viết theo lỗi phát âm địa phương hoặc do không nắm vững chính âm. Lỗi này mỗi địa phướng sai mỗi khác. Có vùng viết d thành r, có vùng viết l thành n
Phương pháp tiêu cực giúp học sinh phát hiện óc phân tích, xét đoán, đồng thời kiểm tra, củng cố được kiến thức về chính tả của học sinh.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi đã tiến hành điều tra tìm hiểu Trường Tiểu học Minh Diệu A.
Trường Tiểu học Minh Diệu A thuộc xã Minh Diệu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu.
Trường có tất cả 17 lớp, có 493 học sinh. Với 33 cán bộ- nhân viên được đào tạo qua các hệ sau:
Tốt nghiệp cử nhân tiểu học: 12 giáo viên.
Đang theo học lớp cử nhân: 7 giáo viên.
Cao đẳng tiểu học: 10 giáo viên.
Trung học sư phạm: 2 giáo viên.
Sơ cấp: 1 giáo viên.
Chất lượng năm học qua là:
*Học lực:
	+ Trên chuẩn: 28%.
	+ Đạt chuẩn: 70%.
	+ Chưa đạt: 2%.
*Hạnh kiểm:
	+ Thực hiện đầy đủ: 100%.
Trên đây là những thuận lợi nhưng song song bên cạnh đó còn một số khó khăn, hạn chế sau:
Đa số nhân dân sống bằng nghề nông, cuộc sống eo hẹp, vất vả quanh năm quanh quẩn với ruộng đồng và điều kiện đi lại gặp nhiều khó khăn. Trường thuộc vùng sâu, vùng xa. Mạng lưới sông ngòi chằng chịt, trình độ đân trí thấp, việc quan tâm, chăm sóc, nhắc nhở học sinh còn nhiều hạn chế.
Qua quá trình tìm hiểu, điều tra thực tiễn hiện trạng giảng dạy giờ chính tả nói chung ở Tiểu học và lớp 2 nói riêng, bằng các hình thức, phương pháp khác nhau: dự giờ, bài tập, phương pháp phỏng vấn, quan sát tôi đã thu được các vấn đề cần lưu ý sau:
1. Quan điểm của giáo viên về dạy phân môn chính tả:
Nhìn chung giáo viên Tiểu học đều coi trọng giờ dạy phân môn Chính tả. Nhưng qua thực tế điều tra cho thấy tất cả đối tượng giáo viên và học sinh còn hạn chế trong việc rèn luyện kĩ năng đọc- nghe- viết. Giáo viên do trình độ không đồng đều, khả năng vận dụng phương pháp mới chưa cao.
Thông thường khi dạy bài chính tả giáo viên thường có thói quen cho học sinh đọc bài chọn để viết mà không hướng dẫn học sinh tìm từ khó, tiếng khó trong bài viết để khắc sâu những quy tắc chính tả.
2. Cách tiến hành dạy phân môn chính tả
	Qua tìm hiểu thực tiễn giáo viên dạy các lớp đều dựa vào các yêu cầu của sách giáo khoa và từng bài cụ thể mà tiến hành dạy theo trình tự các yêu cầu có sẵn.
3. Những phương pháp giáo viên thường sử dụng trong giờ dạy chính tả:
Hiện nay, ở trường Tiểu học đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học tiến bộ như: phương pháp vấn đáp, phương pháp gợi mở, phương pháp trực quan, phương pháp luyện tập, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp sắm vai (đóng vai), Mặc dù phương pháp đã có nhiều cải tiến nhưng nhìn chung giáo viên chưa phối hợp nhịp nhàng các phương pháp trong giảng dạy, còn bám vào sách giáo khoa nhiều và sử dụng một cách máy móc, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh trong giờ học Chính tả.
Một số phương pháp thường dùng trong giờ dạy Chính tả:
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp giảng giải
- Phương pháp thực hành 
- Phương pháp hổ trợ
Mặc dù phương pháp đã có nhiều cải tiến nhưng nhìn chung giáo viên chưa phối hợp nhịp nhàng các phương pháp trong giảng dạy, còn bám vào Sách giáo viên nhiều và chưa sử dụng phương pháp máy móc, cơ giới, chưa phát triển được tính tích cực trong giờ học chính tả.
Tóm lại để đạt được hiệu quả cao trong giờ dạy thì ta cần phải sử dụng phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp dạy học và phương pháp đó được gọi là phương pháp tích cực hoạt động hóa học tập của học sinh.
4. Đánh giá kết quả giờ dạy:
	Qua tìm hiểu và dự giờ ở các lớp nói chung và lớp 2 nói riêng, nhìn chung việc dạy Chính tả được dạy theo trình tự sau:
1. Ổn định tổ chức:
Nhằm giúp học sinh chú ý vào giờ học. Có thể ổn dịnh bằng việc kiểm tra sĩ số ( nếu là tiết học đầu giờ hoặc tiết học thứ tư) hoặc hát ngắn.
2.Kiểm tra bài cũ:
Tùy theo nội dung bài mà giáo viên nêu câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời hoặc học sinh chữa bài tập tiết trước,giáo viên trả bài chính tả tiết trước
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: Từng tiết dạy mà giáo viên giới thiệu bài phù hợp với nội dung dạy, có khi đi thẳng vào vấn đề.
Hướng dẫn: Giáo viên dựa vào yêu cầu của sách giáo khoa mà tiến hành tiết dạy theo trình tự đã có sẵn.
4.Củng cố:
Giáo viên nhận xét chung giờ học, nhắc nhở lại nội dung giờ đã học.
5.Dặn dò – Nhận xét:
Dặn dò học sinh chuẩn bị bài tiết sau.
Nhận xét tiết học (ưu – khuyết điểm).
5. Kết luận:
	Qua thời gian tiến hành tìm hiểu, điều tra thực tiễn, tôi rút ra được một số kết luận sau:
Giờ Chính tả có vị trí rất quan trọng ở Tiểu học vì nó tập hợp hầu hết 4 kĩ năng học tiếng Việt là nghe, nói, đọc, viết.
Trong giờ Chính tả , giáo viên cần sử dụng và phải phối hợp nhịp nhàng các phương pháp, để gây hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính sáng tạo cho học sinh
CHƯƠNG II: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
I. MỘTSỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG GIỜ CHÍNH TẢ LỚP HAI:
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học. Tôi nhận thấy thực tế dạy học chưa đáp ứng đủ yêu cầu dạy học chính tả ở Tiểu học. Cần phải đổi mới phương pháp dạy học để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học, phát triển năng lực, sở trường của học sinh, rèn luyện học sinh trở thành người lao động chủ động. Vì thế để khắc phục những hạn chế, phát hiện những ưu điểm, tôi xin đưa ra một số biện pháp với mong muốn là có thể nâng cao hiệu quả của tiết chính tả.
1. Công tác chuẩn bị của giáo viên 
a. Rèn luyện kĩ năng nghe và tái hiện lại hình thức chữ viết, yêu cầu học sinh viết lại đủ số âm tiết đã nghe, viết đúng và nhanh theo tốc độ quy định. Từ đây việc đọc mẫu của giáo viên phải chuẩn xác, phải đúng với chính âm. Cạnh đó, giáo viên nên đọc thong thả, rõ ràng, ngắt hơi hợp lí sau mỗi cụm từ, mỗi câu. Tốc độ đọc phải phù hợp, tương ứng với tốc độ viết của học sinh. 
b. Giáo viên phải hướng dẫn việc nghe của học sinh phải gắn với việc hiểu nội dung của từ, cụm từ. Vì vậy, ngoài những hiểu biết về quy tắc chính tả học sinh còn phải hiểu nghĩa của từ, cụm từ.
2. Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy phân môn Chính tả:
Giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp một cách nhịp nhàng để hỗ trợ cho việc giảng dạy đạt kết quả. Không phương pháp nào là vạn năng, mỗi phương pháp đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Giáo viên cần nắm vững đặc điểm yêu cầu của từng phương pháp một cách linh hoạt. Sử dụng nhiều phương pháp làm cho lớp học thêm sinh động, học sinh tiếp thu bài một cách dễ dàng, nhanh chóng và khắc sâu kiến thức.
II. ĐỀ XUẤT VÀ ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG DẠY HỌC CÁC BÀI CHÍNH TẢ (NGHE-VIẾT).
	Việc dạy học phân môn Chính tả, đặc biệt là dạy các bài: Chính tả (nghe- viết) cần điều chỉnh một số điểm, để phù hợp với tình hình thực tế của học sinh và cũng để giúp học sinh phát huy hơn trong quá trình học tập.
	Thông thường các bài Chính tả (nghe- viết) đều có theo trình tự:
Đọc bài (đoạn bài viết) để học sinh nghe và tìm hiểu sơ lượt nội dung bài, hiểu một só từ khó dễ viết sai.
Nghe giáo viên đọc rồi viết theo đúng quy định.
Soát lỗi và chữa lỗi ra lề.
Giáo viên thu bài và chấm tại lớp một số bài. Sau đó cùng cả lớp chưa lỗi phổ biến mà học sinh dễ viết sai. 
Để tiết dạy phân môn Chính tả (nghe- viết) của chương trình Tiểu học (lớp 2) có hiệu quả. Chương trình cần điều chỉnh như sau:
- Tăng cường việc tìm hiểu từ khó mà học sinh dễ viết sai.
- Tăng cường việc cho học sinh tự tìm ra từ ngữ khó
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM DẠY HỌC
Viêc lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp với nội dung của từng hoạt động trong một bài giảng là khâu quan trọng nhất. Vì tùy thuộc vào nội dung của từng phần mà giáo viên lựa chọn biện pháp thực hiện sao cho thích hợp trong bài giảng của mình để làm sao cho đạt được mục đích cuối cùng của giờ học.
Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 2, xin chọn phân môn Chính tả (nghe- viết) để soạn và dạy thực nghiệm.
I. MÔ TẢ GIỜ DẠY:
Quy trình dạy phân môn chính tả (nghe-viết) lớp 2 như sau:
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sỉ số
- Hát ngắn
2. Kiểm tra 
- Giáo viên thu và chấm vở của học sinh tiết trước,đã chép lại bài hoặc trả bài cho học sinh mà giáo viên đã thu chấm ở tiết trước.
- Có thể cho học sinh viết lại từ ngữ khó mà tiết trước học sinh viết sai.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc chính tả.
- Giáo viên nhận xét chung.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
Từng tiết dạy mà giáo viên giới thiệu bài phù hợp với nội dung dạy, có khi đi thẳng vào vấn đề. sau đó ghi tên bài lên bảng.
b. Hướng dẫn học sinh nghe-viết
- Giáo viên gọi học sinh đọc lại bài, yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm trong bài viết, đọc những từ ngữ dễ viết sai.
- Cho học sinh đánh vần lại những tiếng dễ sai rồi viết vào bảng con.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết theo đúng quy định đọc cho học sinh viết.
- Hướng dẫn học sinh sửa bài.
- Thu bài, chấm tại lớp một số bài.
c. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Giáo viên chọn bài phù hợp với địa phương cho học sinh làm. 
Hình thành hoặc củng cố quy tắc chính tả.
4. Củng cố:
Hệ thống lại bài học.
Chữa lỗi phổ biến viết sai
5. Dặn dò
- Tổng kết giờ học
- Dăn dò học sinh thuộc quy tắc chính tả. Bài viết chưa đạt yêu cầu về nhà viết lại.
II. GIÁO ÁN DẠY THỰC NGHIỆM:
Môn: Chính tả(nghe- viết) 
NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I . Mục tiêu:
Kiến thức
-Viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện Người làm đồ chơi 
 - Làm được bài tập
 Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết và trình bày bài
 Thái độ:- Học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ .
III. Các hoạt động dạy học:
	Thời gian
NỘI DUNG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của HS
2’
1’
25’
10’
2’
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) HD viết chính tả:
-Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
* Hướng dẫn cách trình bày
* Hướng dẫn viết từ khó
- Viết bài: 
- Soát lỗi
3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2(a)
Bài 3(a)
4. Củng cố- Dặn dò:
- Gọi 2 HS lên bảng viết từ: hoa sen, xen kẽ
- Nhận xét 
-GV đọc đoạn cần viết 1 lần.
-Yêu cầu HS đọc.
-Đoạn văn nói về ai?
-Bác Nhân làm nghề gì?
-Vì sao bác định chuyển về quê?
-Bạn nhỏ đã làm gì?
-Đoạn văn có mấy câu?
-Hãy đọc những chữ được viết hoa trong bài?
-Vì sao các chữ đó phải viết hoa?
-GV yêu cầu HS đọc các từ khó viết.
-Yêu cầu HS viết từ khó.
-Đọc cho HS viết bài
-Đọc cho HS soát bài
 -Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Gọi 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
-Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
-Nhận xét 
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Chia lớp thành 2 nhóm và tổ chức cho HS điền từ tiếp sức. Mỗi HS trong nhóm chỉ điền từ (dấu) vào 1 chỗ trống.
-Gọi HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
GV nhận xét.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài học tiết sau.
- 2 HS lên vit 
-Theo dõi bài.
- 1 HS đọc lại bài chính tả.
-Nói về một bạn nhỏ và bác Nhân. 
-Bác làm nghề nặn đồ chơi bằng bột màu.
-Vì đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, hàng của bác không bán được.
-Bạn lấy tiền để dành, nhờ bạn bè mua đồ chơi để bác vui.
-Đoạn văn có 3 câu.
-Bác, Nhân, Khi, Một.
-Vì Nhân là tên riêng của người. Bác, Khi, Một là các chữ đầu câu
-Người nặn đồ chơi, chuyển nghề, lấy tiền, cuối cùng.
-2 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào 
-HS viết bài
-Đọc yêu cầu bài tập 2.
-HS tự làm.
-Nhận xét.
a) Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây?
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn?
a) Chú Trường vừa trồng trọt giỏi, vừa chăn nuôi giỏi. Vườn nhà chú cây nào cũng trĩu quả. Dưới ao, cá trôi, các chép, cá trắm từng đàn. Cạnh ao là chuồng lợn, chuồng trâu, chuồng gà, trông rất ngăn nắp.
III. KẾT QUẢ GIỜ DẠY:
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm lớp 2B, tôi đã thu được kết quả như sau:
- Đa số học sinh trong lớp đều thực hiện hết bài viết.
- Học sinh vừa nghe vừa tái hiện lại hình thức chữ viết tốt.
- Học sinh viết đúng và nhanh theo tốc độ quy định.
*Thu chấm 10 bài và thu được kết quả:
Tổng số bài: 10 bài.
Bài trên chuẩn: 9 bài 90%.
Bài đạt chuẩn: 1 bài 10%.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Qua thực tế dạy phân môn chính tả, giáo viên đã sử dụng một số biện pháp, phương pháp phù hợp linh hoạt với đề tài đưa ra. Nó không đòi hỏi phải tốn nhiều công sức mà chỉ thể hiện ở sự chịu khó nghiên cứu, đưa ra các nội dung bài soạn sao cho phù hợp và thực hiện tiết dạy một cách linh hoạt theo nội dung bài soạn.
Áp dụng các biện pháp va các phương pháp trong quá trình dạy phân môn chính tả(nghe- viết) tạo cho các em có lòng tự tin học tập. Học sinh hứng thú học tập, tư duy phát triển, hạn chế được một số học sinh tránh được các lỗi không hiểu, quỹ thời gian dành cho tiết học được sử dụng triệt để. Tạo điều kiện để học sinh học tập tốt môn tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Chính tả góp phần nâng cao chất lượng môn học. Đó cũng là điều kiện để học sinh học tập tốt các môn học khác có trong chương trình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của lớp, của trường.
Tuy đề tài đã hoàn thành nhưng chắc chắn rằng vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót, vẫn mong góp phần bé nhỏ vào việc nâng cao chất lượng rèn luyện kĩ năng viết chính tả đúng ở trường tiểu học. Tôi đã mạnh dạn bằng vốn hiểu biết ít ỏi của mình đề xuất một vài ý kiến nhỏ chung quanh vấn đề:Rèn kĩ năng viết chính tả đúng những ý kiến ấy được thể hiện qua giờ dạy thực nghiệm.
Muốn có một giờ dạy chính tả tốt, có hiệu quả cần phải đạt các yêu cầu sau:
- Luôn học hỏi đồng nghiệp, tự bồi dưỡng kiến thức của mình để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Nghiên cứu kĩ tài liệu hướng dẫn và sách giáo khoa để tận dụng những bài tâp tích cực và phù hợp với trình độ của học sinh lớp dạy.
- Chuẩn bị tốt các đồ dùng dạy học.
- Trong giờ học phải lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia tích cực. 
Biện pháp và phương pháp lúc nào cũng là công cụ, yếu tố con người là quyết định. Cụ thể hóa lòng nhiệt tình, lòng yêu nghề mến trẻ và năng lực của giáo viên sẽ làm cho giờ dạy ở tiểu học nói chung và giờ dạy chính tả nói riêng đạt hiệu quả cao.
Đề tài này được hoàn thiện. Song, do năng lực bản thân còn hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn nên chắc chắn những vấn đề đưa ra còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự tận tình, những hướng dẫn của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy chính tả (nghe-viết) cho lớp Hai nói riêng và cho học sinh tiểu học nói chung.
Em xin chân thành cảm ơn!
Minh Diệu , ngày 20 tháng 7 năm 2015.
 Người viết
 Dương Chí Toàn

File đính kèm:

  • docSKKN_Chinh_ta_lop_2.doc
Sáng Kiến Liên Quan