SKKN Xây dựng và triển khai hệ thống học trực tuyến tại trường THPT nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Theo quan điểm chung của các nhà giáo dục trên thế giới, E-Learning (viết

tắt của Electronic Learning) là một thuật ngữ không còn mới, tuy nhiên vẫn còn

tồn tại nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau. E-Learning được xem là

phương thức dạy học ảo thông qua máy vi tính và các thiết bị smart mobile nối

mạng để kết nối với máy chủ ở nơi có lưu trữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm

cần thiết để có thể giảng dạy, yêu cầu, ra đề cho học sinh trực tuyến. E-Learning

bắt đầu có ý tưởng và phát triển trên thế giới từ cuối thập niên 19 của thế kỷ XX,

nhưng ở Việt Nam lĩnh vực này mới phát triển và ứng dụng mạnh mẽ trong

những năm gần đây.

Khi xét khía cạnh đặc thù, có một số quan điểm cũng như hình thức khác

nhau của E-Learning, có thể kể đến như:

- E-Learninglà một hệ thống có sử dụng các công nghệ Internet và Web

trong học dạy học trực tuyến (theo William Horton).

- E-Learning là khái niệm được dùng để mô tả việc học, giảng dạy trên nền

tảng công nghệ thông tin và truyền thông (theo Compare Infobase Inc).

- E-Learning có thể xem là mộtquá trình học tập và đào tạo đã được chuẩn

bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của CNTT và truyền thông

khác nhau và được thực hiện ở mạng nội bộ hoặc mạng diện rộng (theo MASIE

Center).

- Trong E-learning việc truyền tải quá trình học thông qua công nghệ điện

tử. Sự truyền tải có thể sử dụng một số kĩ thuật khác nhau như Internet, video

tape, một số hệ thống giáo dục thông minhvà giáo dục dựa trên nền tảng máy tính

(CBT) (theo Sun Microsystems, Inc).

- Việc truyền tải hoạt động, các quá trình, và sự kiện học tập và đào tạo

nhờ vào các phương tiện điện tử như Internet, intranetvàcác thiết bị cá nhân.

(theo E-Learning site).

- Nhà nghiên cứu Lance Dublin cho biết:"Việc dùng công nghệ thiết kế,

chế tạo, đưa các dữ liệu có giá trị, kiến thức, thông tinvà học tập với mục đích

nâng cao hoạt động của các tổ chức và phát triển khả năng của từng cá nhân"

(Định nghĩa của Lance Dublin, hướng tới E-Learning trong doanh nghiệp).

- E-Learningđược xem là cách thức học mới qua mạng Internet, qua đó học

sinh có thể tham gia việc họcmọi lúc, mọi nơi, học theo sở thích và học tập suốt

đời (theo EDUSOFT LTD).

pdf47 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng và triển khai hệ thống học trực tuyến tại trường THPT nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực hiện thống kê, tổng hợp số liệu người dùng và lượt truy cập 
các khóa học trong hệ thống. Trong giai đoạn thực nghiệm hệ thống từ tháng 
9/2019 đến tháng 2/2020, số liệu thống kê cho kết quả như sau: 
Tên khóa học 
Số học 
sinh 
Số lượt truy cập 
khóa học 
Số lần truy cập bình 
quân/người dùng 
ÔN TẬP HỌC KỲ 2 (TIN 
HỌC 12) 
62 2171 35,0 
Xây dựng và triển khai hệ thống học trực tuyến tại trường THPT nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đáp 
ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 
 33 
Tên khóa học 
Số học 
sinh 
Số lượt truy cập 
khóa học 
Số lần truy cập bình 
quân/người dùng 
Cơ chế nguyên phân, công thức 
giải bài tập nguyên phân 
82 234 2,9 
ÔN TẬP UNIT 12-13 28 145 5,2 
CHỦ ĐỀ PHÁP LUẬT 143 568 4,0 
BDTX năm học 2018-2019 68 1556 22,9 
Chuyên đề bảo quản rau củ quả 81 345 4,3 
CHƯƠN TRÌNH CON VÀ 
LẬP TRÌNH CÓ CẤU TRÚC 
196 409 2,1 
Chương: Cấu tạo nguyên tử 42 114 2,7 
Chuyên đề: Góc và khoảng 
cách không gian 
143 592 4,1 
Hệ soạn thảo văn bản 242 836 3,5 
ÔN TẬP UNIT 12-13 95 292 3,1 
Phân bón - Ứng dụng phân bón 
vào đời sống 
123 565 4,6 
Thuốc hóa học bảo vệ thực vật 242 701 2,9 
ÔN TẬP TIN HỌC 11 229 938 4,1 
ÔN TẬP TIN HỌC 10 82 369 4,5 
... ... ... ... 
Bảng thống kê số lượt truy cập khóa học 
Từ bảng số liệu trên cho thấy, số lượng học sinh truy cập các khóa học ở 
mức tương đối, phù hợp với điều kiện thực tiễn về kinh tế, xã hội tại địa phương 
nơi trường đóng. Tuy nhiên đây cũng là một kết quả khả quan, cũng cho thấy học 
sinh, người dạy đã bươc đầu hình thành tư duy và thói quen sử dụng và ưa thích 
hệ thống quản lý học trực tuyến trong việc hỗ trợ công tác dạy và học tập. 
Xây dựng và triển khai hệ thống học trực tuyến tại trường THPT nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đáp 
ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 
 34 
Trong các khóa học được tổng hợp, các khóa học có tầm quan trọng cao đã 
được học sinh quan tâm, tham gia học tập nghiêm túc thể hiện số lượt truy cập và 
mức trung bình lượt truy cập khá cao. Qua số liệu này cho thấy triển vọng phát 
triển và đưa hệ thống vào hoạt động lâu tại đơn vị trường THPT. 
8.1.2. Tỉ lệ người dùng sử dụng các công cụ học tập trong hệ thống 
Biểu đồ người dùng sử dụng các công cụ học tập 
 Theo kết quả thống kê thể hiện trong biểu đồ trên, tỉ lệ học sinh sử dụng hệ 
thống để làm các bài tập hoặc bài thi trắc nghiệm chiếm tỉ lệ lớn nhất, chiếm 63% 
hoạt động của học sinh. Kết quả này gắn với thực tế đơn vị, các giáo viên đang 
vận dụng hệ thống theo hướng thiết thực nhất, hơn nữa với chương trình các môn 
học THPT hiện nay, các môn học được kiểm tra đánh giá bằng hình thức trắc 
nghiệm được ưu tiên nhiều hơn. Trong lúc đó, tỉ lệ hoạt động làm nộp bài thi tự 
luận chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn, chỉ đạt 3%. Tỉ lệ này khá thấp, trong thời gian tới, 
cần khuyến khích giáo viên và học sinh tăng cường trao đổi nhiều hơn nữa với 
những bài tập tự luận, đòi hỏi lượng kiến thức và khả năng trình bày cao hơn. Tỉ 
lệ hoạt động tải, xem tài liệu của học sinh chiếm 29%, tỉ lệ này được đánh giá là 
phù hợp với kết quả thống kê chung của các hệ thống quản lý học trực tuyến hiện 
nay. Tỉ lệ học sinh sử dụng chức năng thông báo và các chức năng khác lần lượt 
là 3% và 2% cũng khá phù hợp trong giai đoạn thực nghiệm, tuy nhiên tỉ lệ này 
Xây dựng và triển khai hệ thống học trực tuyến tại trường THPT nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đáp 
ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 
 35 
cũng cho thấy sự tương tác giữa giáo viên và học sinh còn nhiều hạn chế. Để hệ 
thống thực sự hiệu quả và phù hợp với xu hướng dạy học hiện nay, cần tăng sự 
tương tác giữa giáo viên và học sinh lên ở mức cao hơn. 
8.1.3. Khảo sát hiểu biết của người dùng về học trực tuyến 
 Tác giả đề tài đã thực hiện một số cuộc khảo sát về mức độ hiểu biết, khả 
năng sử dụng các công cụ học trực tuyến và hệ thống quản lý học trực tuyến tại 
đơn vị triển khai thực nghiệm hệ thống. 
Cuộc khảo sát được tiến hành tại 2 thời điểm, lần 1 vào tháng 1/2019 và 
lần 2, sau khi triển khai hệ thống quản lý học tại nhà trường vào tháng 1/2020. 
Tổng số giáo viên và học sinh được khảo sát 588 người. 
Dựa vào kết quả khảo sát cho thấy, sau một thời gian triển khai hệ thống 
tại nhà trường, học sinh và giáo viên đã có sự tiếp cận nhanh với hệ thống quản lý 
học nói riêng và hình thức dạy học trực tuyến nói chung. Hệ thống đã có những 
tác động tích cực đối với cả giáo viên và học sinh. Với kết quả này, việc ứng 
dụng hệ thống vào việc hỗ trợ dạy học tại trường THPT hoàn toàn khả quan và 
hứa hẹn sẽ cho kết quả tốt đẹp. 
Xây dựng và triển khai hệ thống học trực tuyến tại trường THPT nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đáp 
ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 
 36 
8.1.4. Khả năng khai thác phần cứng 
Khả năng khai thác tài nguyên phần cứng 
 Theo số liệu từ nhà cung cấp hosting, hệ thống quản lý dạy trực tuyến được 
thực nghiệm với số lượng tài khoản người dùng gần 1000 người, với số lượng 
khóa học là 40 khóa học đang chiếm một mức tài nguyên khá khiêm tốn. Trong 
đó, các thông số chính có thể kể đến như file usage69.137/250.000 (27,65%), 
disk usage là 2,17 GB/∞, MySQL® Disk Usage là 98,19 MB/∞, Bandwidth 
chiếm 56,88 MB/∞, MySQL® Databases chiếm 1/∞. Với một gói hosting trung 
bình và qua số liệu này cho thấy hệ thống được triển khai chỉ chiếm tài nguyên 
phần cứng ở mứcthấp. Điều này cũng cho thấy, về mặt tài nguyên phần cứng, có 
thể mở rộng, nâng cấp hệ thốngtrong thời gian tới để hệ thống đáp ứng tốt cho 
hầu hết các nhu cầu của các đơn vị trường THPT trong ứng dụng thực tiễn hệ 
thống. 
8.2. Đánh giá nhận xét hệ thống và kết quả đạt được 
Sau một thời gian thực hiện triển khai hệ thống thực tế tại đơn vị Trường 
THPT Anh Sơn 2, theo đánh giá của đơn vị và các kết quả thực nghiệm cho thấy 
các chức năng của hệ thống thực thi tốt, hệ cơ sở dữ liệu được lưu trữ đầy đủ, 
nhật ký hoạt động của các người dùng được ghi lại chi tiết giúp việc đánh giá hệ 
thống và hỗ trợ quá trình phân tích dữ liệu người dùng để tối ưu hệ thống tốt hơn. 
Xây dựng và triển khai hệ thống học trực tuyến tại trường THPT nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đáp 
ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 
 37 
Khả năng sử dụng chuẩn SCORM của hệ thống 
 Hệ thống cho phép các thầy cô giáo có thể tạo ra các khóa học, học sinh có 
thể tham gia học tập, trao đổi, thảo luận đa chiều các nội dung học tập tại mọi 
thời gian, địa điểm. Hệ thống cung cấp các bài giảng đa dạng, trực quan, các tài 
liệu đính kèm tiện dụng, các bài tập tự luận cũng như các đề thi trắc nghiệm 
online với số lượng lớn tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận lượng kiến thức lớn một 
cách kịp thời. 
 Sau một thời gian đưa hệ thống vào hoạt động, đến nay hầu hết giáo viên 
và học sinh đã được làm quen và khai thác có hiệu quả các tiện ích. Chất lượng 
giáo dục của nhà trường không ngừng được cải thiện, tinh thần học tập của đa số 
học sinh được nâng cao. 
 Hệ thống có thể sử dụng được trên điện thoại thông minh hoặc máy tính 
bảng nhằm giúp học sinh có thể truy cập mọi lúc mọi nơi. 
Xây dựng và triển khai hệ thống học trực tuyến tại trường THPT nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đáp 
ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 
 38 
9. Một số hình ảnh thực tế 
9.1. Giao diện khi học sinh đăng nhập 
Hệ thống được thiết kế với dao diện thân thiện, trực quan dễ dàng sử dụng 
9.2. Giao diện bài học trực tuyến 
Xây dựng và triển khai hệ thống học trực tuyến tại trường THPT nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đáp 
ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 
 39 
9.3. Học sinh xem video bài giảng 
9.4. Học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm 
Xây dựng và triển khai hệ thống học trực tuyến tại trường THPT nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đáp 
ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 
 40 
Học sinh tham gia học tập trực tuyến tại phòng thực hành tin của trường 
9.5. Học sinh nộp bài tự luận lên hệ thống để giáo viên kiểm tra 
Xây dựng và triển khai hệ thống học trực tuyến tại trường THPT nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đáp 
ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 
 41 
9.6. Giáo viên tạo mới một khóa học 
9.7. Giáo viên thiết lập sổ điểm và tải kết quả điểm bài dạy 
Xây dựng và triển khai hệ thống học trực tuyến tại trường THPT nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đáp 
ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 
 42 
9.8. Ngoài việc tạo và khai thác các khóa học, giáo viên còn ứng dụng hệ thống 
vào việc tập huấn, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ theo chuyên đề 
10. Đóng góp của đề tài 
10.1. Tính mới. 
Đề tài đã xây dựng và triển khai hệ thống học trực tuyến tại trường THPT 
khá hiệu quả, mới mẻ mà chưa có trường THPT nào triển khai hoặc triển khai 
chưa hiệu quả hệ thống học trực tuyến của nhà trường. 
Đề tài đã xây dựng và triển khai hệ thống học trực tuyến tại trường THPT 
nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện 
nay là yêu cầu tất yếu của giáo dục trong cuộc cách mạng 4.0 và tiến bộ của khoa 
học công nghệ. 
Đề tài đã xây dựng và triển khai hệ thống học trực tuyến tại trường THPT 
Anh Sơn 2 nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý, dạy và học cụ thể: đổi 
mới về nội dung, PPDH, phương tiện dạy học, đổi mới hình thức kiểm tra. Mở 
rộng không gian học tập, truy cập và tìm kiếm thông tin, tài liệu học tập một cách 
nhanh chóng. Đây là việc hoàn toàn mới giúp giáo viên và học sinh làm quen và 
khai thác hiệu quả các tiện ích mà hệ thống học trực tuyến tại trường THPT Anh 
Sơn 2 (eLearning THPT Anh Sơn 2) mang lại. 
10.2. Tính khoa học. 
Đề tài SKKN đã ứng dụng CNTT vào quản lý nhằm hỗ trợ, đổi mới nội 
dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá phù hợp với Nghị quyết Hội 
nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương (Khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo, phù hợp với quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25 ngày 
01 năm 2017 thủ tướng Chính phủ ban hành về việc tăng cường ứng dụng CNTT 
trong Giáo dục và đào tạo, công văn số: 2268/CT-BGDĐT ngày 8 tháng 8 năm 
2019 chỉ thị về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019-2020 của ngành Giáo dục; 
công văn số 3946/BGDĐT-CNTT ban hành ngày 30 tháng 8 năm 2019 về 
việc hướng dẫn nhiệm vụ Công nghệ thông tin năm học 2019-2020 của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo. 
Đề tài được triển khai trên cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc, có tính cụ 
thể, rõ ràng, chính xác, khách quan cao. 
Đề tài được trình bày, giải quyết vấn đề một cách rõ ràng và mạch lạc. Mọi 
vấn đề đều được lập luận chặt chẽ, có cơ sở, có tính thuyết phục cao. 
10.3. Tính thực tiễn 
Xây dựng và triển khai hệ thống học trực tuyến tại trường THPT nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đáp 
ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 
 43 
 Đề tài đã xây dựng và triển khai hệ thống học trực tuyến tại trường THPT 
nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện 
nay nhằm quản lý, hộ trợ giáo viên và học sinh ứng dụng CNTT vào quá trình 
dạy và học, các HĐGD, tổ chức các cuộc thi,... 
Đề tài đã được triển khai, kiểm nghiệm từ năm học 2018-2019 đến nay tại 
trường THPT Anh Sơn 2. 
Đề tài sáng kiến này có khả năng áp dụng trong phạm vi rộng và dễ thực 
thi cho tất cả các nhà trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng cũng 
như có thể áp dụng trên phạm vi cả nước nói chung đáp ứng được yêu cầu giáo 
dục trong thời đại hiện nay và trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0. 
10.4. Tính hiệu quả. 
Giúp học sinh yêu thích học tập, ứng dụng CNTT vào việc học, kiểm tra và 
tìm kiếm, lựa chọn kiến thức một cách nhanh chóng. Qua đó, nâng cao năng lực 
tự học, năng lực giải quyết vấn đề. Đồng thời, mở rộng không gian học tập, học 
sinh có thể học mọi lúc, mọi nơi qua máy tính hoặc qua điện thoại thông minh 
(smartphone) có kết nối Internet. Từ đó, giúp việc học trở nên đơn giản và hiệu 
quả hơn. 
Giúp giáo viên không chỉ nắm chắc kiến thức mình dạy mà còn không 
ngừng nâng cao năng lực CNTT, đổi mới phương pháp dạy học, hình thức kiểm 
tra đánh giá. Đưa dạy học trực tuyến vào trường THPT nói chung và vào môn 
từng bộ môn nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học. Phù 
hợp với tình hình thực tế hiện nay. 
Xây dựng và triển khai hệ thống học trực tuyến tại trường THPT nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đáp 
ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 
 44 
PHẦN 3. KẾT LUẬN 
1. Quá trình nghiên cứu 
Giáo dục cần đổi mới để thực hiện những mục tiêu đáp ứng những yêu cầu 
của xã hội như tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW đã chỉ rõ. Là một cán bộ 
quản lý trường học, với trình độ chuyên môn ngành CNTT, thông qua thực tiễn 
hoạt động giáo dục cũng như điều kiện thực tiễn, tôi đã nghiên cứu xây dựng và 
triển khai hệ thống học trực tuyến tại đơn vị từ cuối năm học 2018-2019 đến nay 
đã gần 1 năm thực hiện. Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến đội ngũ giáo 
viên và học sinh Trường THPT Anh Sơn 2 với tinh thần phối hợp, tinh thần cầu 
thị cùng tiến bộ. Đặc biệt trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của giáo viên và học sinh 
các trường THPT Anh Sơn 1, THPT DTNT số 2, THPT Anh Sơn 3, THPT Diễn 
Châu 2, THPT Tân Kỳ, THPT Đô Lương 1, v.v... đã cung cấp dữ liệu, dùng thử 
hệ thống và cho những nhận xét, đánh giá để tác giả hoàn thiện, tối ưu hệ thống 
và đưa vào sử dụng như ngày hôm nay. 
2. Ý nghĩa, tác dụng của đề tài 
Sau một thời gian triển khai áp dụng đề tài tại một số trường THPT trên địa 
bàn tỉnh Nghệ An, hệ thống đã thể hiện một số ưu điểm cơ bản như sau: 
Hệ thống đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ của việc dạy học trực tuyến, 
dễ sử dụng, dễ cập nhật, không cần đường truyền internet tốc độ cao vẫn sử dụng 
được. Tinh thần học tập của học sinh được nâng cao, chất lượng giáo dục cũng từ 
đó được cải thiện. 
Hệ thống cho phép thực hiện dạy học lúc mọi nơi, không giới hạn khoảng 
cách địa lý, truyền đạt kiến thức theo yêu cầu, thông tin đáp ứng nhanh chóng. 
Học sinh có thể truy cập các khoá học bất kỳ nơi đâu như lớp học, tại nhà, tại 
những điểm Internet công cộng, 24 giờ một ngày, 7 ngày trong tuần. 
Tiết kiệm chi phí: Chi phí duy trì hệ thống vào khoảng 1 triệu đồng/năm và 
hiện tại lượng người dùng đạt gần 2 ngàn tài khoản (tính trung bình mỗi học sinh 
bỏ chi phí học là 500 đồng/năm, một con số rất nhỏ). Ngoài ra giúp giảm chi phí 
đi lại, ăn ở, địa điểm tổ chức lớp học,... 
Tiết kiệm thời gian: giúp giảm thời gian dạy học từ 20-40% so với phương 
pháp giảng dạy truyền thống nhờ hạn chế sự phân tán và thời gian đi lại. 
Uyển chuyển và linh động: Học sinh có thể chọn lựa những bài học phù 
hợp với bản thân, tự bố trí thời gian, tự điều chỉnh tốc độ học theo khả năng,... 
Nội dung bài giảng đa dạng, phong phú: Cùng một nội dung, học sinh có 
thể lựa chọn các bài giảng của các giáo viên khác nhau mà mình cảm thấy phù 
hợp để học. Hệ thống cho phép tạo bài giảng phong phú về hình thức, từ việc 
Xây dựng và triển khai hệ thống học trực tuyến tại trường THPT nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đáp 
ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 
 45 
cung cấp các tệp tin, đến việc đăng tải các video, đưa các bài giảng e-learning, tổ 
chức bài thi/kiểm tra trắc nghiệm, thu bài làm tự luận,v.v...; Việt triển khai hoạt 
động trải nghiệm hướng nghiệp và giáo dục kỹ năng sống rất thuận tiện. 
Tính mở: Cùng một bài giảng, không chỉ học sinh một lớp hay một trường 
có thể học mà nó có thể dành cho học sinh toàn tỉnh thậm chí dành cho học sinh 
cả nước có thể học. 
Ý nghĩa đối với giáo viên: giúp giáo viên không chỉ nắm chắc kiến thức 
mình dạy mà còn không ngừng nâng cao năng lực CNTT, đổi mới phương pháp 
dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá. Đưa dạy học trực tuyến vào trường THPT 
nói chung và vào môn từng bộ môn nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả và 
chất lượng dạy học. Phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. 
Ý nghĩa đối với nhà trường: Việc xây dựng, triển khai hệ thống học trực 
tuyến tại trường THPT nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đáp ứng các yêu 
cầu đổi mới giáo dục hiện nay đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong 
trường phổ thông. Trong điều kiện và yêu cầu hiện nay thì đổi mới nội dung, 
phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá, ứng dụng CNTT như trên 
càng trở nên cần thiết và cần được nhân rộng để khẳng định được mô hình dạy 
học này và vị thế của nhà trường. 
3. Kiến nghị đề xuất 
Với lợi thế đặc thù của công nghệ thông tin, đề tài như một phần mềm nên 
có thể áp dụng được cho tất cả các trường THPT trên địa bàn toàn quốc nói 
chung, trên địa bàn toàn tỉnh nói riêng. Do vậy, sự ghi nhận của quý thầy cô trong 
ban nghiệm thu đề tài là nguồn động lực cho tác giả, đồng thời cũng tạo điều kiện 
cho đề tài được đến với nhiều đối tượng sử dụng hơn. 
Trong quá trình triển khai hệ thống, với ưu điểm tổ chức thi trắc nghiệm 
khách quan nhanh chóng, chi phí rất thấp (do không phải in ấn, không phải quét 
bài, chấm bài thi,...). Tuy nhiên do hạn chế về lượng máy tính trong mỗi nhà 
trường cho nên không thể tổ chức thi online tập trung cho một lượng lớn học sinh 
trong cùng thời điểm. Do đó, tác giả cũng đề xuất Sở Giáo dục và Đào tạo tham 
mưu với các cấp tiếp tục cung cấp bổ sung máy vi tính cho các trường để việc 
triển khai hệ thống tận dụng, phát huy hết hiệu quả. 
Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An cần tăng cường đào tạo và bồi dưỡng giáo 
viên đáp ứng yêu cầu dạy học hiện đại nhất: như có khả năng ứng dụng CNTT 
vào dạy học, có khả năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, và quan 
trọng hơn cả là năng lực tự học, tự nghiên cứu khoa học. Giúp giáo viên không bị 
tụt hậu so với thời đại. 
Các trường THPT ứng dụng CNTT trong quản lí và triển khai việc dạy học 
trực tuyến. Website trường học phải trở thành địa chỉ thân thiện với giáo viên-học 
Xây dựng và triển khai hệ thống học trực tuyến tại trường THPT nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đáp 
ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 
 46 
sinh nhà trường. Đồng thời cần hướng dẫn phương pháp tự học, học tập và trao 
đổi qua mạng Internet. 
 Các tổ chuyên môn cần có sự trao đổi, phối hợp nhiều hơn và thiết thực 
hơn trong việc xây dựng, triển khai hệ thống bài giảng và tư liệu học tập trực 
tuyến đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học đa dạng. Tổ chuyên môn 
phải chú ý tập trung đổi mới sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn thông qua việc 
ứng dụng CNTT vào quá trình dạy và học. 
 Tác giả trân trọng mọi ý kiến đóng góp từ Ban nghiệm thu đề tài, từ các 
đồng nghiệp và tất cả các em học sinh khi sử dụng hệ thống. Hy vọng với sự nỗ 
lực của bản thân sẽ góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy góp phần 
nhỏ bé vào sự nghiệp Giáo dục của tỉnh nhà. 
Tôi xin chân thành gửi tới ban nghiệm thu sáng kiến kinh nghiệm, các 
đồng nghiệp đã, đang và sẽ góp ý cho bản đề tài này sự trân trọng, lời cảm ơn 
chân thành nhất. 
Nghệ An, tháng 03 năm 2021 
TÁC GIẢ 
Xây dựng và triển khai hệ thống học trực tuyến tại trường THPT nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đáp 
ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 
 47 
PHỤ LỤC 
Hiện nay, hệ thống quản lý dạy học trực tuyến của trường THPT Anh 
Sơn 2 được triển khai tại địa chỉ: 
Xây dựng và triển khai hệ thống học trực tuyến tại trường THPT nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đáp 
ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 
 48 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, chương trình 
giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông mới (2018), 
phát triển chương trình nhà trường. Các tài liệu tập huấn liên quan đến đổi mới 
công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học 
2. Các tài liệu xây dựng hệ thống học tập trực tuyến 
3. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa 
XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo và các văn bản chỉ đạo cấp 
trên 
4. Các tài liệu về phương pháp dạy học tiến bộ, các tài liệu về tâm lý học 
sư phạm và tâm lý học lứa tuổi 
5. Tham khảo các ý kiến và kinh nghiệm của đồng nghiệp tại các trường 
THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 
6. Thông tin trên mạng internet. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_xay_dung_va_trien_khai_he_thong_hoc_truc_tuyen_tai_truo.pdf
Sáng Kiến Liên Quan