Tích cực hóa hoạt động học tập và nâng cao năng lực học sinh khi tổ chức dạy học một số dự án phần hiện tượng điện phân

Lí do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay, thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật hiện đại, những thành tựu của nó gần như được áp dụng ngay lập tức vào tất cả các lĩnh vực, là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của đời sống xã hội. Để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội, đòi hỏi con người không ngừng học hỏi, nâng cao tri thức và kỹ năng của mình. Sứ mệnh đó đã đặt lên vai ngành giáo dục một trọng trách lớn lao: đào tạo con người đáp ứng yêu cầu xã hội ngày càng phát triển.

Giáo dục hiện đại đang đứng trước yêu cầu và thách thức lớn lao của xã hội hiện đại. Trong trường đại học, việc học tập của học sinh không chỉ là thụ động tiếp thu bài giảng của giáo viên mà còn là sự tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, độc lập sáng tạo, tích cực tham gia các hoạt động tập thể để có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất và xã hội sau này. Việc dạy của giáo viên không chỉ là cung cấp kiến thức, mà phải tạo cho sinh viên có cơ hội tham gia khám phá thế giới thực, phân tích và giải quyết vấn đề. Kết quả cần rèn luyện cho học sinh là tính năng động cá nhân, tư duy sáng tạo, năng lực thực hành giỏi, khả năng hợp tác, khả năng giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đặt ra.

Thời gian qua, giáo dục nước ta đã và đang thực hiện những thay đổi trong toàn bộ quá trình dạy học: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức thực hiện, đánh giá. Việc đổi mới phương pháp nhằm phát triển con người toàn diện hơn, đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoà nhập vào sự tiến bộ chung của khu vực và trên thế giới. Điều đó đã được khẳng định trong luật giáo dục, điều 28.2 Luật giáo dục ghi rõ: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”;

Một lần nữa, nghị quyết TW2 khoá VIII khẳng định: “.Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.

 Với mục đích trang bị cho học sinh kiến thức vững chắc, rèn luyện kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra, khơi dậy tính tích cực, tự chủ của học sinh thì việc tổ chức dạy học dự án sẽ đem lại hiệu quả cao.

Dạy học dự án (DHDA) là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học định hướng vào người học, quan điểm dạy học định hướng hoạt động và quan điểm dạy học tích hợp. DHDA góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học.Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC HỌC SINH KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ DỰ ÁN PHẦN HIỆN TƯỢNG ĐIỆN PHÂN”

 

docx22 trang | Chia sẻ: haianh98 | Lượt xem: 3486 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tích cực hóa hoạt động học tập và nâng cao năng lực học sinh khi tổ chức dạy học một số dự án phần hiện tượng điện phân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, có nên tiến hành khai thác không ?
2.2. Dự án 2 : “Đổ xô tìm vàng”
a . Ý tưởng dự án : Hãy tưởng tượng vàng đã được phát hiện tại khu vực em đang sống cách mặt đất 200m. Địa điểm phát hiện ra vàng không phải là nơi hẻo lánh mà nó nằm ở một khu dân cư chuyên canh nông nghiệp. Một công ty khai khoáng đang tìm hiểu có nên hay không khai thác chúng. Em sẽ làm gì ? Hãy chuẩn bị hai lá thư hoặc email : cho tòa soạn báo và cho một chính trị gia để ủng hộ hoặc chống lại việc một công ty mở mỏ khai thác.
b . Mục tiêu : Học sinh tìm hiểu các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường cần quan tâm trước khi tiến hành khai thác, những tác động của việc khai thác khoáng sản đối với tự nhiên, xã hội.
c . Câu hỏi định hướng cho dự án :
 - Ở mỏ đó có bao nhiêu quặng và nó tập trung như thế nào ?
 - Quặng sâu bao nhiêu ? Công nghệ nào để có thể khai thác chúng ?
 - Vị trí mỏ có gần các cảng hoặc các tuyến đường giao thông thuận lợi cho vận tải không?
 - Có trung tâm dân cư nào gần đó để có thể thuê nhân công không ?
 - Ai là người đang quản lí vùng đất đó ?Nếu đang sống ở đó, liệu họ có chấp nhận chuyển đi không? Khoản đền bù/ bồi thường so với những khoản thu nhập ổn định hiện nay có hợp lí hay không ?
 - Việc khai thác sẽ gây ra ô nhiễm nước và không khí như thế nào ?
 - Thiệt hại nào sẽ gây ra cho môi trường và làm sao có thể giảm đến mức tối thiểu?
 - Chúng ta phải chi phí bao nhiêu cho việc khôi phục những tổn thất gây ra cho môi trường ?
 - Giá của kim loại bây giờ và tương lai sẽ như thế nào ?
Dự án 3 : “Màu cam đỏ”
a .Ý tưởng dự án : Màu đất đỏ Bazan có lẽ chưa bao giờ xa lạ với mỗi chúng ta, nó cũng là một trong những nét đặc trưng của vùng Tây Nguyên lộng gió, ở xứ sở này được cả thế giới biết đến vì đây là một thủ phủ cà phê danh tiếng.Có ai trên thế giới này chưa từng uống cà phê ? khi du khách đến với Tây Nguyên, điều đầu tiên gây ấn tượng với du khách là màu cam đỏ của đất. Bạn đã bao giờ nhận thấy đến điều khác lạ này chưa ? Hãy tìm hình ảnh của các đá hoặc cảnh quan, vật thể có màu này.
b . Mục tiêu : Tìm hiểu về địa điểm, địa danh, vật thể có hàm lượng sắt cao.
c . Câu hỏi định hướng :
- Gỉ có màu cam đỏ. Đá màu cam đỏ thường có hàm lượng sắt cao, những loại đá nào có màu cam đỏ ?
- Đi dọc theo đường Trường Sơn, màu cam đỏ của đất nổi bật lên xen kẽ giữa màu xanh của cây, tại sao ?
- Đá quý có màu cam đỏ không ? Vì sao ?
Dự án 4 : “Người bạn mang bộ lông chim”
Ý tưởng dự án : 
Hình 3.1 : Thợ mỏ khai thác than
Người thợ mỏ ngày xưa ( và cả ngày nay nữa) thường mang chim Hoàng Yến vào trong hầm mỏ cùng họ. Hãy đóng vai một thợ mỏ hoặc làm một seri phim hoạt hình hay đèn flash về vấn đề này.
Mục tiêu : Học sinh tìm hiểu về khí độc trong các hầm mỏ và vấn đề an toàn lao động.
. Câu hỏi định hướng cho dự án :
- Vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình khai thác tại các hầm mỏ là gì ?
- Những nguyên nhân nào có liên quan đến việc đóng cửa hầm mỏ ?
- Người thợ mỏ đã có những biện pháp nào để cảnh báo an toàn cho chính họ ?
2.5. Dự án 5 : “Tái tạo hay khai thác ?”
a . Ý tưởng dự án :
Thành phần kim loại chiếm ít hơn 0,1% khối lượng vỏ trái đất do đó được coi là khan hiếm. Bạc chiếm 0,00001%, Vàng chiếm 0,0000005% rất hiếm và do đó giá cao khi trao đổi thương mại. Đối với một số kim loại thường được sử dụng nhiều thì vẫn rất khan hiếm như đồng ( chiếm 0,007%), thủy ngân ( chiếm 0,00005% ), Kẽm ( chiếm 0,013%), chì ( chiếm 0,0016%) và thiếc ( 0,004%). May mắn là sắt tương đối phổ biến, do đó lượng sắt được đem vào sử dụng cao gấp 9 lần so với tất cả các loại kim loại khác.
Bảng 3.2 : Kim loại là tài nguyên không tái tạo được và do đó chúng sẽ cạn kiệt vào thời điểm nào đó.
Ở các quốc gia công nghiệp lớn trên thế giới, tái chế nhôm là phổ biến vì chi phí sản xuất nhôm mới là hơn 20 lần so với chi phí của việc tái chế nó.Còn đối với các kim loại khác việc tái chế là tốn kém so với việc sản xuất kim loại mới.Lấy ví dụ việc tái chế sắt từ lon đựng thực phẩm làm cho giá thành của sắt quá cao so với việc khai thác và sản xuất sắt. Do đó hàng triệu lon thực phẩm vẫn bị thải ra hàng năm và không được tái chế để sử dụng.
Đóng vai trò là chuyên gia nghiên cứu về thị trường, hãy tìm hiểu về hoạt động tái chế kim loại tại Việt Nam.
b. Mục tiêu : Tìm hiểu về hoạt động tái chế kim loại, nguyên nhân của hoạt động tái chế và trách nhiệm bản thân đối với tài nguyên tự nhiên tại Việt Nam.
c . Câu hỏi định hướng :
- Tài nguyên tái tạo là gì ? 
- Có thể tái tạo kim loại được không ?
- Tìm hiểu về hoạt động tái chế kim loại tại Việt Nam, giải thích nguyên nhân ?
- Cho biết một số kim loại hiện đang được sản xuất mà:
+ Việc tái chế là rẻ hơn là khai thác và chiết xuất.
+ Khai thác mỏ và chiết xuất là rẻ hơn việc tái chế.
2.6. Dự án 6 : “Làm pin điện hóa” 
a . Ý tưởng dự án : Sự xuất hiện của điện năng đã làm thay đổi toàn bộ phương thức sống của con người từ sản xuất, sinh hoạt, giải trí kéo theo sự phát triển của khoa học công nghệ. Cùng với sự phát triển đó thì một thiết dữ trữ năng lượng điện cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, pin điện hóa ra đời. Học sinh với vai trò là nhà sản xuất dùng những hiểu biết của mình để tạo ra một vài loại pin điện hóa đơn giản từ những vật dụng sẵn có xung quanh.
b . Mục tiêu về kiến thức :
- Học sinh tìm hiểu về hiện tượng hình thành điện thế khi đặt hai thanh kim loại khác nhau vào dung dịch điện phân, lịch sử phát triển của pin điện hóa, khái niệm về pin điện hóa, các yếu tố ảnh hưởng đến suất điện động của pin điện hóa, để từ đó tạo ra pin điện hóa đơn giản từ những vật dụng sẵn có xung quanh.
c . Bộ câu hỏi định hướng của dự án :
* Câu hỏi khái quát :
- Các sản phẩm công nghệ và sinh hoạt ngày nay sử dụng năng lượng gì ?
* Câu hỏi bài học :
- Năng lượng điện năng có dự trữ được không ? Trong quá trình dự trữ, dạng năng lượng nào sẽ được chuyển hóa thành điện năng ?
* Câu hỏi bài học :
- Thế nào là pin điện hóa ? Cách tạo ra pin điện hóa và cơ chế phát sinh 
dòng điện trong pin điện hóa ?
- Cách xác định suất điện động chuẩn của pin điện hóa ?suất điện động của pin điện hóa phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
2.7. Dự án 7 : “Kim loại cho cuộc sống”
a . Ý tưởng dự án : Kim loại và hợp kim của nó có mặt ở hầu hết mọi vật dụng quanh ta như một phần tất yếu của cuộc sống, đặc tính nào của kim loại mà chúng lại đặc biệt quan trọng với chúng ta ? Hãy tìm hiểu thông tin về các loại kim loại và hợp kim có những công năng sau :
Được sử dụng làm dây tóc bóng đèn.
Được sử dụng cho đường ống nước nóng lạnh
Chuyển sang màu đen khi tiếp xúc với ánh sáng và được sử dụng ở lớp phủ phim.
Được sử dụng trong pháo hoa và đèn flash để tạo ánh sáng rực rỡ.
Được thêm vào xăng giúp xe chạy êm hơn.
Một phần của huyết sắc tố, là thành phần trong máu có vai trò trong việc vận chuyển oxi.
Được sử dụng bên trong pin của xe ô tô.
Được sử dụng trong bộ chuyển đổi xúc tác của hệ thống xả của xe để loại bỏ khí thải.
Được sử dụng làm các thanh điều khiển trong lò phản ứng hạt nhân.
Là một nguyên tố phóng xạ sử dụng trong bom nguyên tử.
Được sử dụng nhiều trong đèn đường, cho màu cam.
Trình bày kết quả của bạn dưới dạng bảng liệt kê các nguyên tố và ứng dụng của nó.
b . Mục tiêu : Tìm hiểu ứng dụng của các nguyên tố kim loại và hợp kim.
c . Câu hỏi định hướng :
- Các vật dụng có công năng như trên được làm từ những nguyên tố kim loại nào ? tính chất, đặc điểm của nguyên tố đó ?
- Ngoài những công năng trên, các nguyên tố đó còn những ứng dụng nào nữa không?
2.8. Dự án 8 : “Pin điện hóa và vấn đề phát triển bền vững”
a . Ý tưởng dự án : Sự xuất hiện của điện năng đã làm thay đổi toàn bộ phương thức sống của con người từ sản xuất, sinh hoạt, giải trí kéo theo sự phát triển của khoa học công nghệ. Cùng với sự phát triển đó thì một thiết dữ trữ năng lượng điện cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, pin điện hóa ra đời. Sự ra đời của pin điện hóa đã mang lại quá nhiều lợi ích trong các thiết bị công nghệ nhưng lại để lại những hậu quả nguy hiểm đối với sức khỏe và môi trường.
Các em hãy chung tay giúp mọi người có thêm những hiểu biết về pin điện hóa và cách xử lí rác thải đặc biệt nguy hại do pin gây ra nhé !
b . Mục tiêu về kiến thức :
- Học sinh trình bày được thế nào là pin điện hóa, lịch sử phát triển của pin điện hóa, cấu tạo các loại pin và thành phần hóa học có trong các loại pin điện hóa hiện nay, nguồn gốc phát sinh của rác thải từ pin, những nguy hại do rác thải từ pin gây ra ,từ đó có ý thức về vệ sinh cộng đồng và ngăn chặn nguồn rác thải nguy hại do pin gây ra.
c . Bộ câu hỏi định hướng của dự án :
* Câu hỏi khái quát :
- Thế nào là phát triển bền vững ?
- Các sản phẩm công nghệ và sinh hoạt ngày nay sử dụng pin để dự trữ điện năng, vậy điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với những viên pin hết hạn sử dụng ?
* Câu hỏi bài học :
- Các hóa chất bên trong viên pin bị vứt bỏ sẽ làm thay đổi môi trường đất và nước như thế nào ?
* Câu hỏi nội dung :
- Hãy cho biết những hiểu biết của em về pin điện hóa và lịch sử phát triển của pin điện hóa ?
- Nêu tên, cấu tạo, thành phần hóa học của các loại pin điện hóa đang được sử dụng hiện nay ?
- Pin điện hóa sau khi sử dụng nếu vứt bừa bãi ra môi trường sẽ là loại rác thải đặc biệt nghiêm trọng, hãy giải thích ?
- Chúng ta nên xử lí rác thải từ pin như thế nào để môi trường đất, nguồn nước sạch và an toàn hơn ?
3 .Các tài liệu hỗ trợ thực hiện dự án 
https://www.google.com/
https://www.youtube.com/pin điện hóa
https://www.youtube.com/electrochemical batteries
https://www.youtube.com/ăn mòn kim loại
https://www.youtube.com/Mạ điện
https://www.google.com/lịch sử phát triển pin điện hóa
https://www.google.com/pin điện hóa
https://www.google.com/tài liệu xử lí nước thải
4. Đánh giá dự án qua hoạt động học tập
4.1.Đánh giá sản phẩm dự án qua bài trình diễn : Sau đây là tiêu chí đánh giá cho từng sản phẩm
Bảng 4.1. Tiêu chí đánh giá bài thuyết trình đa phương tiện 
 Tốt
 Khá
 Trung bình 
 Kém
NỘI DUNG
- Hiểu rõ và trình bày một cách chi tiết đúng mục tiêu đề ra, thu hút, hấp dẫn. 
- Biết cách áp dụng một cách hiệu quả kiến thức đã học để giải quyết vấn đề, trình bày cách giải quyết rõ ràng, chi tiết.
- Kết quả sau khi giải quyết vấn đề đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Hiểu cơ bản vấn đề giáo viên đặt ra, trình bày vấn đề tương đối tốt.
- Áp dụng được kiến thức đã học để giải quyết vấn đề tuy nhiên việc trình bày chưa được cụ thể.
- Kết quả thu được đạt yêu cầu nhưng tính thẩm mỹ chưa thật tốt.
- Chưa hiểu rõ vấn đề giáo viên đặt ra, cách trình bày vấn đề còn khó hiểu.
- Áp dụng được kiến thức đã học để giải quyết vấn đề nhưng nhiều chỗ còn thể hiện sự lúng túng.
- Kết quả thu được không đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Không hiểu được vấn đề giáo viên đặt ra.
- Không biết áp dụng kiến thức cũ để giải quyết vấn đề.
- Kết quả thu được không đat yêu cầu.
KĨ THUẬT
- Thu hút, hấp dẫn, làm nổi bật được nội dung.
- Hình ảnh có chọn lọc, phù hợp với nội dung và được chọn lọc một cách hợp lý.
- Phông chữ rõ ràng, dễ đọc.
- Nền sinh động, làm nổi bật phông chữ và nội dung.
- Không có lỗi chính tả, lỗi dùng từ. 
- Khá hấp dẫn.
- Hình ảnh được chọn lọc, phù hợp nhưng đôi khi quá nhiều, làm mất tập trung vào nội dung.
- Phông chữ khá rõ ràng. 
- Nền khá phù hợp nhưng chưa được sinh động.
- Lỗi chính tả, lỗi dùng từ ở mức độ chấp nhận được.
- Ít thu hút.
- Hình ảnh không được chọn lọc, không chính xác hoặc quá lạm dụng.
- Một số phông chữ khó đọc.
- Nền quá lòe loẹt hoặc quá rối rắm làm ảnh hưởng đến nội dung.
- Lỗi chính tả hoặc lỗi dùng từ khá nhiều.
- Không thu hút, đôi khi nhàm chán.
- Không có hình ảnh.
- Phông chữ quá khó đọc.
- Không có nền.
- Lỗi chính tả, lỗi dùng từ quá nhiều.
Hướng dẫn cho điểm bài thuyết trình đa phương tiện :
Thang điểm
Đánh giá của các nhóm khác
Đánh giá của giáo viên
NỘI DUNG
 10
Mô tả một cách cụ thể, rõ ràng vấn đề đặt ra
 2
Trình bày chi tiết, rành mạch tiến trình xây dựng dự án.
 1,5
Trình bày kiến thức chính xác theo mục tiêu đề ra
 3,5
Áp dụng đúng nội dung kiến thức vào dự án
 2
Phát hiện những vấn đề nảy sinh trong quá trình giải quyết vấn đề
 1
KĨ THUẬT
 5
Nền, phông chữ, cỡ chữ phù hợp, đảm bảo có thể đọc được từ cuối lớp.
 1
Các trang được trình bày và bố trí hợp lý.
 1
Sử dụng hình ảnh có chọn lọc, hợp lý.
 1
Các kỹ xảo được sử dụng đúng lúc, làm nổi bật được trọng tâm
 0,5
Từ ngữ và chính tả chính xác
 1
Ít nhất 10 trang trình chiếu
 0,5
 TỔNG ĐIỂM 
 15
 XẾP LOẠI
4.2. Đánh giá sản phẩm thật của dự án :
Bảng 4.2 : Tiêu chí đánh giá quá trình làm pin điện hóa
 Tốt
 Khá
 Trung bình
 Kém
Chuẩn bị thí nghiệm
Tìm kiếm được nhiều tài liệu liên quan, đảm bảo trình bày được mục đích thí nghiệm và cơ sở lí thuyết.
Có tài liệu về pin và đọc tài liệu liên quan.
Có tài liệu liên quan đến pin điện hóa.
Chưa tìm được tài liệu về pin
Lựa chọn thiết bị 
Lựa chọn đúng dụng cụ và sử dụng tốt, phù hợp với mục đích thí nghiệm. Hiểu rỏ công dụng của từng dụng cụ
Lựa chọn những dụng cụ theo yêu cầu tài liệu, sử dụng được, không bị hư hỏng trong quá trình làm.
Lựa chọn những dụng cụ theo yêu cầu tài liệu
Không lựa chọn được dụng cụ để làm pin.
Lắp ráp
Tháo lắp, phối hợp các thao tác và tốc độ thực hiện nhanh, chính xác, biết cách bảo quản thiết bị .
Biết tháo lắp dụng cụ trong quá trình làm pin và cất gọn gàng khi không sử dụng
Biết lắp ráp thiết bị.
Không tháo lắp được thiết bị
Hoàn thiện thiết bị
Bố trí thiết bị chính xác, hiểu rỏ nguyên nhân khi pin chưa hoạt động và chỉnh sửa kịp thời.
Bố trí thiết bị theo yêu cầu tài liệu, pin sáng.
Bố trí thiết bị theo yêu cầu tài liệu, pin chưa sáng.
Chưa biết cách bố trí thiết bị.
Hướng dẫn cho điểm quá trình làm pin điện hóa :
Thang điểm 
 Đánh giá của nhóm khác
Đánh giá của giáo viên
Chuẩn bị thí nghiệm
 3
Tìm kiếm được nhiều tài liệu về pin điện hóa
 1
Trình bày được cơ sở lí thuyết của pin điện hóa
 1
Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến suất điện động của pin điện hóa
 1
Lựa chọn thiết bị
 3
Lựa chọn các thiết bị phù hợp
 1
Sáng tạo trong quá trình lựa chọn thiết bị 
 1
Thiết bị sử dụng tốt
 1
Lắp ráp
 3
Lắp ráp, phối hợp các thao tác nhanh chóng, gọn gàng
 1
Biết khắc phục nhược điểm thiết bị trong quá trình lắp ráp
 1
Biết cách bảo quản thiết bị 
 1
Hoàn thiện thiết bị
 6
Phát hiện và giải quyết tốt những vấn đề nảy sinh trong quá trình làm pin
 3
Pin sáng 
 3
Tổng điểm
 15
Xếp loại 
KẾT LUẬN 
Vận dụng cơ sở lí luận của phần 2, chúng tôi tiến hành xây dựng tiến trình dạy học dự án với phần “Hiện tượng điện phân ”và dạy học theo dự án phần nội dung kiến thức chủ đề này.
Cuối cùng là bài kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh .
Từ việc theo dõi các giờ học thực nghiệm, quan sát hoạt động của học sinh và phân tích những kết quả mà học sinh đạt được, chúng tôi rút ra một nhận xét: quá trình tổ chức dạy học dự án gắn với chủ đề hiện tượng điện phân giúp học sinh hứng thú, say mê học tập, phát triển hoạt động nhận thức tích cực và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Sự hợp tác trong quá trình học tập được thể hiện rất rỏ qua việc học sinh phân chia nhiệm vụ, thảo luận, nhóm học tập; thảo luận để tìm ra ý tưởng và phương hướng giải quyết dự án, phân công công việc phù hợp với năng lực và sở trường của từng thành viên, thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được phân công, làm việc có trách nhiệm, có tư duy khoa học, chất vấn nhóm khác trong giờ học dự án.Quá trình học tập trở nên có ý nghĩa đối với học sinh, học sinh truyền đạt kinh nghiệm cho nhau, học hỏi lẫn nhau, thực hiện nhiệm vụ và tinh thần tập thể tăng cao.Qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập và thực hiện dự án, học sinh nắm vững kiến thức một cách sâu sắc hơn, từ đó hiểu hơn về trách nhiệm của bản thân và xã hội đối với tài nguyên và môi trường. 
Trên đây là một số quan điểm của riêng tôi , tuy nhiên do thời gian cũng như suy nghĩ và kinh nghiệm còn có hạn,chắc chắn đang còn rất nhiều tồn tại và hạn chế, rất mong sự góp ý của đồng nghiệp và học sinh khi thực hiện vấn đề này .
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Văn Biên (2008), Tổ chức giờ học Vật lí bằng hình thức dạy học theo trạm, Đặc san khoa học Đại học Sư Phạm Hà Nội, số 12 (2008), Tr. 14 – 19.
Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2007), Vật lí 10, Nhà xuất bản Giáo dục.
Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Vũ Quang, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2007), Vật lí 11, Nhà xuất bản Giáo dục.
Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Thượng Chung, Tô Giang, Trần Chí Minh, Ngô Quốc Quýnh (2008), Vật lí 12, Nhà xuất bản Giáo dục.
Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn Ty (2007), Sinh học 10, Nhà xuất bản Giáo dục.
Grey Rickard, Geoff phillips, Janette Ellis, Faye jeffery, Peter Roberson (2010) Science Dimension 4, Pearson Education Australia.
Nguyễn Văn Hải (2014) Xây dựng và dạy học tích hợp chủ đề pin điện hóa ở lớp 11 trung học phổ thông nhằm phát huy năng lực hoạt động thực tiễn và các năng lực tổng hợp khác, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Văn Khải (2007), Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp vào dạy học vật lí ở trường THPT để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, trong báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp bộ trọng điểm ( B2006-TN04-01)
 Phạm Văn Khiết (2004), Những điều kì thú quanh ta, Nhà xuất bản văn hóa thông tin.
Trần Văn Nghiên (2010), Tổ chức dạy học theo trạm một số nội dung kiến thức chương“Mắt. Các dụng cụ quang học” Sách giáo khoa Vật lí 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
Phạm Xuân Quế, Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động nhận thức Vật lí tích cực, tự chủ và sáng tạo, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
Trần Văn Thành (2012), Tổ chức dạy học dự án về một số kiến thức Điện từ học – Vật lí 9 trung học cơ sở, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
Cao Thị Thặng (2010), Nghiên cứu và thử nghiệm bước đầu một số chủ đề tích hợp liên môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở trường trung học cơ sở, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp viện, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1999), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Đức Thâm (2003), Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
Lê Thông, Trần Trọng Hà, Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Trọng Hiếu, Phạm Thu Phương, Đỗ Ngọc Tiến, Nguyễn Viết Thịnh (2007), Địa lí 10, Nhà xuất bản Giáo dục.
Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
Phạm Hữu Tòng (1996), Hình thành kiến thức, kĩ năng, phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học Vật lí, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, Nhà xuất bản Giáo dục.
Phạm Hữu Tòng (2003), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Từ điển Bách khoa toàn thư (2003), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nhà xuất bản từ điển Bách khoa.
Đỗ Hương Trà (2012), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, Nhà xuất bản đại học Sư phạm.
Đỗ Hương Trà (2007), Dạy học dự án và tiến trình thực hiện, Tạp chí giáo dục (157).
 Đỗ Hương Trà-chủ biên ( 2015) Tổ chức dạy học tích hợp khoa học tự nhiên ở trường phổ thông, Nhà xuất bản đại học Sư Phạm.
Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Đức Chuy, Lê Mậu Quyền, Lê Xuân Trọng (2007), Hóa học 10, Nhà xuất bản Giáo dục.
Dương Tiến Sỹ (7/2012), Giảng dạy tích hợp các khoa học nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo” T/c Giáo dục 9, Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm.
Viện nghiên cứu sư phạm (2008), Dạy học tích hợp và khả năng áp dụng vào thực tiễn giáo dục Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.
Xavier Roegiers (1996), Làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, Nhà xuất bản Giáo dục.

File đính kèm:

  • docxskkn_12656259.docx
Sáng Kiến Liên Quan