Thực trạng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non hiện nay và các giải pháp khắc phục

1. Đặt vấn đề

Vai trò của trò chơi dân gian trong giáo dục trẻ em

Trong xã hội xưa, trò chơi dân gian chiếm vị trí quan trọng trong không gian giải trí của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Thông qua hoạt động của nguời lớn, trẻ nhỏ thường học bằng cách bắt chước, và cứ như vậy, các trò chơi dân gian được lưu truyền qua các thế hệ. Chính nhờ những trò chơi đơn giản nhưng thú vị đó mà trẻ em xưa được giáo dục tính cách và phát triển thể chất

Dưới góc độ giáo dục, các trò chơi dân gian có thể được chia thành bốn nhóm chính: nhóm trò chơi vận động giúp phát triển sức khỏe thể chất như bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, .; nhóm trò chơi học tập tập cho trẻ em cách quan sát, tính toán như các loại cờ, ô ăn quan, giải đố, .; nhóm trò chơi sáng tạo giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, sự khéo léo và khiếu thẩm mĩ như làm con vật từ lá cây, nặn đất, .; và nhóm trò chơi mô phỏng hành động của người lớn như xây nhà, mua bán, . Sự thi đua trong khi chơi giúp trẻ thực sự nhập vai thành những người lớn mà nhờ đó dần học được cách ứng xử trong quá trình phát triển nhân cách. Xét về không gian vui chơi, đa số các trò chơi dân gian diễn ra ngoài trời [2]. Dụng cụ để chơi cũng rất dễ tìm và chủ yếu từ các vật liệu tự nhiên. Đây là điều kiện để trẻ gắn bó môi trường tự nhiên, giúp các em sớm làm quen với các mối quan hệ tương tác giữa các thành tố thiên nhiên và khi hiểu hơn, các em sẽ yêu quý và dễ hình thành trách nhiệm với môi trường sau này

Bên cạnh đó, các trò chơi dân gian cũng là môi trường rèn luyện kỹ năng sống của trẻ. Chỉ khi chơi các trò chơi tập thể, tính đoàn kết của các em mới được thích nghi hay khi thêm bạn thêm bè bất chợt của một cuộc chơi sẽ giúp các em biết cách sẻ chia, linh hoạt.

Như vậy, trò chơi dân gian có khả năng giúp trẻ em phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tâm hồn, trong học tập lẫn cuộc sống. Có được khoảng thời gian vui chơi thoải mái sẽ giúp các em học tập thêm hào hứng. Sân chơi lành mạnh còn có vai trò phát huy những năng khiếu tự nhiên hay những phẩm cách tốt ở trẻ, và hạn chế được những tính cách không tốt. [2]

 

doc26 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 10329 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thực trạng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non hiện nay và các giải pháp khắc phục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i mỗi trò chơi cần phải nghiên cứu số lượng người chơi, cách chơi, địa diểm chơi, cách chơi, luật chơi để tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi.
Ví dụ:
* Trò chơi: “Thả đỉa ba ba”:
– Số lượng người chơi: 10 đến 12 người chơi.
– Địa điểm chơi: Sân rộng.
– Cách chơi: Vẽ một vòng tròn rộng 3m hoặc vẽ 2 đường thẳng song song, cách nhau 3m để làm sông (tùy theo số lượng người chơi để vẽ sông to hay nhỏ). Các bạn chơi đứng thành vòng tròn quay mặt vào trong. Chọn một bạn vào trong vòng tròn vừa đi vừa đọc bài đồng dao:
Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
Phải tội đàn ông
Cơm trắng như bông
Gạo tiền như nước
Đổ mắm đổ muối
Đổ chuối hạt tiêu
Đổ niêu nước chè
Đổ phải nhà nào
Nhà đấy phải chịu
Cứ mỗi tiếng đọc lại đập nhẹ vào vai một bạn. Tiếng cuối cùng rơi vào ai thì bạn đó phải làm đỉa. Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một
trò chơi dân gian nào đó thì giáo viên cần phải tìm hiểu trước về cách chơi, luật chơi cũng như các đồ dùng trong trò chơi cần đếm. Để từ đó có thể chuẩn bị đầy
đủ những thứ cần thiết cho một trò chơi và tổ chức được tốt. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được.
Ví dụ như trò: “Chơi chuyền” đòi hỏi phải có 10 que chuyền và một đồ vật có dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi non Trò chơi “Ném còn” không thể diễn ra nếu thiếu quả còn – đồ chơi truyền thống của trò chơi đó. Hay đơn giản như trò chơi “Bịt mắt bắt dê” cũng không thể được tổ chức nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt
Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.
“Đỉa” đứng vào giữa sông, người chơi tìm cách lội qua sông, vừa lội vừa hát: “Đỉa ra xa tha hồ tắm mát”. Đỉa phải chạy đuổi bắt người qua sông. Nếu chạm được vào ai (bạn chưa lên bờ) thì coi như bị thua, phải làm đỉa thay, trò chơi lại tiếp tục.
– Luật chơi:
+ Người đọc bài ca phải lưu loát hấp dẫn, mỗi tiếng ca phải chỉ đúng vào một bạn, không được bỏ sót bạn nào.
+ Đỉa phải chạy được trong ao hoặc sông, không được lên bờ.Người phải lội qua ao, không được đi hoặc đứng mãi trên bờ.
+ Đỉa chạm vào bất cứ phần thân thể của ai khi họ còn trong ao thì người đó phải bị thua, vào làm đỉa thay.
+ Với một khoảng thời gian mà đỉa không bắt được ai thì đổi bạn làm đỉa, trò chơi lại tiếp tục.
3.2. Các trò chơi
Trò chơi 1: “Nu na nu nống”
* Cách chơi: Những người chơi ngồi xếp hàng bên nhau, duỗi chân ra, tay cầm tay, vừa nhịp tay vào đùi vừa đọc bài đồng dao:
“Nu na nu nống
Cái cống nằm trong
Cái ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Bụt ngồi bụt khóc
Con cóc nhảy ra
Con gà ú ụ
Bà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè
Tè he chân rút”.
Hoặc:
“Nu na nu nống
Cái cống nằm trong
Đá rạng đôi bên
Đá lên đá xuống
Đá ruộng bồ câu
Đá đầu con voi
Đá xoi đá xỉa
Đá nửa cành sung
Đá ung trứng gà
Đá ra đường cái
Gặp gái giữa đường
Gặp phường trống quân
Có chân thì rụt”.
Mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào một chân theo thứ tự từ đầu đến cuối rồi lại quay ngược lại cho đến chữ “rút” hoặc “rụt”. Chân ai gặp từ “rút” hoặc “rụt” nhịp trúng thì co chân lại. Cứ thế cho đến khi các chân co lại hết thì chơi lại từ đầu.
Trò chơi 2: “Ô ăn quan”
Vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là 2 ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt vào đó một viên sỏi lớn có hình thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô.
Hai người hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ tùy vào người chơi chọn ô, sỏi được rãi đều chung quanh từng viên một trong những ô vuông cả phần của ô quan lớn, khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là một ô trống, như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài. Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và người đối diện mới được bắt đầu.
Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Như thế người đối diện đã thua hết quan.
Hết quan tàn dân, thu quân kéo về. Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bên kia. Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi.
Quan ăn 10 viên sỏi.Cách chơi ô ăn quan được nói lên rất đơn giản nhưng người chơi ô ăn quan đã giỏi thì việc tính toán rất tài tình mà người đối diện phải thua cuộc vì không còn quan (sỏi) bên phần mình để tiếp tục cuộc chơi Trò chơi 3: “Kéo co”
Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình.
Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng.
Một cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng “dô ta”, “cố lên”.
Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Đang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được.
 Trò chơi 4: cắp cua
Hai tay trẻ nắm lại, đan các ngón vào nhau, hai ngón tay trỏ duỗi ra làm càng cua cắp đúng con vật mình cần cắp. Khi cắp phải khéo léo, không để cho ngón tay chạm vào hình bên, nếu bị chạm sẽ nhường quyền cắp cho bạn kế tiếp. Ai cắp hết hình con vật của mình trước là thắng cuộc.
- 3 -4 trẻ ngồi vòng tròn, 1 trẻ đọc đồng dao:
Cua cua cắp cắp
Đi khắp thế gian
Tìm con tìm cái
Con gà, con vịt
Con tôm, con cá...
Con nào con nấy,
Cho ta chất đạm
Mau mau cắp về.
- Trẻ vừa đọc vừa chỉ tay vào từng bạn chơi. Các từ "con gà, con vịt, con tôm, con cá" rơi vào ai thì trong suốt lượt chơi, trẻ chỉ được cắp con vật đó.
- Sau khi đã xác định được con vật mình sẽ cắp, cả nhóm oẳn tù tì để xếp thứ tự đi. Trẻ đi trước bốc hết hình và tung ra, hai tay nắm lại, đan các ngón tay vào nhau, hai ngón trỏ duỗi ra làm càng cua cắp từng hình ra chỗ mình, khi cắp phải khéo léo không để cho ngón tay chạm vào hình bên. Nếu bị chạm sẽ nhường quyền cắp cho bạn đi kế tiếp. Cứ như thế, lần lượt cho từng trẻ cắp loại hình của mình. Ai cắp hết loại hình của mình trước sẽ thắng cuộc.
Trò chơi 5: “Oẳn tù tì”
Trong các trò chơi dân gian khi chỉ có 2 người, để biết được một trong hai người ai là người được ưu tiên thì với trò Sình Sầm dễ phân biệt trước sau. Những vật dụng được thể hiện qua bàn tay :
– Cái Búa: nắm các ngón tay lại như quả đấm
– Cái Kéo: nắm 3 ngón tay gồm có ngón cái, ngón áp út, và ngón út lại, và xèo 2 ngón tay còn lại (ngón trỏ, ngón giữa) ta có hình cái Kéo
– Cái Bao: xòe cả 5 ngón tay ra.
Luật chơi: Cái Búa thì đập cái kéo, cái kéo thì cắt cái bao, cái bao thì chùm được cái búa
Khi cả hai cùng đọc: “Uýnh Sình Sầm mày ra cái gì? tao ra cái này”, trong khi bàn tay được dấu sau lưng và khi dứt câu thì đưa tay ra cùng một lúc không được trước sau với dấu hiệu tùy vào mỗi bên, như thế ta biết được bên nào thắng bên nào thua theo luật định, khi hai bên ra cùng một dấu hiệu thì được sình sầm lại.
Trò chơi 6: “Cướp cờ”
* Dụng cụ:
+ Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ
+ Một vòng tròn
+ Vạch xuất phát củng là đích của 2 đội
* Cách chơi:
+ Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạp xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5 các bạn phải nhớ số của mình.
+ Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.
+ Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về
+ Một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số
* Luật chơi:
+ Khi đang cằm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc
+ Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người, thắng cuộc
+ Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để chánh bị thua
+ Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua
+ Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trò không gọi số đó chơi nữa
+ Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ
+ Người chơi tìm cách lừa đối phương để nhang cờ về, lựa chọn sân bải phù hợp để chánh nguy cơ, cờ ra khỏi vòng tròn, để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng tròn
+ Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau
Trò chơi 7: “Lộn cầu vồng”
– Số lượng: Chơi theo nhóm, mỗi nhóm có 2 người.
– Địa điểm chơi: Trong phòng hoặc ngoài sân trường.
– Cách chơi: Hai trẻ đứng quay mặt vào nhau, vừa vung tay lên theo nhịp vừa hát:
Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có cô mười bảy
Có chị mười
Hai chị em ta
Ra lộn cầu vồng.
Khi hát tiếng cuối cùng cả hai trẻ vẫn nắm tay vào nhau cùng giơ lên đầu rồi cùng chui qua tay về một phía, quay lưng vào nhau. Ở tư thế quay lưng vào nhau các em tiếp tục vung tay lên rồi hạ tay xuống như lần trước vừa vung tay vừa hát. Đến tiếng cuối cùng các em lại chui qua tay lộn lại và về tư thế như ban đầu.
Trò chơi 8: “Chi chi chành chành”
* Cách chơi và luật chơi:
Người chơi có thể từ 3 người trở lên. Chọn một người đứng ra trước xòe bàn tay ra các người khác giơ ngón trỏ ra đặt vào long bàn tay vào. Người xòe bàn tay đọc thật nhanh:
Chi chi chành chành.
Cái đanh thổi lửa.
Con ngựa chết chương.
Ba vương ngũ đế.
Chấp chế đi tìm
Ù à ù ập.
Đọc đến chữ “ập” người xòe tay nắm lại, những người khác cố gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì vào thế chỗ người xòe tay và vừa làm vừa đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi.
 Trò chơi 9: “Mèo đuổi chuột”
Trò chơi gồm từ 7 đến 10 người. Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát.
Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo chạy đằng sau
Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột
Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục.
Trò chơi 10: “Dung dăng dung dẻ”
* Cách chơi:
+ Địa điểm :trong nhà ngoài sân
+ Số lượng:từ 5-10 em chơi 1 nhớm
+ Hướng dẫn:quản trò vẽ sẳn các vòng tròn nhỏ trên đất,số lượng vòng tròn ích hơn số người chơi, chơi.
Khi chơi các bạn nắm áo tạo thành một hàng đi quanh các vùng tròn và cùng độc”dung dăng dung dè dắc trẽ đi chơi,đi đến cổng trời gặp cậu gặp mợ,cho cháu về quê, cho dê đi học,cho cóc ở nhà cho gà bới bếp,ngồi xệp xuống đây” khi đọc hết chử đây các bạn chơi nhanh chóng tìm một vòng tròn và ngồi xệp xuống.sẽ có một bạn không có vòng tròn để ngồi tiếp tục xoá vòng tròn và chơi như trên,lại sẽ có 1 bạn không có,trò chơi tiếp tục khi chỉ còn 2 người
* Luật chơi
+ Trong 1 khoản thời gian bạn nào khống có vòng thì bị thua
+ Hai bạn ngồi cùng 1 vòng bạn nào ngồi xuóng dưới là thắng
4. Kết luận
Giáo viên mầm non cần quan tâm nhiều hơn đến việc sưu tầm và sử dụng trò chơi dân gian một cách hợp lý, cần nâng cao hiệu quả sử dụng các biện pháp tổ chức trò chơi cho trẻ nhằm phát triển hứng thú, tò mò, ham muốm khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ, rèn luyện các kỹ năng cho trẻ.
Trò chơi dân gian chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc của một nền văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Những trò chơi dân gian có tác dụng rất bổ ích đối với mỗi đứa trẻ, không chỉ rèn luyện cho trẻ kỹ năng hợp tác nhóm, về sự phán đoán, óc tư duy sáng tạo và đặc biệt là rèn cho trẻ sớm có tính tự lập, chủ động, biết yêu thương con người, yêu thương thiên nhiên và cuộc sống quanh mình, rèn cho trẻ có một thể chất khỏe mạnh. Trò chơi dân gian làm phong phú tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
PHỤ LỤC
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG CHIỀU
TÊN ĐỀ TÀI:
- HĐ1: TRÒ CHƠI: " DUNG DĂNG DUNG DẺ".
- HĐ2: BÉ GIẢI CÂU ĐỐ VỀ CÁC MÙA TRONG NĂM.
- HĐ3: CHƠI TỰ CHỌN.
Đối tượng: Lớp 4 Tuổi.
Số lượng:30 - 35 cháu.
Người soạn: Trần thị Quế.
Ngày soạn: Ngụ Thị Hoài Thu
 I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài đồng dao: " Dung dăng dung dẻ"; nhớ luật chơi, cách chơi.
- Trẻ trả lời được các câu đố của cô, biết đuợc 1 sô điểm đặc trưng của các mùa trong năm.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp để trả lời được các câu hỏi của cô giáo.
- Phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.
- Kỹ năng phối hợp nhóm.
3. Thái độ:
- Hứng thú với những slide đố các mùa trong năm.
- Bài hát về các mùa trong năm.
- Trẻ thích tham gia học bài.
II . Chuẩn bị:
- Máy tính có bài giảng điện tử câu đố các mùa trong năm.
* Nội dung tích hợp: Âm nhạc, khám phá khoa học, làm quen văn học.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
1. Trò chơi:
- Cô cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi 3- 4 lần.
2. Bé giải câu đố về các mùa trong năm.
- Các con ơi! Hôm nay cô thấy lớp mình học rất giỏi vì vậy cô sẽ thưởng cho chúng mình 1 trò chơi đấy các con hãy cùng hướng lên màn hình xem đây là trò chơi gì nhé! ( Cô mở máy chiếu cho trẻ xem và đoán)
- Đây chính là 4 ô của bí mật, bên ngoài là các câu đố, dưới mỗi câu đó là 1 đáp số, nếu các con trả lời đúng thì ô cửa sẽ lập tức được mở ra và chúng ta sẽ được nhận ngay 1 món quà, ai đoán sai phải nhường cơ hội cho các bạn khác thời gian suy nghĩ là 5 giây, các con đã rõ cách chơi chưa nào?
Cô gọi trẻ xung phong lên mở ô, đọc câu đố. Cô điều khiển trò chơi.
đối với mỗi miếng ghép khi trẻ nói đúng đáp án cô phát quà khen ngợi và động viên trẻ,đối với trẻ chưa trả lời được an ủi, động viên để trẻ cố gắng trong câu hỏi sau.
- Kết thúc: + Cô nhận xét trẻ nào tich cực, trẻ chưa tích cực để trẻ cố găng trong hoạt động sau.
+ Cô thưởng hoa cho những trẻ tích cực, cho trẻ lên đổi hoa sang cờ.
3. Trẻ chơi tự chọn:
- Phần thưởng cho tất cả lớp mình sau giờ hoạt đông này là : Chơi tự chọn: Ai thích góc nào con đem ký hiệu và bê ghế về góc đấy chơi nhé! Các con nhớ trong khi chơi thì phải như thế nào?
- Giáo dục: Chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của nhau.
- Trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi.
- Trẻ chơi vui vẻ.
- Trẻ hướng lên màn hình theo dõi.
- Trẻ quan sát và lắng nghe cô giới thiệu luật chơi, cách chơi.
- Trẻ mạnh dạn xung phong lên chơi.
- Trẻ chơi vui vẻ.
- Trẻ chú ý nghe cô nhận xét.
- Trẻ lên nhận hoa và đổi hoa sang cờ.
- Trẻ nghe cô dặn.
Chơi đoàn kết, không đánh bạn.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Đề tài
Chủ đề
Đối tượng 
Thời gian
Người soạn 
: Nhặt lá, nhặt sỏi theo yêu cầu của cô
 Trò chơi dân gian: Cua cắp
 Chơi tự do
: Thế giới thực vật
: Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
: 40 - 50 phút
: Ngô Thị Hoài Thu
I. Mục đích yêu cầu
- Hình thành cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường và hướng dẫn cho trẻ cách nhặt một số loại lá cây, sỏi trong vườn trường. Nhận biết nhóm đối tượng đơn giản trong phạm vi 5.
- Rèn kĩ năng đếm trong phạm vi 5, kĩ năng vận động tinh: dùng 2 ngón tay cắp lá, kĩ năng lao động cho trẻ.
- Trẻ hào hứng trong giờ học và có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng:
- Địa điểm: ngoài sân trường.
- Cô chuẩn bị nhiều lá cây trên sân trường, sỏi.
- Mỗi trẻ một rổ có kí hiệu riêng.
- Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ: lá mít, lá chuối làm trâu, làm mèo ; vòng ; bóng, ...
2. Nội dung tích hợp: Làm quen với toán, Làm quen văn học, Thể dục, Môi trường xung quanh ...
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hình thức tổ chức: Lồng ghép nội dung hoạt động có chủ đích “Nhặt lá, sỏi theo yêu cầu của cô” và nội dung trò chơi dân gian: “ Cua cắp ” 
* Hoạt động có mục đích: Nhặt lá, sỏi theo yêu cầu của cô.
- Cô tổ chức trò chơi: Gieo hạt 
Gieo hạt
Hạt nảy mầm
Một cây
Hai cây
Một nụ
Hai nụ
Một hoa
Hai hoa
Mùi hương
Thơm quá
Gió thổi
Cây nghiêng
Gió thổi mạnh
Cây nghiêng mạnh
Lá rụng
Nhiều lá.
- Trò chuyện về lá trên sân trường:
+ Các con thấy có nhiều lá trên sân trường không ? Có những lá của cây gì ? Vì sao lá rụng ?
+ Muốn sân trường luôn sạch sẽ chúng mình phải làm gì ?
+ Để giúp cô nhặt lá và giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp, cô tặng cho mỗi bạn một chiếc rổ. Các con chú ý xem kí hiệu rổ của mình là gì nhé!
- Hướng dẫn trẻ nhặt lá: Các con úp hai lòng bàn tay vào nhau, dùng hai ngón trỏ để tạo thành hai chiếc càng cua. Chúng mình để rổ đồ chơi phía trước và hãy là những chú cua siêng năng nhặt lá theo yêu cầu của cô. Khi cắp được lá hay sỏi các con phải cẩn thận, khéo léo mới đưa được về rổ của mình.
- Tổ chức cho trẻ nhặt lá cây theo yêu cầu của cô với thời gian là một bản nhạc.
+ Lần 1: Yêu cầu trẻ nhặt 2 chiếc lá .
+ Lần 2: Yêu cầu trẻ nhặt 3 chiếc lá .
Mỗi lần nhặt lá cô nhắc trẻ để vào rổ của mình, cho trẻ kiểm tra kết quả. Sau đó hướng dẫn trẻ bỏ lá vào thùng rác, giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.
+ Lần 3: Yêu cầu bạn trai nhặt 4 lá cây ......., bạn gái nhặt 4 lá cây ...... Kiểm tra kết quả xem bạn nào nhặt đúng. Sau đó hướng dẫn trẻ bỏ lá vào thùng rác, giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.
- Tổ chức trò chơi: Thi xem đội nào nhanh.
+ Chia trẻ thành 3 đội chơi mang tên: đội lá, đội hoa, đội quả. Trẻ trong 3 đội chơi sẽ là những chú cua cắp những viên sỏi mang về để vào rổ của đội mình. Sau khi cắp được nhiều sỏi, cô hướng dẫn cho trẻ xếp biểu tượng của đội mình: Đội lá dùng những viên sỏi xếp thành chiếc lá; Đội hoa dùng những viên sỏi xếp thành bông hoa; Đội quả dùng những viên sỏi xếp thành quả. 
+ Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi. Sau thời gian một bản nhạc, đội nào xếp đúng, đẹp theo yêu cầu của cô sẽ chiến thắng.
- Sau quá trình nhặt lá, sỏi cho trẻ quan sát sân trường và nêu cảm nhận. Cô giáo dục trẻ bảo vệ môi trường ...
- Cho trẻ rửa tay dưới vòi nước sạch.
* Trò chơi dân gian: Cua cắp
- Cô hướng dẫn cách chơi: úp hai lòng bàn tay vào nhau, dùng hai ngón trỏ tạo thành hai càng cua cắp lá, sỏi từ xung quanh sân trường bỏ vào rổ của mình đúng số lượng theo yêu cầu của cô.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Cô động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo.
* Chơi tự do
- Cô chuẩn bị và giới thiệu đồ chơi cho trẻ ở ngoài sân: lá cây, vòng, bóng, phấn ...
- Hướng dẫn trẻ chơi. Chú ý hướng trẻ vào các trò chơi dân gian.
- Cô bao quát , động viên, khuyến khích trẻ vui chơi đoàn kết với các bạn. 
- Chơi trò chơi.
- Trò chuyện cùng cô.
- Quan sát và nói kí hiệu của rổ.
- Quan sát cô làm mẫu.
- Dùng hai ngón tay thành càng cua nhặt lá theo yêu cầu của cô.
- Nghe cô hướng dẫn cách chơi.
- Chơi trò chơi.
- Trò chuyện cùng cô.
- Rửa tay.
- Nghe cô hướng dẫn cách chơi.
- Chơi trò chơi.
- Nghe cô nói.
- Chơi theo ý thích
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đào Thanh Âm (chủ biên) (1995) ,Giáo dục học Mầm non tập I, II, III, NXB Đại học sư phạm Hà Nội
[2] Nguyễn Văn Cầu (1997), Về tiêu chí đánh giá hiệu quả của giờ dạy văn, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số
[3]Nguyễn Ngĩa Dân (1994), Học sinh là trung tâm của nhà trường, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 2.
[4] Nguyễn Thị Ánh Tuyết (Chủ biên) (1994), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi Mầm non, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
[5] Nguyễn Ánh Tuyết (2000), Trò chơi trẻ em, NXBPN
[6] Vũ Ngọc Khánh (2012), Trò chơi dân gian Việt Nam (giành cho trẻ em), NXBGDVN

File đính kèm:

  • docthuc_trang_to_chuc_tro_choi_dan_gian_cho_tre_mau_giao_o_truong_mam_non_hien_nay_va_cac_giai_phap_kha.doc
Sáng Kiến Liên Quan