Tham luận Vai trò của người giáo viên giảng dạy trong mô hình trường học mới
CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Mô hình trường học mới tại Việt Nam là một dự án nhằm xây dựng và nhân rộng mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm giáo dục của Việt Nam. Mô hình này vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy và học, cách đánh giá, tổ chức và quản lý lớp học.
Điểm nổi bật của mô hình là đổi mới về cách thức tổ chức lớp học. Theo mô hình trường học mới, quản lý lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” trong lớp, do học sinh tự nguyện xung phong và được các bạn tín nhiệm bầu lên. “Hội đồng tự quản học sinh” là một biện pháp giúp học sinh phát huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục. Học sinh có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, hợp tác trong các hoạt động.
Theo mô hình trường học mới, việc dạy học tích cực sẽ có bốn đặc trưng cơ bản:
1. Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh
2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
3. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác
4. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
PHÒNG GD &ĐT TP BẠC LIÊU CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TP Bạc Liêu, ngày 02 tháng 04 năm 2021 THAM LUẬN VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY TRONG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Mô hình trường học mới tại Việt Nam là một dự án nhằm xây dựng và nhân rộng mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm giáo dục của Việt Nam. Mô hình này vừa kế thừa những mặt tích cực của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy và học, cách đánh giá, tổ chức và quản lý lớp học... Điểm nổi bật của mô hình là đổi mới về cách thức tổ chức lớp học. Theo mô hình trường học mới, quản lý lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” trong lớp, do học sinh tự nguyện xung phong và được các bạn tín nhiệm bầu lên. “Hội đồng tự quản học sinh” là một biện pháp giúp học sinh phát huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục. Học sinh có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm, hợp tác trong các hoạt động... Theo mô hình trường học mới, việc dạy học tích cực sẽ có bốn đặc trưng cơ bản: 1. Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh 2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học 3. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác 4. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò Học tập theo mô hình trường học mới, các em phát huy được “5 tự”: tự học, tự sáng tạo, tự tin, tự giác và tự chủ. Với phương pháp dạy học mới, học sinh sẽ trở thành người tự giáo dục một cách tự giác, chủ động, có ý thức. Mô hình này nâng cao tính hợp tác trong cách làm việc nhóm hoặc nhóm tự quản sẽ gắn kết các học sinh lại với nhau. Bên cạnh đó, với cách đánh giá kết quả học tập mới, các em sẽ không bị áp lực về điểm số vì giáo viên đánh giá học sinh qua nhận xét. Thực hiện mô hình trường học mới là mở ra cơ hội gắn kết nhà trường với các đoàn thể, các giáo viên với phụ huynh... Phụ huynh được trực tiếp tham gia giáo dục con em mình thông qua việc thực hành các kỹ năng cho trẻ. II. THỰC TRẠNG: Những thuận lợi: - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu cũng như các cấp, các ngành - Học tập theo mô hình Mô hình trường học mới giúp học sinh phát huy tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Với phương pháp dạy học mới, giúp các em phát huy tốt các kĩ năng: KN giao tiếp, KN hợp tác, KN tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học. - Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các kí hiệu của từng hoạt động: HĐ cá nhân, HĐ cặp đôi, HĐ nhóm, HĐ chung cả lớp, HĐ với cộng đồng. - Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới PPDH và các hình thức dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của học sinh. Tăng khả năng thực hành, vận dụng, chú ý tích hợp với hoạt động phát triển ngôn ngữ của học sinh thông qua các hoạt động học tập. - Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của học sinh trong đời sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng thông qua HĐ ứng dụng của mỗi bài. Và khuyến khích HS tích luỹ kiến thức qua gia đình, cộng đồng, rèn cho các em kĩ năng giai quyết các vấn đề, các khó khăn của chính bản thân. - Nhờ sự thay đổi cách thức thiết kế về kênh hình và kênh chữ màu sắc bắt mắt khiến học sinh có hứng thú trong học tập. Bên cạnh đó mỗi bài học được thiết kế theo cấu trúc của 10 bước học tập để học sinh phát hiện mình đã học được đến đâu và cần học lại phần nào thông qua phiếu tự đánh giá, nhận xét. Bên cạnh đó bài học còn được thiết kế theo kiểu cấu trúc: (1)Tạo hứngthú (2)Trải nghiệm (3)Phân tích- khám phá- rút ra bài học (4)Thực hành – củng cố (5)Ứng dụng Bên cạnh những thuận lợi, khi dạy theo chương trình Mô hình trường học mới cũng còn không ít khó khăn. 2. Những khó khăn: - Vì đây là chương trình thử nghiệm nên tài liệu vẫn còn nhiều chỗ chưa hợp lý. - Nhiều học sinh ý thức học chưa cao vì cho rằng học ở những lớp này ít phải kiểm tra, lấy điểm. - Một số em thiếu SGK, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em vì các em không thể chuẩn bị bài trước khi lên lớp. - Đặc biệt ở trường THCS Nguyễn Huệ phần lớn là con em người dân tộc Khmer. Cha mẹ chủ yếu đi làm thuê, làm mướn nên ít có điều kiện để quan tâm đến việc học của các em. - Bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ không tham gia học buổi hai nên cũng bị hổng đi một lượng kiến thức đáng kể. - Khả năng giao tiếp của các em còn nhiều hạn chế. - Bên cạnh những điều trên, tôi còn nhận thấy, trong một lớp học đông mà thời lượng của một tiết dạy chỉ từ 40- 45 phút thì đây là một trở ngại rất lớn cho việc dạy học theo nhóm. Nếu giáo viên không kiểm soát tốt sự tương tác giữa các học sinh trong nhóm thì một số có thể lãng phí thời gian vào việc thảo luận những vấn đề không liên quan hoặc có thể xảy ra trường hợp một học sinh phụ trách nhóm theo kiểu độc đoán sẽ hướng các bạn còn lại thảo luận những vấn đề không đúng trọng tâm bài học. - Lớp đông thì giáo viên ít có thời gian đến từng nhóm để kịp thời sửa chữa và chỉ bảo cho các học sinh yếu kém. - Học theo mô hình này, học sinh phải có sự chuẩn bị bài trước ở nhà, dưới sự hỗ trợ của phụ huynh thì việc thảo luận trên lớp mới hiệu quả. Tuy nhiên, tôi thấy không phải phụ huynh nào cũng có khả năng hỗ trợ các con điều này. III. GIẢI PHÁP: 1 . Giáo viên cần hợp tác với phụ huynh Nhìn chung, mô hình trường học mới có nhiều ưu điểm, tuy nhiên học sinh sẽ gặp không ít khó khăn. Vì thế, phụ huynh cần phối hợp thường xuyên với giáo viên để nắm được việc học tập của con trên lớp. Tìm hiểu qua giáo viên xem con mình tiếp thu nhanh hay chậm, có nhanh nhẹn khi tham gia tương tác trong nhóm không... Nên khuyến khích, động viên con mạnh dạn, tự tin khi học. Giáo dục con có tinh thần làm việc độc lập, tránh ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Nếu giáo viên phản ánh con tiếp thu bài chậm thì cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra hướng khắc phục kịp thời, tránh cho trẻ mặc cảm chán học và tự ti cho rằng mình không thể tiến bộ được. Để việc học theo mô hình trường học mới thực sự hiệu quả, cha mẹ cần giúp các con và thầy cô bằng việc đọc kỹ tài liệu học của con, từ đó hướng dẫn con thực hiện các yêu cầu của bài cũ và bài mới. Cùng với nhà trường, Hội phụ huynh của lớp cũng kịp thời nắm bất các thông tin của tình hình lớp để đưa ra những giải pháp nhanh nhất nhằm giúp các em cố gắng vươn lên trong học tập 2 .Vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động nhóm - Chọn luân phiên các nhóm trưởng, thư kí nhóm để giúp giáo viên triển khai các hoạt động học tập. - Xác định và phân công nhiệm vụ cho các nhóm một cách cụ thể và rõ ràng. - Đứng ở vị trí thuận lợi để dễ dàng quan sát các nhóm học sinh làm việc và có thể hỗ trợ kịp thời cho các nhóm. Không nên dành thời gian làm việc ở một nhóm quá lâu, đứng một chỗ ở khu vực bàn giáo viên. - Giúp đỡ học sinh, gợi mở để học sinh phát huy tìm tòi kiến thức mới, hỗ trợ cho cả lớp, hướng dẫn học sinh báo cáo sản phẩm. Khi cần tạo tình huống để học tập, giáo viên có thể gọi học sinh còn yếu; khi cần biểu dương khích lệ học tập, giáo viên có thể gọi học sinh khá giỏi thay mặt nhóm để báo cáo; giao thêm nhiệm vụ cho những học sinh hoàn thành trước nhiệm vụ (giao thêm bài tập hoặc yêu cầu hướng dẫn các bạn khác...). - Vừa hướng dẫn học tập cho một nhóm, vừa kết hợp quan sát, đánh giá và thúc đẩy các nhóm khác làm việc. Việc chỉ định học sinh phát biểu, trình bày báo cáo phải được cân nhắc phù hợp với nội dung hoạt động, đối tượng học sinh, không tập trung vào một số học sinh trong lớp, trong nhóm. - Tránh dạy học đồng loạt theo hướng định lượng thời gian. Học sinh hoặc nhóm học sinh đã hoàn thành nhiệm vụ của một hoạt động nào đó, trong khi chưa hết giờ giáo viên giao thêm nhiệm vụ học tập hoặc nhiệm vụ giúp các bạn khác, nhóm bạn khác chưa hoàn thành. - Việc trợ giúp học sinh cần có độ sâu, giao nhiệm vụ cần cụ thể chi tiết, phân phối thời gian hợp lí, linh hoạt để trợ giúp cho học sinh. Cần huy động được sự trợ giúp của học sinh khá giỏi, các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ trong lớp để trợ giúp học sinh và các nhóm chậm hơn, yếu hơn. IV.KẾT LUẬN: Trên đây là một số băn khoăn, suy nghĩ của riêng cá nhân tôi khi tiếp cận với chương trình dạy học mới, cái mới ra đời thì tất nhiên sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức, rất mong quý thầy cô giáo, ban lãnh đạo nhà trường, các bậc phụ huynh và toàn bộ các cấp, các ngành cùng nhau chung tay và quyết tâm thực hiện thành công dự án để góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong Mô hình trường học mới. Cuối cùng, tôi xin kính chúc các thầy cô giáo luôn luôn mạnh khỏe, tâm huyết,chủ động,sáng tạo . Xin chân thành cảm ơn các đồng chí. Bạc Liêu, ngày 02 tháng 04 năm 2021 Người viết: Nguyễn Thị Nhiệm
File đính kèm:
- tham_luan_vai_tro_cua_nguoi_giao_vien_giang_day_trong_mo_hin.doc