SKKN Xây dựng Chuyên đề dạy học Chương III: Sinh trưởng và phát triển – Sinh học 11 hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

1. Chủ đề và dạy học theo chủ đề.

1.1. Khái niệm.

 Chủ đề là vấn đề mang tính cốt lõi của đối tượng mà người học, người nghiên cứu cần tìm hiểu có mối liên hệ đa chiều phù hợp với quy luật vận động tự nhiên đảm bảo tính khách quan. Trong dạy học có thể hiểu chủ đề là một đơn vị kiến thức mang tính trọn vẹn mà khi kết thúc tìm hiểu bản chất chủ đề đó người học có được một lượng kiến thức để hiểu đối tượng một cách khách quan. Vì vậy, có thể nói dạy học theo chủ đề là cách dạy học phù hợp nhất theo định hướng tư duy mang tính khách quan về đối tượng, vì vậy sẽ tạo thuận lợi cho người học hiểu rõ bản chất của đối tượng và có khả năng vận dụng vào giải quyết tốt hơn các vấn đề thực tiễn, tạo cho người học có cái nhìn tổng quan về đối tượng để khám phá tự nhiên một cách có hiệu quả

Dạy học theo chủ đề là phương pháp tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề, có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.

1.2. Vai trò cơ bản dạy học theo chủ đề

- Về mặt nội dung tri thức khoa học: Giúp người dạy và người học đi sâu vào những kiến thức mang tính cốt lõi, gắn kết hữu cơ giữa cấu trúc và chức năng của đối tượng với sự tự giúp của hệ thống tri thức liên ngành trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Dạy học theo chủ đề sẽ khắc phục được tính rời rạc của nội dung các bài trong mỗi chương đảm bảo cho kiến thức về một đối tượng mang tính phổ quát, logic gắn với thực tiễn trong bối cảnh cụ thể, nên tri thức tiếp thu được trở nên ý nghĩa hơn với người học.

- Về phương diện dạy học: Tạo nên mô hình hoạt động lớp học mới bằng các hoạt động lớp học mới bằng các hoạt động khám phá mang tính nối tiếp và tích hợp đa chiều, phát huy tối đa hiệu quả học cá nhân với hợp tác nhóm. Nhờ vậy tăng cường được tính chủ động cho người học, phát triển được phương pháp tư duy trong nhận thức đối tượng tự nhiên.

- Hình thành được hệ thống năng lực chung và năng lực chuyên biệt môn Sinh học, nhờ đó đáp ứng được yêu cầu đổi mới theo hướng cải cách giáo dục hiện nay.

 Quan điểm về dạy học theo chủ đề được xây dựng trên quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học

 Chủ đề không bị cô lập với cuộc sống hàng ngày , các kiến thức gắn với kinh nghiệm sống của học sinh và được liên hệ với các tình huống cụ thể; đảm bảo tránh tránh trùng lặp về nội dung thuộc các bài học khác nhau trong cùng một chương; Đồng thời tạo mối liên hệ giữa các kiến thức trong cùng chủ đề với nhau và với kiến thức thực tiễn.

 Phát huy được tính tích cực của học sinh tạo cơ hội hình thành phẩm chất, phát triển năng lực đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề.

 

doc39 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng Chuyên đề dạy học Chương III: Sinh trưởng và phát triển – Sinh học 11 hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biệt hoocmôn động vật và thực vật
Nội dung phân biệt
Hoocmôn thực vật
Hoocmôn động vật
Số loại hoocmôn
Cơ quan tổng hợp
Sự vận chuyển hoocmôn
Tính chuyên hóa
Hoạt động 3. GV phát phiếu học tập 2. Yêu cầu HS hoàn thiện phiếu học tập (Lưu ý GV nên hướng dẫn hoàn thành nội dung của 1 loại hoocmôn cụ thể còn lại giao bài tập về nhà cho HS.
Phiếu học tập 2
Hoocmôn
Nới tổng hợp
Vận chuyển trong cơ thể
Tác động sinh lí đối với cơ thể
Auxin
Gibêrelin
Hoạt động 4. Với nội dung 3.5. Tương quan giữa các hoocmôn trong điều tiết sinh trưởng, phát triển của sinh vật. Đây là nội dung khó. Vì vây, GV cần giúp HS khai thác tốt các kênh hình 2 bằng hệ thống câu hỏi gợi mở để HS thấy rõ: Tuy mỗi hoocmôn có những vai trò sinh lí đặc trưng, nhưng bản chất điều tiết sinh trưởng, phát triển ở sinh vật là do tương quan giữa các hoocmôn quyết định. 
Nội dung 4. Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài (sinh thái) đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật
* Phương tiện dạy học: SGK Sinh học 11. 
* Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp và phương pháp dạy học nêu vấn đề. 
Nội dung 5. Đặc trưng sinh trưởng, phát triển của thực vật có hoa và phát triển của động vật
* Phương tiện dạy học: SGK Sinh học 11; Phiếu học tập 3; Một số hình ảnh 36.1, 36.2; 37.1; 37.2 SGK Sinh học 11 (Nâng cao) hoặc sưu tầm các hình ảnh khác trên internet.
* Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp, gợi mở và phương pháp trực quan.
* Hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp trực tiếp HS trên lớp bằng hệ thống câu hỏi.
* Tiến trình hoạt động dạy học
Hoạt động 1. GV phát phiếu học tập 3, HS nghiên cứu tài liệu trong SGK hoàn thiện phiếu học tập với các nội dung (Dạng cây; Nơi sinh trưởng; Đặc điểm bó mạch; Kích thước thân; Thời gian sống.
Phiếu học tập 3. Đặc điểm ST sơ cấp và thứ cấp ở thực vật
Nội dung
Sinh trưởng sơ cấp
Sinh trưởng thứ cấp
Dạng cây
..
Hoạt động 2. Sử dụng hình 36.1, 36.2 trong SGK và hệ thống câu hỏi để dạy các nhân tố nhiệt độ, quang chu kì và phitocrom đến sự ra hoa của thực vật.
Hoạt động 3. GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung trong SGK và phân tích 37.1, 37.2 để trả lời các câu hỏi, qua đó HS lĩnh hội kiến thức.
Nội dung 6. Điều khiển sinh trưởng, phát triển của sinh vật trong sản xuất
* Phương tiện dạy học: SGK Sinh học 11 và nguồn tài liệu qua sách, báo và internet.
* Phương pháp dạy học: Dạy học theo dự án. 
* Hình thức tổ chức dạy học: HS làm việc nhóm ở nhà hoặc trên thư viện để có sản phẩm. Tại lớp các nhóm thuyết trình bài làm của nhóm. GV đóng vai trò góp ý, đánh giá. 
* Tiến trình hoạt động dạy học
Hoạt động 1. Trước buổi học GV giao cho các nhóm HS tìm hiểu: Hướng cải tiến giống vật nuôi, cây trồng; Cải thiện môi trường sinh thái cho vật nuôi; Ứng dụng hoocmôn thực vật vào sản xuất; Sử dụng ánh sáng để điều khiển sự ra hoa của thực vật.
Hoạt động 2. GV điều khiển các nhóm báo cáo và thảo luận, chuẩn kiến thức cho các nhóm (Tùy vào điều kiện thực tế HS chuẩn bị trên Powerpoint hay trên giấy A0)
Nội dung 7. Thiết kế một số thí nghiệm đánh giá sinh trưởng của sinh vật 
Thí nghiệm: Ảnh hưởng của nước, nhiệt độ đến khả năng nảy mầm và sinh trưởng của rễ mầm của hạt đậu tương.
* Tiến trình hoạt động dạy học
Hoạt động 1. GV yêu cầu HS thiết kế thí nghiệm. 
Hoạt động 2. HS thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm phù hợp. GV nhận xét và giao công việc để HS làm thí nghiệm ở nhà và báo cáo kết quả thí nghiệm.
CHƯƠNG III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN.
1. Đối tượng
Năm học 2018-2019:
Số lượng: 34 HS thuộc lớp 11A, là lớp thí nghiệm (Nhóm 1) và 32 HS lớp 11E là lớp đối chứng (Nhóm 2).
2. Hình thức đánh giá.
2.1. Đánh giá về thái độ học tập của học sinh (phụ lục 1)
 	Thông qua phiếu đánh đánh giá của học sinh về thái độ trong giờ học và trong việc hoạt động nhóm chuẩn bị báo cáo trong các giờ học, chuẩn bị nội dung PHT, chuẩn bị các thí nghiệm.
Bảng 1: Kết quả đánh giá về thái độ học tập của hs
 Tiêu chí đánh giá
Nội dung đánh giá
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Rất ít khi
Không bao giờ
Bạn tìm ra hứng thú học tập từ việc tìm kiếm và xử lý thông tin nội dung bài học
25
6
3
Bạn tích cực hoàn thành nội dung bài học qua phiếu học tập.
23
7
4
Bạn luôn đặt ra chỉ tiêu trước khi thực hiện.
20
12
2
Bạn tập trung học tập (không ngủ, không làm việc riêng, không đùa nghịch) trong tiết học.
16
17
1
Bạn có cơ hội thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
18
12
4
Bạn nắm được kiến thức mới ngay tại lớp.
15
10
9
Bạn tham gia đầy đủ các buổi họp nhóm.
34
0
0
Bạn thường đóng góp ý kiến trong nhóm.
19
10
5
Bạn hoàn thành tốt công việc mà nhóm giao cho.
17
15
2
Bạn yêu cầu sự giúp đỡ của các thành viên khác khi cần thiết.
22
8
4
Bạn hài lòng với hoạt động nhóm của nhóm bạn.
23
7
4
Bạn sẵn sàng sửa sản phẩm của bạn khi cần thiết.
14
15
5
Bạn đã hoạt động hết mình trong hoạt động của nhóm
24
7
3
Giáo viên bộ môn cung cấp thêm nhiều kiến thức thực tế cho bài học
23
11
0
Tổng số
293
147
61
%
58,5
29,3
12,2
 	Qua kết quả thu được tôi nhận thấy khi tham gia hoạt động nhóm theo những nhiệm vụ mới học sinh đã chủ động với công việc của bản thân và đã có sự hứng thú trong học tập có tới 58,5% thường xuyên hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập còn chỉ có 12,2% ít khi hoàn thành và không còn học sinh không bao giờ hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2.2. Đánh giá thông qua bài kiểm tra.
Bên cạnh việc đánh giá ý thức của học sinh trong quá trình học tập tôi xây dựng bài kiểm tra (Phụ lục 2) để đánh giá về việc nhận thức của học sinh thu được kết quả như sau
Bảng 2. Làn điểm kiểm tra 15 phút của học sinh.
Làn điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Nhóm 1
0
0
0
0
6
6
10
8
2
2
Nhóm 2
0
0
1
5
5
11
5
5
0
0
Qua bảng số liệu tôi nhận thấy rằng khi học sinh được học theo chủ đề đã trình bày kết quả học sinh thu được cao hơn hẳn với phương pháp dạy theo phân phối chương trình cũ trình cũ; điểm trung bình là 7,0 trong khi đó phương pháp truyền thống điểm trung bình là 5,9; Bên cạnh đó nhóm 1 không có điểm dưới trung bình và có tới 35,3% xếp loại giỏi còn nhóm 2 có 19,4% điểm dưới trung bình chỉ có 16 % xếp loại giỏi.
Đồng thời việc đánh giá còn được dựa trên quá trình học sinh tự đánh giá lẫn nhau: trong cùng một nhóm các học sinh tự cho điểm dựa trên sự làm việc đóng góp của mỗi thành viên; các nhóm đánh giá lẫn nhau. 
Bên cạnh đó tôi cũng sử dụng bảng đánh phẩm chất, năng lực của học sinh kết quả thu được như sau:
Bảng 3. Kết quả biểu hiện của một số kĩ năng cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học.
TT
Các kĩ năng
Điểm đạt được của mỗi kĩ năng thành phần
Thí nghiệm
Đối chứng
1
Phát hiện được vấn đề cần giải
quyết qua từng hoạt động chủ đề
7,6
7,3
2
Đề xuất được cách thức (kế
hoạch) giải quyết vấn đề cho từng hoạt động chủ đề
7,4
6,3
3
Thực hiện kế hoạch GQVĐ cho
từng hoạt động chủ đề
7,5
6,0
4
Đề xuất ý tưởng mới cho việc
vận dụng lí thuyết vào thực tiễn
7,5
5,7
	Từ kết quả trên bảng 3 cho thấy, lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự khác biệt nhau về mức độ đạt được ở mỗi kĩ năng giải quyết vấn đề (GQVĐ). Đối với lớp thực nghiệm do có sự kết hợp dạy học theo chủ đề, trong mỗi hoạt động chủ đề đã được định hướng bằng các câu hỏi dựa trên các kiến thức mang tính tích hợp cao, hiệu quả rèn luyện kĩ năng GQVĐ tốt hơn lớp đối chứng dạy học theo từng bài dựa trên phân bố sách giáo khoa, các vấn đề được giải quyết riêng rẽ thiếu tính hệ thống. Điều này bước đầu khẳng định giá trị giải quyết được nâng cao khi tổ chức dạy học theo chủ đề.
Khi dạy học theo chủ đề tính tường minh về một đối tượng cần nhận thức mang tính logic cao, học sinh tiếp thu tri thức có hệ thống, tiết kiệm được thời gian lên lớp, tăng cường được khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hiệu quả hơn.
Kết luận: Như vậy có thể thấy được rằng khi được học tập theo chủ đề học sinh không chỉ vận dụng kiến thức một cách khoa học hệ để nâng cao chất lượng kiến thức mà còn phát huy được rất tốt vào quá trình hình thành phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Có thể thấy, dạy học theo chủ đề là một hình thức dạy học tích hợp vừa đảm bảo tối đa tính logic vừa phát triển các năng lực cho người học, đặc biệt là năng lực GQVĐ, một trong những năng lực khởi đầu giúp người học tập được tác phong nghiên cứu khoa học, gắn giữa nhận thức lí thuyết với thực nghiệm khoa học, nhờ đó mà học sinh luôn phải tìm tòi, vận dụng sáng tạo để phát hiện thực tiễn, phục vụ cho thực tiễn làm biến đổi thực tiễn theo hướng có lợi cho nhu cầu con người để nhận thức khách quan các hiện tượng, sự vật của tự nhiên một cách khoa học và biện chứng.
7. 2. Khả năng áp dụng áp dụng của sáng kiến.
	Sáng kiến khi được áp dụng sẽ mang lại hiệu quả sau:
Về mặt lý luận:
 - Những giải pháp này đã áp dụng tại trường Phổ thông DTNT cấp 2,3 Tỉnh Vĩnh Phúc trong học năm mang lại kết quả cao, học sinh các lớp đều yêu thích môn Sinh học, hiểu rõ được ý nghĩa và các ứng dụng gắn liền với thực tiễn của môn sinh học. Thành tích của giáo viên và học sinh tăng theo từng năm góp phần tô đẹp thêm trang sử truyền thống của nhà trường
 - Những giải pháp này có thể áp dụng cho tất cả giáo viên dạy Sinh học nói riêng và giáo viên các môn nói chung, ở toàn cấp học 10, 11, 12, và các trường THPT, Trung tâm GDTX. 
- Chuyên đề cũng đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đối mới phương pháp dạy học, đổi mới kết quả kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy.
- Góp phần phát triển những năng lực, phẩm chất cần thiết cho học sinh : Nếu thực hiện chủ đề liên môn tích hợp này theo phương pháp dạy học dự án tốt sẽ huy động được sự tham gia tích cực của học sinh vào tất cả các khâu của tiến trình thực hiện dự án, từ khâu chuẩn bị đến khâu đánh giá kết quả thực hiện dự án. Qua đó, giú học sinh phát triển những năng lực, phẩm chất cần thiết như năng lực tự học, năng lực tìm tòi và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và làm việc nhóm, năng lực sáng tạo, tính tự giác, tự chủ, tự lập, kiên trì..
Về mặt thực tiễn: 
- Gắn liền lý thuyết với thực hành học sinh biết cách xác định các chit tiêu sinh trưởng, phát triển của thực vật động vật.
 - Đồng thời thiết kế được các thí nghiệm về sinh trưởng phát triển của sinh vật từ đó có những đánh giá, ứng dụng trong thực tiễn.
8. Những thông tin cần bảo mật.
 Không.
9. Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
9.1.Đối với các cấp lãnh đạo.
	Cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn.
	Có hình thức kiểm tra đánh giá động viên khen thưởng đối với những giáo viên có phương pháp hay về đổi mới dạy học theo chuyên đề.
	Tăng cường trang bị các thiết bị phục vụ cho quá trình dạy và học như: máy tính, máy quay phim, chụp ảnh
9.2. Đối với giáo viên.
	Không những nâng cao chuyên môn nghiệp vụ làm chủ các phương pháp dạy học , áp dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp linh hoạt để tạo sự hứng thú học tập cho học sinh từ đó sẽ phát huy được phẩm chất, năng lực cho HS.
9.3. Đối với học sinh.
	Cần tích cực chủ động trong việc lĩnh hội và làm chủ kiến thức, hoàn thành các nhiệm vụ được giao tăng cường phẩm chất năng lực của chính bản thân.
10. Đánh giá lợi ích thu được .
10.1.Theo ý kiến tác giả.
	Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao không chỉ về điểm số mà còn làm thay đổi nhận thức học tập phát phẩm huy phẩm chất năng lực của học sinh.
10.2. Theo ý kiến của tổ chuyên môn.
	Sáng kiến thực hiện tốt được mục tiêu đổi mới của giáo dục, bên cạnh việc trang bị kiến thức sáng kiến còn giúp học sinh phát triển toàn diện, có khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân sống tốt và làm việc hiệu quả.
	Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thực tế.
	Cần phát huy và mở rộng xây dựng nhiều các chủ đề dạy học ở các chương, phần khác nhau trong chương trình sinh học 11.
11. Danh sách các tổ chức cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến.
STT
Tên tổ chức
Địa chỉ
Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng
1
Trường THPT DTNT Tỉnh Vĩnh Phúc.
Phương Đồng Tâm- Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc.
Khối 11
Đổi mới phương pháp dạy học.
VĩnhYên, ngày 24 tháng 2 năm 2020
Thủ trưởng đơn vị
Vĩnh Yên , ngày 24 tháng 2 năm 2020
Tác giả sáng kiến
 Đào Thị Xuân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học Sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) – Lê Đình Tuấn (Chủ biên)- Nguyễn như Khanh (2009) Sinh học 11, NXB Giáo dục, Hà Nội
4. Nguyễn Thành Đạt (2010) Hướng dẫn chuẩn kiến thức , kĩ năng Sinh học 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Lê Đình Trung (chủ biên) - Phan Thị Thanh Hội (2016). Dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm.
Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
6. Lê Đình Trung (chủ biên) - Phan Thị Thanh Hội (2016). Dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm.
Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên) - Lê Đình Tuấn (chủ biên) - Nguyễn Như Khanh (2012). Sinh học
7.Web:
Phụ Lục 
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHI THAM GIA HOẠT ĐỘNG NHÓM
Hãy cho chúng tôi biết bạn là ai bằng cách đánh dấu chéo “X” vào a, b 
Câu 1: Bạn là: 
	 a. Nam c 	 	 	 	b. Nữ c
Câu 2: Lớp bạn đang học là : .
Phần 2: Đánh dấu “X” vào đáp án mà bạn cho là phù hợp nhất.
Câu 1. Bạn tìm ra hứng thú học tập từ việc tìm kiếm và xử lý thông tin nội dung bài học
a. Thường xuyên	c
b. Thỉnh thoảng	c
c. Rất ít khi	c
d. Không bao giờ	c
Câu 2. Bạn tích cực hoàn thành nội dung bài học qua phiếu học tập
a. Thường xuyên	c
b. Thỉnh thoảng	c
c. Rất ít khi	c
d. Không bao giờ	c
Câu 3. Bạn tập trung học tập (không ngủ, không làm việc riêng, không giỡn) trong tiết học 
a. Thường xuyên	c
b. Thỉnh thoảng	c
c. Rất ít khi	c
d. Không bao giờ	c
Câu 4. Bạn hoàn thành nội dung bài học đầy đủ 
a. Thường xuyên	c
b. Thỉnh thoảng	c
c. Rất ít khi	c
d. Không bao giờ	c
Câu 5. Bạn có cơ hội thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp
a. Thường xuyên	c
b. Thỉnh thoảng	c
c. Rất ít khi	c
d. Không bao giờ	c
Câu 6. Bạn nắm được kiến thức mới ngay tại lớp
a. Thường xuyên	c
b. Thỉnh thoảng	c
c. Rất ít khi	c
d. Không bao giờ	c
Câu 7. Giáo viên bộ môn cung cấp thêm nhiều kiến thức thực tế cho bài học 
a. Thường xuyên	c
b. Thỉnh thoảng	c
c. Rất ít khi	c
d. Không bao giờ	c
Câu 8. Bạn tham gia đầy đủ các buổi họp nhóm.
a. Thường xuyên	c
b. Thỉnh thoảng	c
c. Rất ít khi	c
d. Không bao giờ	c
Câu 9. Bạn thường đóng góp ý kiến trong nhóm.
a. Thường xuyên	c
b. Thỉnh thoảng	c
c. Rất ít khi	c
d. Không bao giờ	c
Câu 10. Bạn hoàn thành tốt công việc mà nhóm giao cho.
a. Thường xuyên	c
b. Thỉnh thoảng	c
c. Rất ít khi	c
d. Không bao giờ	c
Câu 11. Bạn yêu cầu sự giúp đỡ của các thành viên khác khi cần thiết.
a. Thường xuyên	c
b. Thỉnh thoảng	c
c. Rất ít khi	c
d. Không bao giờ	c
Câu 12. Bạn hài lòng với hoạt động nhóm của nhóm bạn.
a. Thường xuyên	c
b. Thỉnh thoảng	c
c. Rất ít khi	c
d. Không bao giờ	c
Câu 13. Bạn sẵn sàng sửa sản phẩm của bạn khi cần thiết.
a. Thường xuyên	c
b. Thỉnh thoảng	c
c. Rất ít khi	c
d. Không bao giờ	c
Câu 14. Bạn đã hoạt động hết mình trong hoạt động của nhóm
a. Thường xuyên	c
b. Thỉnh thoảng	c
c. Rất ít khi	c
d. Không bao giờ	c
Câu 15. Bạn luôn đặt ra chỉ tiêu trước khi thực hiện..
a. Thường xuyên	c
b. Thỉnh thoảng	c
c. Rất ít khi	c
d. Không bao giờ	c
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn!
PHỤ LỤC 2: Đề kiểm tra 20 phút gồm 20 câu 
Cậu 1: Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở
A. cây một lá mầm và cây hai lá mầm 
B. chỉ xảy ra ở cây hai lá mầm
C. cây một lá mầm và phần thân non của cây hai lá mầm
D. cây hai lá mầm và phần thân non của cây một lá mầm
Câu 2: Sinh trưởng thứ cấp ở cây thân gỗ là gia tăng về
A. chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh bên 
 B. chiều ngang do hoạt động của mô sinh đỉnh
C. chiều dài do hoạt động của mô phân sinh bên 
D. chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh
Câu 69: Tế bào chỉ có thể sinh trưởng được trong điều kiện độ no nước của tế bào không thấp hơn: 
A. 93%	B. 94%	C. 95%	D. 96%
Câu 3. Hooc môn thực vật là
A. các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết sự hoạt động của cây.
B. các chất hữu cơ được rễ cây chọn lọc và hấp thụ từ đất.
C. các chất hữu cơ có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng của cây.
D. các chất hữu cơ có tác dụng kìm hãm sự sinh trưởng của cây.
Câu 4. Các hooc môn kích thích sinh trưởng bao gồm:
A. Auxin, axit abxixic, xitôkinin. B. Auxin, gibêrelin, xitôkinin.
C. Auxin, gibêrelin, êtilen. D. Auxin, êtilen, axit abxixic.
Câu 5. Tác dụng của gibêrelin đối với cơ thể thực vật là
A. sinh trưởng chiều cao; tăng tốc độ phân giải tinh bột; ra hoa, tạo quả.
B. nảy mầm của hạt, chồi; sinh trưởng chiều cao; ra hoa, tạo quả.
C. nảy mầm của hạt, chồi; sinh trưởng chiều cao; tăng tốc độ phân giải tinh bột.
D. thúc quả chóng chín, rụng lá.
Câu 6. Ở thực vật, hooc môn có vai trò thúc quả chóng chín là
A. axit abxixic. B. xitôkinin. C. êtilen. D. auxin.
Câu 7. Xuân hóa là hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào
A. ánh sáng. 	B. nhiệt độ thấp. 
C. độ ẩm thấp. 	D. tương qua độ dài ngày và đêm.
Câu 8. Sinh trưởng và phát triển ở động vật không qua biến thái là kiểu sinh trưởng và phát triển mà 
A. con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí gần giống con trưởng thành 
B. con non phát triển dần lên ,mang đặc điểm khác con trưởng thành 
C. con non có sự lột xác biến đổi thành con trưởng thành
D. con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí tương tự với con trưởng thành 
Câu 9.Những loài nào sau đây sinh trưởng và phát triển không qua biến thái ?
A. cá chim, châu chấu, ếch B. Bướm, chuồn chuồn, hươu, nai
C. Cá voi, bồ câu, rắn, người D. Rắn, ruồi giấm, bướm
Câu 10.Ở sâu bướm ăn lá,ống tiêu hóa có chứa:
A. saccaraza B. enzim tiêu hóa protein,lipit và cacbohydrat
C. enzim tiêu hóa protein	 	D. enzim tiêu hóa lipit 
Câu 11. Hoocmon làm cơ thể bé gái thay đổi mạnh về thể chất và sinh lí ở thời kì dậy thì là:
A. Testostêron 	B. Tirôxin 
C. ơtrôgen 	D. Hoocmon sinh trưởng (LH) 
Câu 12. Vitamin có vai trò chuyển hóa canxi để hình thành xương là :
A. Vitamin A B. Vitamin D C. Vitamin E D. Vitamin K
Câu 13. Chất nào sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của phôi thai ,gây dị tật ở trẻ em?
A. Rượu và chất kích thích B. Ma túy và bia 
C. Thuốc lá ,chất gây nghiện D. Ma túy ,thuốc lá ,rượu
Câu 14. Để nâng cao chất lượng dân số ,cần áp dụng biện pháp nào sau đây ?
A. Cải thiện chế độ dinh dưỡng 
B. Luyện tập thể dục thể thao
C. Tư vấn di truyền 	
D. Cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, tư vấn di truyền
Câu 15. Ở các loài chim, việc ấp trứng có tác dụng:
A. giúp cho tập tính ấp trứng không bị mất đi B. bảo vệ trứng không bị kẻ thù tấn công lấy đi
C. tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển 
D. tăng tỉ lệ sống của trứng đã thụ tinh
Câu 16. Ở động vật, ánh sáng ở vùng quang phổ nào tác động lên da để biến tiền sinh tố D thành sinh tố D ? 
A. tia hồng ngoại 	 B. tia tử ngoại 	
C. tia alpha 	 	D. tia sáng nhìn thấy được.
Câu 17. Hoocmon ecđxơn ở ĐVKXS có tác dụng : 
A. ức chế sâu biến thành nhộng và bướm 
B. kích thích sâu biến thành nhộng và bướm 
C. gây lột xác ở sâu bướm 
D. kích thích sâu biến thành nhộng và bướm ,gây lột xác ở sâu bướm
Câu 18. Ở gà trống lúc nhỏ, sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn, nó có biểu hiện về giới tính:
A. có cựa 	B. có tiếng gáy, đẻ trứng. 
C. mào nhỏ và béo lên 	 D. biết gáy và có cựa 
Câu 19. Ở trẻ em, cơ thể thiếu sinh tố D sẽ bị:
A. bệnh thiếu máu 	B. bong giác mạc 
 C. chậm lớn ,còi xương 	 D. phù thủng
Câu 20. Vào mùa đông cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ khi nhiệt độ hạ xuống dưới 
A. 50C B. 150C C. 180C D. 100C

File đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_chuyen_de_day_hoc_chuong_iii_sinh_truong_va_ph.doc
Sáng Kiến Liên Quan