SKKN Vận dụng tiếp cận phương pháp dạy học Flipped learning trong dạy học chương Nitơ - Photpho nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh Lớp 11 Trung học Phổ thông
Khái niệm về PPDH Flipped learning
Theo Brame (2013):“Đối với lớp học đảo ngược, người học sẽ phải tự làm việc với bài giảng trước thông qua đọc tài liệu, tóm tắt tài liệu, nghe giảng thông qua các phương tiện hỗ trợ như băng hình, trình chiếu PowperPoint, và khai thác tài liệu trên mạng. Bài giảng trở thành bài tập ở nhà mà người học phải chuẩn bị trước khi lên lớp. Toàn bộ thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động giải bài tập, ứng dụng lí thuyết bài giảng vào giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm để xây dựng hiểu biết dưới sự hướng dẫn của giáo viên; thay vì thuyết giảng, trong lớp học giáo viên đóng vai trò là người điều tiết hỗ trợ, có thể giúp học sinh giải quyết những điểm khó hiểu trong bài học mới”.
Theo Nguyến Trí Hiển:“Học sinh xem các bài giảng ở nhà qua mạng. Giờ ở lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu”.
Hình 1.1. Lớp học đảo ngược
Tại hội thảo Flipped Teaching của trường đại học bang Ohio, Hoa Kỳ năm 2011đã đưa ra định nghĩa lớp học đảo ngược:“Lớp học đảo ngược sẽ đảo ngược trật tự của phương pháp dạy học truyền thống, đưa ra các bài giảng online ngoài giờ học và chuyển “bài tập về nhà” thành hoạt động trên lớp”.
Theo tài liệu tập huấn ETEP của Bộ GD & ĐT: “ Lớp học đảo ngược là chiến lược giảng dạy và đồng thời là một kiểu học kết hợp, và mô hình lớp học này trái ngược hoàn toàn với môi trường giảng dạy truyền thống do nội dung giảng dạy thường được diễn ra trực tuyến và bên ngoài lớp học. Khác với cách giảng dạy truyền thống khi mà bài tập được tiến hành tại nhà, cách học này đem bài tập vào trong lớp học.”
Như vậy, chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn nhất, lớp học đảo ngược là hình thức học mà ở đó việc học kiến thức mới được HS tự học ở nhà, việc củng cố lại kiến thức mới và làm bài tập được HS thực hiện cùng nhau ở trên lớp dưới sự hướng dẫn của GV.
ch tổ chức dạy học theo Flipped learning. 1.2. Xây dựng đượccác bước tổ chức dạy học theo Flipped learning, cơ sở vận dụng thành công Flipped learning trong dạy học nhằm phát triển năng lực tự học của HS. 1.3. Thiết kế giáo ánmột số bài học chương Nitơ – Photpho hóa học 11 theo hướng tiếp cận Flipped learning để phát triển năng lực tự học củaHS. 1.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm: 3 bài dạy và 2 bài kiểm tra 1 tiết và 15 phút ở lớp 11 (2TN-2ĐC) với 178 HS của 2 trường THPT thuộc thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. Như vậy chúng tôi đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. 2. Kiến nghị Từ các kết quả của đề tài, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau: 2.1. Đối với các cấp lãnh đạo ngành giáo dục Cần đổi mới phương pháp và chỉ tiêu đánh giá để phù hợp với nhu cầu xã hội. Góp phần phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của HS, nâng cao kĩ năng hoạt động và năng lực xã hội. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho GV về đổi mới phương pháp dạy học, theo định hương phát triển năng lực HS, trong đó có việc áp dụng Flipped learning trong dạy học hóa học. 2.2. Đối với các trường trung học phổ thông Khuyến khích GV đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 2.3. Đối với giáo viên trung học phổ thông - Cần mạnh dạn đổi mới PPDH theo hướng tăng cường rèn luyện kỹ năng hoạt động sáng tạo, tự học của HS. - Thường xuyên tự bồi dưỡng, trao dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Ứng dụng CNTT trong dạy học cần được chú trọng, khai thác triệt để nhưng không lạm dụng. Trên đây là kết quả nghiên cứu đề tài “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC FLIPPED LEARNING TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG NITƠ - PHOTPHO NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”. Hi vọng rằng đề tài này sẽ góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học, phát triển năng lực tự học của HS ở trường THPT hiện nay. Do thời gian có hạn nên việc triển khai đề tài còn có những hạn chế nhất định, chúng tôi rất mong nhận được các nhận xét, đánh giá và góp ý của các chuyên gia, quý thầy cô và các bạn bè đồng nghiệp để việc áp dụng PPDH Flipped learning trong dạy học ngày càng phổ biến hơn. Xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ngô Ngọc An (2007),Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 11, NXB Giáo dục. [2]. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm Hóa học trung học phổ thông,NXB Giáo dục. [3]. Nguyễn Thế Dũng (2015). Nghiên cứu sử dụng mô hình lớp học đảo ngược: những khó khăn, thách thức và khả năng ứng dụng. Education Sci. 60 (8D), tr85-92. Doi: 10.18173/2354-1075.2015-0258 [4]. ETEP, Việt Nam (2017), Lớp học đảo ngược. [5]. Hoàng Thị Thu Hà (2017), Tổ chức dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào” - Sinh học 10-THPT theo hình thức học tập đảo chiều (Flipped Learning), Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội. [6]. Nguyễn Hoài Nam, Vũ Thái Giang (2017), Mô hình lớp học đảo trình trong bồi dưỡng kỹ năng CNTT cho sinh viên sư phạm, Khoa học dạy nghề số 43 – 44. [7]. Nguyễn Xuân Trường (2007), Bài tập trắc nghiệm hoá học 11, NXB Giáo dục, Hà Nội. [8]. Nguyễn Xuân Trường (2003), Bài tập Hóa học ở trường phổ thông, NXB Sư Phạm. [9]. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên), Lê Mậu Quyền (Chủ biên), Phạm Văn Hoan, Lê Chí Kiên, Hóa học 11, NXB Giáo dục. [10]. Lê Lương Vũ (2017), Vận dụng phương pháp Flipped classroom dạy học các kiến thức chương “Khúc xạ ánh sáng” – Vật lý 11 cơ bản, Khoá luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. [12]. Brame, C., (2013) Flipped the classroom. Center for Teaching.Retrieved from. [13].https://cft.vanderbilt.edu/guides-sub-pages/flipping-the-classroom, 31/5/2018. [14]. Nguyễn Trí Hiển (2015), “Mô hình lớp học Flipped Classroom thay đổi cách tiếp cận giáo dục”, https://www.nguyentrihien.com, 31/5/2018. [15]. Nguyễn Đăng Bắc (2016), “ Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược – Flipped classrom nhằm mục đích bồi dưỡng năng lực người học”, 24/10/2017. [16]. Tô Thụy Diễm Quyên (2015), “Lớp học đảo ngược”,https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/lop-hoc-dao-nguoc-3141727.html, 24/10/2017. PHỤ LỤC 1: ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỚI Họ tên HS:.................. Lớp: ĐỀ KỂM TRA 15 PHÚT – CHƯƠNG 2 MÔN: HOÁ HỌC LỚP 11 - THPT Thời gian: 15 phút (không kể thời gian giao đề) Đề có 02 trang, gồm 10 câu. MÃ ĐỀ: 01 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TL Câu 1. Hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M hóa trị n có khối lượng 14,44g. Chia hỗn hợp A thành 2 phần bằng nhau. Hòa tan hết phần I trong HCl dư thu được 4,256 lit H2. Hòa tan hết phần II trong HNO3 thu được 3,584 lit NO duy nhất. Kim loại M là A. Al. B. Mg. C.Cu. D. Fe. Câu 2. Kim loại Fe bị thụ động bởi dung dịch A. HCl đặc, nguội. B. HCl loãng. C. HNO3 đặc, nguội. D. H2SO4 loãng. Câu 3. Phản ứng hoá học nào sau đây chứng tỏ amoniac là một chất khử mạnh? A. NH3 + H2O D NH4+ + OH-. B. 2NH3 + H2SO4® (NH4)2SO4. C. . D. NH3 + HCl ® NH4Cl. Câu 4. Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Cu? A. HNO3 loãng. B. H2SO4 loãng. C. HCl. D. KOH. Câu 5.Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, biện pháp hiệu quả nhất là người ta nút ống nghiệm bằng A. bông khô. B. bông có tẩm nước vôi. C. bông có tẩm nước. D. bông có tẩm giấm ăn. Câu 6. Cho phương trình phản ứng: aAl +bHNO3cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Tổng các hệ số a, b, c, d, e (số nguyên, tối giản) là A. 11. B. 9. C. 10 D. 8. Câu 7. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VA được biểu diễn tổng quát là A. (n -1)d10 ns2np3. B. ns2np4. C. ns2np5. D. ns2np3. Câu 8. Cho dãy các chất: FeO, Fe2O3, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là A. 6. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 9. Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đầy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây: Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3 ? A. Cách 2 hoặc Cách 3 B. Cách 3 C. Cách 1 D. Cách 2 Câu 10. Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được V lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5 ở đktc). Giá trị của V là A. 3,36 B. 1,12 C. 2,24 D. 5,60 -----------------------------------Hết ----------------------------- (Cho Fe = 56; Cu = 64;Mg = 24; Al = 27; N = 14; O = 16; H = 1) Đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đề1 A C C A B B D D C B PHỤ LỤC 2: MA TRẬN ĐỀ VÀ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - MÔN HÓA HỌC LỚP 11 Nội dung kiến thức Cấp độ tư duy Cộng Biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1. Nitơ. - Nêu được vị trí trong BTH, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ. - Nêu được cấu tạo phân tử, tính chất vật lý, ứng dụng chính, trạng thái tự nhiên, phương pháp điều chế nitơ trong công nghiệp. - Giải thích được vì sao nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao. - Viết các PTHH chứng minh được tính chất hóa học đặc trưng của nitơ là tính oxi hoá - Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của nitơ. - Tính thể tích khí N2 ở đktc trong phản ứng hoá học, tính % thể tích N2 trong hỗn hợp khí. - Giải thích được một số hiện tượng thực tiễn liên quan đến nitơ Số câu / Số điểm 1 1/3 1 1/3 0 0 0 0 2 2/3 2. Amoniac và muối amoni - Nêu được cấu tạo phân tử, tính chất vật lý, ứng dụng chính, cách điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. - Nhận biết được các hiện tượng thí nghiệm liên quan đến amoniac. - Viết PTHH chứng minh được tính chất hóa học của NH3 và muối amoni. - Rút ra nhận xét và giải thích được các hiện tượng thí nghiệm liên quan đến amoniac và muối amoni. - Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hoá học. - Giải thích được một số hiện tượng thực tiễn liên quan đến NH3và muối amoni. Số câu / Số điểm 2 2/3 3 1 1 1/3 0 0 6 2 3. Axit nitric và muối nitrat - Nêu được cấu tạo phân tử, tính chất vật lý, ứng dụng, cách điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. - Nhận biết được các hiện tượng thí nghiệm liên quan đến axit nitric và muối nitrat. - Viết PTHH minh họa tính chất hóa học đặc trưng của HNO3 là một axit mạnh và là chất oxi hoá rất mạnh. - Viết được phương trình phản ứng minh họa tính chất hóa học của muối nitrat. - Rút ra nhận xét và giải thích được các hiện tượng thí nghiệm liên quan đến HNO3. - Cân bằng được pư oxi hoá – khử giữa KL và HNO3. - Dự đoán được pthh nào HNO3 thể hiện tính oxi hoá. - Tính toán được lượng chất trong các bài toán liên quan đến HNO3. - Tính toán được lượng chất trong các bài toán liên quan đến HNO3 và muối nitrat ở mức độ khó. - Giải thích được một số hiện tượng thực tiễn có liên quan đến axit nitric. Số câu / Số điểm 3 1 3 1 4 4/3 5 5/3 15 5 4.Photpho và hợp chất của photpho - Biết cách nhận biết ion PO43-. - Tính toán được lượng chất trong các bài toán liên quan đến phản ứng giữa P2O5 hoặc H3PO4 với dung dịch bazơ. Số câu / Số điểm 1 1/3 0 0 1 1/3 0 0 2 2/3 5. Phân bón hoá học - Biết được cây xanh hấp thụ được phân đạm, lân, kali dưới dạng ion nào?. - Biết được độ dinh dưỡng của phân đạm, lân, kali được đánh giá dựa vào hàm lượng % của chất nào? - Hiểu được vì sao không bón phân đạm cùng lúc với vôi. - Xác định được hàm lượng N trong các loại phân đạm. - Tính toán được độ dinh dưỡng của một số loại phân bón. Số câu / Số điểm 2 2/3 1 1/3 2 2/3 0 0 5 5/3 Tổng số câu Số điểm 9 3 8 8/3 8 8/3 5 5/3 30 10 TRƯỜNG THPT ĐỒNG HỚI Họ tên HS: ................ Lớp: ĐỀ KỂM TRA HỌC 1 TIẾT – CHƯƠNG 2 MÔN: HOÁ HỌC LỚP 11 - THPT Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề có 04 trang, gồm 30 câu. MÃ ĐỀ: 01 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 TL Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 TL Câu 1. Cây xanh đồng hóa nitơ trong đất chủ yếu dưới dạng A. NO và NO2. B. NO3- và NO2-. C. NH3 và NO. D. NO3- và NH4+. Câu 2. Sản phẩm phản ứng nhiệt phân nào dưới đây là không đúng ? A. Cu(NO3)2 CuO + NO2 + O2 .B. Fe(NO3)2Fe2O3 + NO2 + O2. C. NH4NO3N2O + H2O.D. NaNO3Na2O + NO2 + O2 . Câu 3. Cho phương trình hoá học của phản ứng tổng hợp amoniac sau: N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) rH = - 92kJ. Yếu tố không giúp tăng hiệu suất phản ứng là A. lấy amoniac ra khỏi hỗn hợp phản ứng. B. tăng áp suất. C. bổ sung thêm khí nitơ vào hỗn hợp phản ứng. D. tăng nhiệt độ. Câu 4. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3 là liên kết A. ion. B. cộng hóa trị không phân cực. C. cộng hóa trị phân cực. D. hidro. Câu 5. Không nên bón phân đạm cùng lúc với vôi vì A. cây trồng không thể hấp thụ được đạm khi có mặt của vôi. B. trong nước, phân đạm làm kết tủa vôi. C. trong nước, phân đạm phản ứng với vôi tạo khí NH3 làm mất tác dụng của đạm. D. trong nước, phân đạm phản ứng với vôi và tỏa nhiệt làm cây trồng chết vì nóng. Câu 6. Tổng hệ số (nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình hoá học của phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là A. 8. B. 10. C. 11. D. 9. Câu 7. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ? A. NaOH. B. HNO3. C. KNO3. D. NaCl. Câu 8. Khí Nitơ tương đối trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường là do A. nitơ có bán kình nguyên tử nhỏ. B. liên kết trong phân tử N2 là liên kết 3, bền vững. C. phân tử N2 không phân cực. D. nitơ có độ âm điện tương đối lớn. Câu 9. Trong phòng thí nghiệm ba khí X , Y, Z được điều chế và thu vào bình tương ứng với 3 hình vẽ bên. Ba khí X, Y , Z lần lượt là A. Cl2 , N2, NH3. B. H2 , Cl2 , HCl. C. NH3 , Cl2 , N2. D. H2 , Cl2 , NH3. Câu 10. Cho Fe tác dụng với HNO3 đặc, nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là A. NO2. B. N2O. C. N2. D. NO. Câu 11. Hoà tan hoàn toàn 8,4 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 3,36. C. 2,24. D. 6,72. Câu 12. Phân bón hoá học nào sau đây có hàm lượng N cao nhất? A. NH4Cl. B. (NH4)2SO4. C. NH4NO3. D. (NH2)2CO. Câu 13. Hỗn hợp X gồm 3 oxit có số mol bằng nhau: FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 (dư), thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH loãng (dư), thu được 6,42 gam kết tủa nâu đỏ. Giá trị của m là A. 4,80. B. 9,28. C. 2,32. D. 4,64. Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). M là kim loại nào dưới đây? A. Ca. B. Mg. C. Al. D. Zn. Câu 15. Để nhận biết ion PO43- người ta dùng hoá chất nào sau đây? A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch Na2SO4. C. Dung dịch AgNO3. D. Dung dịch NaOH. Câu 16. Tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây không phải của KNO3? A. Bị phân hủy ở nhiệt độ cao. B. Chế tạo thuốc nổ. C. Dùng làm phân bón. D. Không tan trong nước. Câu 17. Nung m gam Fe trong oxi thu được 12 gam hỗn hợp chất rắn X ( gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4). Hoà tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 dư thì thu được 2,24 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 8,96 B. 10,08 C. 11,20 D. 9,82 Câu 18. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của chất nào sau đây? A. P B. H3PO4 C. P2O5 D. PO43- Câu 19. Cho 3,84 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 0,448. B. 0,672. C. 0,560. D. 0,896. Câu 20. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là A. 8. B. 7. C. 6. D. 5. Câu 21. Cho các phản ứng sau: (1) NH4NO3 (2) Cu(NO3)2 (3) NH3 +O2 (4) NH3 + Cl2 (5) NH3 + CuO (6) NH4Cl Các phản ứng không tạo khí N2 là A. (1), (3),(5). B. (2), (3), (6). C. (1), (2), (3), (6) . D. (1),(2), (5), (6) Câu 22. Hòa tan hoàn toàn 42,90 gam Zn trong lượng vừa đủ V ml dung dịch HNO3 10% (d = 1,26 g/ml), sau phản ứng thu được dung dịch A chứa 129,54 gam hai muối tan và 4,032 lít (ở đktc) hỗn hợp 2 khí NO và N2O. Giá trị của V là: A. 840. B. 540. C. 857. D. 1336. Câu 23. Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là A. CO và CH4. B. HCl và NH3. C. SO2 và NO2. D. CO và CO2. Câu 24. Khi cho kim loại Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra một khí không màu, hoá nâu trong không khí. Khí đó là A. NO2. B. NH3. C. N2. D. NO. Câu 25. Để phân biệt 4 dung dịch không màu: (NH4)2SO4, NH4Cl, NaNO3 và Na2SO4 đựng trong các lọ riêng biệt không nhãn, người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây? A. BaCl2. B. AgNO3. C. Ba(OH)2. D. NaOH. Câu 26. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nhỏ dung dịch NH3 từ từ tới dư vào dung dịch CuSO4, thu được kết tủa xanh lam. B. Nhỏ dung dịch NH3 từ từ tới dư vào dung dịch AlCl3, thu được kết tủa trắng keo. C. Dung dịch NH3 làm phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng. D. Nhỏ dung dịch NH3 từ từ tới dư vào dung dịch Fe2(SO4)3, thu được kết tủa màu nâu đỏ. Câu 27. Cho 21,3 gam P2O5 vào 400 ml dung dịch NaOH 1M , thu được dung dịchX. Cô cạn dung dịch X, thu được hỗn hợp gồm các chất là A. NaH2PO4 và Na2HPO4. B. NaH2PO4 và H3PO4. C. Na2HPO4 và Na3PO4. D. Na3PO4 và NaOH. Câu 28. Người ta sản xuất khí nitơ trong công nghiệp bằng cách nào sau đây? A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. Dùng photpho để đốt cháy hết oxi không khí. C. Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng. D. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà. Câu 29. Một loại phân bón supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxiđihidrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân này là A. 42,25%. B. 45,75%. C. 39,76%. D. 48,52%. Câu 30. Kim loại Al không phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. HNO3 đặc nguội. B. H2SO4 đặc nóng. C. HNO3 loãng. D. H2SO4 loãng. -----------------------------------Hết ----------------------------- ( Cho Fe = 56; Cu = 64;Zn =65; Mg = 24; Ca= 40; Al = 27; P = 31; S =32; N =14; O = 16; H = 1) Đề1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 D D D C C B B B C A B D D B C 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 D B C B B C A C D C A A A A A PHỤ LỤC 3. CÁC TIÊU CHÍ VÀ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH Bảng 2.2. Các tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực tự học của HS Thành tố của năng lực tự học Tiêu chí (biểu hiện) Mức độ đánh giá năng lực tự học Mức 1 Chưa đạt (0 –4,5 điểm) Mức 2 Đạt (4,6 – 7,5 điểm) Mức 3 Tốt (7,6 – 10 điểm) Năng lực xác định mục tiêu học tập 1. Xác định nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đạt được Chưa xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đạt được. Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được nhưng chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lí. Xác định đầy đủ và hợp lí nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được. 2. Đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những khía cạnh còn yếu kém. Chưa đặt được mục tiêu học tập cụ thể và chưa khắc phục những khía cạnh còn yếu kém của bản thân. Đặt được mục tiêu học tập cụ thể nhưng chưa chi tiết, đầy đủ, khắc phục được một số khía cạnh còn yếu kém. Đặt mục tiêu học tập cụ thể, rõ ràng, đúng hướng, khắc phục được những khía cạnh còn yếu kém. Năng lực lập kế hoạch vàthựchiện cách học 3. Lập kế hoạch học tập Chưa lập được kế hoạch học tập hoặc lập kế hoạch học tập sơ sài, mang tính đối phó. Lập được kế hoạch học tập nhưng chưa chi tiết và cụ thể. Lập được kế hoạch học tập chi tiết, cụ thể, hợp lí và có tính khả thi cao. 4. Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập. Chưa đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập hoặc đánh giá và điều chỉnh chưa đầy đủ. Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập nhưng chưa hợp lí. Đánh giá chi tiết kế hoạch học tập và có sự điều chỉnh hợp lí, khoa học. 5. Hình thành cách học riêng của bản thân. Chưa hình thành cách học riêng của mình, còn học theo cảm hứng, phong trào. Hình thành được cách học riêng của mình nhưng chưa phù hợp với các môn học khácnhau. Hình thành được cách học riêng của bản thân, phù hợp với đặc thù môn học. 6. Tìm nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau. Chưa tìm nguồn tài liệu cho các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau. Tìm được nguồn tài liệu cho các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau nhưng tài liệu chưa có tính chọn lọc cao. Tìm được nguồn tài liệu có tính chọn lọc cao, phù hợp với mục đích và các nhiệm vụ học tập khác nhau. 7. Sử dụng thư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục phù hợp với từng chủ đề học tập. Chưa biết sử dụng thư viện hoặc sử dụng thư viện nhưng chưa biết lựa chọn các tài liệu và làm thư mục cho chủ đề học tập. Biết sử dụng thư viện, chọn tài liệu và làm thư mục cho chủ đề học tập nhưng chưa rõ ràng và đầyđủ. Biết sử dụng thư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục cho chủ đề học tập một cách khoa học. 8.Ghi chép thông tin đọc được, bổ sung và tự đặt được vấn đề học tập. Chưa biết cách ghi chép thông tin đọc được, bổ sung và tự đặt được vấn đề học tập. Biết cách ghi chép thông tin đọc được, bổ sung và tự đặt được vấn đề học tập nhưng chưa thật phù hợp với chủ đề, chủ điểm. Ghi chép thông tin đọc được rõ ràng, logic, bổ sung và tự đặt được vấn đề học tập một cách khoa học, phù hợp với chủ đề. Năng lực đánh giá và điều chỉnh việc học 9. Tự nhận ra và điều chỉnh quá trình học tập. Chưa nhận ra và điều chỉnh những sai sót trong quá trìnhhọc tập của bản thân. Nhận ra được những sai sót trong quá trình học tập nhưng điều chỉnh chưa phù hợp. Tự nhận ra và điều chỉnh được quá trình học tập một cách hợp lí và có kết quả. 10. Suy ngẫm cách học, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cách học trong tình huống mới. Có suy ngẫm về cách học nhưng chưa rút được kinh nghiệm và điều chỉnh cách học trong tình huống mới hoặc có điều chỉnh nhưng chưa hợp lí, chưa đầy đủ. Suy ngẫm cách học, rút được kinh nghiệm và điều chỉnh cách học trong tình huống mới nhưng chưa phù hợp. Suy ngẫm về cách học, rút được kinh nghiệm và điều chỉnh được cách học phù hợp, hiệu quả với tình huống mới.
File đính kèm:
- skkn_van_dung_tiep_can_phuong_phap_day_hoc_flipped_learning.docx