Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy, học môn Địa lý ở trường THCS
Nghị quyết TW4 khóa VII đã chỉ rõ phải “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp, bậc học. Kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.
Nghị quyết TW2 khóa VIII tiếp tục khẳng định phải “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS”.
Định hướng đổi mới PPDH hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của HS. Tích cực hoá hoạt động học tập là quá trình làm cho người học trở thành chủ thể tích cực trong hoạt động học tập của chính họ. Để phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh suy nghĩ nhiều hơn, làm việc thảo luận nhiều hơn, được phát biểu quan điểm của mình, được đưa ra những nhận xét về vấn đề đang bàn luận. được tham gia vào quá trình học tập chiếm lĩnh kiến thức. Cùng với các môn học khác, bên cạnh việc chú ý phát triển ở HS các kĩ năng bộ môn như kĩ năng làm việc với các thiết bị dạy học, các nguồn tư liệu địa lí.thì việc rèn các kĩ năng sống như kĩ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, kĩ năng trình bày, giải quyết vấn đề.là rất quan trọng, nhưng quan trọng không kém là phát triển kĩ năng tư duy cho HS.
Xuất phát từ định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, buộc người giáo viên phải áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Hiện nay, một trong những phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy.
Việc sử dụng BĐTD giúp GV và HS đổi mới PPDH, giúp HS học tập tích cực, đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” mà Bộ GD&ĐT phát động.
Môn địa lí là môn học có khối lượng kiến thức cần HS ghi nhớ rất nhiều, cần có kĩ năng khai thác cả kênh hình và kênh chữ do vậy để hình thành cho các em tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách tổng thể, khoa học chứ không phải là học vẹt, học thuộc lòng, HS hiểu bài, nhớ lâu, vận dụng tốt thì cần phải vận dụng BĐTD trong dạy hoc. Hơn nữa, khối lượng kiến thức ngày càng tăng theo cấp số nhân, vì vậy sử dụng BĐTD rèn cho các em khả năng tư duy logic để có thể vận dụng vào cuộc sống và công việc sau này khi các em lớn lên, trưởng thành.
iết. - Dành quá nhiều thời gian để vẽ, viết, tô màu,...Chỉ nên vẽ những hình ảnh có liên quan đến chủ đề kiến thức, tránh vẽ hoặc đưa vào những hình ảnh không liên quan đến chủ đề kiến thức, tránh vẽ hoặc đưa vào những hình ảnh không liên quan đến bài học làm mất nhiều thời gian vẽ viết và phân tán sự tập trung. - Khi thiết kế BĐTD cần chọn lọc những ý cơ bản, kiến thức cần thiết, ví dụ minh họa để có nhiều thông tin cho bài học. Thiết kế BĐTD của một bài học phải thể hiện được kiến thức trọng tâm, cơ bản cần chốt lại của bài học đó. Tránh khuynh hướng vẽ quá cầu kì những hình ảnh không cần thiết hoặc quá sơ sài không có thông tin ( chỉ ghi các đề mục của bài học). PHẦN BA: KẾT LUẬN I. Ý NGHĨA QUAN TRỌNG NHẤT CỦA ĐỀ TÀI Qua nghiên cứu, tìm hiểu và thực nghiệm giảng dạy, chúng tôi nhận thấy: Sử dụng thành thạo và hiệu quả BĐTD trong dạy học môn Địa lý sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của HS và PP giảng dạy của GV. Bước đầu theo chúng tôi đánh giá: Việc vận dụng BĐTD trong dạy học môn Địa lý đã dần hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng BĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình,qua đó góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, có thái độ tích cực, yêu thích môn học Địa lý. Đối với giáo viên, thông qua việc sử dụng BĐTD trong dạy học môn Địa lý ở trường THCS một cách sáng tạo đã làm mới phong cách dạy học của mình, giúp bài học trở nên hấp dẫn, sinh động; góp phần đổi mới PPDH. Qua khảo sát thực tế trong năm học 2013-2014, ở học kỳ I khi chưa áp dụng PPDH Địa lý sử dụng BĐTD thì tỷ lệ học sinh khá, giỏi còn thấp, HS chưa tích cực lĩnh hội kiến thức; trong học kỳ II – sau khi đã áp dụng PPDH sử dụng BĐTD thì tỷ lệ HS khá, giỏi đã tăng, HS đã học tập tích cực, chủ động và sáng tạo hơn. Kết quả này được thể hiện cụ thể qua các số liệu sau: * Trong học kỳ I: Khối lớp Sĩ số (HS) Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 6 62 8 13.0 22 35.5 30 48.0 2 3.5 7 60 7 11.5 22 37.0 28 46.7 3 5.0 8 56 7 12.5 18 32.1 30 53.5 1 1.9 9 64 10 15.6 21 32.8 32 50.0 1 1.6 * Trong học kỳ II: Khối lớp Sĩ số (HS) Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 6 62 13 22.5 29 48.0 20 32.5 0 0 7 60 15 25.0 27 45.0 18 30.0 0 0 8 56 15 26.8 22 39.2 19 34.0 0 0 9 64 16 25.0 30 48.2 18 27.8 0 0 II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm như sau: 1. Đối với HS: Học địa lý một cách tích cực, chủ động HS cần học bài tốt bài học cũ, soạn bài và tìm hiểu trước các nội dung có liên quan tới bài học tiếp theo... 2. Đối với GV: Cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ phương pháp lập bản đồ tư duy để vận dụng vào quá trình dạy học môn học của mình. Với mỗi tiết dạy, bài dạy nên cố gắng phát huy khả năng sáng tạo của bản thân và của HS để hướng dẫn các em vận dụng phương pháp lập bản đồ tư duy để sơ đồ hóa kiến thức, hệ thống hóa kiến thức. Động viên, khuyến khích HS tận dụng tối đa các phương tiện sẵn có để lập bản đồ tư duy phù hợp và có hiệu quả trong từng bài học cũng như trong cả chương trình học. 3. Đối với các cấp quản lý: Phải quan tâm, tạo điều kiện, khuyến khích GV và HS nhiều hơn đối với việc vận dụng phương pháp này. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho giáo viên: Tài liệu tham khảo, sách tham khảo, phần mềm ... về bản đồ tư duy. III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI: Có thể sử dụng BĐTD cho hầu hết các môn học, không riêng gì môn Địa lý. Ngoài ra còn có thể sử dụng vào mục đích khác như: lên kế hoạch công tác của giáo viên, lịch học tập và làm việc của học sinh GV, HS có thể sử dụng BĐTD để hệ thống hoá một vấn đề, một chủ đề, củng cố kiến thức, ôn tập kiến thức của một phần hoặc cả bài, một chương. Có thể áp dụng lập BĐTD trong mọi hoạt động: Kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố bài hoặc giao bài về nhà, trong tiết ôn tập... HS hoạt động nhóm thông qua BĐTD trên lớp học, hoặc hoạt động cá nhân, nhóm. Với đề tài: “ Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy – học môn Địa lý ở trường THCS ” chúng tôi mong muốn được trao đổi, bàn bạc với bạn bè, đồng nghiệp để tìm ra những phương pháp dạy học Địa lí có hiệu quả cao, chính vì vậy chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý quý báu và sự trao đổi nhiệt tình của các đồng chí, đồng nghiệp để đề tài của hai chúng tôi được hoàn thiện và có tính khả thi cao hơn. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn! Ninh Mỹ, ngày 06 tháng 12 năm 2014 Người viết SKKN Trần Kim Thoa Phạm Thị Thùy Dương D. Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC: 1. Hội đồng khoa học cấp trường: Nhận xét:............. ............ Xếp loại:.. TM. HĐKH TRƯỜNG 1. Hội đồng khoa học cấp ngành: * Phòng giáo dục và đào tạo Nhận xét:............. . Xếp loại: TM. HĐKH NGÀNH * Sở giáo dục và đào tạo Nhận xét:............. . Xếp loại: TM. HĐKH NGÀNH DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BĐTD Bản đồ tư duy 2 CN Công nghiệp 3 CB LTTP Chế biến lương thực – thực phẩm 4 CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 5 ĐB SCL Đồng bằng sông Cửu Long 6 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 7 GV Giáo viên 8 HS Học sinh 9 KHKT Khoa học kỹ thuật 10 KT - XH Kinh tế - xã hội 11 NN Nông nghiệp 12 PPDH Phương pháp dạy học 13 THCS Trung học cơ sở 14 TG Thế giới 15 TNTN Tài nguyên thiên nhiên 16 VQG Vườn quốc gia 17 VN Việt Nam 18 SGK Sách giáo khoa 19 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 20 X - NK Xuất – nhập khẩu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Đình Châu - Đặng Thị Thu Thủy (2010), Dạy tốt - Học tốt các môn học bằng bản đồ tư duy, NXB Giáo dục 2. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy; Bản đồ tư duy - công cụ hiệu quả hỗ trợ dạy học và công tác quản lý nhà trường, Báo Giáo dục&Thời đại, số 147 ngày 14/9/2011 3. Bản đồ Tư duy trong công việc – Tony Buzan – NXB Lao động – Xã hội. 4. Nguyễn Dược (Tổng chủ biên) (2005), Địa lý 9, NXB Giáo dục. 5. Giáo trình lý luận dạy học của Nguyễn Dược, Nguyễn Đức Vũ. 6. Giáo trình phương pháp giảng dạy Địa lí ở trường phổ thông- Nguyễn Đức Vũ. 7. Sở dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí ở trường THCS- TS vương Thị Phương Hạnh- Viện khoa học giáo dục Việt Nam. 8. https://www.google.com.vn/ 9. www.mind-map.com (trang web chính thức của Tony Buzan). 10. www.peterussell.com/mindmaps/mindmap.html PHỤ LỤC 1: Giáo án minh hoạ cho một tiết dạy chúng tôi đ ã sử dụng bản đồ tư duy Tiết 40 - Bài 36 : VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (TIẾP) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu được đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm, đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu cả nước.Ngành công nghiệp dịch vụ của vùng còn non trẻ, tỷ trọng cơ cấu ngành còn thấp. - Các thành phố Cần Thơ, Long Xuyên, Rạch Giá, Mỹ Tho, Cà mau đang phát huy vai trò là các trung tâm kinh tế của vùng. - Biết 1 số vấn đề về môi trường đặt ra đối với vùng là: cải tạo đất mặn, đất phèn; phũng chống cháy rừng; bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường sinh thái rừng ngập mặn. 2. Về kỹ năng: - Học sinh biết kết hợp kênh hình và kênh chữ liên hệ thực tế để phân tích và giải thích một số vấn đề kinh tế - xã hội của vùng. - Sử dụng bản đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng. 3. Về thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê, hương đất nước cho học sinh. Đặc biệt là mảnh đất mũi Cà Mau. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: - Tư duy: + Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ/ bản đồ, bảng số liệu, bảng thống kê và bài viết về tình hình phát triển các ngành kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long. + Phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với sự phát triển các ngành kinh tế và giữa các ngành kinh tế với nhau ở đồng bằng sông Cửu Long. - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, thảo luận, lắng nghe /phản hồi tích cực, hợp tác và làm việc nhóm. - Làm chủ bản thân: Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: - Động não; Thảo luận nhóm / Kỹ thuật các mảnh ghép. IV. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU 1. Chuẩn bị của Giáo viên: - Bản đồ kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long, Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan tới nội dung bài học để trình chiếu. - Máy chiếu đa năng. 2.Chuẩn bị của học sinh: chuẩn bị bài, sưu tầm tranh ảnh về hoạt động kinh tế của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. V. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. Slide1 : Lời chào mừng. 2. Kiểm tra bài cũ (3’ ) Slide2: - Hỏi? Em hãy điền tiếp những nội dung còn thiếu trong bản đồ tư duy dưới đây để cho biết những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long? - 1 HS lên bảng làm, trình bày miệng. Gọi HS nhận xét, bổ sung. - GV chiếu BĐTD hoàn chỉnh. GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới ( 37’) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm ngành nông nghiệp của vùng ĐBSCL( 18’ ) Gv Treo bản đồ kinh tế của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Hỏi? Căn cứ vào phần chú thích trên bản đồ em hãy cho biết vùng rừng giàu và Trung bình, vùng lúa lợn, gia cầm, vùng nào chiếm diện tích lớn nhất? - Vùng lúa, lợn, gia cầm. Slide4: Bảng 36.1 trong sách giáo khoa H? Tính tỉ lệ (%) diện tích, sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước? - Cả lớp làm ra nháp, 1 HS báo cáo kết quả sau khi tính toán. H? Em có nhận xét gì về diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước? - Chiếm hơn 1 nửa tỷ trọng diện tích, sản lượng lúa của cả nước. GV: ĐBSCL có diện tích và sản lượng lúa cao nhất nước ta. Hỏi? Với diện tích và sản lượng lúa cao như vậy bình quân lương thực theo đầu người của đồng bằng này đạt bao nhiêu kg/người? Hỏi? Hãy kể tên các tỉnh trồng nhiều lúa nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long? - Kiên giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang. GV:Lúa được trồng ở tất cả các tỉnh trong vùng nhưng đây là những tỉnh có sản lượng lúa lớn nhất đạt 2->2,5 triệu tấn/năm. Slide5: ảnh sản xuất lúa ĐBSCL. Hỏi? Qua đây em có nhận xét gì về vị trí của đồng bằng Sông Cửu đồng bằng Sông Cửu Long trong sản xuất lương thực của nước ta? Hỏi? Bằng kiến thức đã học em hãy cho biết nhờ điều kiện nào mà vùng ĐBSCL trở thành vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước ta? - Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi ( Khí hậu, nước, địa hình, đất) và điều kiện xã hội ( chính sách phát tiển, vốn đầu tư). ĐBSCL đã góp phần đưa Việt Nam từ một nước thiếu lương thực nay đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Hỏi? Bên cạnh những thuận lợi trên trong vấn đề sản xuất lương thực của ĐBSCL còn gặp phải những khó khăn gì? - Về tự nhiên: Mùa khô kéo dài, mùa lũ ngập úng trên diện rộng, kéo dài, diện tích nhiễm phèn lớn 2,5 triệu ha, sâu bệnh, hiện tượng triều cường. - Về xã hội : Trình độ dân trí chưa cao, công cụ còn thô sơ năng suất thấp... Slide6: ảnh lũ lụt ở ĐBSCL. Chuyển ý: Bên cạnh thế mạnh về sản xuất lương thực thì đồng bằng SCL còn phát huy được thế mạnh nào khác trong nông nghiệp? Chúng ta tìm hiểu tiếp phần b. GV yêu cầu HS quan sát bản đồ treo trên bảng và lược đồ 36.2 trong SGK. H? Em hãy xác định trên bản đồ các bãi tôm, bãi cá vùng ĐBSCL và rút ra nhận xét mật độ phân bố các bãi tôm bãi cá của đồng bằng này? Hỏi? Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt của vùng này so với cả nước như thế nào? - Sản lượng lớn nhất cả nước. Hỏi? Kể tên các tỉnh trọng điểm về nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản của cả nước? - Kiên Giang, Cà Mau, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu. GV trong đó Cà Mau - Kiên Giang là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của nước ta. Hỏi? Đối với nghề nuôi trồng thuỷ sản hoạt động nào đang chiếm ưu thế? GV: Dọc các bãi triều ven biển hình thành các vùng nuôi tôm rất lớn ở các địa phương.... Slide7: Chiếu Hình 36.1- nuôi cá bè, nuôi tôm. Hỏi? Vậy điều kiện nào giúp ĐBSCL trở thành vùng có khả năng vượt trội về thuỷ sản so với cả nước như vậy? + Tự nhiên: + Kinh tế - Xã hội: GV Mở rộng: Sự kiện cá tra, ba sa... Hỏi? Quan sát lựơc đồ Hình 36.2 đồ và kiến thức trong SGK em cho biết ngoài lúa và thuỷ sản ĐBSCL còn có tiềm năng phát triển ngành nào nữa? - Nghề trồng cây ăn quả, nuôi vịt đàn, nghề rừng. GV: Vậy chúng ta tìm hiểu mục c Hỏi ? Em hãy cho biết nghề trồng cây ăn quả của vùng có đặc điểm gì? Hỏi ? Kể tên một số loại hoa quả nổi tiếng ? Slide8 : ảnh hoa quả đặc sản (xoài, dừa, cam bưởi, dứa) GV: các loại ăn quả này được trồng với diện tích lớn trong các miệt vườn ở ĐBSCL. Hỏi ? Những tỉnh nào ở ĐBSCL trồng nhiều cây ăn quả ? - Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang...vv Hỏi ? Nghề chăn nuôi vịt của vùng phát triển ra sao? - Phát triển mạnh, với số lượng hàng nghìn con Hỏi ? Vịt được nuôi nhiều ở tỉnh nào ? (Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc trăng, Vĩnh Long, Cà Mau). Slide9 : ảnh nuôi vịt đàn. GV: Tuy nhiên trong những năm gần đây dịch cúm H5N1 làm cho số lượng đàn vịt ở ĐBSCL giảm đáng kể. Hỏi? Tại sao nghề nuôi vịt đàn ở đây cũng có thế mạnh để phát triển như vậy ? Diện tích mặt nước lớn thuận lợi cho chăn thả Nhiều thức ăn(sản phẩm từ trồng trọt) Hỏi? Quan sát lược đồ H36.2 em hãy cho biết độ che phủ rừng của vùng so với các vùng khác? - Diện tích nhỏ, độ che phủ rừng thấp. Hỏi? Chủ yếu là loại rừng nào? Phân bố ở đâu? - Rừng ngập mặn: phân bố chủ yếu các vùng cửa sông ven biển đặc biệt trên bán đảo cà mau với một số VQG nổi tiếng: Tràm chim, U Minh Thượng. GV: Hệ sinh thái rừng ngập mặn lớn nhất và điển hình nhất nước ta. GV: Ngoài ra vùng còn đẩy mạnh trồng cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đậu tương), các cây rau đậu khác để phục vụ đời sống và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Hỏi? Qua những phân tích trên em hãy nêu nhận xét về vai trò của ngành nông nghiệp đối với cơ cấu kinh tế của vùng. Slide 10: BĐTD tiểu kết phần 1. Chuyển ý: bên cạnh những thế mạnh về nông nghiệp ĐBSCL cũng đang quan tâm phát triển công nghiệp Vậy công nghiệp ở đây phát triển như thế nào Chúng ta cùng tìm hiểu phần 2. *Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm ngành công nghiệp của vùng ĐBSCL(7’). Slide 11 H? Quan sát lược đồ H36.2 em hãy nhận xét qui mô các ngành công nghiệp của vùng? - Vừa và nhỏ. Hỏi? So với tỉ trọng của ngành Nông nghiệp thì tỉ trọng của vùng này như thế này? H? Quan sát lược đồ H36.2 em hãy kể tên các ngành công nghiệp của vùng? H? Em có nhận xét gì về cơ cấu công nghiệp của vùng? Hỏi? Ngành nào phát triển nhất? Tại sao? - Nguyên liệu dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Hỏi? Phát triển mạnh CN chế biến LT- TP có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL? - Nâng cao giá trị nông sản, sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm LT- Tp, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường TG -> giúp vùng tiến tới mô hình liên kết nông – công nghiệp, đẩy mạnh quá trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn. Hỏi? Xác định trên bản đồ các thành phố thị xã có cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm. GV: Hầu hết các cơ sở sản xuất CN tập trung ở các thành phố, thị xã. Đặc biệt là thành phố Cần Thơ với khu công nghiệp Trà Nóc là trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng. Hỏi? Trong sản xuất công nghiệp của Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long còn gặp phải những khó khăn gì? - Thiếu vốn - Lao động có trình độ tay nghề thấp - Thị trường bất ổn Chuyển ý: Bên cạnh NN và CN, dịch vụ của vùng hiện nay phát triển ra sao cô và các em cùng tìm hiểu phần 3. * Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm ngành dịch vụ của vùng ĐBSCL( 7’ ) Slide12: Chiếu nội dung thảo luận nhóm: H? Ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông cửu Long bao gồm những hoạt động nào? - Xuất nhập - khẩu; giao thông vận tải đường thủy; du lịch. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu thảo luận nôi dung sau trong thời gian là 2 phút. Slide12: Chiếu nội dung thảo luận nhóm: Nhóm 1: Hoạt động xuất-nhập khẩu phát triển ra sao? Nêu mặt hàng xuất - nhập khẩu chủ yếu của vùng? Nhóm 2: Hoạt động giao thông đường thủy có ý nghĩa gì đối với đời sống và sản xuất của nhân dân trong vùng? Nhóm 3: Nêu những tiềm năng, thế mạnh để phát triển ngành du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long? *)Hết giờ các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ xung ->Nhóm 1: - Hoạt động xuất - nhập khẩu phát triển mạnh (Là vùng xuất khẩu nông sản lớn nhất cả nước). - Mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Gạo; thủy sản đông lạnh; hoa quả) GV hỏi thêm: H? ĐK nào giúp hoạt động này phát triển? - Nguồn nông sản phong phú; Giao thông đường thủy thuận tiện; thị trường tiêu thụ rộng. Slide 13: ảnh xuất nhập khẩu thuỷ sản, gạo. ->Nhóm 2: ý nghĩa của giao thông vận tải đường thủy? - Có ý nghĩa quan trọng, là loại hình giao thông vận tải chủ yếu. Slide 14: ảnh Chợ nổi cái Răng ->Nhóm 3: - Tiềm năng du lịch tự nhiên: Hệ sinh thái rừng ngập mặn; Tràm Chim; du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo. - Tiềm năng du lịch nhân văn: Di tích lịch sử; lễ hội truyền thống.(đờn ca tài tử, nhà tù Hà Tiên). Hỏi? Vậy trong quá trình phát triển ngành dịch vụ còn gặp khó khăn gì các em trả lời câu hỏi này vào vở tiết sau cô sẽ kiểm tra. Hỏi? Sau khi tìm hiểu về các ngành kinh tế của ĐBSCL em có nhận xét gì về vai trò của mỗi ngành? Các ngành có mối quan hệ đến nhau không? Vì sao? - Mỗi ngành đều có một vai trò nhất định trong cơ cấu kinh tế thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển. - Có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời, ngành này là tiền đề song cũng là thành quả của ngành khác. Chuyển ý: vùng ĐBSCL có những trung tâm kinh tế nào, phân bố ở đâu vai trò của các trung tâm này ra sao chúng ta cùng tìm hiểu phần V. *Hoạt động 4: Tìm hiểu các trung tâm kinh tế của vùng ĐBSCL( 5’) Hỏi? Em hãy lên bảng xác định các trung tâm kinh tế của vùng? - HS lên bảng vẽ một nhánh của BĐTD: Các trung tâm kinh tế. Hỏi Trung tâm nào lớn nhất? Vì sao? - Vị trí địa lí thuận lợi (nằm ở trung tâm của vùng) -> thuận lợi cả đường bộ, đường thuỷ, hàng không. - Cơ sở sản xuất công nghiệp lớn và đa dạng nhất vùng. - Có nhiều trường đại học đào tạo đội ngũ cán bộ KHKT... - Cảng Cần Thơ trên sông Hậu có vai trò rất quan trọng về X-NK hàng hoá trong vùng ra vùng khác và các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới. Slide 15: ảnh thành phố Cần Thơ. IV. Tình hình phát triển kinh tế 1. Nông nghiệp a) Lương thực: - Năm 2002 chiếm: + 51,1% diện tích, 51,4% sản lượng lúa cả nước. + Bình quân LT đạt 1066,3kg/người -> gấp 2,3 lần cả nước. -> Vùng trọng điểm lúa lớn nhất, đảm bảo an ninh, xuất khẩu lương thực b) Thuỷ sản: - Chiếm hơn 50% tổng sản lượng cả nước. - Nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu: phát triển mạnh. c) Trồng cây ăn quả và các nghề khác: - Trồng cây ăn quả: lớn nhất, nhiều đặc sản. - Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh. - Nghề rừng: giữ vị trí quan trọng => Chiếm tỉ trọng cao, giữ vai trò quan trọng hàng đầu 2. Công nghiêp. - Tỷ trọng thấp chiếm 20% GDP( 2002) - Cơ cấu khá đa dạng. - CBLT- TP phát triển nhất, phân bố rộng khắp. 3. Dịch vụ - Cơ cấu: + Xuất nhập – khẩu: xuất khẩu nông sản-> lớn nhất + Giao thông đường thuỷ: loại hình-> chủ yếu + Du lịch: phát triển đa dạng V. Các trung tâm kinh tế - Mĩ Tho, Long Xuyên, Cà Mau, Cần Thơ (lớn nhất). 5. Sơ kết bài học: (5’) *Củng cố: (4’) - Cho học sinh làm bài tập củng cố sau đây: Em hãy vẽ một BĐTD thể hiện nội dung bài học ngày hôm nay. - Giáo viên hệ thống kiến thức bài bằng BĐTD. Slide 16: BĐTD hệ thống kiến thức toàn bài. Slide17 : Hướng dẫn về nhà. *Hướng dẫn: (1’) - Ôn bài cũ; làm bài tập 3 SGK. - Đọc trước bài 37 Thực hành “Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long”. + Tìm hiểu những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong phát triển ngành thuỷ sản của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. + Ôn tập lại cách vẽ biểu đồ cột chồng và biểu đồ hình tròn. Slide18: Lời chào kết thúc giờ học. VI. Rót kinh nghiÖm: PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ BĐTD – SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH:
File đính kèm:
- SKKN SỬ DỤNG BĐTD TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ-DƯƠNG thoa(1).doc
- Bia SKKN.doc