Tham luận Đổi mới phương pháp dạy học, có tác dụng tích cực đến các đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy, học

I. Thực trạng:

 1. Về phía giáo viên:

 - Việc linh hoạt vận dụng các phương pháp dạy học của một số giáo viên còn mang tính hình thức (chỉ chủ động nghiên cứu và linh hoạt vận dụng các phương pháp vào các tiết thao giảng, hội giảng, thi giáo viên giỏi hoặc “bị” dự giờ, còn những tiết “bình thường” thì vẫn dạy theo một phương pháp vì sợ không làm chủ được việc phân bố thời gian, phải đầu tư nhiều).

 - Việc phân chia thời gian, tạo cơ hội cho học sinh ôn, luyện (rèn kỹ năng thực hành, vận dụng) thường xuyên sau một bài, một nhóm bài chưa được thực hiện liên tục, chưa hiệu quả.

 - Dạy ở lớp VNEN nhưng một số giáo viên lại vẫn ôm đồm mọi công việc trong tiết dạy. Ngược lại, một số giáo viên lại giao toàn quyền cho Chủ tịch Hội đồng tự quản mà quên rằng em cũng là một học sinh, cũng cần ghi chép bài, cũng cần tiếp thu kiến thức như những học sinh khác.

 2. Về phía học sinh:

 - Trình độ của học sinh trong một lớp học không đồng đều nên việc tiếp thu bài cũng chưa được đồng bộ.

 - Một số em có ý thức tự giác học tập chưa cao, chưa tích cực đọc sách, nghiên cứu bài trước ở nhà; trên lớp các em thiếu sự tập trung, thường ghi chép bài một cách máy móc.

 - Một số em, do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên phải làm việc phụ giúp cha mẹ, ít có thời gian dành cho học tập vì thế kết quả học tập còn thấp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 916 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận Đổi mới phương pháp dạy học, có tác dụng tích cực đến các đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy, học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM LUẬN:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, CÓ TÁC DỤNG TÍCH CỰC 
ĐẾN CÁC ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH 
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC
Kính thưa quý thầy cô!
Hôm nay tôi xin thay mặt cho các giáo viên trong tổ bộ môn báo cáo tham luận về việc thực hiện giảng dạy theo mô hình trường học mới.
I. Thực trạng:
 1. Về phía giáo viên:
 - Việc linh hoạt vận dụng các phương pháp dạy học của một số giáo viên còn mang tính hình thức (chỉ chủ động nghiên cứu và linh hoạt vận dụng các phương pháp vào các tiết thao giảng, hội giảng, thi giáo viên giỏi hoặc “bị” dự giờ, còn những tiết “bình thường” thì vẫn dạy theo một phương pháp vì sợ không làm chủ được việc phân bố thời gian, phải đầu tư nhiều). 
 - Việc phân chia thời gian, tạo cơ hội cho học sinh ôn, luyện (rèn kỹ năng thực hành, vận dụng) thường xuyên sau một bài, một nhóm bài chưa được thực hiện liên tục, chưa hiệu quả. 
 - Dạy ở lớp VNEN nhưng một số giáo viên lại vẫn ôm đồm mọi công việc trong tiết dạy. Ngược lại, một số giáo viên lại giao toàn quyền cho Chủ tịch Hội đồng tự quản mà quên rằng em cũng là một học sinh, cũng cần ghi chép bài, cũng cần tiếp thu kiến thức như những học sinh khác. 
 2. Về phía học sinh:
 - Trình độ của học sinh trong một lớp học không đồng đều nên việc tiếp thu bài cũng chưa được đồng bộ.
 - Một số em có ý thức tự giác học tập chưa cao, chưa tích cực đọc sách, nghiên cứu bài trước ở nhà; trên lớp các em thiếu sự tập trung, thường ghi chép bài một cách máy móc.
 - Một số em, do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên phải làm việc phụ giúp cha mẹ, ít có thời gian dành cho học tập vì thế kết quả học tập còn thấp.
II. Giải pháp:
 Có thể khẳng định rằng trong dạy – học Ngữ văn, không có một phương pháp nào là hiệu quả, là tối ưu, là duy nhất bởi mỗi phương pháp dù truyền thống hay hiện đại đều có những ưu điểm, hạn chế riêng. Vì thế, với mỗi bài học, người giáo viên cần linh hoạt đổi mới, vận dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy – học. 
 Qua quá trình giảng dạy thực tế trên lớp, tôi nhận thấy: để nâng cao chất lượng dạy – học Ngữ văn ở lớp VNEN, giáo viên có thể linh hoạt vận dụng một số phương pháp như sau:
 1. Phương pháp xử lí tình huống (tình huống có vấn đề).
 Xử lí tình huống là phương pháp yêu cầu cần phải xem xét, phân tích những vấn đề, tình huống cụ thể thường gặp phải trong bài học hoặc trong cuộc sống, qua đó xác định cách giải quyết vấn đề, xử lí tình huống đó sao cho phù hợp. Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn một cách phù hợp với khả năng trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Đồng thời học sinh có thể mạnh dạn trình bày, bảo vệ ý kiến cá nhân, biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm của người khác. 
 Phương pháp này giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng nên có thể thực hiện ở các phần của bài học như mở đầu, chuyển tiếp hoặc kết thúc. Học sinh thường giải quyết các vấn đề hoặc câu hỏi như: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Bạn sẽ làm gì nếu ở trong trường hợp này? Vì sao bạn làm như vậy? Vì thế tình huống cần vừa sức với học sinh và có thể giải quyết trong điều kiện cụ thể. 
 Ở lớp VNEN, các em ngồi theo nhóm nên với mỗi tình huống đưa ra, giáo viên cần phân chia nhiệm vụ cụ thể, hợp lí cho các nhóm và cần có những dự kiến về phương án mà học sinh có thể trả lời. Trong trường hợp các phương án trả lời trái ngược nhau, giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi phụ, qua đó giúp học sinh nâng cao khả năng phân tích, đánh giá, lựa chọn các cách giải quyết phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của các em khi có tình huống tương tự xảy ra trong cuộc sống. Các phương án trả lời khác nhau, trái ngược nhau không nên phê phán đúng – sai (vì trong từng hoàn cảnh cụ thể suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề của từng người là khác nhau) mà nên giúp học sinh nhận ra điều gì nên và không nên.
 2. Phương pháp kích thích tư duy (câu hỏi gợi mở): 
 Câu hỏi gợi mở nhằm mục đích: Gây hứng thú, thu hút sự chú ý, kích thích tìm tòi, gợi cách suy nghĩ, kiểm tra đánh giá.
 Học sinh lớp VNEN đã được rèn kĩ năng làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm nên các em thường rất chủ động, linh hoạt trong suy nghĩ. Vì thế, giáo viên chỉ nên gợi mở ở những câu hỏi khó, tránh trường hợp câu nào cũng gợi mở, học sinh sẽ ỷ lại, “lười” suy nghĩ.
3. Phương pháp thảo luận nhóm.
 Ở lớp theo mô hình trường học mới, các em đã được sắp xếp theo nhóm nên khi giao nhiệm vụ cho các nhóm, giáo viên cần hết sức lưu ý đến sự phù hợp, vừa sức (Các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau) sao cho mỗi thành viên trong nhóm đều phải làm việc tích cực, không ỷ lại vào các bạn hiểu biết hơn, năng động hơn. Các thành viên trong nhóm phải giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với nhóm khác, kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả hoạt động chung của cả lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện, hoặc có thể phân công mỗi nhóm viên để trình bày một phần nếu nhiệm vụ học tập là khá phức tạp. 
 Và đối với phương pháp này, giáo viên sẽ đóng vai trò là người định hướng, hỗ trợ khi các nhóm gặp khó khăn. Nếu ý kiến thảo luận chưa đúng, chưa thống nhất, giáo viên phải là người chốt kiến thức đúng. 
4. Phương pháp đóng vai.
 Giáo viên tổ chức cho học sinh các nhóm thực hành “làm thử” một số tình huống có trong văn bản, hoặc một số cách ứng xử nào đó mà em sẽ làm nếu giả định trường hợp gặp phải là mình. 
 Phương pháp này các em học sinh lớp 6, 7 thường rất hào hứng, nhiệt tình tham gia nên giáo viên cần hướng dẫn các em phân chia vai, nhiệm vụ cho phù hợp, tránh để các em bị hụt hẫng vì cảm thấy mình là người bị “bỏ quên”.
 Tuy nhiên, đối với học sinh lớp 8, 9 lớn hơn nên lại dễ gây ra tâm lí e ngại. Vì thế, giáo viên cũng cần khéo léo, tế nhị, có sự động viên, khích lệ kịp thời.
 Sau khi các nhóm hoàn thành nhiệm vụ diễn xuất của mình, giáo viên cần tổ chức cho các em nhận xét, đánh giá kết quả của từng nhóm; rút ra bài học; định hướng hành động cho bản thân.
 5. Phương pháp tổ chức trò chơi.
 Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu, khắc sâu một nội dung trong bài học thông qua một trò chơi cụ thể liên quan đến kiến thức của bài. Phương pháp này sẽ khiến cho lớp học sinh động, tạo được sự hứng thú cho học sinh đem lại hiệu quả cao cho mỗi tiết dạy thông qua hình thức học mà chơi, chơi mà học.
 Các trò chơi có thể là ô chữ, ai nhanh hơn, chơi theo hình thức “rung chuông vàng”... Phương pháp này sẽ tạo sự nhanh nhẹn, sáng tạo, tích cực của học sinh giúp các em giảm bớt căng thẳng khi tiếp nhận tri thức, đồng thời tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh, sự giao lưu học hỏi và giúp các em mạnh dạn, hòa đồng hơn trong tập thể lớp.
 Ở phương pháp này, giáo viên có thể trực tiếp điều khiển hoặc linh hoạt phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong lớp (không nhất thiết là Chủ tịch Hội đồng tự quản).
 6. Phương pháp thuyết trình.
 Trước đây, khi nghe nói đến thuyết trình , người ta thường nghĩ đến một giáo viên “thao thao bất tuyệt” trên bục giảng, tuy nhiên, ở lớp VNEN, phương pháp thuyết trình không phải được giáo viên sử dụng chủ yếu mà là dành cho học sinh.
 - Học sinh được giao nhiệm vụ điều khiển các hoạt động cần đến thuyết trình.
 - Học sinh đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm cần đến thuyết trình.
 Vì vậy, giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng thuyết trình; hướng dẫn học sinh cách thức thuyết trình để học sinh biết cần thuyết trình những gì và thuyết trình như thế nào để người nghe hiểu được nội dung, vấn đề. 
III. Kết quả đạt được:
 Trong quá trình giảng dạy ở lớp VNEN, bản thân tôi cũng như các thành viên trong Tổ đã mạnh dạn đổi mới phương pháp và nhận thấy:
 - Học sinh tích cực, chủ động hơn trong việc học: Có sự chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp; trong giờ học luôn tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng bài; các nhiệm vụ đặt ra trong giờ học được các em thực hiện khá tốt.
 - Các em mạnh dạn trình bày, trao đổi những vấn đề liên quan đến bài học hay những điều còn băn khoăn, thắc mắc (cả trong và ngoài giờ học).
 - Kết quả học tập của các em đạt được (qua thống kê kết quả học kỳ II năm học 2019 – 2020): 
+ Lớp 6A: 100% hoàn thành và hoàn thành tốt môn học.
+ Lớp 7A: 100% hoàn thành và hoàn thành tốt môn học.
+ Lớp 8A: 100% hoàn thành và hoàn thành tốt môn học.
+ Lớp 9A: 100% hoàn thành và hoàn thành tốt môn học.
    Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói chung, phương pháp dạy học Ngữ văn ở lớp VNEN nói riêng là yêu cầu quan trọng, đòi hỏi mỗi giáo viên cần nhận thức đúng và thực hiện tốt để nâng cao chất lượng dạy – học, đáp ứng được mục tiêu đào tạo bộ môn, giúp học sinh yêu thích học bộ môn hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi và các thành viên trong Tổ Ngữ văn – GDCD – Sử - Địa, rất mong quý thầy cô giáo đóng góp ý kiến, chia sẻ thêm để chúng ta có thêm bài học, thêm kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng dạy – học trong tình hình mới.
Long Điền Đông, ngày 6 tháng 11 năm 2020
 Tổ trưởng	 Người thực hiện:
	Phạm Hồng Thắm	 Dương Văn Út Bẩy

File đính kèm:

  • doctham_luan_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_co_tac_dung_tich_cuc_d.doc
Sáng Kiến Liên Quan