SKKN Xây dựng chủ đề Bước phát triển trong quá trình đấu tranh ngoại giao Việt Nam 1945-1973 và mối liên hệ với tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh ngoại giao trong dạy học Lịch sử

- Chủ đề là sự xâu chuỗi theo “hàng dọc”, theo “chiều sâu” lịch sử của một

số vấn đề trong các chương/bài ở một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử, nó không dàn

trải kiến thức như SGK hoặc các chủ đề khác trình bày các chương/bài. Cụ thể:

+ Chủ đề là sự xâu chuỗi hoạt động đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ

năm 1945 đến năm 1973, kế tiếp các thắng lợi trên mặt trận quân sự, chính trị,

Điều này dẫn đến ưu điểm là làm nổi bật được bước phát triển từ thấp đến cao của

ngoại giao Việt Nam và vai trò to lớn của mặt trận này đối với cách mạng nước ta.

Qua đó HS có điều kiện hiểu sâu hơn về sự phát triển của lịch sử dân tộc giai đoạn

này, từ đó các em dễ dàng liên hệ, so sánh, đối chiếu các thắng lợi trong từng hiệp

định với nhau, đồng thời rút ra được những bài học bổ ích cho bản thân.

+ Bước phát triển trong quá trình đấu tranh ngoại giao ở Việt Nam từ năm

1945-1973 gắn liền với vai trò, có giai đoạn là lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ

Chí Minh, có ảnh hưởng rất lớn tới phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào

giải phóng dân tộc trên thế giới nhưng SGK chỉ trình bày ghép vào với các thắng

lợi quân sự, chính trị , chưa đề cập đến vai trò lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí

Minh, cũng như chưa đề cập đến vai trò của mặt trận này đối với lịch sử dân tộc.

Ví dụ cuộc đấu tranh ngoại giao của ta với Chính phủ Pháp ở giai đoạn 1945-1954

được trình bày ở Chương 3, Bài 17, mục 3 của mục III; Bài 20, mục IV; cuộc đấu

tranh ngoại giao của ta với chính quyền Mĩ và chính quyền tay sai Việt Nam cộng

hòa được trình bày ngắn gọn trong mục V của Bài 22, chương IV, những nội

dung được trình bày trong SGK chủ yếu là nội dung các Hiệp định. Cách trình bày

như vậy còn dàn trải kiến thức theo hàng ngang, HS chỉ nắm được các sự kiện diễn

ra trong cùng một giai đoạn lịch sử, mà không đi sâu, tổng hợp vào từng bước

thắng lợi của ta trên mặt trận này cũng như không rút ra được quan điểm chỉ đạo

của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều đó nó ngắt quãng mạch suy nghĩ của

HS, các em khó thấy được bước phát triển của mặt trận này đối với lịch sử dân tộc.

- Trong SGK chủ yếu là kênh chữ cung cấp thông tin, những nội dung tích

hợp về Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, về Văn học, Địa lí, Giáo dục công dân .

vào bài dạy gần như không có, kênh hình ảnh để HS khai thác về chủ đề còn ít, vì

vậy chưa tạo điều kiện cho HS tham gia các hoạt động học tập và hình thành

PTPC, NL trong học tập.

- Sáng kiến đã chỉ ra mối liên hệ tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh ngoại

giao với nội dung dạy học của chủ đề.

pdf88 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng chủ đề Bước phát triển trong quá trình đấu tranh ngoại giao Việt Nam 1945-1973 và mối liên hệ với tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh ngoại giao trong dạy học Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an đại diện Chính phủ tại Rangun, do Nguyễn Văn Luân làm đại diện 
và được hưởng quy chế ngoại giao. Từ 1947 đến 1949, ta đã tổ chức được 12 
phòng thông tin ở Pari, Luân Đôn, Niu Iooc, Praha, Niu Đêli, Rangun, Băng 
Cốc, Xingapo, Hồng Kông, Tân ĐảoĐược sự giúp đỡ của các tổ chức dân chủ, 
các hội ái hữu sở tại và Việt kiều, các phòng thông tin của ta đã tuyên truyền, 
giới thiệu với quốc tế về tình hình của cuộc kháng chiến và đường lối, chính sách 
của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Cuộc kháng chiến chính nghĩa 
của dân tộc ta ngay từ đầu đã được nhiều tầng lớp nhân dân các nước đồng tình 
ủng hộ. 
Đối với Mĩ, Việt Nam muốn giữ mối liên hệ. Trong bức điện trả lời một nhà báo 
Mĩ ngày 12-1-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi tới nhân dân Mĩ tình hữu nghị 
tốt đẹp nhất của nhân dân Việt Nam và hi vọng nhân dân Mĩ sẽ ủng hộ Việt Nam 
đấu tranh giành độc lập, hi vọng Mĩ sẽ giúp các dân tộc nhỏ giành độc lập như 
Tổng thống Rudơven đã từng nói. 
.. 
Đầu năm 1948, Chính phủ đã cử một đoàn cán bộ ngoại giao sang Thái Lan, 
Miến Điện (Mianma) , Trung Quốc, Tiệp Khắc để tuyên truyền về cuộc kháng 
chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta. Việt Nam đã cử nhiều 
đoàn đại biểu đi dự các hội nghị quốc tế 
Ngày 18-1-1950, Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và 30-1- 1950, 
Chính phủ Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết đã công nhận Chính 
phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tiếp đó, các nước khác lần lượt chính thức 
công nhận Chính phủ ta: Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên (31- 1), Tiệp 
Khắc (2-2), Cộng hoà dân chủ Đức (2-2), Cộng hoà nhân dân Hunggari (5-2), 
Cộng hoà nhân dân Rumani (3-2), Cộng hoà nhân dân Ba Lan(5-2), Cộng hoà 
nhân dân Bungari (8-2), Cộng hoà Anbani (13-2), Cộng hoà nhân dân Mông Cổ 
(17-11-1954). 
(Lịch sử Việt Nam, tập 4, trang 78-82, Nhà xuất bản Giáo dục 2006) 
Tư liệu: phối hợp với cuộc tiến công chiến lược đông- xuân 1953-1954, Đảng và 
Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã mở cuộc tiến công trên mặt trận 
ngoại giao. 
Ngày 26-11-1953, trả lời phỏng vấn báo Expressen của Thuỵ Điển về vấn đề 
chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, Hồ Chí Minh nói:“ Cuộc 
chiến tranh ở Việt Nam, là do Chính phủ Pháp gây ra. Nhân dân Việt Nam phải 
cầm vũ khí anh dũng chiến đấu bảy, tám năm nay chống kẻ xâm lược chính để 
bảo vệ nề độc lập và quyền tự do được sống hoà bình. Hiện nay, nếu thực dân 
Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam quyết tâm tiếp 
71 
tục cuộc chiến tranh ái quốc đến thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu Chính phủ Pháp 
đã rút được bài bọc trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến 
ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hoà 
bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà sẵn sàng tiếp ý muốn 
đóCơ sở của việc đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng 
nền độc lập thật sự của nước Việt Nam” 
.. 
Chủ trương mở mặt trận ngoại giao của Hồ Chí Minh đưa ra giữa lúc thực dân 
Pháp đang đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch Nava, càng thúc đẩy nhân dân 
Pháp đấu tranh đòi Chính phủ Pháp phải thương lượng với Chính phủ Việt Nam 
và gây tiếng vang lớn trên thế giới. 
(Lịch sử Việt Nam, tập 4, trang 130, Nhà xuất bản Giáo dục 2006) 
5. Tư liệu số 5 
Tư liệu: Hoa Kú ®· thùc hiÖn chiÕn l-îc ph¶n c¸ch m¹ng tæng lùc ®Ó chèng l¹i 
cuéc ®Êu tranh c¸ch m¹ng cña nh©n d©n ViÖt Nam. Ho¹t ®éng vµ sö dông con 
®-êng ngo¹i giao lµ mét trong nh÷ng biÖn ph¸p cña chÝnh phñ Hoa Kú trong qu¸ 
tr×nh x©m l-îc ViÖt Nam. 
Võa leo thang ®¸nh ph¸ miÒn B¾c, chÝnh phñ Hoa Kú t×m nhiÒu kªnh ngo¹i giao, 
võa tr¾ng trîn ®e do¹, võa më rÊt nhiÒu chiÕn dÞch muèn tiÕp xóc víi miÒn B¾c ®Ó 
“t×m kiÕm hoµ b×nh” mµ thùc chÊt lµ lõa g¹t d­ luËn hßng che giÊu téi ¸c x©m 
l-îc ViÖt Nam cña Hoa Kú vµ nh»m khÊt phôc cuéc ®Êu tranh chÝnh nghÜa cña 
nh©n d©n ta ë miÒn Nam. 
Tr-íc th¸i ®é lËt läng, mÆc c¶ vµ yªu cÇu phi lý cña Hoa Kú, ChÝnh phñ ViÖt 
Nam D©n chñ Céng hoµ ®· kiªn quyÕt, døt kho¸t nªu râ quan ®iÓm cña ViÖt Nam 
lµ: muèn ®èi tho¹i víi ViÖt Nam D©n chñ Céng hoµ, Hoa Kú ph¶i chÊm døt nÐm 
bom miÒn B¾c kh«ng ®iÒu kiÖn, ph¶i rót qu©n vÒ n-íc; c«ng viÖc cña nh©n d©n 
ViÖt Nam do nh©n d©n ViÖt Nam tù gi¶i quyÕt. 
N¨m 1967, Trung -¬ng §¶ng häp Héi nghÞ thø 13 (kho¸ III) chñ tr-¬ng chñ ®éng 
më mÆt trËn ngo¹i giao chèng MÜ, cøu n­íc. Tinh thÇn chung lµ thùc hiÖn “võa 
®¸nh, võa ®µm”. ViÖt Nam D©n chñ Céng hoµ vµ MÆt trËn D©n téc Gi¶i phãng 
miÒn Nam ViÖt Nam lu«n cè g¾ng t¹o ®iÒu kiÖn cho Hoa Kú rót qu©n khái ViÖt 
Nam trong danh dù; cßn l¹i c«ng viÖc ë miÒn Nam do néi bé nh©n d©n miÒn Nam 
tù gi¶i quyÕt. 
 (Lịch sử Việt Nam, tập 4, trang 321-322, Nhà xuất bản Giáo dục 2006) 
72 
II. Hình ảnh, phim tư liệu dạy học chủ đề 
1. Đoàn quân “Nam tiến” lên đường vào Nam chiến đấu. 
2. Lễ ký kết Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 
73 
 3. Toàn cảnh Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương. 
4. Hình ảnh nhân dân Mĩ biểu tình đòi Mĩ kí hiệp định Pari 
74 
 5. Lễ kí kết chính thức các văn bản của Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam 
6. Đại diện 4 bên kí Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam 
75 
7. Phim tư liệu phục vụ dạy học chủ đề (GV rút ngắn nội dung trọng tâm còn 
khoảng 3- 5p) 
76 
III. Một số sản phẩm của các nhóm HS khi tham gia học chủ đề 
77 
78 
IV. Một số hình ảnh của học sinh khi tham gia học chủ đề 
Học sinh trình bày sản phẩm học tập theo kĩ thuật Khăn trải bàn 
Học sinh trình bày sản phẩm học tập theo kĩ thuật KWLH 
Học sinh trình bày sản phẩm học tập theo kĩ thuật sơ đồ tư duy 
79 
Học sinh trình bày sản phẩm học tập theo kĩ thuật sơ đồ tư duy 
HS thảo luận Nhóm khi tham gia học chủ đề 
80 
V. Đề kiểm tra thực nghiệm, đối chứng được xây dựng trong dạy học, kiểm 
tra đánh giá theo định hướng PC, NL học sinh 
ĐỀ KIỂM TRA 
* Câu hỏi trắc nghiệm: 28 câu = 7 điểm 
Câu 1. Sách lược của Đảng, Chính phủ đối với quân Trung Hoa Dân quốc và thực 
dân Pháp từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946 là 
A. hòa Pháp đuổi Trung Hoa Dân quốc. B. hòa Trung Hoa Dân quốc, đánh Pháp. 
C. hòa Pháp và Trung Hoa Dân quốc. D. đánh Pháp và Trung Hoa Dân quốc. 
Câu 2. Sách lược của Đảng, Chính phủ đối với thực dân Pháp từ ngày 6-3-1946 
đến trước ngày 19-12-1946 là 
A. hòa Pháp đuổi Trung Hoa Dân quốc về nước. 
B. hòa Trung Hoa Dân quốc, đánh Pháp. 
C. hòa Pháp và Trung Hoa Dân quốc. D. đánh Pháp và Trung Hoa Dân quốc. 
Câu 3. Đâu không phải là cơ sở để Đảng, chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh tiến 
hành đấu tranh ngoại giao sau ngày 2-9-1945? 
A. Truyền thống yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam. 
B. Thực tế hoàn cảnh đất nước và chủ trương của Đảng, Chính phủ. 
C. Xu thế chung của thế giới. 
D. Các thế lực ngoại xâm đặt vấn đề ngoại giao với ta. 
Câu 4. Mục đích hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc của Đảng, Chính phủ ta 
trước ngày 6-3-1946 là 
A. tranh thủ thời gian hòa bình chuẩn bị lực lượng. 
B. lôi kéo, cô lập và phân hóa kẻ thù. 
C. tránh trường hợp cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. 
D. lấy lòng quân Trung Hoa Dân quốc để nhận được sự giúp đỡ. 
Câu 5. Lí do Đảng, Chính phủ ta chọn giải pháp “hòa để tiến” với Pháp (3-3-1946) 
là 
A. Pháp cấu kết với Trung Hoa Dân Quốc bằng hiệp ước Hoa-Pháp. 
B. quân Trung Hoa Dân Quốc phải rút về nước. 
C. Mĩ đưa quân đội can thiệp vào nước ta. 
D. Trung Hoa Dân Quốc âm mưu mở rộng khu vực chiếm đóng vào Nam Bộ. 
81 
Câu 6. Mục đích Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với Chính phủ 
Pháp bản Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 là để 
A. buộc Pháp thừa nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập. 
B. tạo điều kiện để quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật. 
C. tránh việc cùng lúc đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm. 
D. buộc Pháp thừa nhận Việt Nam là một quốc gia dân chủ. 
Câu 7. Nội dung nào thể hiện quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận 
trong Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946? 
A. 15000 quân Pháp ra Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật và sẽ rút dần trong 
thời hạn 5 năm. 
B. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia 
độc lập, có chính phủ riêng và quân đội riêng. 
C. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia 
tự do, có chính phủ riêng và quân đội riêng. 
D. Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam, tạo không khí thuận lợi đi đến 
đàm phán chính thức. 
Câu 8. Thắng lợi của ta trong chiến dịch quân sự nào đã buộc Pháp phải kí Hiệp 
định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương? 
A. Chiến dịch Việt Bắc (1947). B. Chiến dịch Biên giới (1950). 
C. Chiến dịch Thượng Lào (1953). D. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). 
Câu 9. Thắng lợi quân sự nào của quân dân ta đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari 
năm 1973? 
A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. 
B. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. 
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không’’ năm 1972. 
D. Chiến thắng Phước Long năm 1975. 
Câu 10. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946? 
A. Ta tránh được cuộc chiến bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc. 
B. Ta đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta. 
C. Ta có thêm thời gian hòa bình quý báu để củng cố chính quyền, chuẩn bị lực 
lượng. 
D. Ta buộc thực dân Pháp phải công nhận nước Việt Nam là một quốc gia độc lập. 
82 
Câu 11. Tác dụng của việc đàm phán và kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) giữa đại 
diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Chính phủ Pháp là 
A. chuyển quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ đối đầu sang đối thoại. 
B. tạo thời gian hòa bình để Việt Nam tổ chức bầu Quốc hội. 
C. giúp Việt Nam ngăn chặn mọi nguy cơ xung đột với Pháp. 
D. thể hiện thiện chí hòa bình của hai chính phủ Việt Nam và Pháp. 
Câu 12. Thắng lợi lớn nhất của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về mặt 
ngoại giao trong việc kí với Chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 là 
A. đẩy được quân Trung Hoa Dân quốc về nước. 
B. buộc Pháp phải công nhậnViệt Nam là một quốc gia tự do. 
C. nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. 
D. làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. 
Câu 13. Ý nghĩa của việc kí bản Tạm ước 14-9-1946 giữa nước Việt Nam Dân chủ 
Cộng hòa với Chính phủ Pháp là 
A. buộc Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do. 
B. đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước. 
C. kéo dài thêm thời gian hòa bình quý báu để chuẩn bị lực lượng. 
D. tránh được một cuộc chiến bất lợi vì đối phó nhiều kẻ thù cùng lúc. 
Câu 14. Sự kiện đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954) kết 
thúc là 
A. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết. 
B. chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. 
C. quân đội Việt Nam tiến vào tiếp quản thủ đô Hà Nội. 
D. toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng). 
Câu 15. Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối 
với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước? 
A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam. 
B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị. 
C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền. 
D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh. 
Câu 16. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của Hiệp định Pari năm 1973 về Việt 
Nam? 
83 
A. Là văn bản pháp lí quốc tế đầu tiên ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của Việt 
Nam. 
B. Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. 
C. Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. 
D. Tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân Việt Nam tiến lên giải phóng miền Nam. 
Câu 17. Trong thời kì 1954-1975, sự kiện nào là mốc đánh dấu nhân dân Việt Nam 
đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”? 
A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. 
B. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. 
C. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết năm 1973. 
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. 
Câu 18. Sau Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, so sánh lực lượng ở miền Nam 
thay đổi có lợi cho cách mạng vì 
A. ở miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. 
B. quân Mĩ và đồng minh của Mĩ rút khỏi miền Nam. 
C. vùng giải phóng được mở rộng và phát triển về mọi mặt. 
D. miền Bắc đã chi viện cho miền Nam một khối lượng lớn về nhân lực và vật lực. 
Câu 19. Sự kiện ngoại giao nào dưới đây đánh dấu Việt Nam đã nhân nhượng về 
không gian để đổi lấy thời gian? 
A. Hiệp định Pari (27/1/1973). B. Tạm ước (14/9/1946) 
C. Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954). D. Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) 
Câu 20. Biện pháp của Đảng để đối phó với quân Trung Hoa Dân Quốc và bọn 
phản cách mạng ở miền Bắc là nhân nhượng cho chúng một số yêu sách về 
A. kinh tế, chính trị. B. kinh tế, văn hóa. 
C. chính trị, quân sự. D. kinh tế, quân sự. 
Câu 21. Trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới biển đảo nước ta hiện nay, 
luận điểm nào về chủ trương của Đảng và Chính phủ ta đối với vấn đề thù trong 
giặc ngoài (từ 9/1945 đến trước ngày 19 /12 / 1946) vẫn còn nguyên giá trị? 
A. Cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc. 
B. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược. 
84 
C. Mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược. 
D. Vừa cứng rắn vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược. 
Câu 22. Đâu không phải là bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc đấu tranh chống 
các thế lực ngoại xâm và nội phản trong năm đầu sau thành công của cách mạng 
tháng Tám năm 1945? 
A. Đề cao thế hợp pháp và sức mạnh của chính quyền cách mạng. 
B. Biết triệt để phân hóa kẻ thù, tập trung vào kẻ thù nguy hiểm nhất. 
C. Tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. 
D. Biết nhân nhượng đúng lúc, nhân nhượng có giới hạn, nhân nhượng có nguyên 
tắc. 
Câu 23. Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) chứng tỏ 
kết quả đấu tranh ngoại giao 
A. không thể góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường. 
B. luôn phụ thuộc vào quan hệ và sự dàn xếp giữa các cường quốc. 
C. chỉ phản ánh kết quả của đấu tranh chính trị. 
D. phụ thuộc vào tương quan lực lượng trến chiến trường. 
Câu 24. Điều khoản nào là hạn chế của nội dung Hiệp định Pari năm 1973 về Việt 
Nam? 
A. Mĩ rút hết quân đội và quân đồng minh. 
B. Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt. 
C. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình. 
D. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam Việt Nam có hai chính quyền. 
Câu 25. Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) ký giữa chính phủ Việt Nam với thực dân 
Pháp là một bước “thụt lùi tạm thời” so với tuyên ngôn độc lập 1945 vì 
A. mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài đều do pháp nắm giữ. 
B. Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do. 
C. Pháp nắm giữ và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước. 
D. Hiệp định quy định hai bên ngừng bắn, nhưng Pháp vẫn tiếp tục gây hấn. 
Câu 26. Nội dung nào sau đây không thuộc Hiệp định Pari năm 1973? 
A. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn 
vẹn lãnh thổ của Việt Nam. 
B. Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. 
85 
C. Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào lúc 24h ngày 27/1/1973. 
D. Hai bên tiến hành trao trả tù binh và dân thường bị bắt. 
Câu 27. Điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương và 
Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là 
A. quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam từ ngày kí hiệp định. 
B. được kí kết sau những thắng lợi lớn về quân sự của ta. 
C. có sự tham gia đàm phán và cùng kí kết của các cường quốc. 
D. quy định việc tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực. 
Câu 28. Bài học từ việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (1946), Giơnevơ (1954) về Đông 
Dương, Pari (1973) về Việt Nam được vận dụng trong hoạt động ngoại giao hiện 
nay là 
A. không vi phạm chủ quyền quốc gia, dân tộc. 
B. tranh thủ không điều kiện sự giúp đỡ quốc tế. 
C. chỉ đảm bảo nguyên tắc thống nhất đất nước. 
D. nhân nhượng đến cùng để giữ vững hòa bình. 
* Câu hỏi Tự luận: 1 Câu = 3 điểm 
Câu 1. Nêu và nhận xét quyền dân tộc cơ bản được ghi nhận trong Hiệp định sơ bộ 
6-3-1946, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương, Hiệp định Pari năm 1973 về Việt 
Nam. 
Hướng dẫn chấm Phần Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng 0,25 điểm. 
Mức độ đầy đủ: 
1 B 2A 3D 4C 5A 6C 7C 8D 9C 10D 11A 12B 13C 14A 
15D 16A 17C 18B 19D 20A 21B 22C 23D 24D 25B 26B 27B 28A 
Mức không tính điểm: HS chọn các đáp án khác, hoặc không trả lời 
* Phần tự luận 
Mức độ đầy đủ: 
Câu1 
Nội Dung Điểm 
Nêu và nhận xét quyền dân tộc cơ bản 3,0 
86 
+ Quyền dân tộc cơ bản của VN được ghi nhận trong Hiệp định sơ bộ 
6-3-1946: Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng 
hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội 
riêng, tài chính riêng, và là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm 
trong khối Liên hiệp Pháp. 
0,5 
+ Nhận xét: Hiệp định Sơ bộ là văn bản kí kết giữa hai bên Việt Nam 
và Chính phủ Pháp. Hiệp định Sơ bộ mới công nhận tính thống nhất (là 
một quốc gia) nhưng chưa cộng nhận nền độc lập, Việt Nam còn bị 
ràng buộc vào nước Pháp. Tuy vậy, đây vẫn là cơ sở để chúng ta tiếp 
tục đấu tranh buộc pháp công nhân quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. 
0,5 
+ Quyền dân dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận trong Hiệp 
định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương: các nước tham dự Hội nghị 
cam kết tôn trong các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, 
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương là Việt Nam, 
Lào, Campuchia. 
0,5 
+ Nhận xét: Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương là văn bản 
pháp lí quốc tế ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Đó là sự 
ghi nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống 
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. 
0,5 
+ Quyền dân dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận trong Hiệp 
định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt 
Nam: Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống 
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. 
0,5 
+ Nhận xét: Hiệp định Pari năm 1973, Hoa Kì và các nước đã công 
nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, là văn bản có tính 
pháp lí được Hoa Kì và các nước tham dự Hội cam kết tôn trọng, là 
bằng chứng lịch sử có “sức nặng” giúp Việt Nam bảo vệ các quyền dân 
tộc cơ bản của mình. 
0,5 
 Mức tương đối đầy đủ: HS trả lời đúng một số đáp án nhưng chưa đầy đủ 
 Mức không tính điểm: HS không trả lời 
87 
VI. Kết quả tổng hợp xếp hạng kì thi KSCL kết hợp thi thử TN năm học 
2020-2021 (Lần 1) do Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức. 
88 
VII. Kế hoạch nghiên cứu 
STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm 
1 9-2019 - Tìm hiểu thực trạng và chọn đề 
tài, viết đề cương nghiên cứu. 
- Bản đề cương chi tiết của 
đề tài. 
2 10 đến 12 
-2019 
- Nghiên cứu lí luận. 
- Khảo sát thực trạng, tổng hợp 
số liệu năm học trước; kiểm tra 
trước thực nghiệm. 
- Trao đổi với đồng nghiệp 
- Tập hợp lí thuyết của đề 
tài. 
- Xử lí số liệu khảo sát và số 
liệu kiểm tra trước thực 
nghiệm. 
- Tổng hợp ý kiến của đồng 
nghiệp. 
3 1 đến 2-
2020 
- Nghiên cứu tài liệu; viết sơ 
lược sáng kiến. 
- Xin ý kiến đồng nghiệp. 
- Bản thảo sáng kiến 
- Tập hợp đóng góp của 
đồng nghiệp. 
4 3 đến 5-
2020 
- Áp dụng thực nghiệm lần thứ 
nhất ở đơn vị công tác; lấy ý kiến 
HS. 
- Tổng hợp và xử lí kết quả 
thực nghiệm, rút ra kết luận 
ban đầu. 
5 6-2020 Tiếp tục nghiên cứu đề tài - Bước đầu hoàn thành sáng 
kiến. 
6 7 đến 
tháng 8-
2020 
- Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung 
trên cơ sở xử lí số liệu kết quả 
của năm học và chất lượng thi 
TN THPT. 
- Bổ sung, chỉnh sửa sáng 
kiến. 
7 9-2020 
đến 3-
2021 
- Đề xuất sáng kiến kinh nghiệm. 
- Tiếp tục điều chỉnh cho phù 
hợp nhiệm vụ năm học; thực 
nghiệm lại sáng kiến ở đơn vị 
công tác và hai trường lân cận; 
lấy ý kiến HS và các đồng 
nghiệp đã thực nghiệm đề tài. 
- Nạp đề cương duyệt ở Sở. 
- Tổng hợp và xử lí kết quả 
thực nghiệm lần 2, rút ra kết 
luận lần cuối. Hoàn thành 
sáng kiến. 
8 3-2021 Rà soát lần cuối, in ấn, nạp Hội 
đồng KH của Trường. 
Hoàn thiện xong sáng kiến. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_xay_dung_chu_de_buoc_phat_trien_trong_qua_trinh_dau_tra.pdf
Sáng Kiến Liên Quan