SKKN Xây dựng và phân dạng toán hỗn hợp kim loại, oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl hoặc H₂SO₄ loãng Hóa học 9 THCS

Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu có tác dụng to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, chính vì thế việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông theo tinh thần nghị quyết IX của đảng được chỉ rõ “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

 Do trình độ xã hội ngày một nâng cao, chất lượng giáo dục toàn diện của thế hệ trẻ ngày càng phải đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trên khu vực và trên thế giới.

 Quá trình học tập của học sinh phổ thông chính là quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học, để học sinh có thể dễ dàng tiếp thu, vận dụng tốt các tri thức khoa học về hoá học thì người giáo viên phải nghiên cứu tìm hiểu và áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới vào trong quá trình giảng của mình. Từ đó sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự bồi dưỡng rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

 Bài tập hoá học là một trong những phương tiện cơ bản nhất để dạy học sinh tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống sản xuất và nghiên cứu khoa học.

 Chương trình hoá học 9 chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình hóa học bậc THCS. Việc đi sâu tìm hiểu khai thác kiến thức về bài tập là việc hết sức cần thiết.

 

doc36 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng và phân dạng toán hỗn hợp kim loại, oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl hoặc H₂SO₄ loãng Hóa học 9 THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 được dung dịch A và 1,792 lit H2 (đktc). Cô cạn A thu được 10,52 gam muối khan.
Tính % khối lượng mỗi kim loại trong M.
Tính thể tích NaOH 0,5M cần dùng để trung hoà axít dư.
 *Hướng dẫn :
- Từ số mol của H2 và số mol HCl ta chứng minh được HCl còn dư 
- Gọi số mol của Fe và Zn lần lượt là : x, y 
- Dựa vào PTHH: ta thiết lập hệ phương trình đại số như sau:
 x + y = 
 127x + 136 y = 10,52
 => Từ đó ta tìm được số mol của Fe và Zn.
 Bài 2: Cho 18,6 gam hỗn hợp 2 kim loại là R có hoá trị II và Zn tác dụng với dung dịch HCl dư. Khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch 2 muối và 6,72 lít khí (ở đktc). Biết rằng trong hỗn hợp ban đầu tỉ lệ số mol R : Zn là 1 : 2.
a/ Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra.
b/ Tính khối lượng mỗi muối thu được sau phản ứng và tính thể tích dung dịch HCl 1,5M tối thiểu cần dùng.
c/ Xác định kim loại R .
 *Hướng dẫn :
 - Gọi số mol của kim loại R là x => số mol Zn là 2x 
 - Theo PTHH : số mol H2 = x + 2x = => x= 0,1 mol
 - mR = 18,6 – 0,2.65 = 5,6 g => MR = = 56 => đó là Fe.
 Bài 3: Hoà tan hoàn toàn 1,64 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe trong 250 ml dung dịch HCl 1M được dung dịch B. Thêm 100 gam dung dịch NaOH 12% vào B, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy kết tủa thu được rồi đem nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 0,8 gam chất rắn. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong A.
 *Hướng dẫn :
 - Giả sử hỗn hợp chỉ có kim loại Al => số mol của Al = 0,06 mol => số mol HCl phản ứng = 3.0,06 =0,18 mol HCl còn dư .
 - Gọi số mol của Al và Fe lần lượt là : x, y => 27x + 56 y = 1,64 
 - Từ PTHH của NaOH với HCl dư , AlCl3, FeCl2 ta nhận thấy được số mol NaOH phản ứng là 0,25 mol => số mol NaOH còn dư 0,3 - 0,25 = 0,05 mol.
 TH 1 : Al(OH)3 tan hết = > kết tủa chỉ còn Fe(OH)2 => chất rắn thu được là Fe2O3 => y = = 0,01 mol. => x= 0,04 mol
 TH 2 : còn dư Al(OH)3 => số mol của Al(OH)3 chỉ còn = x – 0,05 mol 
Khi nung kết tảu ta được 0,8 gam rắn => 
Giải hệ phương trình ta tìm được x= 0,08 mol , y = - 0,045 mol ( Loại) 
 Bài 5: Cho hỗn hợp chứa 0,2 mol Cu và 0,1 mol Fe3O4 vào 400 ml dung dịch HCl 2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và còn lại a gam chất rắn B không tan. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi đun nóng trong không khí. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được b gam chất rắn C. 
Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính giá trị a và b.
 Bài 8: Cho hốn hợp A gồm MgO và Al2O3. Chi A làm hai phần hoàn toàn đều nhau, mỗi phần có khối lượng 19,88g. Cho phần 1 tác dụng với 200ml dung dịch HCl, đun nóng khuấy đều. Sau khi kết thúc phản ứng, làm bay hơi cẩn thận hh, thu được 47,38 g chất rắn khan. Cho phần 2 tác dụng với 400 ml dung dịch HCl đã dùng ở thí nghiệm trên, đun nóng, khuấy đều và sau khi kết thúc phản ứng cũng lại làm bau hơi hỗn hợp như trên cuối cùng thu được 50,68g chất rắn khan.
 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
 2. Tính CM của dd HCl đã dùng.
 3. Tình thành phần % theo khối lượng của mỗi oxit trong hốn hợp A.
 *Hướng dẫn :
 - Ta dễ dàng nhận thấy: ở phần 1 HCl hết còn hốn hợp A còn dư.
 - Ở phần 1 : số mol của HCl phản ứng = = 0,5 mol ( Bảo toàn nguyên tố Cl và O)
 = > CM HCl = 0,5:0,2 = 2,5 M
Ở phần 2: số mol HCl = 2,5 .0,4 = 1 mol, ta chứng minh được lương HCl dư ở phần 2 = > hỗn hợp A hết. 
Từ đó ta thiết lập được hệ: 40x + 102 y = 19,88
 95x + 133,5.2y = 50,68
	=> số mol của MgO = 0,14 mol và của Al2O3 = 0,14 mol
 Bài 9: Hòa tan hoàn toàn 11,2 g hỗn hợp gồm 2 kim loại A, B trong dung dịch axit HCl thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch C, cô cạn dung dịch C thu được 39,6 g hỗn hợp muối khan.
 1. Tính V.
 2. Xác định tên và thành phần % theo khối lượng của kim loại A, B trong hỗn hợp. Biết rằng A, B có cùng hóa trị trong muối thu được, tỷ lệ khối lượng nguyên tử MA:MB = 3:7, tỷ lệ số mol nA:nB = 7:1
 Bài 11: Cho m gam Al và m gam Fe vào 2 bình đựng H2SO4 loãng dư. Khí sinh ra mỗi bình được dẫn vào hai ống CuO nung nóng có dư. Sau phản ứng khối lượng chất rắn trong ống 1 giảm giảm a1 gam, trong ống 2 giảm a2 gam. Bỏ khối chất rắn trong mỗi ống vào hai bình đựng dung dịch HCl dư. Trong mỗi bình đều có 1 chất không tan khối lượng là b1, b2 gam.
a. So sánh a1 và a2, b1 và b2?
b. Cho m = 9 gam. Tính a1, a2, b1, b2?
 Bài 12: Hoà tan hỗn hợp M gồm Fe và Zn trong 500 ml dung dịch HCl 0,4M thu được dung dịch A và 1,792 lit H2 (đktc). Cô cạn A thu được 10,52 gam muối khan.
Tính % khối lượng mỗi kim loại trong M.
Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M cần dùng để trung hoà axit dư.
5. Kết quả đạt được
5.1. Kiểm tra với 20 học sinh lớp đại trà
* ĐỀ BÀI KIỂM TRA LẦN 1.
(Thời gian 60 phút)
Câu 1 (2,5 điểm): Hòa tan hoàn toàn 21,6 gam hỗn hợp bột: Fe, Fe2O3 cần V lít dung dịch HCl 1M thu được dd X và 2,24 lít H2 ( đktc).
 Tính V và phần trăm khối lượng của Fe và Fe2O3 trong hỗn hợp ban đầu.( Coi thể tich dung dịch thay đổi không đáng kể)
Câu 2 (2,5 điểm): Hòa tan hoàn toàn 11 gam hỗn hợp bột các kim loại: Fe, Al cần V lít dd H2SO4 0,5 M thu được dd A và 8,96 lít H2 (đktc).
Tính V và phần trăm khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 3(2,5điểm): Hòa tan hoàn toàn 24,6 gam hỗn hợp A dạng bột gồm: Al2O3, FeO trong dung dịch HCl nồng độ 2M. Sau khi phản ứng kết thúc thấy dùng hết 500 ml dung dịch HCl nói trên. Tính thành phần % về khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 4 (2,5điểm): Hoà tan hoàn toàn 12,9gam hỗn hợp Cu và Zn bằng dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Tính thành phần % khối lượng mỗi chất ban đầu.
* Hướng dẫn chấm:
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
 - Theo PTHH (1) ta có: 
 -TheoPTHH(1)và(2)tacó: 
Vdd sauphản ứng= 0,8 lit (do thể tích thay đổi không đáng kể)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
Gọi số mol của Fe, Al trong hỗn hợp lần lượt là x, y mol ( x,y > 0)
-Ta có: Theo PTHH (1), (2):
 Do khối lượng của Fe và Al là 11(g) nên ta có: 
 Từ(3) và (4) Ta có hệ: 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
Gọi số mol của FeO, Al2O3 lần lượt là x, y mol ( x,y > 0)
Theo PTHH (1),(2): nHCl = 2x + 6y = 1 mol (I)
Do = 24,6 => 72x + 102y =24,6 (II)
 Từ (II), (III) ta có hệ: 2x + 6y = 1 x= 0,2 mol
 72x + 102y =24,6 y= 0,1 mol
 => , 
0,5
0,5
 0,5
 0,5
0,5
Câu 4
- Kim loại Cu không phản ứng với HCl.
- Số mol H2 = 
- PTHH: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
- Theo PTHH: nZn = 0,1 mol => mZn = 0,1 .65 = 6,5 gam
 => mCu = 12,9 -6,5 = 6,4 gam
 => , 
0,5
0,5
 0,5
 0,5
 0,5
* ĐỀ BÀI KIỂM TRA LẦN 2.
(Thời gian 60 phút)
Bài 1 (2,5 điểm): Cho 4,4 gam hỗn hợp A gồm Mg và MgO tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 2,24 lít khí (đktc). Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.
Bài 2 (2,5 điểm): Hòa tan hoàn toàn 11,9 gam hai kim loại Al, Zn vào dung dịch axit H2SO4 loãng thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Xác định thành phần % về khối lượng của Al và Zn trong hỗn hợp.
Bài 3 (2,5 điểm): Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Al tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng thấy có 6,4g chất rắn không tan.
 Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X.
Bài 4 (2,5 điểm): Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, MgO tác dụng hết trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng trung hòa lượng axit còn dư cần vừa đủ 50g dung dịch Ca(OH)2 14,8%, sau đó đem cô cạn dung dịch thu được 60,87g muối khan. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X.
* Hướng dẫn chấm:
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
 - Theo PTHH (1) ta có: 
1
0,5
 1
Câu 2
Gọi số mol của Zn, Al trong hỗn hợp lần lượt là x, y mol ( x,y > 0)
-Ta có: Theo PTHH (1), (2):
 Do khối lượng của Fe và Al là 11(g) nên ta có: 
 Từ(3) và (4) Ta có hệ: 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
- Kim loại Cu không phản ứng với HCl.=> mCu = 6,4 gam
- nHCl = 0,3 mol
- PTHH: 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
- Theo PTHH: nAl =1/3 nHCl 1/3.0,3 = 0,1 mol
 => mAl = 0,1 .27 = 2,7 gam => mCu + mAl = 2,7 + 6,4 = 9,1 gam
 => , 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4
Gọi số mol của MgO, Fe2O3 lần lượt là x, y mol ( x,y > 0)
 (3)
Do = 16 => 40x + 160y =16 (I)
Theo PTHH : (1), (2) , (mol)
 Ta có số mol CaCl2 = số mol Ca(OH)2 = 
 Theo bài ra : = 46,35
 ó 95x + 162,5.2y +0,17.111= 60,87
 ó 95x + 325y = 42 (II)
 Từ (I), (II) ta có hệ: 40x + 160y =20 x= 0,1 mol
 95x + 325y = 42 => y= 0,1 mol
 => , 
0,5
0,5
 0,5
 0,5
 0,5
6.2. Kiểm tra với 10 học sinh Giỏi:
* ĐỀ BÀI KIỂM TRA LẦN 1
(Thời gian 60 phút)
 Câu 1(5đ) : Hỗn hợp M gồm CuO và Fe2O3 có khối lượng 9,6 g được chia làm hai phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với 100 ml dung dịch HCl, khuấy đều. Sau khi phản ứng kết thúc, hỗn hợp sản phẩm được làm bay hơi một cách cẩn thận, thu được 8,1g chất rắn khan. Cho phần 2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl đã dùng ở trên trong điều kiện như lần trước. Sau khi kết thúc phản ứng lại làm bay hơi hỗn hợp sản phẩm như trên, lần này thu được 9,2 g chất rắn khan.
 a) Viết các phương trình hoá học. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
 b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp M.
Câu 2(5đ) : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm (Fe, Fe2O3) vào dung dịch HCl được dung dịch A và thấy thoát ra 8,96 lít khí (ĐKTC). Cho dung dịch NaOH vào dung dịch A đến khi dư, sau phản ứng lọc tách kết tủa thu được hỗn hợp kết tủa B, đem kết tủa B nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn C. Khối lượng chất rắn C giảm 31gam so với khối lượng kết tủa B. Tính khối lượng các chất có trong hỗn hợp A?
* Hướng dẫn chấm:
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
a) 
Gọi số mol CuO và Fe2O3 trong phần 1 đã phản ứng là x1, y1; 
số mol CuO và Fe2O3 chưa phản ứng là x2 và y2 
Þ số mol CuCl2 và FeCl3 tạo thành ở phần 1 là x1 và 2y1
Ta có 80(x1+x2) + 160 (y1+y2) = 4,8 (I)
 80x2 + 160y2 + 135x1 + 2.162,5y1 = 8,1 (II)
Giải (I) và (II) ta có 55(x1+3y1) = 3,3
 hay x1 + 3y1 = 0,06 (*)
 Theo PTHH (1), (2)ÞSố mol HCl phản ứng ở phần 1 là 2(x1+3y1) 
Thay (*) vào ta có số mol HCl phản ứng là : 2.0,06 = 0,12
Nồng độ mol của dung dịch HCl là : 0,12 / 0,1 = 1,2 
b) Nếu lần thứ 2 các oxit cũng chưa tác dụng hết như lần 1 thì lượng axit đã tác dụng hết và nồng độ axit tìm được cũng phải là 1,2M.
Cách giải tương tự như trên. Phương trình (I) như trên, còn phương trình ( II) là
 80x2 + 160y2 + 135x1 + 2 . 162,5y1 = 9,2 (II’)
Kết hợp (I) và (II’) tìm ra x1 + 3y1 = 0,2010
số mol HCl = 2 . 0,2010 = 0,16 
Nồng độ HCl là 0,16 / 0,2 = 0,8 ( khác 1,2M).
Điều này chứng tỏ lần 2 các oxit đã tác dụng hết. Vì vậy lượng chất rắn khan là khối lượng của hỗn hợp 2 muối CuCl2 và FeCl3 do toàn bộ lượng oxit tạo nên.
Goi số mol CuO và Fe2O3 trong phần 2 là x, y
Ta có 80x + 160y = 4,8 (III)
 135x + 2.162,5y = 9,2 (IV)
Giải (III) và (IV) tìm ra x = 0,02 và y = 0,02
Thành phần phần trăm về khối lượng của các oxit trong hỗn hợp 
%m của CuO = 0,02. 80.100%/4,8 = 33,33%
%m của Fe2O3 = 0,02.160.100%/4,8 = 66,67% 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
Cho hh vào dung dịch HCl(dư): 
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (4)
 Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O (5)
Cho NaOH (dư) vào dung dịch A: NaOH + HCl NaCl + H2O 
 2NaOH + FeCl2 Fe(OH)2 + 2NaCl (6)
 3NaOH + FeCl3 Fe(OH)3 + 3NaCl (7) 
Lọc tách kết tủa nung trong kk đến khối lượng không đổi: 
 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3 (8)
 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O (9) 
Ở (4) số mol Fe bằng số mol H2 thoát ra ở ĐKTC và bằng:
 89,6 : 22,4 = 0,4 (mol)
Gọi x là số mol Fe2O3 có trong hh ban đầu, dựa vào các PTPƯ từ (4) đến (9) ta có: 
Fe FeCl2 Fe(OH)2 Fe(OH)3 Fe2O3
0,4 0,4 0,4 0,4 0,2
Fe2O3 2FeCl3 2Fe(OH)3 Fe2O3
 x 2x 2x x 
Vậy khối lượng kết tủa B gồm(0,4 mol Fe(OH)2 và 2x mol Fe(OH)3 )
Khối lượng chất rắn C gồm: 0,2 + x (mol) Fe2O3
Theo bài ra khối lượng chất rắn C giảm 31 g so khối lượng kết tủa B:
 2x .107 + 0,4 . 90 – 31 = 160.(0,2 + x)
HS giải pt tìm được x = 0,5 (mol)
Khối lượng các chất trong hh ban đầu là: mFe = 
m Fe2O3 = 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
* ĐỀ BÀI KIỂM TRA LẦN 2
(Thời gian 60 phút)
Câu 1 (5đ): Hòa tan hết hỗn hợp N gồm MgO và CuO vào dung dịch H2SO4 thu được dung dịch M trong đó nồng độ phần trăm của 2 muối là bằng nhau. Xác định % khối lượng mỗi chất trong N.
 Câu 2 (5đ): Cho hỗn hợp gồm 20 gam MgO và RxOy tác dụng vừa đủ với 800ml dung dịch HCl 1M. Cô can dung dịch thu được sau phản ứng thu được 46 gam muối khan. Xác định công thức của RxOy và % theo khối lượng của các chất trong hốn hợp ban đầu.
Hướng dẫn chấm:
Câu
Nội dung
Điểm
 1/ MgO + H2SO4MgSO4 + H2O 
 2/ CuO + H2SO4CuSO4 + H2O 
- Giải sử khối lượng hốn hợp N = m gam.
- Gọi = a mol.= b mol, (a,b >o). gam
- Theo PHTH : = a mol, = b mol
- m + b ( gam)
- C% = , C% = 
Ta có : = => 160a = 120b
=> a/b = => % CuO = 60%
 % MgO = 100% - 60% = 40 %
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
 - Gọi = a mol.= b mol, (R,a,b >o). Do m+ mMgO = 20 gam
 => 40a + ( xMR + 16y)b = 20 (I)
 - PTHH: 
 1/ MgO + 2HClMgCl2 + H2O 
 2/ RxOy + 2yHCl xRCl2y/x + yH2O
Theo PTHH (1), (2) : nHCl = 2a + 2by = 0,8 mol (II)
Theo PTHH (1), (2) : 95a + b(xMR + 71y) = 42 (III)
Từ (I), (II), (III) ta có hệ: 
 40a + ( xMR + 16y)b = 20 
 2a + 2by = 0,8 
 95a + b(xMR + 71y) = 42
 Ta rút ra được : MR = .2y/x .
 2y/x 1 2 3	
 MR ( loại) ( loại) 56 
=> R : Fe , x= 2 , y =3 . Vậy công thức hoá học : Fe2O3
 thay vào (II) => a = 0,1 mol => = 16 gam
 => % MgO = = 20%
 % Fe2O3 = 100% - 20% = 80%
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
* Kết quả kiểm tra lần 1.
1. Kiểm tra với học sinh lớp đại trà:
Lớp
Số bài
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
 SL
%
SL
%
Khối 9 
20 
1
5
7
35
10
50
2
50
2. Kiểm tra với học sinh Giỏi:
Lớp
Số bài
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
 SL
%
SL
%
Khối 9 
10
5
50
3
30
2
20
0
0
* Kết quả kiểm tra lần 2.
1. Kiểm tra với học sinh lớp đại trà:
Lớp
Số bài
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Khối 9
20
5
25
10
50
4
20
1
5
2. Kiểm tra với học sinh Giỏi:
Lớp
Số bài
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
 SL
%
SL
 %
Khối 9 
10
6
60
4
40
0
0
0
0
* PHÂN TÍCH KẾT QUẢ:
Qua 2 lần kiểm tra khi phân tích kết quả các bài kiểm tra kết hợp với cách làm bài của HS chúng tôi nhận thấy:
Việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực đã phần nào nâng cao chất lượng học tập của học sinh, số lượng học sinh yếu kém vần còn, tuy nhiên đề tài sẽ tiếp tục được triển khai áp dụng trong thời gian tới.
Kết quả như trên đã chứng tỏ việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực là một việc vô cùng quan trọng và là việc giáo viên nên làm và phải làm để nâng cao chất lượng dạy – học.
 Về chất lượng lĩnh hội kiến thức: Khi dạy học bằng cách phân dạng bài tập HS sẽ nâng cao hiệu quả học tập, giúp các em hiểu bài sâu sắc, nhớ kiến thức lâu hơn, bền vững hơn.
 Về khả năng tư duy: Qua kiểm tra bài cũ, kiểm tra viết cho thấy năng lực tư duy ở lớp thực nghiệm tăng lên và tốt hơn hẳn lớp đối chứng thể hiện ở kỹ năng lập luận bài và kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải các bài tập.
 Về khả năng tự học: Trong quá trình thực nghiệm khả năng tự học thể hiện ở kỹ năng đọc sách, nghiên cứu tài liệu, quan sát, phân tích kết quả trên dạng bài nhanh và chính xác. Do đó việc nắm bắt, vận dụng tri thức nhanh hơn.
 Đối chiếu kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Chúng tôi nhận thấy: Cả kiểm tra lần 2 khảo sát tỷ lệ HS đạt khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng, tỷ lệ HS bị điểm yếu ở lớp thực nghiệm cũng có nhưng so với lớp đối chứng thì số lượng ít hơn nhiều. HS lớp thực nghiệm nắm bài tốt hơn và nhớ bài lâu hơn. 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
 Qua quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng:
Hóa học nói chung và bài tập hóa học nói riêng đóng vai trò hết xức quan trọng trong việc học tập Hóa học, nó giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo đồng thời nó góp phần quan trọng trong việc ôn luyện kiến thức cũ, bổ xung thêm những phần thiếu sót về lý thuyết và thực hành trong hóa học.
Do điều kiện về thời gian cũng như về không gian, đề tài của chúng tôi nêu ra chỉ đề cập đên cách xây dựng và giải bài toán hỗn hợp kim loại, oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit đó là một phần nhỏ trong hệ thống bài tập về toán hỗn hợp. Để học sinh có thể làm tốt dạng bài tập hỗn hợp nói chung còn phải rèn luyện nhiều phương pháp khác. Tuy nhiên, muốn giải bất cứ một bài tập nào, học sinh cũng phải nắm thật vững kiến thức giáo khoa về hóa học. Không ai có thể giải đúng một bài toán nếu không biết chắc phản ứng hóa học nào xảy ra, hoặc nếu xảy ra thì tạo sản phẩm gì, điều kiện phản ứng như thế nào.
 	Trong quá trình giảng dạy Môn Hoá học tại trường THCS cũng gặp không ít khó khăn trong việc giúp các em học sinh làm các dạng bài tập Hoá học, song với lòng yêu nghề, sự tận tâm công việc cùng với một số kinh nghiệm của bản thân và sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp. Chúng tôi đã luôn biết kết hợp giữa hai mặt :"Lý luận dạy học Hoá học và thực tiễn đứng lớp của giáo viên". Chính vì vậy không những từng bước làm cho đề tài hoàn thiện hơn về mặt lý thuyết, mặt lý luận dạy học mà làm cho nó có tác dụng trong thực tiễn dạy và học Hoá học ở trường THCS.
	Ngoài ra để có kết quả tốt trong quá trình dạy học đòi hỏi người giáo viên phải :
 Trân trọng những phát hiện của học sinh tạo điều kiện cho các em được phát huy sự sáng tạo của mình, tránh tình trạng áp đặt cho lời giải của mình với học sinh.
	Luôn khuyến khích cho học sinh tích cực, chủ động cố gắng tìm tòi và nắm bắt được hệ thống câu hỏi của giáo viên khi cần thiết.
	Tùy theo đối tượng học sinh để lựa chọn hệ thống bài tập cho phù hợp với trình độ của học sinh.
	 Sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy giúp cho giờ dạy trực quan sinh động, rút ngắn thời gian trình bày, hỗ trợ quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh hiệu quả cao hơn, tạo hứng thú học tập tốt hơn.
* Khả năng ứng dụng, triển khai.
Với kinh nghiệm trên đây của chúng tôi không chỉ áp dụng cho một phần về hỗn hợp kim loại, oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit mà còn áp dụng cho toàn bộ dạng toán về hỗn hợp và các dạng toán khác.
2.Khuyến nghị:
 Việc thực hiện nội dung này không chỉ có một sớm một chiều hoặc chỉ vài tiết học là tốt ngay. Nó đòi hỏi cả một quá trình lâu dài có thể làm xen ngay trong từng giờ học chính khóa khi có tình huống nhưng để cho thực sự đạt hiệu quả thì cần phải bố trí dạy theo chuyên đề riêng, giáo viên phải phát huy tối đa trí lực của học sinh trên lớp cũng như ở nhà, đề cao sự sáng tạo của học sinh.
Nhà trường cần đầu tư nhiều sách tham khảo, mua sắm các trang thiết bị như máy tính, máy chiếu đa năng để giáo viên có điều kiện đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Tổ chức các đợt hội thảo trao đổi kinh nghiêm về phương pháp dạy – học bộ môn ở cấp trường, cấp cụm, cấp huyện, cấp tỉnh,
- Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn.
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài không tránh khỏi sai sót. Chúng tôi rất mong được sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp chỉ bảo ân cần của các đồng chí lãnh đạo nhà trường, các đồng chí đồng nghiệp để bản thân chúng tôi được hoàn thiện hơn trong giảng dạy cũng như SKKN này có tác dụng cao trong việc dạy và học.
 Xin chân thành cảm ơn!
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa hóa học lớp 9- NXBGD – Lê Xuân Trọng – Cao Thị Thặng – Ngô Văn Vụ.
2. Sách GV hóa học 9 - NXBGD - Lê Xuân Trọng – Cao Thị Thặng – Ngô Văn Vụ.
3. Để học tốt hóa học 9 – Nguyễn Văn Sang
 4. Lý luận dạy hóa học (NXBGD năm 2000)
	 5. Đổi mới phương pháp dạy học ở THCS (PGS - Trần Kiều - Viện khoa học giáo dục năm 1999)
 6. Phát triển các phương pháp học tập tích cực bộ môn hóa học (Bộ GDDT - NXB năm 2002)
 7. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THCS - chu kỳ III (2004 -2007) quyển 1 và quyển 2 , NXBGD – Hà Nội
 8. Trọng tâm kiến thức và bài tập hóa học 9: NXBGD –Từ Vọng Nghi
 9. Những chuyên đề hay và khó hóa học THCS: NXBGD – Hoàng Thành Chung

File đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_va_phan_dang_toan_hon_hop_kim_loai_oxit_kim_lo.doc
Sáng Kiến Liên Quan