SKKN Vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930-1945 ở chương trình Ngữ văn Trung học Phổ thông Lớp 11

Thực trạng vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần

VHHTPP 1930 - 1945 ở chương trình Ngữ văn THPT lớp 11

Việc vận dụng thang đo tư duy Bloom trong dạy học vốn đã phổ biến trong

hơn năm thập kỉ qua ở các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và đã khẳng định

được ưu điểm của phương pháp dạy học này - khuyến khích và phát triển các kĩ

năng tư duy bậc cao ở người học. Ở Việt Nam chúng ta hiện nay, nhiều GV đã tích

cực tìm tòi và vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học này, đặc biệt phải kể đến

các GV ở các trường THPT quốc tế, các trường chuyên, trường điểm. Hơn thế, ở

một số ít trường học, thang đo tư duy Bloom còn trở thành tiêu chí đánh giá giờ

dạy của GV (COT), cũng có một số ít các đề tài nghiên cứu, các sáng kiến đề cập

đến khả năng vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học, tiêu biểu như đề tài

“Vận dụng một số dạng câu hỏi theo các thang bậc tư duy của bloom trong dạy học

ngữ văn 8 trung học cơ sở” của tác giả Lê Thị Hạnh. Trong đề tài này, tác giả đã đề

xuất các dạng câu hỏi dựa trên mức độ tư duy cho một số bài dạy đọc hiểu văn bản

Ngữ văn THCS, góp phần khắc phục những hạn chế trong việc đặt câu hỏi của

giáo viên. Một số bài viết có giá trị khác trên các trang mạng giáo dục là những bài

nghiên cứu nhỏ của một số nhà giáo dục, một số giảng viên. Ở đó, các tác giả tập

trung nghiên cứu thang đo tư duy Bloom ở khía cạnh đặt câu hỏi, đặt mục tiêu

hoặc kiểm tra đánh giá năng lực. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy những đề

tài nghiên cứu về thang đo tư duy Bloom trong dạy học môn Ngữ văn THPT nói

chung và dạy học phần VHHTPP 30 - 45 nói riêng. Vì vậy, việc vận dụng thang tư

duy Bloom trong dạy học môn Ngữ Văn vẫn đang ở mức thử nghiệm, tìm tòi và

nghiên cứu. Thực trạng này vừa là cơ hội vừa là thử thách để các nhà giáo dục, các

GV tâm huyết đổi mới giáo dục bắt tay vào việc vận dụng, ứng dụng thang đo tư

duy Bloom trong dạy học môn Ngữ văn. Để thấy rõ hơn thực trạng trên, chúng tôi

tiến hành khảo sát bằng phiếu trả lời trắc nghiệm online trên Google Form và nhận

được kết quả dưới đây (khảo sát ý kiến của 17 GV Ngữ văn trên địa bàn huyện

Quỳnh Lưu và thị Xã Hoàng Mai).

Kết quả khảo sát trên cho thấy thực tế tỉ lệ GV Ngữ văn từng biết và nghiên

cứu phương pháp dạy học theo thang đo tư duy Bloom cao hơn (29,4% đến 35,3%)

so với tỉ lệ GV từng vận dụng và có những thành công (17,6%).

Mặt khác, phần VHHTPP 30 - 45 được xem là một phần nội dung kiến thức

trọng tâm của chương trình Ngữ văn lớp 11 kì 1. Có rất nhiều công trình nghiên

cứu công phu và chất lượng về phần văn học này. Tuy nhiên, các công trình nghiên

cứu chủ yếu đều tập trung vào nội dung kiến thức (Giá trị hiện thực, giá trị nhân

đạo, đề tài người nông dân ). Các công trình nghiên cứu về đổi mới phương pháp

dạy học ở phần văn học này chưa thật dày dặn. Tiêu biểu là luận văn thạc sĩ của tác

giả Đỗ Thanh Hòa nghiên cứu về “Phương pháp giảng dạy TP VHHTPP 30 - 45 ở

trường THPT” (năm 2011) cũng chỉ nêu ra được một số phương pháp dạy học phổ

biến: Phương pháp đọc tác phẩm, phương pháp diễn giảng, phương pháp trực

quan, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại. Khi dạy - học phần

VHHTPP 30 - 45, hầu hết GV đều rơi vào tình trạng lúng túng xử lí khối kiến thức

phong phú và thú vị này với khả năng giảng dạy trong khoảng thời gian ngắn ngủi

và đối tượng HS khác nhau. Sau nhiều tiết thao giảng đã có nhiều kinh nghiệm

được đúc rút để khắc phục khó khăn này. Song vẫn cần một sự đổi mới căn bản về

phương pháp dạy học và những định hướng cụ thể, khoa học cho việc dạy và học

phần văn học này có hiệu quả hơn.

pdf70 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930-1945 ở chương trình Ngữ văn Trung học Phổ thông Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 40,0 18 45,0 4 10 
Từ kết quả thu được từ bài kiểm tra về điểm số và xếp loại của hai lớp thực 
nghiệm và đối chứng, chúng tôi đưa ra những đánh giá như sau: 
- Mức độ hiểu bài của HS thực nghiệm cao hơn HS đối chứng. Điều này 
chứng minh cho việc áp dạy học theo định hướng tích hợp bước đầu đã đạt được 
những kết quả tốt. 
- GV ở các lớp đối chứng có PPDH tích cực cho HS hoạt động nhóm, tranh 
luận nhưng chưa tạo được hứng thu cho HS. 
- GV ở các lớp thực nghiệm có sự đầu tư giáo án, nghiên cứu công phu bài 
dạy theo hướng đưa ra những định hướng dạy học tích hợp. Xây dựng được không 
khí học tập sôi nổi, nhiều tình huống có vấn đề, trao quyền chủ động khám phá cho 
HS nên phần lớn HS đã tham gia nhiệt tình, tích cực vào bài học. 
Như vậy, giải pháp đưa ra đã được kiểm chứng cụ thể trên đối tượng người 
dạy và người học. Kết quả thu được là cơ sở để chúng ta áp dụng đề tài nghiên cứu 
vào thực tiễn dạy học văn học dân gian ở trường THPT. 
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
I. Đóng góp của đề tài 
1. Tính mới 
 48 
Dạy - học theo các cấp độ thang tư duy Bloom đã và đang dần dần được vận 
dụng trong dạy - học ở tất cả các môn, tất cả các cấp học, trong đó có môn Ngữ 
Văn THPT. Tuy nhiên, vận dụng cụ thể và hiệu quả vào từng tiết dạy, từng bài học 
và từng chuyên đề trong chương trình Ngữ văn, THPT vẫn chưa có nhiều tìm tòi, 
nghiên cứu và đóng góp. Vì thế đề tài này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi, thực 
nghiệm của cá nhân tác giả trong năm học 2020 - 2021. Đề tài này chưa từng có ai 
công bố từ trước đến nay và có ý nghĩa lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy 
học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực người học, nhằm đáp ứng yêu 
cầu đổi mới giáo dục phổ thông, phù hợp với đặc trưng môn học và nâng cao hiệu 
quả dạy học. 
Trên cơ sở khảo sát, thực nghiệm tôi đã đề xuất được các phạm vi và mức độ 
vận dụng thang đo tư duy Bloom vào việc dạy - học phần VHHTPP 30 - 45 và 
thực nghiệm thành công ở các bài học: Tác giả Nam Cao và TP Chí Phèo trong 
chương trình Ngữ văn lớp 11 THPT góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ văn 
trong nhà trường hiện nay. 
2. Tính khoa học 
Sáng kiến kinh nghiệm được tác giả trình bày bằng một hệ thống các phần, 
mục rõ ràng, logic. Cở sở của đề tài được nhìn nhận ở cả hai mặt: Cơ sở lí luận và 
cơ sở thực tiễn, từ đó tôi đề xuất những hướng vận dụng thang đo tư duy Bloom 
cụ thể. Tôi sử dụng một cách chính xác các thuật ngữ khoa học, các ngữ liệu dạy 
học trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11. Để sáng kiến có tính chính 
xác cao, Tôi còn kết hợp lập các bảng, biểu thống kê, minh họa cho hệ thống lập 
luận. Những phương pháp và định hướng của sáng kiến phù hợp với lí luận dạy 
học nói chung và lí luận dạy Ngữ văn nói riêng. 
3. Tính hịệu quả 
Trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, Tôi và các đồng nghiệp (gọi 
chung là chúng tôi) có sự đối chứng giữa các lớp học, giữa các trường học trên 
cùng một địa bàn và ghi nhận hiệu quả của giáo án dạy học mà chúng tôi đề xuất 
đem đến tinh thần tích cực, chủ động và sáng tạo hơn cho HS. Từ chỗ ít phát biểu 
trong giờ học, ngại giao tiếp, ngại học văn, HS tích cực hơn trong giờ học, xung 
phong trình bày kết quả, thậm chí bổ sung bài làm của nhóm khác. Đặc biệt, HS 
thành thạo các kĩ năng học tập thế kỉ 21 như: Thu thập và xử lý thông tin, làm việc 
nhóm, thuyết trình Những bài kiểm tra đạt chất lượng cao hơn. 
Sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở phần VHHTPP 30 - 
45 trong chương trình Ngữ văn lớp 11 THPT và tạo ra một cái nhìn tổng quan về 
định hướng dạy học hiện đại nhằm đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tối đa 
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, phát triển được nhiều năng lực 
chung và chuyên biệt. 
II. Khả năng mở rộng của đề tài 
1. Đối với môn Ngữ văn 
 49 
Vận dụng thang đo tư duy Bloom trong dạy - học nói chung và dạy học môn 
Ngữ văn nói riêng là xu hướng đổi mới trong dạy học trong nước và các nền giáo 
dục tiên tiến trên thế giới. Những hướng vận dụng thang đo tư duy Bloom mà tác 
giả đã trình bày ở trên có thể mở rộng phạm vi áp dụng cho dạy - học toàn bộ 
chương trình Ngữ văn THPT. Từ phạm vi nghiên cứu dạy phần VHHTPP 30 - 45 
trong chương trình Ngữ văn 11, THPT đến các phần Văn học dân gian, Văn học 
trung đại, Văn học lãng mạng, Văn học kháng chiến, Văn học sau 1975 và các TP 
văn học nước ngoài. Ở mỗi phần có thể vận dụng ở các mức độ: Đặt mục tiêu bài 
học, đặt hệ thống câu hỏi hoặc đặt yêu cầu cho dự án dạy - học và tùy theo đặc 
trưng mỗi giai đoạn, mỗi thể loại văn học. 
2. Đối với các trường THPT 
Đối tượng dạy - học thực nghiệm của sáng kiến là các trường THPT trên địa 
bàn huyện Quỳnh Lưu. Về chất lượng đội ngũ GV và trình độ HS đạt mức chung 
với GV và HS trên toàn tỉnh Nghệ An và cả nước. Chính vì thế, sáng kiến có khả 
năng áp dụng cho tất cả các trường THPT. 
III. Kiến nghị 
1. Đối với Trường THPT Nguyễn Đức Mậu: Tiếp tục tạo mọi điều kiện để 
các GV thực hiện các chuyên đề, các dự án dạy học có hiệu quả, có tính thực tiễn, 
tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để GV có điều kiện áp dụng những đổi 
mới của mình trong dạy học. 
2. Đối với Tổ Ngữ văn: Tiếp tục góp ý để tác giả sáng kiến bổ sung và hoàn 
thiện những kinh nghiệm, những đề xuất cho công trình nghiên cứu của mình. 
Để viết sáng kiến này, tôi đã cố gắng tìm tòi, trăn trở, thực nghiệm trong 
nhiều năm học qua, nhất là năm học 2020 - 2021, với mong muốn góp thêm những 
cách làm mới để nâng cao chất lượng bộ môn. Do kinh ngiệm còn hạn chế, chắc 
chắn đề tài vẫn còn rất nhiều thiếu sót. Tôi rất hi vọng sẽ nhận được những chia sẻ, 
những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn đề 
tài này. 
Xin trân trọng cảm ơn! 
Quỳnh Lưu, tháng 03 năm 2021 
Người thực hiện 
Mai Thị Nga 
 50 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, 
đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực HS môn Ngữ văn 
cấp trung học phổ thông. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Đổi mới kiểm tra, 
đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông. 
3. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên) (2018), Dạy - học phát triển năng lực môn 
Ngữ văn THPT, Nxb ĐHSP. 
4. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
5. Nguyễn Thanh Hùng (2007), PPDH Ngữ văn trung học phổ thông - 
những vấn đề cập nhật, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
6. Nguyễn Viết Chữ (2009), PPDH TPvăn chương trong nhà trường, Nxb 
Giáo dục. 
7. Phan Trọng Luận (chủ biên), (2004), PPDH văn, Tập một, Nxb ĐH Sư 
phạm. 
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn 
Ngữ văn. Hà Nội 
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Infographic Tìm hiểu Chương trình 
môn Ngữ văn. Hà Nội. 
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - 
Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 
26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Tài liệu bồi dưỡng GVphổ thông đại 
trà, Mooodun 2- Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất 
năng lực HS trung học phổ thông môn Ngữ văn, TP Hồ chí Minh. 
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH về 
hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, 
đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung 
tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. Hà Nội. 
13. Nguyễn Thị Quốc Minh (2019), Xây dựng hệ thống câu hỏi theo thang 
nhận thức của Bloom nhằm phát triển tư duy trong dạy học TPvăn chương cho HS 
trung học cơ sở, Tạp chí khoa học đại học Văn, tập 6. 
14. Phạm Ngọc Hiền (2018), Mục tiêu của việc dạy học môn Ngữ văn thời 
kì đổi mới. (nguồn https://phebinhvanhoc.com.vn/muc-tieu-cua-viec-day-hoc-ngu-
van-trong-thoi-ky-moi/) 
15. Phan Trọng Luận (chủ biên), 2008, Thiết kế bài học Ngữ văn 11, tập 1, 
NXB Giáo dục. 
16. Đỗ Ngọc Miên. (2012). Chiến lược dạy học của giáo viên nhằm phát 
triển tư duy cho học sinh phổ thông. Tạp chí giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 
281 (kì 1-3/2012). 
PHỤ LỤC 
A. CÁC BẢNG KHẢO SÁT TRÊN GOOGLE FORM 
BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG 
THANG ĐO TƯ DUY BLOOM TRONG DẠY HỌC VHHTPP 1930 - 1945 NGỮ 
VĂN 11 THPT 
Giới thiệu: Kính gửi quý thầy/cô giáo đang giảng dạy môn Ngữ văn trên 
địa bàn Quỳnh Lưu - Hoàng Mai! Chúng tôi đang thực hiện đề tài sáng kiện về 
Vận dụng thang tư duy Bloom trong dạy học phần VHHTPP 1930 - 1945 ở 
chương trình Ngữ văn THPT lớp 11. Để có những đánh giá khách quan và chính 
xác về đề tài của mình, chúng tôi gửi tới thầy/cô bản khảo sát gồm 03 câu hỏi 
dưới đây. Chúng tôi rất mong thầy/cô chọn chính xác đáp án của mình. Cảm ơn 
quý thầy cô! 
Câu 1: Mức độ tiếp nhận lí luận dạy học theo thang đo tư duy Bloom của 
thầy cô là 
a. Đã từng nghe qua/ đọc qua 
b. Đã từng nghiên cứu/ đã từng được tập huấn 
c. Đã từng vận dụng trong dạy học môn Ngữ Văn 
d. Đã vận dụng và có những thành công nhất định 
Câu 2: Có khả năng vận dụng thang đo tư duy Bloom trong dạy học 
VHHTPP 30 - 45 không (dành cho gv có đáp án b, c, d ở câu 1) 
a. Có khả năng cao 
b. Có khả năng 
c. Bình thường 
d. Không 
Câu 3: Mức độ quan tâm của thầy/ cô về khả năng vận dụng thang đo tư 
duy Bloom trong dạy học môn Ngữ Văn THPT là 
a. Rất quan tâm 
b. Quan tâm 
c. Bình thường 
d. Không 
LINK KHẢO SÁT: 
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScLs_TceeHO_zB-
r50HqWmzRICZRt1cDb5rrJz24vLBTAunPQ/viewform 
B. MỘT SỐ SÁNG TÁC CỦA HS TỪ BÀI TẬP VẬN DỤNG 
(Chuyển thể một đoạn văn trong TP Chí Phèo thành một vở kịch ngắn) 
Kịch bản 1: NGÀY ĐẦU RA TÙ CỦA CHÍ 
Thực hiện: Nhóm 2 - lớp 11A1 
Chí Phèo: (Hắn ngước mắt lên nhìn trời, đôi mắt láo liên, bầu trời vẫn cứ 
xanh, mây vẫn cứ trôi lững lờ) Mày cười tao đấy à? Mày thì đẹp, mày thì cao lắm? 
(Hahaaaa, hắn cười). Mẹ kiếp, tao chửi cha cái cuộc đời chó đẻ này? Tiên sư mẹ 
chúng mày, cút hết cho ông. Cút... cút hết... (tay vẫn cầm chai rượu, đưa lên nốc 
vài hớp). 
Người làng Vũ Đại: 
Phụ 1: Ôi dào, hắn chửi trời, mà trời có của riêng ai đâu, mặc xác hắn. 
Phụ 2: Nó chửi trời, chửi đời có hề hấn gì mình, chắc nó trừ mình ra đó. Mà 
hơi đâu quan tâm đến thằng nát rượu ấy! 
Chí Phèo: Mẹ cha nó, mẹ cha cả cái làng Vũ Đại, phí rượu của ông đây. Mẹ 
cha đứa nào không chửi nhau nhau với tao. Mẹ cha, cả ổ bọn chúng mày. Thế là 
phí mất năm hào rượu của ông đây. Mẹ cha cái con bán rượu đểu, uống mãi mà 
vẫn tỉnh. Mẹ cha nhà chúng bay. Ra đây mà chửi nhau với ông. Tiên sư cha chúng 
mày. 
Phụ 2: Thôi ra điều làm gì với cái thằng điên ấy. Tốt nhất là để nó chửi chán 
rồi cũng yên thôi. 
Phụ 1: Mụ nói phải đấy! 
Chí Phèo: Con mẹ chúng mày, cái đứa chết dẫm nào đã đẻ ra ông đây? Ai 
đã đẻ ra tao? Để tao phải khổ thế này? Cái thằng Chí Phèo như tao? Đẻ ra cái thân 
khốn nạn này? Để tao phải nhục thế này, để tao sống như một con chó thế này. Mẹ 
cha chúng mày... (Hắn nghiến răng nghiến lợi, mà nói. Đáp lại hắn chỉ là tiếng chó 
sủa, chỉ có mấy con chó ra điều với hắn, không một ai nói gì cả) 
Chí Phèo: Câm mồm vào, mấy con chó ghẻ này. Ai cho chúng mày sủa. Á 
à, hay lại muốn vào nồi làm đồ nhắm của ông đây? (Chó vẫn cứ sủa)... 
Phụ 1: Đứng chửi nhau với mấy con chó dại, đúng là thằng điên! Cái thứ 
nát rượu chứ có được tích sự gì cho đời kia chứ! 
Phụ 2: Ơ thế bố mẹ hắn là ai đó hở? Sao không thấy bao giờ. Mà con cái thế 
này không biết có dám vác mặt ra làng không đó hử! 
Phụ 1: Cái thằng ấy làm gì có cha mẹ, cái thứ côi cút, nứt từ cục đá ra ấy 
mà. Lớn lên nhờ tay người làng chúng ta cả, mà bây giờ lại ra thế ấy! 
Phụ khác: Cả thân hắn còn không biết thì còn ai biết được nữa cơ chứ. Cái 
thứ mồ côi còn không biết thân! Đấy, nhìn kìa, trông có giống người đâu cơ chứ... 
(Tiếng chó cứ sủa, Chí Phèo cứ chửi, người trong làng thì vẫn thì thầm to nhỏ với 
nhau nhưng chẳng ai ra lời với hắn cả... Không biết hắn chửi ai tiếp nữa đây, tay cứ 
xách chai rượu, vừa đi, vừa uống, vừa chửi) 
Chí Phèo: Sao tao lại khổ thế này? Á à, tại cái thằng Lí Kiến, nó cậy quyền 
cậy thế nó bỏ tù ông đây, nó ghen với ông, nó bỏ tù ông, nó làm ông khổ thế này. 
Mẹ cha nó, thằng Lí Kiến (Hắn xách chai rượu đến nhà Lí Kiến, giờ đã là Bá 
Kiến. Hắn đến trước cửa nhà Bá Kiến). 
Chí Phèo: Tiên sư nhà cái thằng Bá Kiến. Tiên sư cả ổ chúng mày. Mày... 
mày ghen với ông đây, mày bắt ông đây ở tù. Tao về rồi đây, tao đào cả mả tổ nhà 
chúng mày. Cậy quyền cậy thế bỏ tù ông đây. Mày ra đây cho ông, mày có dám bắt 
ông đi tù nữa không,... 
Tại nhà Bá Kiến 
Bà cả: Nó là cái thằng nào thế kia, gan cũng to bằng trời rồi đấy. Ông Bá 
nhà mình cũng khét tiếng trong hàng huyện, là bá hộ tiên chỉ làng Vũ Đại, cái 
thằng nào mà láo thế kia? 
Bà Hai: Phải đấy, thật là không biết trời cao đất dày (Bốn bà nhà Bá Kiến 
kéo nhau nhau ra xem, thấy điệu bộ của Chí, ai cũng giảm đi nửa phần ngoa ngoắt, 
rồi bà cả đùn bà hai, bà hai đùn bà ba, bà ba lại đùn bà tư). 
Bà ba: Thôi chị cả ạ, đóng cho chặt cổng rồi mặc thây cha nó, nó chửi rồi 
cũng im thôi. 
Bà Tư: Phải đấy, phải đấy, cái thằng ấy nó liều lĩnh quá. (Chỉ có 3 con chó 
dữ, với một thằng say rượu. Cả làng Vũ Đại yên ắng là thế cũng ầm ỹ cả lên) 
Hàng xóm 1: Vui đáo để các ông các bà ạ, từ xưa đến nay chỉ thấy bà cả, bà 
hai, bà ba, bà tư nhà cụ Bá chửi người ta, bây giờ mới được nghe người ta chửi lại 
cả nhà cụ Bá. 
Hàng xóm 2: Phen này cha con nhà thằng Bá kiến đố dám vác mặt đi đâu 
nữa đấy! 
Hàng xóm 3:Phúc đời nhà nó, ông Lý với ông Bá không có ở nhà. Không 
thì. (Lí Cường về) 
Lý Cường: Thằng nào đây? Thằng nào chửi nhà ông? (Tiếng tát bịch 
bịch đấm nhau. Choang 1 tiếng, cái chai trong tay Chí vỡ ra, rạch vào mặt) 
Chí Phèo: Ối làng nước ôi, cha con nhà thằng Bá kiến nó muốn giết tôi, nó 
muốn đâm chết tôi, ối làng nước ôi! 
Mấy bà nhà cụ Bá: May quá cậu Lý về rồi, cái thứ không biết trời cao đất 
dày, đấy đấy, cậu Lý đánh cho nó biết nhà cụ Bá mình không dễ động(mỗi người 1 
câu góp thêm chuyện. Lý cường ra mặt tự đắc. Mọi người đều tản ra để giữa 1 lối 
đi, có chuyện gì đó nhỉ? Hóa ra là cụ bá đã về) 
Cụ Bá: Có chuyện gì mà ồn áo thế? Cái gì mà đông vui thế kia hả? (Cụ Bá 
nhìn qua, đã thấu hết năm sáu phần câu chuyện. Trong lòng đã âm thầm tính toán 
nên xử lú cái thằng đầu bò này thế nào rồi. ) 
Cụ Bá: Các bà vào nhà đi, đàn bà chỉ có nhiều chuyện, thêm lôi thôi rách 
việc. Nhanh lên còn đứng đó góp thêm chuyện vui đó phỏng? Còn các ông các bà 
nữa, cũng về đi thôi, có gì mà xúm lại thế này? (Cụ Bá đến gần, khẽ lay và gọi Chí 
dậy. Chí vẫn dửng dưng, nằm thin thít, rên lên mấy câu) 
Chí Phèo: Tao chỉ liều chết với bố con nhà chúng mày, tao mà chết cũng có 
thằng phải sạt nghiệp, có đứa phải khốn đấy chứ cụ Bá nhỉ? 
Bá Kiến (Cụ Bá cười, tiếng cười giòn giã): Cái anh này nói mới hay! Có ai 
làm gì nhà anh đâu mà anh phải chết? Sao nói chết là chết như thế được! Mà a Chí 
có phải con ngóe đâu? Hay lại say rồi đó hở? (Đổi giọng thân mật hơn, ngọt nhạt 
mà rằng) A Chí về từ hồi nào? Sao lại không ghé nhà tôi chơi? Đi, ta vào nhà uống 
nước nói chuyện, ai lại ngồi giữa làng giữa chợ thế kia! (Thấy Chí vẫn chưa đánh 
động gì, cụ Bá tiếp lời ). Nào anh Chí, đứng dậy, vào nhà uống nước đã. Có cái gì 
ta nói chuyện tử tế với nhau. Cần gì mà phải thanh động cả làng đến xem. Người 
ngoài biết được, họ lại điều ra tiếng vào, lại đâm mang tiếng cả ra. (Cụ Bá xốc Chí 
dậy, vừa phàn nàn) Khổ quá! Giá có tôi ở nhà thì mọi chuyện đâu đến nông nỗi 
này. Chỉ tại cái thằng Lí Cường làm việc hấp tấp. Người lớn với nhau cả, chỉ cần 1 
câu chuyện là xong thôi. Ai chứ anh với nó còn có họ nữa đây. (Biết Chí đã xuôi 
xuôi, Bá kiến lại cười nhẹ một cái, nháy mắt với thằng con của mình) 
Cụ Bá: Lý cường đâu rồi, còn đứng đực mặt ra đấy làm gì. Tội mày đáng 
chết!Còn không mau bảo người đun nước làm gà, tiếp đãi a Chí, mau lên! 
(Cụ Bá đứng phắt dậy gọi thêm vài tiếng, Chí cũng chịu đi, hắn giả vờ khập khiễng 
cái chân như người bị què. Lúc này rượu đã nhạt bớt rồi, Chí không còn hăng hái 
như lúc đầu nữa. Cộng với sự ngọt ngào của cụ Bá làm Chí như mềm nhũn). 
Chí Phèo: (Những suy nghĩ của Chí) Cái người như cụ Bá cũng có lúc cư 
xử nhũn nhặn với mình. Một đứa không có vây cánh, không có họ hàng thân thích, 
anh em cũng không như mìnhh cũng được cụ Bá mời vào uống nước(Hắn thầm vui 
trong lòng. Miên man một lúc hắn lại nghĩ) Nó kêu mình vào nhà vơ cho mình cái 
tội trộm đồ cắp của nhà nó cũng không chừng? Hay là không vào nữa (Nội tâm Chí 
Phèo đấu tranh)Rồi hắn cũng vào, còn cái gì để mất đâu cơ chứ, đi tù á, Chí ăn 
cơm tù cũng thành quen rồi, còn gì để sợ nựa. (Vào đến nhà, mới thấy Bá Kiến 
đúng là có ý mời hắn thât, chẳng vu vạ gì cho cam. Vừa giết gà mua rượu cho hắn 
uống, xong còn cho thêm bạc để mua thuốc. Tối muộn, Chí Phèo mới ra về, hắn 
vừa đi vừa cười) 
Chí Phèo: Ôi dào, tiền này thì để uống rượu. Còn thuốc thì nhai vài ba cái lá 
là xong. (Hahaa, cười giòn) Tự nhiên lại có tiền đi uống rượu, dăm ba cái vết rạch 
lại có tiền rồi (Hahaaa) (Chí Phèo cười, nụ cười quái dị, lẳng lặng đi về phía 
xa, cũng không biết hắn đi đâu. Hắn làm gì có nhà mà về, bóng đêm cứ trùm lấy 
thân hắn, cái thân hình nửa người nửa ngợm ấy. Rồi khuất dần trong đêm tối mịt 
mờ) 
. Hết . 
Kịch bản 2: HẠNH PHÚC 
Thực hiện: Nhóm 3 - 11A2 
Kịch bản Chí Phèo: HẠNH PHÚC 
Thực hiện: Nhóm 3 - Thị Nở - Chí Phèo 
(Chí Phèo tỉnh dậy, ngơ ngác nhìn xung quanh. Hắn ngạc nhiên với bao câu 
hỏi trong đầu. Thị Nở bước vào, Chí Phèo vươn vai, ngáp mệt mỏi. Thị ngồi xuống 
đất và lấy bát cháo trong rá cho Chí) 
Thị Nở (TN): Chí. Chí ăn đi. 
Chí Phèo (CP): Mày. Mày cho tao à? 
(Thị Nở gấp gáp đưa cháo) - Mau ăn đi! Mỏi tay quá đây này. 
(Chí Phèo cầm bát cháo ăn) 
Thị Nở: Cháo nóng đấy, ăn từ từ thôi kẻo bỏng (Thị Nở nhìn Chí Phèo cười 
nhe răng, tỏ vẻ thích thú, vui vẻ) 
Chí Phèo: Cháo ngon quá ngon thật đấy! (hắn húp lấy húp để) 
Thị Nở: Ăn đi, ăn nóng cho ra mồ hôi, ra mồ hổi là đỡ ngay ấy mà (vô thức 
đưa tay áo thấm những giọt mồ hôi trên trán Chí Phèo) 
(Chí Phèo quay sang nhìn Thị Nở, miệng vẫn còn dính cháo. Hai người nhìn 
nhau cười) 
Chí Phèo: Giá mà cứ thế này mãi thì thích nhỉ! 
(Thị Nở ngại ngùng cúi đầu xuống) 
Chí Phèo: Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui Mà này, đằng ấy 
có nhớ gì đêm qua không? 
(Thị Nở giật mình, e thẹn đánh nhẹ vai Chí Phèo) 
Thị Nở: Gớm, sao mà có thứ người đâu mà lì quá thể! Người ta ngồi đấy mà 
dám xán lăn vào. Nỡm ạ mà đêm qua sao liều thế, nhỡ trúng gió là chết toi đấy! 
(cười thẹn) 
Chí Phèo: (cười to): Chứ cứ để thế thì ế nhăn ra đấy. 
(Thị Nở ngừng lại, tỏ vẻ đang suy nghĩ điều gì) 
Chí Phèo: sao vậy Nở? 
Thị Nở: Thế thôi, Nở về nhá, không bà cô mắng chết. 
Chí Phèo: Chốc nữa Nở lại ra đây với tớ nữa nhá (cười) 
(Thị quay sang lườm hắn. Hắn thích chí cười khanh khách, hắn sấn lấy véo 
má Thị một cái, Thị đẩy hắn ra, Thị thẹn thùng chạy nhanh ra khỏi cái miếu Chí 
nhìn theo với một niềm vui và “tình yêu” dường như đang nảy nở trong hắn) 
. Hết . 
C. MỘT SỐ TRANH VẼ CỦA HS TỪ BÀI TẬP VẬN DỤNG 
(Vẽ hoặc thiết kế Facebook giới thiệu về nhà văn Nam Cao hoặc Vẽ tranh 
minh họa cho một chi tiết trong TP Chí Phèo mà em thích. (làm sản phẩm)) 
1. Vẽ và thuyết trình về nhà văn Nam Cao 
2. Vẽ về một chi tiết/ nhân vật trong tác phẩm Chí Phèo 
(Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt.) 
Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ 
D. MỘT SỐ VIDEO VÀ TRANG FACEBOOK CỦA HS TỪ BÀI TẬP VẬN 
DỤNG VÀ DỰ ÁN VĂN HÓA ĐỌC 
Địa chỉ: https://www.facebook.com/huutri.tran.501598 
Phim ngắn Chí Phèo 
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=rue2FFSZGU4 
Thực hiện: Nhóm 1 – lớp 11A1 
 (Cuộc trò chuyện giữa Chí Phèo và ông Giáo làng Vũ Đại ) 
(Chí Phèo dọa đốt quán bà bán rượu đầu làng vì không cho mua chịu) 
(Thấy điệu bộ hung hăng của hắn, bà cả đùn bà hai, bà hai thúc bà ba, bà ba 
gọi bà tư,.) 
(Chí Phèo bị lí Kiến ghen, đẩy vào tù ) 

File đính kèm:

  • pdfskkn_van_dung_thang_tu_duy_bloom_trong_day_hoc_phan_vhhtpp_1.pdf
Sáng Kiến Liên Quan