SKKN Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc giá mức độ II ở trường mầm non Phù Lương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Ưu điểm nổi bật của sáng kiến được áp dụng thực tiễn tại đơn vị.
Nâng cao nhận thức của lãnh đạo Đảng, chính quyền và các đoàn thể xã hội và phụ huynh
Giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu được các yêu cầu, tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia và nhận thức đúng đắn về đường lối giáo dục của Đảng, giúp cho toàn xã hội quan tâm đến phong trào giáo dục mầm non.
Gia tăng tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường. Chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng lên,có nhiều giáo viên giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh và chiến sỹ thi đua. Phát huy vai trò của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
Nhà trường trở thành ngôi nhà thứ hai của trẻ góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tạo nhân cách cho thế hệ tương lai của đất nước, thu hút sự quan tâm của đông đảo của phụ huynh học sinh, của các cấp lãnh đạo, các ngành đoàn thể.và tạo được lòng tin của Đảng và nhân dân.
1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm Trong Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về 19 Tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trong đó có Tiêu chí Trường học: “Tỷ lệ trường học các cấp Mầm non, Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia: Đối với đồng bằng sông Hồng Chỉ tiêu 100%”. Muốn thực hiện được các yêu cầu, nhiệm vụ trên đây thì ngành giáo dục cần phải xây dựng được một hệ thống các nhà trường có đầy đủ điều kiện nhằm đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ. Các nhà trường cần đạt tới những tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục theo yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và đưa giáo dục Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học, bậc học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục và đào tạo; là việc làm có ý nghĩa nhằm tạo điều kiện giáo dục toàn diện cho các thế hệ học sinh, tạo điều kiện nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài cho địa phương và cho đất nước. Bởi vậy, trong các năm học, nhiệm vụ này được đặt trọng tâm cho các trường học để có những bước xây dựng, phát triển vững chắc. Đối với cấp học mầm non, xây dựng chuẩn Quốc gia là giải pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục, nhằm tạo một môi trường tốt nhất cho trẻ hoạt động. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên năm học 2020 - 2021 trường mầm non Phù Lương đã đăng ký kế hoạch với Phòng giáo dục và đào tạo huyện đưa vào mục tiêu phấn đấu là xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II. Nhưng do tình hình dịch Covid 19 diễn ra phức tạp nên năm học 2021-2022 trường tiếp tục hoàn thiện những tiêu chuẩn theo thông tư 19/TT-BGDĐT quy định trường mầm 3 Đã đưa ra một số giải pháp thực hiện có hiệu quả trong đó phải kể đến giải pháp Làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền, nhằm tăng cường cơ sở vật chất và điều kiện dạy học, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Nghiên cứu và ứng dụng bản sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp: Trẻ hứng thú hơn khi tham gia vào các hoạt động giáo dục. Trẻ có một môi trường hoạt động theo tiêu chuẩn mới với cơ sở vật chất tiên tiến đáp ứng toàn diện nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ trong những giai đoạn đầu đời. Nâng cao trình độ chuyên môn, phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo và tích cực để không ngừng tạo ra những phương tiện, điều kiện góp phần thu hút trẻ vào hoạt động một cách hứng tích cực. Giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này và kết hợp giữa gia đình và nhà trường để thực hiện hiệu quả hơn nữa các biện pháp, đồng thời tạo được niềm tin yêu của phụ huynh đối với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. * Ưu điểm nổi bật của sáng kiến được áp dụng thực tiễn tại đơn vị. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo Đảng, chính quyền và các đoàn thể xã hội và phụ huynh Giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu được các yêu cầu, tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia và nhận thức đúng đắn về đường lối giáo dục của Đảng, giúp cho toàn xã hội quan tâm đến phong trào giáo dục mầm non. Gia tăng tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường. Chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng lên,có nhiều giáo viên giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh và chiến sỹ thi đua. Phát huy vai trò của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Nhà trường trở thành ngôi nhà thứ hai của trẻ góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tạo nhân cách cho thế hệ tương lai của đất nước, thu hút sự quan tâm của đông đảo 5 nhà trường tiếp tục xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia với mức độ cao hơn. Chính vì vậy năm học 2020-2021; 2021-2022 nhà trường đã đăng ký với ngành giáo dục là tiếp tục xây dựng nhà trường chuẩn về chất lượng giáo dục, đủ điều kiện về cơ sở vật chất cao hơn mức I để đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 và trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II. Hiệu trưởng đã làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ủng hộ và tạo điều kiện tốt cho nhà trường xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia. Luôn chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ trên chuẩn cho cán bộ giáo viên nhà trường. Tổ chức tốt các phong trào thi đua trong cán bộ giáo viên, nhân viên có động viên, khen thưởng, khích lệ kịp thời tạo không khí cố gắng phấn đấu vươn lên hoàn thiện các tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia. Lãnh đạo nhà trường, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thức đúng đắn và quyết tâm cao về nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia ở nhà trường. Công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường được đẩy mạnh trên diện rộng và góp phần tích cực vào việc hoàn thiện các các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia Nhà trường có kế hoạch chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên để nâng cao hiệu quả giáo dục và chất lượng giáo dục của nhà trường. Ngoài ra còn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng, các bậc phụ huynh trong công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II. 2. Khó khăn Thực trạng của nhà trường: Để đảm bảo theo đúng thông tư 19/2018 về việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II còn thiếu một số phòng chức năng nhà trường còn sử dụng phòng chức năng ghép 2 phòng vào 1 phòng, việc sắp xếp các phòng chưa hợp lý. Các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ chưa đầy đủ và chưa đồng bộ. Đồ chơi ngoài trời 7 Nhằm phối hợp các hoạt động của các bộ phận có liên quan trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và tập trung vào thực hiện các mục tiêu của nhà trường. Góp phần khẳng định sự phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Nhằm đảm bảo cơ sở hợp lý cho hoạt động xây dựng trường chuẩn quốc gia và tạo khả năng huy động các nguồn lực. Phân tích, đánh giá tình hình, đặc điểm bên trong và bên ngoài nhà trường theo 5 tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia mức độ II. Lập kế hoạch, lộ trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ II. Xác định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu và biện pháp thực hiện các mặt hoạt động của trường trong quá trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Báo cáo với Đảng ủy, chính quyền địa phương, phòng giáo dục và đào tạo về kế hoạch, lộ trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ II. Thành lập, tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ II của nhà trường. Những điểm cần chú ý khi lập kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia: Có tầm nhìn xa, khoảng thời gian dài; mục tiêu rộng lớn, dài hạn; tính bao quát rộng; các biện pháp thực hiện có cả định tính và định lượng. Kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cần tập trung những nội dung sau: Tôi căn cứ vào tình hình, đặc điểm nhà trường; những thuận lợi, khó khăn, những việc đã làm được, những mặt còn yếu kém, tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, về cơ sở vật chất, về chất lượng và các hoạt giáo dục, về công tác xã hội hóa giáo dục... Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Tình hình bên ngoài nhà trường: đó là môi trường xã hội: những cơ hội mà trường có thể tận dụng như sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương, nhu cầu học tập của trẻ, sự quan tâm của cha mẹ trẻ, phong tục tập quán, các giá trị văn 9 - Ban giám hiệu - Chủ tịch công đoàn - Tổ trưởng chuyên môn. - Trưởng ban thanh tra nhân dân. - Kế toán, Văn thư. - Trưởng ban đại diện phụ huynh. Bước 2: Dự kiến thời gian khảo sát 07 ngày. Bước 3: Phân công nhiệm vụ. Để đợt khảo sát được tiến hành nhanh gọn, chính xác và mang lại hiệu quả cao, tôi đã lựa chọn và căn cứ vào khả năng, nhiệm vụ của từng người để phân công công việc. * Đối với tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường là Hiệu trưởng và đồng chí Chủ tịch Công đoàn, kế toán chịu trách nhiệm trực tiếp khảo sát. * Đối với tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là Hiệu trưởng và văn thư chịu trách nhiệm khảo sát. * Đối với tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là kế toán, tổ chuyên môn và Ban thanh tra nhân dân chịu trách nhiệm khảo sát. * Đối với tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội là đồng chí Chủ tịch Công đoàn và bác trưởng ban phụ huynh tham gia khảo sát. * Đối với tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là hai đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách về nuôi dưỡng và giáo dục chịu trách nhiệm khảo sát. * Kết quả khảo sát: Qua công tác khảo sát, đánh giá với yêu cầu của các tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ II, tôi nhận thấy còn một số điểm chưa đáp ứng được với yêu cầu, cụ thể như sau: - Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường. 11 trường, Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ trưởng chuyên môn và Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, một số giáo viên có kinh nghiệm. Về hoạt động, Trưởng ban và Phó Trưởng ban cần có kế hoạch hoạt động cho Ban chỉ đạo trong từng giai đoạn. Mỗi hoạt động cần có sự chuẩn bị cụ thể, chu đáo. Trong quá trình hoạt động, nếu xét thấy cần thiết, Trưởng ban có thể mời thêm đại diện Đảng, chính quyền địa phương tham dự các cuộc họp quan trọng để kế hoạch sẽ cụ thể và rõ ràng hơn. Trong hoạt động của Ban chỉ đạo thì Trưởng ban cần đặc biệt chú trọng đến quan hệ giữa các bộ phận, thành phần của Ban để có sự điều tiết thành viên hài hòa, phù hợp với năng lực, sở trường từng người. Trong mỗi một thời gian, sự điều hòa, phối hợp của Ban chỉ đạo cần có sự cụ thể hóa các hoạt động sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, tận dụng được các cơ hội thuận lợi ở địa phương và nhà trường. Sau mỗi thời gian phải có sơ kết, đánh giá giá kết quả công việc, rút ra bài học kinh nghiệm, có kế hoạch cụ thể cho thời gian tiếp theo. Khi điều hành công việc, Ban chỉ đạo cũng cần tranh thủ sự hỗ trợ của các đoàn thể, tổ chức khác như: Hội đồng giáo dục, Ban đại diện cha mẹ học sinh Sự hoạt động của Ban chỉ đạo cần quán triệt tinh thần xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tổ chức, các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh, tạo thuận lợi cho các hoạt động xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II. Cùng với việc vận dụng và hoàn thiện cơ chế phối hợp, Ban chỉ đạo cần phải có các biện pháp duy trì, cải tiến và củng cố sự phối hợp ấy. Các biện pháp đó là: cùng tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động, thông tin đầy đủ để phối hợp chặt chẽ và đồng bộ, cùng nhau tổ chức thực hiện các biện pháp xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ II, cùng nhau giải quyết khó khăn, phát huy mọi sáng tạo để hoàn thành công việc,
File đính kèm:
skkn_xay_dung_truong_mam_non_dat_chuan_quoc_gia_muc_do_ii_o.doc