SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong dạy học Bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom đạn và thiên tai

Dạy học định hướng phát triển năng lực

Dạy học định hướng phát triển năng lực hiện nay đang là xu thế giáo dục

quốc tế. Đối với phần lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng_An ninh, do đặc thù

riêng của bộ môn, dạy học phát triển năng lực đóng vai trò chính trong việc giúp

học sinh ghi nhớ, tái tạo bức tranh quá khứ và nhận thức được bản chất của sự

kiện, hiện tượng, đồng thời hình thành cho học sinh những phương pháp và những

kỹ năng cơ bản nhất để giải quyết tình huống thực tế

Dạy học định hướng phát triển năng lực là cách dạy học có khả năng khơi

gợi hứng thú cho học sinh. Giáo viên quốc phòng muốn hướng dẫn dẫn học sinh

tìm hiểu, nắm bắt kiến thức trước hết họ phải biết tạo ra hứng thú môn học.

K.Henvêtuyt từng nói: “có việc gì ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng

thú”. Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức thông qua chuỗi các

nhiệm vụ, bài tập mà giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện. Phương pháp dạy học

theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt

động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình

huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt

động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ

GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã

hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học

chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực

giải quyết các vấn đề phức hợp.

Dạy học định hướng phát triển năng lực muốn thực hiện hiệu quả cần kết

hợp đồng bộ với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. “Tính

tích cực của học sinh trong học tập là hiện tượng sư phạm biểu hiện cố gắng cao

về nhiều mặt trong hoạt động học tập của trẻ em”. Trong quá trình học, người học

sẽ tập trung cao độ, chủ động tìm tòi khám phá kiến thức để giải quyết những vấn

đề phù hợp với khả năng; người dạy sẽ linh hoạt, mềm dẻo, tạo cơ hội để người

học có thể tham gia và làm chủ kiến thức. Người học trở thành trung tâm người

dạy chỉ đóng vai trò định hướng, tổ chức quá trình nhận thức.

6Dạy học phát triển năng lực gồm có những đặc trưng sau:

- Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh, theo đó giáo viên không

cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các

hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng

sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn,.

- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, chú trọng rèn luyện cho

HS những tri thức phương pháp để họ biết cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu

học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và

phát hiện kiến thức mới,. rèn luyện cho HS các thao tác tư duy như phân tích,

tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen. để dần hình thành

và phát triển tiềm năng sáng tạo của họ.

- Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác. Tăng cường phối

hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho HS

nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Qua đó, lớp học trở thành

môi trường giao tiếp thầy – trò và trò – trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh

nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.

pdf37 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh trong dạy học Bài 5: Thường thức phòng tránh một số loại bom đạn và thiên tai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
a. Giáo viên: Phiếu học tập, máy tính, tài liệu liên quan đến bài giảng
b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị đạo cụ, tư liệu phục vụ hoạt động thảo luận 
nhóm
HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ HỌC TẬP
Thời gian: 5 phút
1. Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú cho học sinh, thu hút học sinh sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ
học tập của mình, đồng thời xác định nhiệm vụ học tập và kiến thức cần tiếp cận
của mình trong tiết này
Giúp học sinh xác định được vấn đề trong bài học là tìm hiểu đặc điểm, tác
hại của một số loại hình thiên tai và hình thành một số biện pháp phòng tránh
thông thường, xác định được tầm trọng của công tác phòng, chống và giảm nhẹ
thiên tai
2. Nội dung: 
- Học sinh quan sát một số hình ảnh trên máy chiếu và thảo luận trả lời một số
vấn đề sau:
+ Nhận diện nội dung của các hình ảnh là đang đề cập tới vấn đề gì, và sự
việc xảy ra ở địa điểm nào ?
+ Qua các hình ảnh trên em có suy nghĩ gì về thiên tai ở Việt Nam ?
3. Sản phẩm
- Hình ảnh thứ nhất là hiện trường của 22 cán bộ chiến sỹ đoàn kinh tế quốc
phòng 337 bị vùi lấp ở Quảng Trị do sạt lở đất
- Hình ảnh thứ hai là người lính trẻ Nguyễn Anh Duy sinh năm 2000 ở Hưng
Tây, Hưng Nguyên, bị hi sinh do thiên tai (sạt lở đất)
- Hình ảnh thứ 3 là hình ảnh người dân Hà Tĩnh bị lũ lụt vào tháng 10 năm 2020
- Hình ảnh thứ tư là tinh thần tương thân, tương ái của người dân cả nước
hướng về miền trung
22
- Việt Nam là một trong các quốc gia trên thế giới luôn phải chịu thiệt hại lớn
do thiên tai gây ra, Thiên tai ở Việt Nam đa dạng về các loại và tính khốc liệt, mức
độ nguy hiểm cao.
4. Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên trình chiếu 4 hình ảnh về đề cập tới các sự kiện liên thiên tai ở
miền trung vào tháng 10 năm 2020
- Yêu cầu học sinh quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn
- Giáo viên theo dỏi, hổ trợ, đánh giá kết quả sản phẩm của học sinh, 
- Dẫn dắt học sinh tìm hiểu kiến thức mới gồm các phần:
+ Các loại hình thiên tai chủ yếu ở Việt Nam
+ Tác Hại của Thiên Tai
+ Một số biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Thời gian: 32 phút
Hoạt động 2.1: Các loại hình thiên tai chủ yếu ở Việt Nam ( 8 phút )
1. Mục tiêu:
- Hiểu được đặc điểm và nhận diện được một số loại hình thiên tai chủ yếu ở
Việt Nam 
2. Nội dung:
- Học sinh đọc nội dung mục 1 nhỏ của phần II từ trang 69-70 trong SGK, trao
đổi nhóm và tham gia giải trò chơi ô chữ bí mật (dựa vào các câu gợi ý để mở từ
khóa trong ô chữ )
- Ô chữ bí mật có 6 hàng ngang và một từ khóa đặc biệt, tương ứng với 7 từ
khóa học sinh cần phải tìm
+ Gợi ý của hàng ngang 1: Là loại hình thiên tai đứng thứ 3 gây ra hậu quả
thiếu nước và sa mạc hóa
+ Gợi ý hàng ngang thứ 2: là hiện tượng nước biển xâm nhập vào đất liền qua
các con sông
+ Gợi ý hàng ngang thứ 3: Mưa lớn kéo dài, ít gây tổn thất về người, nhưng
thiệt hại lớn về sản xuất
+ Gợi ý hàng ngang thứ 4: Hiện tượng xảy ra bất ngờ, phạm vi hẹp nhưng khốc liệt
+ Gợi ý hàng ngang thứ 5: Là hiện tượng nước trong sông hồ tràn ngập vào
vùng đất
23
+ Gợi ý hàng ngang thứ 6: Là trạng thái nhiễu động của khí quyển, thường có
gió mạnh và mưa lớn
+ Từ khóa đặc biệt: Đặc điểm chung của 6 loại hình thiên tai trên
3. Sản phẩm:
- Hàng ngang thứ nhất là: Hạn hán
- Hàng ngang thứ hai là: Ngập mặn
- Hàng ngang thứ ba là: Ngập úng
- Hàng ngang thứ tư là: Lũ quét
- Hàng ngang thứ năm là: Lũ lụt
- Hàng ngang thứ sáu là: Bão 
- Từ khóa đặc biệt là Hậu quả
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên thông báo thể lệ trò chơi ô
chữ bí mật, và tổ chức cho học sinh
tham gia trò chơi
Giáo viên nhận xét
- Nhận xét về đáp án của từ khóa, và
yêu cầu bổ sung nếu cần
Thực hiện nhiệm vụ :
- Học sinh nghiên cứu tài liệu, quan sát
lựa chọn câu hỏi và trả lời nhanh ô chữ
hàng ngang
Báo cáo nhiệm vụ:
- Lần lượt mỗi học sinh chọn một hàng
ngang và xem gợi ý, sau đó trả lời từ
khóa
- Sau 3 khi mở được ba câu hỏi hàng
ngang các em được quyền trả lời từ
khóa đặc biệt
Hoạt động 2.2: Tác hại của thiên tai 
Hoạt động 2.3: Một số biện pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai
(Thời gian hoạt động 2.2 và 2.3 là 22 phút)
1. Mục tiêu:
- Học sinh biết được tác hại của một số loại hình thiên tai và một số biện
pháp phòng, chống giảm nhẹ thiên tai
2. Nội dung:
- Học sinh đọc nội dung mục 2, 3 nhỏ của phần II trong SGK trang 70,71, và
tiến hành thảo luận nhóm theo nhiệm vụ được phân công:
24
+ Nhóm 1: Báo cáo về tác hại và biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ của
loại hình thiên tai bão, lũ quét, lũ bùn đá
+ Nhóm 2: Báo cáo tác hại và biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ của loại
hình thiên tai lũ lụt, ngập úng
+ Nhóm 3: Báo cáo về tác hại và biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ của
loại hình thiên tai hạn hán và sa mạc hóa 
+ Nhóm 4: Báo cáo về đặc điểm chung về tác hại và biện pháp phòng chống
và giảm nhẹ thiên tai 
3. Sản phẩm:
Nội
dung
Nhóm 1: Bão, lũ
quét
Nhóm 2: Lũ lụt,
ngập úng
Nhóm 3: Hạn
hán, sa mạc
hóa
Nhóm 4: Đặc
điểm chung
Tác
hại của
thiên
tai
- Gây thiệt hại về
tính mạng con
người
- Tàn phá những
công trình vững
chắc như nhà cửa,
công sở, cầu cống,
cột điện
- Gây ngập trên
diện rộng và làm
lật đổ tàu thuyền
 - Làm tốc mái
nhà
- Gây thiệt hại nhất
định về sản xuất
nông nghiệp
- Gây thiệt hại lớn
về kinh tế, sản xuất
nông sản, thủy sản,
chăn nuôi
- Phá hủy cơ sở vật
chất, công trình nhà
nước
- Gây ô nhiễm
nguồn nước nghiêm
trọng, dẫn đến dịch
bệnh
- Cướp đi nhiều tính
mạng con người
- Tác động mạnh
tới môi trường
như hủy hoại
các loài động vật
thực vật, giảm
chất lượng
không khí, nước
- Ảnh hưởng sâu
sắc đối với
ngành sản xuất
nông nghiệp
- Gây ra hiện
tượng cháy
rừng, xâm nhậm
mặn
- Cản trở sự
phát triển kinh
tế
- Gây hậu quả
về môi trường,
phát sinh dịch
bệnh, tác động
xấu tới sản
xuất
- Gây thiệt hại
về tính mạng
con người
- Phá hủy các
công trình công
cộng, làm giảm
nguồn dự trữ
của quốc gia
- Gây mất ổn
định đời sống
nhân dân và
trật tự xã hội
Biện
pháp
phòng,
chông
giảm
- Cần nhanh chóng
chằng chống nhà
cửa, tránh đến mức
tối thiểu nhà bị sập
và bão cuốn, đóng
- Nhanh chóng triển
khai công tác di dời,
di tản những vùng
ven sông, hoặc nơi
thường xuyên xảy ra
- Chuyển đổi
cây trồng phù
hợp
- Nạo vét thông
- Chấp hành
các quy định về
phòng, chống
thiên tai
25
nhẹ
thiên
tai
chặt tất cả cửa nhà,
lỗ thông gió, neo
đậu thuyền nơi an
toàn.
- Liên tục cập nhật
thông tin thời tiết
và sự chỉ đạo trực
tiếp của các cấp
chính quyền địa
phương
- Di chuyển đến
vùng trú bão an
toàn, dự trữ lương
thực thực phẩm,
thuốc men
- Triển khai công
tác khắc phục hậu
quả, cứu hộ cứu
nạn
lũ lụt
- Thường xuyên cập
nhật thông tin
- Nâng cấp hệ thống
đê điều, mương
máng
- Trồng rừng và cải
tạo bảo vệ rừng
- Ứng dụng mô hình
nhà nổi, nhà thông
minh
- Triển khai công tác
khắc phục hậu quả,
cứu hộ cứu nạn
thóang kênh
mương
- Hướng dẫn
nông dân sử
dụng nước hiệu
quả, tiêt kiệm
- Ứng dụng công
nghệ cao hỗ trợ
bà con khắc
phục hậu quả
- Nghiên cứu,
úng dụng khoa
học công nghệ
trong công tác
phòng, chống
- Triển khai
công tác cứu
hộ cứu nạn,
khắc phục hậu
quả
- Công tác
tuyên truyền
giáo dục nâng
cao nhận thức
về công tác
phòng chống
- Cập nhật
thông tin dự
báo thiên tai
chính xác và
liên tục.
4. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn
thành các yêu cầu trong phiếu học tập
- Chọn sản phẩm của một nhóm trình
chiếu
Bước 4: kết luận nhận định
- Nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình
làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến
thức
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh nghiên cứu tài liệu
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên,
tiến hành trả lời các câu hỏi, quan sát và
thống nhất để ghi lại kết quả vào phiếu học
tập
Bước 3: Báo cáo kết quả
- Lần lượt từng nhóm cử đại diện nhóm báo
cáo kết quả
- Nhóm 1, 2, 3 lên báo cáo bằng phiếu học
tập kết hợp với tranh ảnh minh họa đã chuẩn
bị ở nhà và trên máy chiếu
- Nhóm 4 dùng phiếu học tập kết hợp với
biểu đồ minh họa
26
- Các nhóm còn lại quan sát, lắng nghe, góp
ý bổ sung, phản biện
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Thời gian 5 phút
1. Mục tiêu:
- Hệ thống hóa kiến thức đã lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức mới,
vận dụng kiến thức cho học sinh trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm
2. Nội dung:
- HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả
lời câu hỏi
Câu 1. Đây là hiện tượng thường đi liền với bão:
A. Sóng thần.
B. Động đất.
C. Lũ lụt.
D. Ngập úng.
Câu 2. Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng
nghiêm trọng nhất ở nước ta là:
A. Có mật độ dân số cao nhất nước ta.
B. Có địa hình thấp nhất so với các đồng bằng.
C. Có lượng mưa lớn nhất nước.
D. Có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc.
Câu 3. Ở nước ta bão tập trung nhiều nhất vào:
A. Tháng 7.
B. Tháng 8.
C. Tháng 9.
D. Tháng 10.
Câu 4. Lũ lụt ở việt nam có thể hình thành do các điều kiện nào sau đây ?
a. Mưa lớn trên đầu nguồn
b. Vỡ hồ, vỡ đập
c. Nước biển dâng
d. Tất cả phương án trên
27
Câu 5: Sự chuyển động của vỏ Trái Đất thường liên quan đến loại thiên tai nào ?
a. Bão
b. Lốc xoáy
c. Động đất
d. Lũ lụt
Câu 6: Tìm hiểu về loại hình thiên tai sẽ giúp tăng cường điều gì ?
a. Tình trạng dễ bị tổn thương
b. Khả năng ứng phó
c. Rủi ro thiên tai
d. Thiệt hại
Câu 7: Những thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã 
được duy trì trong nhiều năm gọi là gì ?
a. Nóng lên toàn cầu
b. Hiệu ứng nhà kính
c. Biến đổi khí hậu
d. Thiên tai
Câu 8: Điền vào chỗ trống sau đây “ Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay 
thì ..”
a. Mưa
b. Bão
c. Giông
d. Gió
Câu 9 Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của biến dổi khí hậu ?
a. Băng tan
a. Núi lửa phun trào
c. Nhiệt độ trung bình giảm xuống
Câu 10: Khi đang đi ngoài đường mà có giông sét em sẽ làm gì ?
a. Chạy thật nhanh về nhà
b. Nấp dưới gốc cây to để ẩn trú
c. Gọi điện thoại đến ứng cứu
d. Thu mình lại, ngồi xỗm trên đầu ngón chân và cúi đầu xuống
3. Sản phẩm: 
28
- Học sinh hoàn thành câu hỏi
- Đáp án:
1A 2D 3C 4D 5C 6B 7C 8B 9A 10D
4. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên trình chiếu câu hỏi, yêu cầu học sinh nghiên cứu và trả lời câu hỏi,
hỗ trợ học sinh
- Trên cơ sở các nhóm, giáo viên lại yêu cầu mỗi nhóm lại tiếp tục cặp đôi để
giải quyết các yêu cầu đưa ra 
- Giáo viên quan sát học sinh và tháo gỡ những khó khăn học sinh mắc phải
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh nhận nhiệm vụ, nghiên cứu, quan sát và thống nhất ghi lại kết quả
vào phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhòm mình, nhóm khác so sánh kết
quả và góp ý, bổ sung, phản biện
Bước 4: Kết luận nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá về thái độ, quá
trình làm việc, và kết quả hoạt động, đồng thời chiếu kết quả củng cố kiến thức
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Thời gian: 3 phút
1. Mục tiêu
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tế,
phát triển năng lực tự học, làm tăng sự quan tâm tới bộ môn của học sinh
2. Nôi dung
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học, tìm hiểu qua tài liệu, tìm hiểu qua
mạng internet để trả lời một số câu hỏi sau:
Câu 1: Đề xuất ý tưởng hoặc vận dụng mô hình hay về phòng, chống giảm
nhẹ thiên tai ?
Câu 2: Trách nhiệm của bản thân đối với công tác phòng, chống và giảm nhẹ
thiên tai ?
3. Sản phẩm
- Học sinh về nhà hoàn thành câu hỏi vào vở ghi chép
4. Tổ chức thực hiện
29
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên trình chiếu câu hỏi yêu cầu học
sinh về nhà trả lời
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh nhận nhiệm vụ về nhà thực hiện
Rút kinh nghiệm:
3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
Qua quá trình thực tế khảo sát học sinh trên địa bàn huyện và những năm
giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng – An ninh. Với sự cố gắng nghiên cứu, trau
dồi, học hỏi kinh nghiệm qua đồng nghiệp bản thân tôi đã đúc kết được một số
biện pháp cụ thể như trên và đã đưa vào áp dụng giảng dạy cho các học sinh khối
lớp10 của các trường. So sánh với thực tế và sau khi tiến hành áp dụng một số kinh
nghiệm và các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm đã đạt được một số kết quả cụ
thể như sau :
Câu hỏi khảo sát: Em có thấy hứng thú, yêu thích và thấy hiệu quả khi học
xong bài này không ?
Trường Nămhọc Lớp
Sĩ
số
Hứng thú học
tập
Không hứng thú
học tập
SL % SL %
THPT
Thái
Lão
2019
-
2020
Lớp thực nghiệm 10A1 43 30 70% 13 30%
Lớp đối chứng 10A2 40 14 35% 26 65%
2020
-
2021
Lớp thực nghiệm 10A4 38 28 74% 10 26%
Lớp đối chứng 10A7 41 29 70.7% 12 29.3%
THPT
Lê
Hồng
Phong
2019
-
2020
Lớp thực nghiệm 10A2 35 26 74% 9 26%
Lớp đối chứng 10A3 32 10 31,25% 22 68,75%
2020
-
2021
Lớp thực nghiệm 10A4 30 21 70% 9 30%
Lớp đối chứng 10A6 31 8 25,8% 23 74,2%
THPT
Phạm
Hồng
Thái
2019
-
2020
Lớp thực nghiệm 10A1 39 29 74% 10 26%
Lớp đối chứng 10A3 35 10 29% 25 71%
2020
-
2021
Lớp thực nghiệm 10A2 40 31 78% 9 22%
Lớp đối chứng 10A6 38 9 24% 29 76%
30
Qua bảng tổng hợp kết quả ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cho thấy: Số
học sinh hào hứng với tiết học nhiều hơn hẳn, không khí lớp học sôi nổi hơn, chất
lượng thể hiện qua các bài kiểm tra đánh giá cũng cao hơn. Điều đó chứng tỏ việc
đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực sẽ kích thích tinh
thần hứng thú, say mê học tập của học sinh nhiều hơn, và hiệu quả học tập cũng
cao hơn
4. Đóng góp khoa học của đề tài nghiên cứu
- Lần đầu tiên đề tài được áp dụng có hiệu quả đối với việc dạy tại trường
mình và các trường bạn. Đề tài có thể sử dụng và phát huy khả năng của mọi đối
tượng học sinh Giỏi, khá, TB, yếu
- Vận dụng một số phương pháp dạy học mới theo hướng phát huy năng lực
của học sinh như hoạt động nhóm, trò chơi ô chữ, làm việc với tranh ảnh, âm
thanh, hóa tranggóp phần nâng cao chất lượng bộ môn thông qua các buổi họp tổ
chuyên môn
31
C. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Trường THPT Thái Lão nói riêng và các trường THPT trên cả nước nói chung
đã và đang thực hiện quyết liệt việc đổi mới phương pháp dạy và học. Dạy học
theo định hướng phát triển năng lực người học đang là xu thế tất yếu. Đề tài sử
dụng nhiều phương pháp giảng dạy vận dụng theo hướng phát triển năng lực là sự
tổng kết kinh nghiệm cũng như sự tìm tòi sáng tạo của bản thân, đã được triển khai
áp dụng ở một số trường trên địa bàn huyện Hưng Nguyên phần nào góp phần
quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học , góp phần nâng cao hiệu quả
dạy học đối với hoạt động giáo dục, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các năng
lực khác cũng như kỹ năng sống cho học sinh.
Đề tài góp phần tạo tư duy logic cho học sinh, củng cố kiến thức cũ một cách
có hệ thống, giúp các em ghi nhớ một cách sâu sắc, và dễ dàng vận dụng kiến thức
để giải quyết các tình hướng thực tiễn, rèn luyện cho học sinh khả năng đánh giá
và tự đánh giá, giúp GV có thể kiểm tra đánh giá học sinh một cách khách quan
chính xác
Qua quá trình giảng dạy, tôi vận dụng khai thác triệt để những kinh nghiệm vốn
có, kết quả cho thấy chất lượng bộ môn được nâng cao. Bên cạnh đó học sinh thấy yêu
thích học môn GDQP_AN và giờ dạy GDQP_AN thêm sinh động và hấp dẫn.
Trong quá trình giảng dạy tôi đúc rút ra kinh nghiệm thực tiễn như đã trình
bày ở trên, với đề tài này chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và hạn chế, rất mong sự
đóng góp ý kiến của lãnh đạo, của quý thầy cô giáo, các đồng nghiệp cũng như sự
chỉ đạo về chuyên môn của trường để bản thân được học hỏi thêm, mỗi ngày phát
huy tốt hơn giờ dạy GDQP_AN ở trường Trung Học Phổ Thông.
2. Ý kiến đề xuất
* Đối với Trường
- Giáo viên Giáo dục quốc phòng_An ninh không ngừng trau dồi chuyên môn,
tìm tòi, sáng tạo nâng cao chất lượng dạy học.
- Tổ chức thường xuyên hơn nữa các buổi sinh hoạt nhóm chuyên, mạnh dạn
học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, sẵn sàng chia sẻ lẫn nhau kiến thức phương
pháp dạy học bổ ích
- Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất,
trang thiết bị, tài liệu phục vụ việc dạy học
* Đối với Sở GĐ và ĐT
- Sở giáo dục và đào tạo cần tổ chức cho giáo viên học tập thêm các đợt chuyên
đề đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học.
32
Xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT Tên tài liệu
1 Tài liệu tập huấn các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh
2 Các Quyết định 711/QD-TTG ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính
phủ, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, khung kế hoạch bài
dạy Công văn 5512BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020
3 Đọc Moduel 17, 18, 20, 23...
4 Sách giáo khoa môn Giáo dục quốc phòng-An ninh lớp 10
5 Cập nhật các tư liệu, hình ảnh, thông tin về vũ khí phương tiện và các 
loại hình thiên tai trên mạng Internet
33
PHIẾU KHẢO SÁT
MỨC ĐỘ HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI BÀI 5 THƯỜNG THỨC
PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ LOẠI BOM ĐẠN VÀ THIÊN TAI
Họ và tên: .......................
Lớp: ................................
Trường: ..........................
1. Em có thích học lý thuyết môn Giáo dục quốc phòng -An ninh không ?
A. Thích học, hứng thú B. Không thích học
2. Sau khi học “Bài 5 Thường thức phòng tránh một số bom, đạn và thiên tai” em 
cảm thấy như thế nào?
A. Nhàm chán B. Thích thú, hiểu bài
3. Việc đa dạng sử dụng phương pháp dạy có hứng thú hơn so với phương pháp 
học vấn đáp, thuyết trình không ?
A. Hứng thú B. Không hứng thú
4. Em mong muốn gì từ các thầy cô khi dạy học lý thuyết môn Giáo dục quốc 
phòng- An ninh ?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
34
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Hưng nguyên, ngày 01 tháng 3 năm 2021
Người thực hiện
 Vương Phú Ngọc
35

File đính kèm:

  • pdfskkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_theo_dinh_huong_p.pdf
Sáng Kiến Liên Quan