Thuyết minh mô tả SKKN Một số giải pháp xây dựng trường mầm non “An toàn -Hạnh Phúc” ở trường Mầm non Yên Phụ, huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh

Bồi dưỡng, tuyên truyền để toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh hiểu rõ thế nào là trường học “An toàn- Hạnh phúc”? Tại sao phải xây dựng trường mầm non “An toàn – Hạnh phúc”? Việc xây dựng trường mầm non “An toàn-Hạnh phúc” phải bắt đầu từ đâu? Từ đó có sự thay đổi về cách nghĩ, cách tư duy cùng nhau hướng tới việc xây dựng ngôi trường “An toàn, hạnh phúc”.

- Trường học an toàn là gì? Trường học an toàn là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho học sinh được phòng, chống và giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ học sinh của trường được sống và học tập trong một môi trường an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần.

- Trường học hạnh phúc là gì? Cụm từ “Trường học hạnh phúc” có thể hiểu là nơi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh được vui sống trong sự chia sẻ, cảm thông và yêu thương nhau; đồng thời nơi đó cũng là mái nhà chung mà nơi đó những người thầy vừa là cha mẹ, vừa là người bạn đồng hành với trẻ tạo nên một mái nhà chung mà mỗi ngày đến trường sẽ đem lại một ngày vui cho cuộc sống.

- Tai sao lại phải xây dựng trường mầm non “An toàn –Hạnh phúc”?

+ Hiểu được khái niệm thế nào là trường học “ An toàn-Hạnh phúc” tất yếu ta cũng sẽ nhận ra giá trị và tầm quan trọng của nó đối với tương lai và sự phát triển của trẻ nhỏ, rộng hơn là sự vững mạnh của đất nước. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

 

doc30 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 62 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thuyết minh mô tả SKKN Một số giải pháp xây dựng trường mầm non “An toàn -Hạnh Phúc” ở trường Mầm non Yên Phụ, huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 Mẫu 02/SK
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ
 KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp xây dựng trường mầm non “An toàn -
Hạnh Phúc” ở trường mầm non Yên Phụ, huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh. 
 Tác giả/Đồng tác giả:
 Tỷ lệ (%) 
 Nội dung 
 đóng góp
 đóng góp
 vào việc 
 Nơi (Ghi rõ nội 
 Ngày Trình tạo ra 
 công tác dung đóng 
 ST tháng Chức độ sáng kiến 
 Họ và tên (hoặc nơi góp vào 
 T năm danh chuyên nếu có 
 thường sáng kiến 
 sinh môn (ghi rõ đối 
 trú) đối với từng 
 với từng 
 đồng tác 
 đồng tác 
 giả)
 giả)
 - Xây dựng 
 kế hoạch, 
 nghiên cứu 
 thực nghiệm 
 cụ thể.
 Trường - Nghiên cứu 
 10/03/ Hiệu 
 1 Vũ Thị Bắc mầm non Đại học 60% và thực 
 1974 trưởng
 Yên Phụ nghiệm các 
 giải pháp: 1, 
 2, 4 
 - Tổng hợp 
 và viết sáng 
 kiến.
BM-SK02 Trang 1 3
tế thì mỗi nhà trường, mỗi cán bộ quản lý cần đổi mới phương thức quản lý, 
phát triển tổng thể các yếu tố chi phối quá trình giáo dục thế hệ trẻ; trước tiên là 
tiếp thu, nắm vững những đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi; đánh giá phân loại, xác 
định những mặt mạnh, mặt yếu của đa số trẻ, nắm vững điều kiện, hoàn cảnh gia 
đình của trẻ và mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục của trường, lớp mình 
phụ trách. 
 Trong thời gian gần đây tình trạng đảm bảo an toàn, bạo lực học đường 
đang rộ nên và trở thành vấn đề nóng ảnh hưởng đến rất nhiều con trẻ. Tuy 
nhiên vấn đề đó chỉ mới xuất hiện ở một số cơ sở giáo dục tư thục hoặc cơ sở tư 
nhân chưa được cấp phép hoạt động nhưng đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới 
ngành giáo dục. Chỉ “Một con sâu mà làm rầu nồi canh” làm cho xã hội có cách 
nhìn lệch lạc về ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non chịu ảnh hưởng 
rất nhiều. 
 Trẻ em lứa tuổi mầm non là gia đoạn vàng để trẻ phát triển về tâm, sinh lý. 
Vì vậy mỗi chúng ta hãy dành sự quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng 
tích cực để trẻ được phát triển toàn diện. Một môi trường tốt, an toàn, lành mạnh 
thì ắt đứa trẻ đó sẽ được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần; nhưng 
nếu đứa trẻ sống trong cảnh luôn bỉ mắng chửi, hành hạ, thiếu sự quan tâm, 
động viên, chia sẻ thì sẽ hình thành tính hung hăng, hiếu thắng hoặc tự kỷ. 
 Như vậy môi trường sống là yếu tố quyết định sự hình thành nhân cách trẻ; 
do đó sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và toàn xã hội cần phải có mối 
quan hệ khăng khít và bổ trợ thật tốt mới có thể hình thành nên một con người 
phát triển toàn diện.
 Xuất phát từ những vấn đề trên đã thôi thúc nhóm tác giả chúng tôi đi sâu 
nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra sáng kiến: Một số giải pháp xây dựng trường 
mầm non “An toàn - Hạnh Phúc” ở trường mầm non Yên Phụ, huyện Yên 
Phong, Tỉnh Bắc Ninh. 
 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến
 Đề tài được nghiên cứu với mục đích nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực 
trạng của công tác xây dựng trường mầm non “An toàn- Hạnh Phúc”ở trường 
BM-SK02 Trang 3 5
 b. Nội dung:
 Bồi dưỡng, tuyên truyền để toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ 
huynh học sinh hiểu rõ thế nào là trường học “An toàn- Hạnh phúc”? Tại sao 
phải xây dựng trường mầm non “An toàn – Hạnh phúc”? Việc xây dựng 
trường mầm non “An toàn-Hạnh phúc” phải bắt đầu từ đâu? Từ đó có sự thay 
đổi về cách nghĩ, cách tư duy cùng nhau hướng tới việc xây dựng ngôi trường 
“An toàn, hạnh phúc”.
 - Trường học an toàn là gì? Trường học an toàn là trường học mà các yếu tố 
nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho học sinh được phòng, chống và giảm thiểu 
tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ học sinh của trường được sống và học tập trong một 
môi trường an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần. 
 - Trường học hạnh phúc là gì? Cụm từ “Trường học hạnh phúc” có thể hiểu 
là nơi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh được vui sống trong sự chia sẻ, 
cảm thông và yêu thương nhau; đồng thời nơi đó cũng là mái nhà chung mà nơi 
đó những người thầy vừa là cha mẹ, vừa là người bạn đồng hành với trẻ tạo nên 
một mái nhà chung mà mỗi ngày đến trường sẽ đem lại một ngày vui cho cuộc 
sống. 
 - Tai sao lại phải xây dựng trường mầm non “An toàn –Hạnh phúc”? 
 + Hiểu được khái niệm thế nào là trường học “ An toàn-Hạnh phúc” tất yếu 
ta cũng sẽ nhận ra giá trị và tầm quan trọng của nó đối với tương lai và sự phát 
triển của trẻ nhỏ, rộng hơn là sự vững mạnh của đất nước. Trẻ em là những mầm 
non tương lai của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dân tộc Việt 
Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được 
hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. 
 + Xây dựng một trường học “An toàn - Hạnh phúc” sẽ giúp trẻ có một môi 
trường học tập, vui chơi tốt nhất, trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ và hứng thú với việc đến 
trường hằng ngày. Niềm đam mê vào tạo hứng thú trong học tập rất quan trọng 
đến kết quả học tập cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó giúp trẻ có thêm 
động lực, sự chủ động và tích cực và không ngừng sáng tạo ra những giá trị mới, 
BM-SK02 Trang 5 7
quan trọng, là người truyền cảm hứng và cũng là người cầm lái con con tàu 
trường học “An toàn - Hạnh phúc”. Như ông Đặng Tự Ân – Giám đốc Quốc gia 
Quỹ hỗ trợ đổi mới giáo dục đã nhắn nhủ đến đội ngũ cán bộ quản lý trường học 
rằng “Hãy quản lý mà không quản lý” (Trích Báo Đại đoàn kết ngày 
13/11/2020). Đây là trở lực vô cùng khó khăn, nếu hình dung nhà trường là một 
xã hội thu nhỏ và để xã hội ấy hạnh phúc, thì hiệu trưởng với vai trò cao nhất 
cần thay đổi cách tư duy, cách nghĩ, quan điểm chỉ đạo, điều hành phải chuyển 
từ tư duy quản lý, mệnh lệnh hành chính sang tư duy phục vụ, đặt lợi ích, sự hài 
lòng của “khách hàng” lên hàng đầu.
 + Bên cạnh lực đẩy về hệ điều hành, không thể thiếu lực kéo đó là đội ngũ 
cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường, là hệ giá trị, tầm nhìn chiến lược, 
khát khao đạt đến; sẽ dẫn dắt người chèo lái con thuyền giáo dục của nhà trường 
đi đúng hướng và cán đích. Sự thành công của mỗi giờ học, mỗi lớp học cần đến 
sự lỗ lực của đội ngũ giáo viên, nhân viên. Vậy để làm điều đó đội ngũ cán bộ, 
giáo viên nhân viên chúng ta cần thay đổi chính bản thân mình, chúng ta phải 
rèn luyện và có tâm thế của người có hoài bão hạnh phúc và sẵn sàng dấn thân vì 
ngôi trường “An toàn - Hạnh Phúc”. Bởi các thầy cô không vui vẻ, hạnh phúc 
thì không thể nào cho các con một giờ học hạnh phúc, lớp học an toàn với tâm 
thế vui vẻ, niềm đam mê sáng tạo; Song để làm được điều đó nhà trường, đặc 
biệt đội ngũ ban giám hiệu, ban chấp hành công đoàn phải quan tâm, ở đây 
không chỉ quan tâm về vật chất mà phải tôn trọng giáo viên, tạo điều kiện cho 
giáo viên được tập huấn, tìm hiểu thêm những nội dung gắn với xu thế đổi mới 
giáo dục, được học tập giá trị sống, nâng cao kỹ năng sống và thường xuyên trao 
đổi những kinh nghiệm lẫn nhau.
 Để trẻ có được niềm vui, hân hoan, hạnh phúc mỗi khi đến trường thì đòi 
hỏi mỗi cán bộ quản lý, mỗi thầy giáo, cô giáo phải trao đi những yêu thương 
bằng hành động cụ thể; quan tâm đến hoàn cảnh của mỗi học sinh, nắm được 
tâm lý, sở trường của trẻ đề có biện pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả giúp trẻ 
cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương lan toản từ cô giáo, bạn bè, niềm vui được 
BM-SK02 Trang 7 9
 c. Các bước tiến hành.
 Bước 1: Nghiên cứu kỹ các văn bản, tài liệu về việc xây dựng trường học 
an toàn, hạnh phúc; Tham mưu cho cấp ủy Chi bộ xây dựng nghị quyết nhằm 
chỉ đạo xuyên suốt, toàn diện; xây dựng kế hoạch thực hiện kế hoạch thực hiện 
chuyên đề của đơn vị.
 Bước 3: Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên tại nhà 
trường giúp giáo viên nắm được nội dung cơ bản của phong trào; trong đó chú 
trọng đến việc giúp giáo viên hiểu thế nào là trường học “An toàn - Hạnh 
phúc”? Tại sao phải xây dựng trường mầm non “An toàn - Hạnh phúc”? Việc 
xây dựng trường mầm non “An toàn - Hạnh phúc” phải bắt đầu từ đâu? Tổ 
chức cho giáo viên được thảo luận, trao đổi, đưa ra ý tưởng mới nhằm phát huy 
tính tích cực ở trẻ; trình bày những đề xuất, kiến nghị và những khó khăn khi 
thực hiện phong trào của nhóm lớp mình phụ trách.
 Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, thực hiện và tiêu chí xây dựng 
phong trào xây dựng trường mầm non “An toàn - Hạnh phúc”
 a. Mục đích
 Nhằm xác định rõ nội dung công việc, thời gian thực hiện và phân công 
người phụ trách chỉ đạo thực hiện; đưa ra những tiêu chí cụ thể trong phong trào 
làm tiền đề thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.
 b. Nôi dung:
 Để công tác chỉ đạo đạt hiệu quả cao người quản lý phải có kế hoạch cụ thể 
để điều hành công việc một cách khoa học theo đúng kế hoạch đề ra. Đồng thời 
có những điều chỉnh linh hoạt trong quá trình triển khai kế hoạch sát thực tế và 
tình hình chung của nhà trường; cùng với đó là các tiêu chí cụ thể, chi tiết để đội 
ngũ cán bộ, giáo viên làm cơ sở để xây dựng kế hoạch cho nhóm, lớp mình phụ 
trách (Kèm theo kế hoạch và tiêu chí xây dựng trường mầm non “An toàn – 
Hạnh phúc”).
 Chỉ đạo giáo viên xây dựng lồng ghép kế hoạch xây dựng kế hoạch xây 
dựng trường mầm non “An toàn - Hạnh phúc” với kế hoạch thực hiện chương 
BM-SK02 Trang 9

File đính kèm:

  • docthuyet_minh_mo_ta_skkn_mot_so_giai_phap_xay_dung_truong_mam.doc
Sáng Kiến Liên Quan