SKKN Xây dựng các hoạt động trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi chủ đề cấu trúc lặp Tin học 11 nhằm phát triển năng lực của học sinh

Lý thuyết về xây dựng các hoạt động trong dạy học định hướng phát triển năng lực của học sinh

(Theo tài liệu bồi dưỡng “tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” môn Tin học của Bộ GD&ĐT do Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc tập huấn).

Theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh, quá trình dạy - học bao gồm một hệ thống các hành động có mục đích của giáo viên tổ chức hoạt động trí óc và tay chân của học sinh, đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định. Trong quá trình dạy học, giáo viên tổ chức định hướng hành động chiếm lĩnh tri thức của học sinh phỏng theo tiến trình của chu trình sáng tạo khoa học. Như vậy, chúng ta có thể hình dung diễn biến của hoạt động dạy học như sau:

Hoạt động khởi động: Hoạt động này được thực hiện khi tiến hành bước thứ nhất của quá trình dạy học. Tại bước này, GV đưa ra tình huống có vấn đề gợi cho HS nhu cầu muốn tìm hiểu cấu trúc câu lệnh và khám phá câu lệnh tương ứng để giải quyết tình huống đã nêu. Vấn đề được nêu ra nên gắn với thực tế gần gũi xung quanh HS hoặc thực tế đời sống xã hội. Vấn đề được nêu ra nếu thuận lợi sẽ được liên hệ với nội dung giáo dục để HS thấy được ý nghĩa, tác dụng của bài học và yêu thích môn học hơn.

Hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập: Hai hoạt động này được thực hiện khi tiến hành bước thứ hai và thứ ba của quá trình dạy học một câu lệnh, đó là Giới thiệu câu lệnh và Củng cố câu lệnh.

Trong bước giới thiệu câu lệnh, GV dẫn dắt HS khám phá cú pháp và hoạt động của câu lệnh. Có hai cách để thực hiện điều này. Cách thứ nhất: GV giới thiệu cú pháp và hoạt động của câu lệnh, rồi lấy ví dụ minh họa. Tiếp theo, GV nêu ví dụ khác hoặc đề nghị HS nêu ví dụ khác và yêu cầu HS giải thích hoạt động của câu lệnh trong ví dụ đó. Cách thứ hai: GV lấy một số ví dụ hoặc tình huống cụ thể mà ở đó câu lệnh được sử dụng. Tiếp theo GV đề nghị HS khái quát thành cú pháp tổng quát và nêu hoạt động của câu lệnh. Cách thứ hai phát huy được tính tích cực học tập của HS.

 Trong bước củng cố câu lệnh, GV tổ chức cho HS hai hoạt động chủ đạo đó là nhận dạng và thể hiện câu lệnh. Hoạt động nhận dạng giúp HS viết đúng câu lệnh, tránh được các sai sót mà HS thường mắc phải khi viết câu lệnh. Hoạt động thể hiện rèn luyện cho HS cách áp dụng trực tiếp câu lệnh để giải quyết một yêu cầu đơn giản; hoặc vận dụng câu lệnh để giải quyết các yêu cầu phức tạp hơn, đòi nhiều thao tác tư duy hơn.

Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng: Hoạt động vận dụng được thực hiện khi tiến hành bước thứ tư của quá trình dạy học một câu lệnh, đó là Ứng dụng câu lệnh để giải quyết bài toán. Tại bước này, GV đưa ra một số bài toán đơn giản và gần gũi với HS, rồi hướng dẫn HS sử dụng kết hợp câu lệnh vừa học với những câu lệnh khác để cài đặt thuật toán giải quyết bài toán.

Hoạt động tìm tòi, mở rộng dành cho đối tượng HS khá và có thể không thực hiện đối với lớp mà trình độ chung của HS là thấp. Có hai cách để tiến hành hoạt động này. Cách thứ nhất là tiến hành như một bước độc lập (bước thứ năm - mở rộng, đào sâu - của quá trình dạy học một câu lệnh); Cách thứ hai là thực hiện lồng ghép như một pha phía sau (phrase of deep learning) ngay trong hoạt động vận dụng. Nội dung của hoạt động tìm tòi, mở rộng là những bài toán được GV gợi ra nhằm hướng dẫn HS vận dụng kết hợp các câu lệnh với nhau để giải quyết các vấn đề phức tạp hoặc các vấn đề của liên môn.

 

doc37 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng các hoạt động trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi chủ đề cấu trúc lặp Tin học 11 nhằm phát triển năng lực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới số lần chưa biết trước thì phải biết điều kiện dừng.
Mô tả nội dung của hoạt động
Với ví dụ của bài toán 1 ở trên nếu thay đổi là tính tổng
 cho đến khi thì có gì giống và khác so với bài toán 1?
GV chốt ý Giống công việc S=S+1/(a+N) vẫn bị lặp lại nhưng không biết lặp đến N bằng bao nhiêu. Công việc lặp mà chúng ta không biết lặp đến khi nào gọi là lặp với số lần chưa biết trước. Vậy tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu lặp với số lần chưa biết trước và câu lệnh while-do trong NNLT Pascal.
5.4.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động: Tìm hiểu câu lệnh while-do 
(1) Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa và hoạt động của câu lệnh lặp while-do. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý, năng lực chuyên biệt.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện;
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: HS phát biểu được hoạt động của câu lệnh lặp với số lần không biết trước, kiểm tra điều kiện trước while-do.
Mô tả nội dung của hoạt động
Đưa ra cấu trúc câu lệnh while-do và sơ đồ khối cách thực hiện của câu lệnh while-do. Em hãy nêu cách thực hiện của câu lệnh while-do?
Cấu trúc:
While Do ;
Trong đó:
- Điều kiện là biểu thức lôgic hoặc biểu thức quan hệ.
- Câu lệnh là 1 câu lệnh đơn hoặc ghép.
Điều kiện
Câu lệnh
Sơ đồ thực hiện:
Sai
Đúng
GV nhấn mạnh chú ý: Trong sau do phải có lệnh thay đổi giá trị .
5.4.3. Hoạt động luyện tập – vận dụng
Hoạt động 1: Tìm hiểu sơ đồ thuật toán biểu thị câu lệnh while-do để giải bài toán 2 Tính tổng S với a là số nguyên và a >2 Cho đến khi 1/(a+N)<0.001. 
(1) Mục tiêu: HS hiểu được thuật toán thể hiện cấu trúc và câu lệnh lặp với số lần không biết trước, kiểm tra điều kiện trước. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, năng lực chuyên biệt.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện;
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: HS trả lời được phiếu câu hỏi, từ đó các em hiểu được thuật toán giải bài toán sử dụng câu lệnh lặp while-do.
Mô tả nội dung của hoạt động
PHIẾU CÂU HỎI
Nhập a
S ß 1/a; N ß 0;
sai
NßN+1
S ßS + 1/(a+N);
Đưa ra S; Kết thúc
đúng
Dưới đây là sơ đồ thuật toán giải bài toán 2. Hãy tìm hiểu sơ đồ thuật toán và trả lời các câu hỏi sau đây:
1/(a+N) <0.001
(1) Giá trị cho S và N trước vòng lặp là gì?
(2) Điều kiện điều khiển quá trình lặp là gì? 
(3) Hãy chỉ ra những câu lệnh cần thực hiện ứng với trường hợp điều kiện đúng?
(4) Hãy chỉ ra câu lệnh cần thực hiện ứng với trường hợp điều kiện sai?
Hoạt động 2: Tìm hiểu chương trình bài toán Tính tổng S với a là số nguyên và a >2 Cho đến khi 1/(a+N)<0.001. 
(1) Mục tiêu: HS tham gia xây dựng được chương trình thể hiện thuật toán sử câu lệnh lặp while-do để giải quyết bài toán quen thuộc. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực chuyên biệt.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện;
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: HS trả lời được phiếu học tập, từ đó các em có thể xây dựng được đoạn chương trình giải quyết bài toán quen thuộc bằng cách sử dụng câu lệnh lặp while-do.
Mô tả nội dung của hoạt động
Cách 1: 
PHIẾU CÂU HỎI
Để tiến đến cài đặt chương trình hoàn chỉnh cho sơ đồ thuật toán giải bài toán 2, hãy thực hiện các công việc sau:
(1) Viết đoạn trình nhập a từ bàn phím
(2) Viết đoạn trình khởi tạo giá trị cho các biến S và N
(3) Viết đoạn trình thể hiện việc tính tổng S như đã mô tả trong thuật toán bằng cách sử dụng câu lệnh while-do
(4) Viết câu lệnh in ra màn hình giá trị của S.
(5) Hoàn thiện chương trình giải bài toán 2 dưới đây. 
#1: program Tong_2;
#2: uses crt;
#3: const e = 0.0001; #4: var S: real;
#5:	. : integer;
 #6: begin
#7: clrscr;
#8: ..;
#9: ..;
#10: S := 1.0/a; N := 0;
#11: while not (1/(a+N)<e) do
#12: begin
#13:	..;
#14:	;
#15: end;
#16: writeln('Tong S la: ', S:8:4); 
#17: readln;
#18: end.
Cách 2: 
PHIẾU HỌC TẬP
Viết đoạn chương trình để tính tổng của bài toán:
 cho đến khi với a nhập từ bàn phím
Tên nhóm:.................................Lớp:......................
Nhận xét
Điều kiện dừng để không làm công việc gán S:=S+1/(a+N) của bài toán là:
........................................................................................................................................................................................
Đoạn chương trình thực hiện tính tổng 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đoạn chương trình:
S:=1/a; N:=0;
While (1/(a+N)>= 0.0001) do
Begin
N:=N+1;
S:= S+1/(a+N);
End;
Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi về câu lệnh lặp 
(1) Mục tiêu: HS hiểu rõ cách sử dụng câu lệnh lặp while-do. Phát triển năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, năng lực chuyên biệt
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện;
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm về câu lệnh lặp while- do. (Mức độ hiểu và vận dụng thấp)
Mô tả nội dung của hoạt động
Câu 1. Hãy chọn câu trả lời đúng trong các phương án trả lời dưới đây:
Trong cú pháp tổng quát của câu lệnh lặp for-do và while-do của Pascal, câu lệnh sau từ khóa do có thể là:
A. câu lệnh đơn, như câu lệnh gán, câu lệnh gọi thủ tục vào/ra;
B. câu lệnh ghép begin-end;
C. câu lệnh có cấu trúc, như câu lệnh if-then, câu lệnh for-do hoặc while-do
khác.
D. tất cả các khả năng trên
Câu 2. Hãy chỉ ra câu trả lời sai trong các câu trả lời dưới đây: Trong câu lệnh lặp while-do
A. điều kiện điều khiển vòng lặp là một biểu thức quan hệ hoặc biểu thức logic;
B. biểu thức biểu thị điều kiện phải được một trong các lệnh ở thân vòng lặp làm thay đổi giá trị sau một số hữu hạn vòng lặp.
C. câu lệnh ở thân vòng lặp có thể là một câu lệnh có cấu trúc như if-then, for-do, nhưng không thể là câu lệnh while-do khác.
D. câu lệnh ở thân vòng lặp nếu là một câu lệnh if-then thì câu lệnh sau từ khóa then có thể không thực hiện đủ số lần lặp thực sự diễn ra trong quá trình lặp.
Câu 3. Xét chương trình sau:
var a : integer;
begin
...........
while a = 0 do begin
 write(‘nhap so a: ‘); 
 readln(a);
 end;
end.
Để lệnh readln(a) trong chương trình thực hiện ít nhất một lần thì tại chỗ ba chấm (...) trong chương trình, ta sẽ chọn lệnh nào trong số các lệnh sau:
A. a := 0;	B. a := 1;
C. a := -1;	D. a 0;
5.4.4. Hoạt động mở rộng
Hoạt động: Khám phá các bài toán thực tế sử dụng câu lệnh while-do
(1) Mục tiêu: HS viết được chương trình giải các bài toán thực tế có sử dụng câu lệnh while-do. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý, năng lực chuyên biệt. Giáo dục hs kĩ năng tiết kiệm “tích tiểu thành đại”.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện;
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: HS viết được chương trình có sử dụng câu lệnh lặp while- do, có ý thức tiết kiệm “tích tiểu thành đại”.
Mô tả nội dung của hoạt động
Bài toán 1: Tìm ƯCLN của 2 số nguyên dương M và N.
Program timUCLN;
uses crt;
Var M, N: integer;
Begin
clrscr;
Writeln('Nhap 2 so nguyen M va N:');
Readln(M,N);
While MN do
 If M>N then M:=M-N else N:=N-M;
Writeln ('UCLN cua M va N la:',M);
Readln
End.
Bài toán 2: Mỗi sáng An được bố cho 10.000 đồng ăn sáng nhưng An chỉ ăn hết 5000 đồng, còn 5000đ An tiết kiệm để giúp đỡ các bạn nghèo gặp khó khăn trong dịp Tết Nguyên Đán. Em hãy lập trình giúp An xem cần tiết kiệm trong khoảng thời gian bao lâu để có số tiền là khoảng 1 triệu đồng để giúp đỡ các bạn nghèo nhé?
program Tiet_kiem;
 uses crt;
 var ng,T:longint;
 BEGIN
 clrscr;
 T:=5000;Ng:=0;
 while T<1000000 do
 begin
 Ng:=Ng+1;
 T:=T+5000;
 end;
 write('Sau ',Ng,' ngay thi An co so tien tiet kiem la 1 trieu.');
 readln
 END.
5.5. Xây dựng các hoạt động kiểm tra đánh giá chủ đề cấu trúc lặp
5.5.1. Đánh giá chung: 
Các nhóm và giáo viên đánh giá về nhóm trình bày. (Nhóm học sinh đánh giá theo thang điểm 4, Giáo viên đánh giá theo thang điểm 8)
Bảng tiêu chí đánh giá:
4 điểm
3điểm
2 điểm
1 điểm
Thời gian trình bày
Đúng giờ quy định hoặc quá 1’ quy định.
Quá 2’ quy định.
Quá 3’ quy định.
Quá 4’ quy định.
Sự chuẩn bị
Đủ nội dung
Thiếu 1 ND
Thiếu 2 ND
Thiếu 3 ND
Trình bày
Đúng yêu cầu; rõ ràng; thuyết phục người nghe
Đúng yêu cầu, rõ ràng
Đúng yêu cầu
Trả lời câu hỏi của nhóm khác
Nhanh, hợp lí, thỏa mãn  những thắc mắc người nghe.
Trả lời chậm nhưng thỏa mãn người nghe.
Trả lời chậm, chưa thỏa mãn người nghe hoàn toàn.
Trả lời chưa chính xác hoặc không trả lời được.
5.5.2. Đánh giá theo nhóm: 
Nhóm trưởng tập hợp ý kiến của các thành viên trong nhóm, thống nhất đánh giá từng thành viên trong nhóm (Thang điểm 18)
Họ tên người đánh giá: 
Nhóm:...Lớp:.. Trường THPT A
3=Tốt hơn các thành viên khác trong nhóm
2=Trung bình
1=Không tốt bằng các thành viên khác trong nhóm
0=Không giúp ích gì cho nhóm
Thành viên
Nhiệt tình trách nhiệm
Tinh thần hợp tác, tôn trọng, lắng nghe
Tham gia tổ chức quản lý nhóm
Đưa ra ý kiến có giá trị
Đóng góp trong việc hoàn thành báo cáo
Hiệu quả công việc
Tổng điểm
1.
2
3.
5.5.3.Kiểm tra cá nhân qua bài test:
Giáo viên đánh giá (thang điểm 10). Gồm 5 câu hỏi làm trong 5 phút, mỗi câu 2 điểm.
Học sinh làm trực tiếp bài kiểm tra trắc nghiệm (5 phút) được giáo viên gửi qua google drive sau khi học xong chủ đề.
 5.5.4. Bài kiểm tra đánh giá 1 tiết về chủ đề “Cấu trúc lặp”
Ma trận đề
 Cấp độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Câu lệnh for-do
Biết Cấu trúc và hoạt động câu lệnh for-do
Hiểu hoạt động của câu lệnh for-do
Viết đúng câu lệnh for-do
Viết được chương trình có sử dụng câu lệnh for-do
Số câu hỏi
Câu 1,3,5,9
Câu 7, 10
Câu 11
Câu 11
7
Số điểm
2đ
1đ
2đ
3đ
8đ
Câu lệnh while-do 
Biết cấu trúc câu lệnh while-do
Hiểu hoạt động của câu lệnh while-do
Số câu hỏi
Câu 2,4,6
Câu 9
4
Số điểm
1.5đ
0.5đ
2đ
Tổng số câu
7
3
1
11
Tổng số điểm
3.5đ
1.5đ
2đ
3đ
10đ
Tỉ lệ %
35%
15%
20%
30%
100%
ĐỀ THI 
I. Phần trắc nghiệm (5 điểm): Chọn đáp án đúng
Câu 1: Cấu trúc của câu lệnh for-do là?
A. For := to do ;
B. For := to do ;
C. For = to do ;
D. For := downto do ;
Câu 2: Cấu trúc của câu lệnh while-do là?
A. While do ;
B. While do ;
C. While := do ;
D. While do ;
Câu 3: Cho hai dạng lặp FOR – DO trong PASCAL như sau :
Dạng lặp tiến:
FOR := TO DO ;
Dạng lặp lùi:
FOR := DOWNTO DO ;
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu đưới dây:
A. Biến đếm là biến đơn, thường có kiểu nguyên.
B. Với mỗi giá trị của biến đếm trong khoảng từ giá trị đầu đến giá trị cuối, câu lệnh sau DO được thực hiện một lần.
C. Phải có lệnh thay đổi biến đếm trong mỗi sau DO trong cấu trúc lặp này, vì giá trị của biến đếm không được tự động điều chỉnh sau mỗi lần thực hiện câu lệnh lặp.
D. Ở dạng lặp tiến câu lệnh sau DO được thực hiện tuần tự, với biến đếm lần lượt nhận giá trị từ giá trị đầu đến giá trị cuối.
Câu 4: Để tổ chức việc lặp như vậy PASCAL dùng câu lệnh WHILE – DO có dạng : WHILE DO ;
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây :
A. Điều kiện là biểu thức cho giá trị logic.
B. Về mặt cú pháp, những biểu thức có thể điền vào điều kiện trong cấu trúc WHILE – DO cũng có thể điền vào điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh IF – THEN .
C. Không cần có lệnh thay đổi điều kiện trong mỗi câu lệnh sau DO trong cấu trúc lặp này, vì giá trị của biểu thức điều kiện được tự động điều chỉnh sau mỗi lần thực hiện câu lệnh lặp.
D. Nếu không có lệnh nào thay đổi điều kiện trong mỗi câu lệnh sau DO thì có thể gặp hiện tượng lặp vô hạn khi thực hiện chương trình, nghĩa là lặp không dừng được,
 Câu 5: Hoạt động của câu lệnh for-do là:
A. Ở dạng lặp tiến, câu lệnh viết sau từ khóa do được thực hiện tuần tự, với biến đếm lần lượt nhận các giá trị liên tiếp tăng từ giá trị đầu đến giá trị cuối.
B. Ở dạng lặp tiến, câu lệnh viết sau từ khóa do được thực hiện tuần tự, với biến đếm lần lượt nhận các giá trị liên tiếp giảm từ giá trị đầu đến giá trị cuối.
C. Ở dạng lặp tiến, câu lệnh viết sau từ khóa do được thực hiện tuần tự, với biến đếm lần lượt nhận các giá trị liên tiếp tăng từ giá trị cuối đến giá trị đầu.
D. Ở dạng lặp tiến, câu lệnh viết sau từ khóa do được thực hiện tuần tự, với biến đếm lần lượt nhận các giá trị liên tiếp giảm từ giá trị cuối đến giá trị đầu.
Câu 6: Hoạt động của câu lệnh while-do là:
A. Đầu tiên biểu thức điều kiện được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh sau do được thực hiện. Nếu điều kiện sai thì thoát khỏi câu lệnh while-do
B. Đầu tiên biểu thức điều kiện được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh sau do được thực hiện và quay trở lại kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện sai thì thoát khỏi câu lệnh while-do
C. Đầu tiên biểu thức điều kiện được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện sai thì câu lệnh sau do được thực hiện và quay trở lại kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện đúng thì thoát khỏi câu lệnh while-do
D. Đầu tiên biểu thức điều kiện được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện sai thì câu lệnh sau do được thực hiện. Nếu điều kiện đúng thì thoát khỏi câu lệnh while-do
Câu 7: Cho biết kết quả của biến T khi thực hiện đoạn chương trình sau:
T:=1; for i:=1 to 3 do T:=T*2;
A. T=2; B. T=4; C. T=6; D. T=8;
Câu 8: Cho biết kết quả của của biến S sau khi thực hiện đoạn chương trình sau:
S:=0;i:=3; while i>0 do begin S:=S+2; i:=i-1; end;
A. S= 6; B. S=4; C. S=2; D. S=0;
Câu 9: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, về mặc cú pháp câu lệnh nào sau đây là đúng với cấu trúc lặp For-do?
A. For i := 1 to 100 do a := a – 1;	
B. For i := 1 to 100 do; a := a – 1 ;
C. For i := 1 to 100 do a := a – 1 
D. For i := 1 ; to 100 do a := a – 1 ;
Câu 10: Cho biết kết quả của biến T sau khi thực hiện đoạn chương trình sau:
S:=0; for i:=1 to 4 do if i mod 2=0 then S:=S+1;
A. S= 6; B. S=4; C. S=2; D. S=0;
II. Phần tự luận (5 điểm)
Mỗi sáng An được bố cho 10.000 đồng ăn sáng nhưng An chỉ ăn hết 5000 đồng, còn 5000đ An tiết kiệm để giúp đỡ các bạn nghèo gặp khó khăn trong dịp Tết Nguyên Đán. Em hãy lập trình giúp An xem 1 tháng (30 ngày) thì An có số tiền là bao nhiêu để giúp đỡ các bạn nghèo nhé?
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM, HƯỚNG DẪN CHẤM 
I. Phần trắc nghiệm đúng mỗi câu 0.5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
B
C
C
A
B
D
A
A
C
II. Phần tự luận (5 điểm)
Chương trình
program Tiet_kiem;
 uses crt;
 var T,i:longint;
 BEGIN
 clrscr;
 T:=5000;
 for i:=1 to 30 do T:=T+5000;
 write('Sau 30 ngay thi An co so tien tiet kiem la:', T, ' dong.');
 readln
 END.
5.6. Kết quả khi ứng dụng các hoạt động trong dạy học chủ đề cấu trúc lặp
Trong quá trình dạy học tôi đưa ra các hoạt động học nhằm phát triển năng lực của học sinh thì hầu hết các em đã hứng thú học tập, hăng hái trong việc giơ tay phát biểu, tranh luận, nhận xét nên tiết học trở lên sôi nổi, gần gũi với các em hơn và các học sinh đều tự viết được chương trình để giải quyết các bài toán thực tế gần gũi, quen thuộc với các em có sử dụng cấu trúc lặp. Bên cạnh đó các em cũng được rèn các năng lực giao tiếp, năng lực chuyên biệt, năng lực sử dụng hiểu biết hơn về thực tế cuộc sống...
Qua các tiết học đó tôi đã phát hiện và bồi dưỡng được những học sinh có năng lực chuyên biệt về môn học và tôi đã chọn được 9 em vào đội tuyển, trong đó có em Nguyễn Văn Thắng lớp 12A2 đạt giải Nhì học sinh giỏi Tin lớp 12 năm học 2018 – 2019.
Tất cả học sinh các lớp tôi dạy theo hướng đưa ra các hoạt động nhằm phát huy năng lực của học sinh đều có kết quả học tập môn Tin cao hơn nhiều so với trước đó. Ví dụ học sinh lớp 11A3 có kết quả học tập kỳ I cao hơn so với điểm khảo sát đầu năm học. Kết quả cụ thể như sau:
STT
Họ tên học sinh
Điểm khảo sát đầu năm học
Điểm TB HK I
 1
 Đàm Kỳ Anh
6
 7.3
 2
 Nguyễn Lê Duy Anh
 6
 7.8
 3
 Nguyễn Việt Anh
 6
 7.9
 4
 Trần Công Vương Anh
 5
 7.1
 5
 Trần Thị Kiều Anh
 7
 8.4
 6
 Hoàng Văn Bắc
 6
 8
 7
 Lỗ Tuyến Dũng
 5
 6.8
 8
 Nguyễn Tiến Dũng
 6
 7.6
 9
 Vũ Đức Duy
 7
 8.4
 10
 Nguyễn Thị Hải Dương
 7
 8.4
 11
 Lương Nguyễn Anh Đào
 7
 7.7
 12
 Phạm Minh Đức
6 
 7.3
 13
 Nguyễn Vũ Hải
 5
 7.1
 14
 Dương Đức Hiếu
 6
 7.6
 15
 Bùi Quang Huy
 6
 7.7
 16
 Lê Thị Thu Huyền
 7
 8.9
 17
 Trần Quỳnh Hương
 5
 7.3
 18
 Nguyễn Ngọc Khánh
 6
 8.6
 19
 Trần Bùi Hoàng Khánh
 6
 8.4
 20
 Đào Trọng Kiên
 6
 7.4
 21
 Bùi Đăng Long
 7
 8.4
 22
 Nguyễn Hoàng Long
 6
 7.9
 23
 Thiều Đức Mạnh
 6
 7.9
 24
 Bùi Văn Minh
 8
 8.4
 25
 Hoàng Tiến Minh
 7
 8.4
 26
 Mai Duy Ninh
 6
 8
 27
 Khổng Hoàng Phi
 6
 7.5
 28
 Đỗ Ngọc Sơn
 6
 7.8
 29
 Nguyễn Đăng Toàn Thắng
 6
 7.4
30
 Cao Đắc Thọ
5
 7.5
31
 Trần Thái Thuận
6
 8.6
32
 Nguyễn Thu Thủy
7
 8
33
 Đào Duy Tiến
8
 8.7
34
 Đại Văn Toàn
6
 7.9
35
 Trần Thu Trang
5
 7.1
36
 Nguyễn Xuân Trung
7
 8.5
37
 Vương Quốc Tuấn
7
 8.3
38
 Nguyễn Hữu Tùng
6
 8.1
39
 Cao Tuấn Vượng
6
 7.6
6. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Học sinh: Là học sinh THPT
- Máy tính có cài free pascal để chạy chương trình.
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
- Đối với giáo viên: Nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy, có sự lựa chọn các hoạt động trong việc thiết kế tiến trình dạy học để phù hợp với từng đối tượng học sinh. Từ việc xây dựng các hoạt động của chủ đề cấu trúc lặp có thể mở rộng và xây dựng các hoạt động cho các chủ đề khác như rẽ nhánh, mảng, xâu
- Đối với học sinh: Phát huy được năng lực của mình qua từng bài toán, từng hoạt động gắn với bài toán thực tế, tình huống mình gặp phải. Học sinh có thể tự học hoặc trao đổi với bạn, được luyện tập và mở rộng trong việc ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
- Đối với giáo viên: Nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy, có sự lựa chọn các hoạt động trong việc thiết kế tiến trình dạy học để phù hợp với từng đối tượng học sinh. Từ việc xây dựng các hoạt động của chủ đề cấu trúc lặp có thể mở rộng và xây dựng các hoạt động cho các chủ đề khác như rẽ nhánh, mảng, xâu
- Đối với học sinh: Phát huy được năng lực của mình qua từng bài toán, từng hoạt động gắn với bài toán thực tế, tình huống mình gặp phải. Học sinh có thể tự học hoặc trao đổi với bạn, được luyện tập và mở rộng trong việc ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
10. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
1
Lớp 11A2,11A3,11A4
Trường THPT Nguyễn Thái Học
Dạy học tin học 11 đại trà và bồi dưỡng học sinh giỏi
Tin THPT.
2
Nguyễn Thị Mơ
GV trường THPT Nguyễn Thái Học
3
Nguyễn Văn Thắng
Lớp 12A2 trường THPT Nguyễn Thái Học
4
Nguyễn Mạnh Dũng
Lớp 12A2 trường THPT Nguyễn Thái Học
5
Lê Anh Vũ
Lớp 11A6 trường THPT Nguyễn Thái Học
6
Mai Duy Ninh
Lớp 11A3 trường THPT Nguyễn Thái Học
7
Lê Thị Thu Huyền
Lớp 11A3 trường THPT Nguyễn Thái Học
8
Vũ Văn Hiệp
Lớp 10A1 trường THPT Nguyễn Thái Học
9
Phạm Đức Thắng
Lớp 10A1 trường THPT Nguyễn Thái Học
10
Nguyễn Việt Tiến
Lớp 10A8 trường THPT Nguyễn Thái Học
11
Hoàng Khánh Linh
Lớp 10A8 trường THPT Nguyễn Thái Học
Vĩnh Yên, ngày.....tháng.....năm 2018
Thủ trưởng đơn vị
Vĩnh Yên, ngày 20 tháng 12 năm 2018
Tác giả sáng kiến
Nguyễn Thị Mơ

File đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_cac_hoat_dong_trong_day_hoc_va_boi_duong_hoc_s.doc
Sáng Kiến Liên Quan