Tham mưu tổ chức triển khai dạy học tích hợp cho giáo viên tiểu học

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

- Trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục tòan diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung phương pháp dạy và học; thực hiện “ chuẩn hóa, hiện đại hóa , xã hội hóa ”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. . .

- Trong thực tiển việc nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh là một vấn đề hết sức khó khăn; do đó, chúng ta cần phải khẩn trương có những giải pháp song song giữa việc dạy chữ và dạy người, từng bước hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh. Vì hiện nay, phần lớn trong các trường học chúng ta chỉ quan tâm đến việc dạy chữ là chính; còn việc dạy người chưa được thật sự quan tâm. Chính vì vậy, trong thời gian gần đây xã hội cũng rất bức xúc về tình hình bạo lực học đường, về học sinh thiếu những kĩ năng sống . . .

- Để giúp cho học sinh có những kĩ năng trong cuộc sống và hạn chế tình trạng bạo lực học đường, các trường học chỉ có một con đường duy nhất đó là phải đẩy mạnh công tác dạy học tích hợp để từ đó tạo cho các em có một môi trường thân thiện, nhân ái, có trách nhiệm với tập thể. . .

- Với mục tiêu và ý nghĩa nêu trên vào đầu năm học 2011 – 2012, Sở có chủ trương cần triển khai việc dạy học tích hợp ở một số môn học và các hoạt động giáo dục khác.

- Với quan điểm dạy học tích hợp “Là giúp cho học sinh có những kỹ năng sống hàng ngày và trang bị cho các em có thên những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho mỗi cá nhân con người tồn tại và thích ứng trong cuộc sống; mặt khác, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức”.

- Từ những mục tiêu của việc giáo dục toàn diện học sinh để tạo cho xã hội có những lớp người hữu ích, bản thân luôn nhận thức được rằng cần phải có những giải pháp để “Tổ chức triển khai dạy học tích hợp Giáo dục kỹ năng sống, Tiết kiệm năng lượng và giáo dục môi trường cho giáo viên tiểu học”. Có như thế mới góp phần thành công trong việc giáo dục toàn diện học sinh.

 

doc11 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 1973 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Tham mưu tổ chức triển khai dạy học tích hợp cho giáo viên tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH ĐỒNG NAI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THAM MƯU TỔ CHỨC TRIỂN KHAI 
DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
	Người thực hiện: Huỳnh Công Thuận
	Lĩnh vực nghiên cứu: 
	- Quản lý giáo dục 	1 
	- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 	1
	- Lĩnh vực khác: ....................................................... 1
	Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 1 Mô hình	1 Phần mềm	1 Phim ảnh	1 Hiện vật khác
Năm học: 2011- 2012
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
Họ và tên: Huỳnh Công Thuận
Ngày tháng năm sinh: 12. 6. 1968
Nam, nữ: Nam
Địa chỉ: Hố Nai 3 – Trảng Bom- Đồng Nai
Điện thoại:	(CQ)/	(NR); ĐTDĐ: 0913 675 659
Fax:	E-mail:
Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị công tác: Phòng GDTH- Sở GD&ĐT Đồng Nai
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học TH
Năm nhận bằng: 2005
Chuyên ngành đào tạo: GD Tiểu học
KINH NGHIỆM KHOA HỌC
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý GD
	Số năm có kinh nghiệm: 18
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
 THAM MƯU TỔ CHỨC TRIỂN KHAI DẠY HỌC TÍCH HỢP VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG, TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục tòan diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung phương pháp dạy và học; thực hiện “ chuẩn hóa, hiện đại hóa , xã hội hóa ”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. . . 
- Trong thực tiển việc nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh là một vấn đề hết sức khó khăn; do đó, chúng ta cần phải khẩn trương có những giải pháp song song giữa việc dạy chữ và dạy người, từng bước hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh. Vì hiện nay, phần lớn trong các trường học chúng ta chỉ quan tâm đến việc dạy chữ là chính; còn việc dạy người chưa được thật sự quan tâm. Chính vì vậy, trong thời gian gần đây xã hội cũng rất bức xúc về tình hình bạo lực học đường, về học sinh thiếu những kĩ năng sống . . . 
- Để giúp cho học sinh có những kĩ năng trong cuộc sống và hạn chế tình trạng bạo lực học đường, các trường học chỉ có một con đường duy nhất đó là phải đẩy mạnh công tác dạy học tích hợp để từ đó tạo cho các em có một môi trường thân thiện, nhân ái, có trách nhiệm với tập thể. . .
- Với mục tiêu và ý nghĩa nêu trên vào đầu năm học 2011 – 2012, Sở có chủ trương cần triển khai việc dạy học tích hợp ở một số môn học và các hoạt động giáo dục khác. 
- Với quan điểm dạy học tích hợp “Là giúp cho học sinh có những kỹ năng sống hàng ngày và trang bị cho các em có thên những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho mỗi cá nhân con người tồn tại và thích ứng trong cuộc sống; mặt khác, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức”. 
- Từ những mục tiêu của việc giáo dục toàn diện học sinh để tạo cho xã hội có những lớp người hữu ích, bản thân luôn nhận thức được rằng cần phải có những giải pháp để “Tổ chức triển khai dạy học tích hợp Giáo dục kỹ năng sống, Tiết kiệm năng lượng và giáo dục môi trường cho giáo viên tiểu học”. Có như thế mới góp phần thành công trong việc giáo dục toàn diện học sinh. 
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.Cơ sở lý luận
-Chỉ thị số 40 – CT/TW ngày 15. 6. 2004 của Ban Bí Thư “ về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ” có nêu : Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người. . .”
- Nghị quyết số 40/2000/QH ngày 09/12/2000 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “ Về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ” nêu rõ “ . . . Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học qui định trong Luật Giáo dục; khắc phục những mặt còn hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học của học sinh . . . ”
- Từ những chủ trương trên cùng với những định hướng lớn về công tác phát trển giáo dục của đất nước ta, để có được những thế hệ học sinh được giáo dục toàn diện trong nhà trường; thì trước hết người cán bộ quản lý trường học và giáo viên phải đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc chỉ đạo cũng như trong việc tổ chức dạy học tại đơn vị của mình. Có nghĩa là người quản lý và giáo viên phải quan tâm cả hai lĩnh vực đó là: dạy chữ và dạy người. Riêng việc dạy chữ hiện nay các trường phổ thông thực hiện khá tốt; còn về việc dạy người chúng ta chưa thực sự được quan tâm, bởi chúng ta chỉ tập trung vào việc dạy đạo đức cho học sinh. Việc dạy người không những là dạy đạo đức mà phải dạy cho các em cả về giá trị sống, về kỹ năng sống để từ đó mới hình thành nhân cách cho các em một cách thật đầy đủ.
- Do đó, cần phải nâng cao nhận thức và kĩ năng của CB-GVTH trong công tác quản lý và dạy học tích hợp nói chung; từng bước thực hiện dạy học tích hợp Giáo dục kĩ năng sống ( GD KNS), Tiết kiệm năng lượng ( TKNL), Giáo dục môi trường ( GDMT) vào một số môn học trong trường tiểu học kể từ năm học 2011-2012.
- Thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống và hình thành thói quen tiết kiệm, bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học; làm phong phú thêm cho nội dung và hình thức phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường tiểu học trên toàn tỉnh. 
2.Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
- Các nội dung, biện pháp chủ yếu của đề tài được nghiên cứu là :
a) Tham mưu Lãnh đạo Sở ban hành văn bản thực hiện
b) Chỉ đạo điểm
c) Triển khai đại trà
d) Tổ chức sơ kết chuyên đề cấp tỉnh để đánh giá rút kinh nghiệm
- Từ bốn nội dung cơ bản nêu trên để thực hiện có hiệu qủa thì cần phải có một số giải pháp thực hiện cho từng nội dung, đó là :
- Thứ nhất là: Tham mưu Lãnh đạo Sở ban hành văn bản thực hiện 
	 Ngày 21/ 9/ 2011 tham mưu Lãnh đạo Sở ban hành văn bản số 1504 /SGDĐT-GDTH về việc triển khai dạy học tích hợp tích hợp Giáo dục kĩ năng sống, Tiết kiệm năng lượng, Giáo dục môi trường.
- Thứ hai là: Chỉ đạo điểm
+ Mỗi Phòng GD&ĐT phân công cán bộ phụ trách và chọn 2 trưòng tiểu học để chỉ đạo điểm dạy học tích hợp GDKNS, TKNL và GDMT trong một số hoạt động giáo dục và môn học như Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học và TNXH, 
+ Mỗi trường thí điểm cử cán bộ phụ trách và phân công ít nhất 03 giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao và năng lực chuyên môn tốt. Mỗi GV chọn 1 trong 3 lĩnh vực (GDKNS/TKNL/GDMT) để nghiên cứu và soạn giảng thử nghiệm một số bài dạy tích hợp trong một môn học hay một loại hình hoạt động giáo dục (HĐGD) cụ thể. Các bài dạy thử nghiệm (ít nhất 3 bài) phải được giáo viên thể hiện và đúc rút kinh nghiệm trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp tổ khối và trường – có sự tham dự của một số thành viên Hội đồng bộ môn cấp huyện và tỉnh được phân công. Sau thời gian thử nghiệm ở trường, mỗi GV tham gia thử nghiệm sẽ chọn 1 bài dạy tốt nhất để báo cáo tại hội thảo chuyên đề cấp huyện và tỉnh.
+ Các trường còn lại, mỗi đơn vị chọn cử ít nhất 2 GV cốt cán tiến hành soạn giảng thử nghiệm để phổ biến, hướng dẫn tập thể GV rút kinh nghiệm sơ bộ ở đơn vị mình.
+ Hội thảo chuyên đề dạy học tích hợp cấp huyện và tỉnh sẽ sơ kết, đánh giá công tác chỉ đạo điểm và đúc kết kinh nghiệm bước đầu thực hiện dạy học tích hợp thông qua một số môn và HĐGD. 
- Thứ ba là: Triển khai đại trà
+ Sau giai đoạn chỉ đạo thử nghiệm, các trường triển khai hướng dẫn tất cả GV thực hiện soạn giảng tích hợp GD.KNS, TKNL và GDMT trong một số HĐGD và môn học như Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học và TNXH, Trong mỗi tuần lễ, mỗi GV phải có ít nhất 2 nội dung tích hợp cụ thể thể hiện trong soạn giảng hoặc tổ chức HĐGD và ghi chú rõ vào lịch báo giảng cá nhân.
+ Nội dung, hình thức và kết quả/hiệu quả các tiết dạy và HĐGD có thực hiện dạy học tích hợp của GV trong thực tế ở trường, lớp phải được ghi nhận thông qua công tác dự giờ, thăm lớp thường kì và trao đổi, đúc rút kinh nghiệm trong sinh hoạt chuyên môn các cấp.
- Thứ tư là: Tổ chức sơ kết chuyên đề cấp tỉnh để đánh giá rút kinh nghiệm 
+ Trong tuần lễ từ 03-07/01/2012: Hội nghị sơ kết chuyên đề cấp tỉnh.
+ Trong học kì II năm học 2011-2012: Triển khai đại trà và tiến hành dự giờ, nắm tình hình và tiến độ thực hiện ở cơ sở.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
Với bốn nội dung cơ bản nêu trên và thông qua một số giải pháp thực hiện cho từng nội dung, sau thời gian tổ chức thực hiện điểm về dạy học tích hợp tại 23 trường Tiểu học đã đem lại một số kết qủa đáng kể như sau: 
1. Về công tác tổ chức thực hiện điểm
- Việc triển khai chỉ đạo điểm về dạy học tích hợp đã được Lãnh đạo các Phòng GD&ĐT quan tâm và có văn bản chỉ đạo sâu sát trong việc chọn trường thực hiện thí điểm. Sau khi chọn trường thí điểm các Phòng GD&ĐT đã giao nhiệm vụ cho Cán bộ phụ trách chuyên môn tiểu học theo dõi trong quá trình thực hiện và có kế hoạch cụ thể việc tổ chức hội thảo chuyên đề dạy học tích hợp cấp huyện và sơ kết đánh giá công tác chỉ đạo điểm cũng như việc đúc kết kinh nghiệm thực hiện dạy học tích hợp thông qua một số môn và hoạt động giáo dục. 
- Mỗi trường thí điểm đã chọn ít nhất 03 giáo viên và mỗi giáo viên đã chọn 1 trong 3 lĩnh vực (GDKNS- TKNL- GDMT) để nghiên cứu và soạn giảng thử nghiệm một số bài dạy tích hợp trong một số môn học hay một loại hình hoạt động giáo dục cụ thể ( riêng Xuân Lộc mỗi trường thí đểm chọn 06 giáo viên để dạy). Các bài dạy thử nghiệm đã được giáo viên thể hiện và đúc rút kinh nghiệm trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối/ trường (có sự tham dự của một số thành viên Hội đồng bộ môn cấp huyện được phân công). 
- Các trường còn lại của huyện, mỗi đơn vị chọn cử 2 giáo viên cốt cán tiến hành soạn giảng thử nghiệm để phổ biến, hướng dẫn tập thể giáo viên rút kinh nghiệm cho đơn vị. Đồng thời Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị trường học tổ chức cho giáo viên trao đổi, thảo luận việc thực hiện dạy học tích hợp trong sinh hoạt thường kì của tổ khối; đưa nội dung tích hợp các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các giờ học trên lớp sao cho phù hợp với tình hình thực tế, mục tiêu bài học và tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm ngay sau mỗi tiết dạy, mỗi hoạt động giáo dục để có hướng điều chỉnh kịp thời. 
2. Kết quả thực hiện
- Nhìn chung các Phòng GD&ĐT đã nghiêm túc thực hiện văn bản hưóng dẫn thí điểm dạy học tích hợp của Sở GD&ĐT, với 11/11 Phòng GD&ĐT có kế hoạch cụ thể cho việc tổ chức hội thảo chuyên đề về dạy học tích hợp cấp huyện, phân công cụ thể trách nhiệm cho cán bộ phụ trách chuyên môn tiểu học và các thành viên HĐBM cấp tỉnh/ huyện theo dõi, giúp đỡ các đơn vị chọn thí điểm dạy học tích hợp.
- Sở GD&ĐT đã trực tiếp tham dự chuyên đề dạy học tích hợp cấp huyện ở một số đơn vị như: Thống Nhất, Long Khánh, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ và Vĩnh Cửu. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tích hợp trong dạy học, các Phòng GD&ĐT đã quán triệt tinh thần nội dung hướng dẫn thực hiện dạy học tích hợp của Sở đến tất cả cán bộ quản lý giáo dục ở cơ sở; toàn tỉnh có 23 trường được chọn làm thí điểm dạy học tích hợp ( riêng Vĩnh Cửu có 03 trường thí điểm) và có 75 giáo viên được chọn để dạy học tích hợp thí điểm ( trong đó Xuân Lộc chọn 12 giáo viên).
- Bước đầu giáo viên đã có nhận thức và thái độ đúng đắn trong việc dạy học tích hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh . . . Đa số giáo viên đã nghiên cứu trước chương trình, tìm được các địa chỉ tích hợp, mạnh dạn trao đổi những khó khăn, vướng mắc thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn trường/ tổ khối. Quá trình thực hiện có sự gắn kết giữa bài soạn và thực tế giảng dạy, phần lớn giáo viên lựa chọn nhiều giải pháp phù hợp để thực hiện tích hợp, bước đầu đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư nghiên cứu soạn giảng về giáo dục tích hợp trong các môm học và các hoạt động giáo dục khác. Nhìn chung trong các giáo án cũng như các tiết dạy đều thể hiện rõ mục tiêu, nội dung tích hợp vào các bài học phù hợp, vừa sức với học sinh; không làm thay đổi đặc trưng của môn học, giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung bài, đưa ra nhiều tình huống, hình ảnh trực quan, tiết học sinh động và thể hiện rõ việc đầu tư giáo án cho bài dạy thông qua tài liệu tham khảo và tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau từ thực tiễn của cuộc sống; các môn học được giáo viên thể hiện rõ nội dung tích hợp về GD. KNS, BVMT đó là phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Đạo đức, Khoa học, TNXH; riêng về nội dung tích hợp TKNL tập trung chủ yếu các môn học như Thủ công – Kĩ thuật, Khoa học, Địa lý. Trong qúa trình thực hiện tiết dạy thí điểm các thành viên HĐBM cấp tỉnh/huyện có nhiều kinh nghiệm đã tham gia đóng góp ý kiến trong việc soạn giáo án cũng như việc thực hiện tiết dạy thí điểm của giáo viên; đã có nhiều nổ lực trong việc phát huy vai trò tích cực của tổ khối trong sinh hoạt chuyên môn, kịp thời trao đổi, định hướng nội dung, biện pháp, tìm địa chỉ tích hợp, cách thức tích hợp đưa vào các môn học, có đánh giá rút kinh nghiệm thông qua việc dự giờ thăm lớp. . . Giáo viên biết vận dụng, phối hợp giữa các phương pháp dạy học một cách linh động; mức độ tích hợp chủ yếu là liên hệ thực tế từ các tình huống trong học tập, trong thực tiễn. Từ việc soạn giảng cũng như việc thực hiện dạy học thí điểm giáo viên đã thể hiện rõ việc lồng ghép kiến thức theo từng mức độ; phương pháp dạy học phù hợp nhẹ nhàng, có hiệu quả giúp học sinh vận dụng vào thực tế cuộc sống để từng bước giáo dục trẻ có ý thức và thói quen tốt trong môi trường xã hội, hình thành và phát triển nhân cách trẻ . . . .Để việc dạy học tích hợp đạt hiệu quả giáo viên đã chú ý đến việc đổi mới phương pháp, tạo ra tình huống để các em tự giải quyết từ đó giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trong ứng xử, giải quyết các tình huống trong thực tế . . . 
- Việc tích hợp GD. KNS, TKNL và BVMT đã giúp học sinh bước đầu các em có được những kĩ năng cơ bản như: kỹ năng hợp tác, giao tiếp ứng xử, lắng nghe, chia sẽ,biết vận dụng kiến thức đã học để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, giải thích các hiện tượng trong thực tiễn, giúp học sinh mạnh dạn, tự tin khi ứng xử . . .
- Các Phòng GD&ĐT thực hiện việc sơ kết đánh giá công tác tổ chức dạy học tích hợp đúng theo thời gian quy định là Thống Nhất, Định Quán, Cẩm Mỹ và Long Khánh; căn cứ vào kết quả báo cáo sơ kết của các đơn vị, Sở ghi nhận có 03 đơn vị gửi báo cáo sơ kết đã nêu khá chi tiết số liệu trong quá trình thực hiện ( Thống Nhất, Cẩm Mỹ và Trảng Bom); toàn tỉnh có số giáo viên phân công nghiên cứu soạn giảng là 152 giáo viên ( Cẩm Mỹ 56 giáo viên, Trảng Bom 96 giáo viên), số tiết dạy có HĐBM tỉnh/ huyện tham gia trao đổi, góp ý là 97 tiết ( Cẩm Mỹ 54 tiết, Trảng Bom 43 tiết ), số tiết dạy và giáo án có sự tham gia chia sẻ của tổ khối là 299 tiết ( Cẩm Mỹ 164 tiết, Trảng Bom 135 tiết); tổ chức soạn giáo án thí điểm được 1.011 tiết ( Thống Nhất tổ chức soạn 330 tiết, Cẩm Mỹ 328 tiết, Trảng Bom 296 tiết).
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Các Phòng GD&ĐT tiếp tục theo dõi, chỉ đạo các đơn vị trường học thực hiện tốt việc soạn giảng đại trà và có tổng kết đánh giá việc thực hiện dạy học tích hợp thí điểm vào cuối tháng 5/2012. Xây dựng kế hoạch triển khai dạy học tích hợp GD. KNS, TKNL, GDMT để thực hiện chính thức trong năm học 2012 – 2013. Tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò nòng cốt của các thành viên HĐBM cấp tỉnh/huyện trong việc chia sẻ, tư vấn, thúc đẩy giáo viên thực hiện dạy học tích hợp trong năm học tới. Đẩy mạnh các hình thức bồi dưỡng, giao lưu học tập giữa các đơn vị trong huyện thông qua các hình thức tổ chức chuyên đề, hội thảo chuyên môn về dạy học tích hợp ( cần tổ chức 01 chuyên đề dạy học tích hợp cấp huyện/1 năm) để rút kinh nghiệm.
- Các đơn vị trưòng học cần phát huy sức mạnh chuyên môn của trường/tổ khối và của HĐBM cấp tỉnh/huyện để trao đổi kinh nghiệm, góp ý cho đồng nghiệp đồng thời thông qua sinh hoạt khối, dự giờ thăm lớp, ghi nhận những vướng mắc của giáo viên để kịp thời giải quyết. Trong quá trình thực hiện cần hệ thống lại một số nội dung bài học/môn học cần tích hợp để quản lí, cần theo dõi và ghi nhận những địa chỉ, mức độ tích hợp theo từng lĩnh vực trong các môn học để làm cơ sở cho giáo viện nghiên cứu soạn giảng.
- Giáo viên cần quan tâm nghiên cứu tài liệu, tăng cường công tác tự học, để làm cơ sở khoa học phục vụ cho công tác soạn giảng; cần tìm những phương pháp dạy học tích hợp khoa học, nhẹ nhàng, không làm mất nhiều thời gian của tiết học, không làm ảnh hưởng đến mục tiêu yêu cầu của bài và không quá tải cho học sinh. 
- Năm học 2012 – 2013, chính thức đưa nội dung dạy học tích hợp GD. KNS, TKNL và GDMT vào chương trình dạy học tại các trường tiểu học, để giáo viên tiếp cận và thực hiện đạt hiệu quả đề nghị mỗi đơn vị trưòng học cần có kế hoạch tổ chức 02 chuyên đề/năm học ( 01 chuyên đề cấp trường và 01 chuyên đề tổ khối)./.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dạy học tích hợp về GD KNS, TKNL, GDMT của Bộ GD&ĐT:
- Tài liệu dành cho giáo viên lớp 1 – do Lưu Thu Thủy chịu trách nhiệm chính
- Tài liệu dành cho giáo viên lớp 2 – do Lưu Thu Thủy chịu trách nhiệm chính
- Tài liệu dành cho giáo viên lớp 3 – do Lưu Thu Thủy chịu trách nhiệm chính
- Tài liệu dành cho giáo viên lớp 4 – do Lưu Thu Thủy chịu trách nhiệm chính
- Tài liệu dành cho giáo viên lớp 5 – do Lưu Thu Thủy chịu trách nhiệm chính
NGƯỜI THỰC HIỆN
Huỳnh Công Thuận
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị PHÒNG GDTH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đồng Nai, ngày tháng 6 năm 2012
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011 - 2012
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: THAM MƯU TỔ CHỨC TRIỂN KHAI 
DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Họ và tên tác giả: HUỲNH CÔNG THUẬN Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị: Phòng GDTH
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục 	1	- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 1
- Phương pháp giáo dục 	1	- Lĩnh vực khác: ........................................................ 1
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 1 Trong Ngành 1
Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
Có giải pháp hoàn toàn mới 	1
Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 	1
Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 1
Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 1
Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 1
Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả 1
Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: 	 	Tốt 1	 Khá 1	Đạt 1
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: 	Tốt 1	 Khá 1	Đạt 1
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: 	Tốt 1	 Khá 1	Đạt 1
	Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

File đính kèm:

  • doctham_muu_to_chuc_trien_khai_day_hoc_tich_hop_cho_giao_vien_tieu_hoc_2717.doc
Sáng Kiến Liên Quan