SKKN Vận dụng phương pháp dạy học dự án trong hoạt động chuẩn bị bài cho giờ học ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học của học sinh
Đặc điểm phương pháp dạy học dự án.
Dạy học dự án là cách thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Điểm cốt lõi của học tập dựa trên dự án là: Học qua làm (Learning by doing) tức là thông qua làm việc (hành động có chủ định) mà hiểu biết và lĩnh hội giá trị.
Đặc điểm của dạy học dự án: Là định hướng học sinh, định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm và được sơ đồ hóa như sau:
- Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ của dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của người học. Các dự án học tập có ý nghĩa thực tiễn xã hội, góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống xã hội.
- Mang tính phức hợp, liên môn: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề mang tính phức hợp.
- Định hướng hứng thú người học: Người học được tham gia lựa chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.
- Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào trong hoạt động thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lí thuyết, rèn luyện kĩ năng hành động.
- Tính tự lực của người học: Người học cần tham gia tích cực, tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Đòi hỏi tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. Giáo viên đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ.
- Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa học sinh và giáo viên cũng như các lực lưỡng khác tham gia trong dự án.
- Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết mà còn có thể tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu bằng nhiều hình thức khác nhau với các quy mô khác nhau.
cố và nâng cao. Phát huy được năng lực tự chủ và tự học của học sinh. Khi có được những kĩ năng thiết yếu của xã hội hiện đại này, học sinh sẽ trở thành con người năng động, tự tin. Như vậy, Dạy học dự án hoàn toàn có khả năng vận dụng vào hoạt động chuẩn bị bài học môn Ngữ văn trong trường Trung học phổ thông ở Việt Nam và nếu được vận dụng một cách phù hợp, sáng tạo thì sẽ tạo được nhiều hứng thú cho học sinh; phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, hình thành các năng lực tự chủ và tự học và góp phần đa dạng hóa các phương pháp dạy học Ngữ văn theo xu hướng hội nhập quốc tế. Bảng 3: Thang đo thái độ hứng thú học tập với phương pháp dạy học dự án được vận dụng vào hoạt động chuẩn bị bài Hiệu quả có thể mang lại Mức độ (%) Nhiều Có nhưng không đáng kể Không Nội dung kiến thức - Nội dung bài học được mở rộng, phong phú hơn và gắn liền với thực tiễn cuộc sống - Kiến thức được lĩnh hội dựa trên việc ứng dụng ngay lý thuyết được học vào thực tiễn nên được lưu giữ sâu hơn - Các đơn vị kiến thức được hình thành một cách năng động thông qua việc xâu chuỗi với nhiều môn học 90% 100% 90% 10% ............ 10% .......... ............ Về năng lực tư duy và kĩ năng - Phát triển kĩ năng tự học, tự định hướng và xử lý các vấn đề phức tạp (Học sinh được tự đề xuất, lựa chọn vấn đề nghiên cứu và tự tiến hành các công việc) - Rèn luyện các kĩ năng thu thập và xử lí thông tin và kĩ năng công nghệ thông tin - Kĩ năng làm việc nhóm (sự cộng tác, chia sẻ, biết lắng nghe và lĩnh hội,...) - Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề ( trong thiết kế sản phẩm dự án và trình diễn sản phẩm ấy ) - Nâng cao kĩ năng thuyết trình và khả năng giao tiếp 100% 90% ........... 90% 100% 90% .............. 10% ............... 10% .............. 10% .......... .......... .......... ......... Về hứng thú học tập Nội dung học tập gắn với sở thích, nhu cầu của người học nên dễ hình thành ở học sinh hứng thú học tập tạo ra bầu không khí học tập cởi mở, thoải mái 100% ............. .......... - Về phía giáo viên: Qua việc vận dụng phương pháp dạy dự án trong hoạt động chuẩn bị bài cho giờ học Ngữ văn, bản thân mỗi giáo viên có cơ hội học tập từ đồng nghiệp, học sinh, chuyên gia, nhà khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng mềm một cách nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả nhất. - Về phía nhà trường, gia đình, xã hội: Qua hoạt động chuẩn bị cho giờ học Ngữ văn, học sinh biết vận dụng sáng tạo những kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống hiện tại; học sinh biết tôn trọng các giá trị truyền thống, tốt đẹp của gia đình, đất nước, giữ được bản lĩnh của mình trước các tệ nạn xã hội, đóng góp cho xã hội những công dân trong thời đại 4.0. Phần III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận 3.1.1. Quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài Qua triển khai đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học dự án trong hoạt động chuẩn bị bài cho giờ học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học của học sinh”, chúng tôi đã đưa ra và giải quyết các vấn đề sau: - Chúng tôi đã làm rõ đặc điểm bản chất của dạy học dự án; ưu điểm, hạn chế của nó đồng thời chỉ ra được vai trò của giáo viên và học sinh; đặc biệt có nhấn mạnh đến vai trò của học sinh trong hoạt động chuẩn bị bài cho giờ học Ngữ văn. - Trên cơ sở bộ tiêu chí điều kiện để vận dụng dạy học dự án, chúng tôi tiến hành phân tích các dạng bài học của môn Ngữ văn Trung học phổ thông và nhận thấy có hai khả năng vận dụng dạy học dự án được coi là mang tính khả thi hơn cả: vận dụng phương pháp dạy học dự án trong các giờ học bình thường và vận dụng dạy học dự án trong các hoạt động ngoại khóa. Với quan điểm này, dựa trên tiến trình chung của dạy học dự án, chúng tôi trình bày quy trình vận dụng phương pháp dạy học dự án trong hoạt động chuẩn bị bài cho giờ học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông. - Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tổ chức áp dụng phương pháp dạy học dự án trong hoạt động chuẩn bị cho bài học “Hạnh phúc của một tang gia” của Vũ Trọng Phụng và “Chí Phèo” của Nam Cao cho học sinh lớp 11 Trường THPT Diễn Châu 3. Quá trình thực nghiệm đã chứng tỏ tính khả thi của phương pháp dạy học dự án trong hoạt động chuẩn bị bài cho giờ học Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh và tạo được hứng thú cho các em. Tuy nhiên, thực nghiệm sư phạm mới chỉ được tiến hành một lần nên việc đánh giá hiệu quả của đề tài còn chưa có tính khái quát. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực nghiệm trên diện rộng hơn để có thể áp dụng dạy học dự án vào hoạt động chuẩn bị bài một cách đại trà. Kết quả của hoạt động chuẩn bị bài đã khẳng định tính khả thi của dự án. Từ đó cho thấy rằng giáo viên hoàn toàn có thể và nên áp dụng phương pháp dạy học dự án vào hoạt động chuẩn bị bài cho giờ học môn Ngữ văn và tiến trình dạy học ở trên lớp. Đề tài được nghiên cứu và thực hiện một cách khách quan, khoa học, sử dụng số liệu chính xác, đã được khảo sát, có cơ sở lý luận và thực tiễn đầy đủ, rõ ràng, phù hợp với thực trạng dạy học. Đề tài được trình bày có tính hệ thống, theo quy định về viết sáng kiến kinh nghiệm, lập luận rõ ràng, chặt chẽ, lôgíc. 3.1.2. Ý nghĩa của đề tài Đề tài có ý nghĩa giúp cho người dạy và người học văn thay đổi cách dạy, cách học của mình. Những giải pháp mà tôi áp dụng trong hoạt động chuẩn bị bài cho giờ học Ngữ văn là những giải pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh, tạo tâm thế tiếp nhận và có đủ tri thức nền để tham gia hoạt động đọc hiểu một cách tự tin, sáng tạo và hiệu quả; từ đó phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu dự thi học sinh giỏi môn Ngữ văn và bước đầu cũng đã góp phần nâng cao thành tích của đội tuyển dự thi học sinh giỏi các cấp môn Ngữ văn. Đồng thời, giáo viên có thể phát hiện và bồi dưỡng một số em có năng khiếu diễn xuất, định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. 3.2. Kiến nghị Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi có đề xuất kiến nghị sau: - Đối với giáo viên: Thứ nhất, vận dụng phương pháp dạy học dự án vào hoạt động chuẩn bị bài cho giờ học Ngữ văn đã phát huy vai trò trung tâm thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Các nhiệm vụ học tập được học sinh thực hiện theo nhóm với tính tự giác, tự lực cao. Thứ hai, giáo viên phải là người quan sát, nhận xét, góp ý để đánh giá ngay trong quá trình hoạt động thực tiễn, dựa trên các biểu hiện cụ thể về phương thức chứ không chỉ dựa vào kết quả hoạt động cuối cùng của học sinh. Thứ ba, cần thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh...tham gia hỗ trợ hoạt động với học sinh. Thứ tư, cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau khi tổ chức hoạt động vận dụng phương pháp dự án vào hoạt động chuẩn bị bài để tránh nhàm chán, thu hút được toàn thể học sinh tham gia. Thứ năm, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá, nội dung kiểm tra cần chú trọng đến thực tiễn của kiến thức mà các em đã được học. Thứ sáu, giáo viên cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, tích cực tự học, tự bồi dưỡng để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Thứ bảy, giáo viên và học sinh cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo khi lên kế hoạch tổ chức thực hiện dự án. - Đối với học sinh: phải thấy được vai trò của môn Văn trong việc giáo dục nhân cách và bồi dưỡng tâm hồn con người. Từ đó, có thái độ học tập đúng đắn với môn học, cần nâng cao tinh thần chủ động, tự học, tự sáng tạo, tìm tòi. - Đối với tổ chuyên môn và các cấp quản lý: Cần có sự đầu tư về cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học, trang thiết bị hiện đại để dạy học dự án đạt được hiệu quả tối ưu. Các ban ngành giáo dục cần quan tâm nhiều hơn nữa đến bộ môn Văn, tiếp tục có những đợt tập huấn, chuyên đề về cách dạy học để phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh theo tinh thần của đổi mới dạy học hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cần tiếp tục phát huy hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng đánh giá năng lực người học là chủ yếu. Nhà trường tăng cường các câu lạc bộ Văn học để học sinh có dịp mở rộng hiểu biết văn chương, giúp các em có hứng thú học Văn nhiều hơn, đạt kết quả cao hơn. Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp dạy học dự án trong hoạt động chuẩn bị bài cho giờ học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học của học sinh” tuy thể hiện niềm đam mê của người thực hiện đề tài nhưng vẫn mang sắc thái chủ quan. Mong các thầy cô giáo và Ban giám khảo góp ý để bài dạy ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Diễn Châu, ngày 9 tháng 3 năm 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ giáo dục & Đào tạo. Chương trình giáo dục phổ thông. Nxb giáo dục, 2006 Bộ giáo dục & Đào tạo. Phân phối chương trình Ngữ văn 10,11,12 Bộ giáo dục& Đào tạo. SGK Ngữ văn 10, 11,12 ( tập I, II). Nxb giáo dục, 2009 Phan Trọng Luận. Thiết kế bài giảng ngữ văn 10, 11 và 12 (Tập 1,2). Nxb giáo dục, 2006. Nguyễn Thị Phương Hoa- Võ Thị Bảo Ngọc. Tình hình vận dụng phương pháp project trong dạy học ở trường Đại học Ngoại Ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2004. Phạm Toàn. Công nghệ dạy văn. Nxb Lao động, 2006. Debbie Candau, Jennifer Doherty, Robert Hannafin, John Judge, Judi Yost, Paige Kuni. Intel teach to the future (Chương trình dạy học cho tương lai của Intel). Nxb Lao động xã hội, 2004. Đỗ Ngọc Thống (2004), “Đổi mới nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 9 tháng 4 năm 2004, tr. 15- 17. Phạm Đức Quang (2004), “Về phương pháp dạy học tích cực & dạy học theo dự án”, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 3 tháng 4 năm 2004, tr. 10- 17. Đỗ Hương Trà (2007), “Dự án và tiến trình thực hiện”, Tạp chí giáo dục số 157 kỳ 1 tháng 3 năm 2007, tr. 12- 14. Nguyễn Thị Diệu Thảo- Nguyễn Văn Cường (2004), “Dạy học theo dự án- một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên”, Tạp chí giáo dục, số 80 (4/ 2004), tr. 15- 17. Các trang web có liên quan (các từ khóa : méthode, pédagogie, pédagogie active, pédagogie de project, project,...). http: //www.eduquer-respect. Pédagogie- et- didactique/index.html 13. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên phổ thông đại trà. PHỤ LỤC 1 SỔ THEO DÕI DỰ ÁN Tên dự án: ............................................ Trường:.................................................. Năm học: Lớp: ........................................................ Nhóm: ................................................... STT Họ và tên Lớp Chức vụ Thầy cô giáo hướng dẫn: STT Họ và tên Môn Những người khác có liên quan: STT Họ và tên Chức vụ Giới thiệu chung về dự án: - Thời gian thực hiện: từ .................... đến ................ - Vấn đề nghiên cứu: ................................................... - Những ý tưởng ban đầu- Kết quả mong đợi - Phương pháp làm việc- Phương tiện cần thiết: - Kế hoạch thực hiện và phân công nhiệm vụ STT Thời gian Công việc Người thực hiện Quá trình làm việc: Những hoạt động chính và kết quả Những khó khăn gặp phải và biện pháp giải quyết: PHỤ LỤC 2 BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM (Mẫu báo cáo kết quả làm việc nhóm dùng cho học sinh trong quá trình học tập theo dự án) Tên bài học:......................................................... Thời gian:............................................................ Tên nhiệm vụ nhóm:........................................... Danh sách nhóm và các nhiệm vụ được phân công STT Họ và tên Nhiệm vụ Tự đánh giá Ghi chú 1.. 2.. PHỤ LỤC 3 Tên bài học: “Văn xuôi hiện thực Việt Nam 1930-1945” (SGK Ngữ văn11) PHIẾU HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU Lớp:11A12- THPT Diễn Châu 3 Dự án: Tôi là diễn viên- Nhân vật văn học Tên nhóm: 1. Nhà biên kịch: - Nghiên cứu tìm kiếm và lựa chọn tư liệu liên quan đến bài học (sưu tầm các tác phẩm văn học và các bộ phim về Số đỏ của Vũ Trọng Phụng và Chí Phèo của Nam Cao trên báo chí và truyền hình; ý kiến của nhà phê bình văn học; các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng và Nam Cao) - Tìm hiểu các nội dung bài học “Văn xuôi hiện thực Việt Nam 1930-1945” (SGK Ngữ văn11) - Chuyển thể kịch bản từ một truyện ngắn, tiểu thuyết 2. Diễn viên: - Nghiên cứu đặc điểm về nhân vật, nghệ thuật miêu tả về nhân vật trong đoạn trích, tác phẩm để có thể chuyển tải tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm. Chọn cách tốt nhất để diễn đạt đầy đủ những nội dung trên: + Trang phục: phù hợp với nhân vật + Từ ngữ: độc thoại hoặc đối thoại của nhân vật + Hành động, diễn biến tâm lí của nhân vật: bám sát văn bản trong sách giáo khoa để am hiểu về nhân vật và thể hiện tốt vai mình đảm nhận. 3. Đạo diễn - Chỉ đạo diễn xuất - Lựa chọn các vai diễn phù hợp 4. Quay phim: 5. Phụ trách âm thanh, ánh sáng, trang phục PHỤ LỤC 4 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN Bài học “Văn xuôi hiện thực Việt Nam 1930-1945” (SGK Ngữ văn 11, tập 1) Các tiêu chí đánh giá Điểm số Clip chuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện ảnh VỀ NỘI DUNG 30 Nội dung trong clip có bám sát các đoạn trích/ tác phẩm SGK Ngôn ngữ, hành động của diễn viên thể hiện được tâm lí nhân vật, tư tưởng nhà văn muốn gửi gắm. 15 15 VỀ DIỄN VIÊN 30 Trang phục phù hợp với nhân vật Diễn tả tâm lí, hành động của nhân vật Truyền cảm xúc cho người xem 10 10 10 CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH 20 Hình ảnh có rõ nét, cảnh quay phong phú PHỐI HỢP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 20 Các cảnh quay có sự liên kết chặt chẽ, thấy được sự chuyển biến của cốt truyện. Các thành viên trong nhóm thực hiện “Tròn vai” 10 10 Tổng điểm 100 PHỤ LỤC 5 PHIẾU ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN Nhóm................. Ngày....tháng....năm 20 Các tiêu chí đánh giá Điểm số Clip chuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện ảnh VỀ NỘI DUNG 30 Nội dung trong clip có bám sát các đoạn trích/ tác phẩm SGK Ngôn ngữ, hành động của diễn viên thể hiện được tâm lí nhân vật, tư tưởng nhà văn muốn gửi gắm. 15 15 VỀ DIỄN VIÊN 30 Trang phục phù hợp với nhân vật Diễn tả tâm lí, hành động của nhân vật Truyền cảm xúc cho người xem 10 10 10 CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH 20 Hình ảnh có rõ nét, cảnh quay phong phú PHỐI HỢP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 20 Các cảnh quay có sự liên kết chặt chẽ, thấy được sự chuyển biến của cốt truyện. Các thành viên trong nhóm thực hiện “Tròn vai” 10 10 Tổng điểm 100 PHỤ LỤC 6 PHIẾU PHỎNG VẤN Các em học sinh thân mến! Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông và đa dạng hóa các phương pháp dạy học Ngữ văn nhằm gây được nhiều hứng cho học sinh, tôi xin ý kiến đánh giá của các em về việc vận dụng phương pháp dạy học dự án trong hoạt động chuẩn bị môn Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông. Mong các em vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây. Các thông tin thu được, tôi hoàn toàn sử dụng với mục đích nghiên cứu. 1. Từ những hiểu biết về phương pháp dạy học dự án (DHDA) và từ sự trải nghiệm với học tập theo dự án ở hoạt động chuẩn bị bài “Văn xuôi hiện thực Viêt Nam 1930-1945”, theo em, trong các vai được chỉ định, học sinh Trung học phổ thông( HS THPT) có thể tự lực triển khai các dự án học tập khi học Ngữ văn được không? - Em nghĩ rằng HS THPT có thể thực hiện nhưng không tốt lắm bởi sẽ gặp rất nhiều khó khăn. - Em nghĩ rằng HS THPT không đủ khả năng. - Em nghĩ rằng HS THPT hoàn toàn có khả năng đảm nhận tốt nhiệm vụ học tập này khi có sự định hướng của giáo viên (GV). - Ý kiến khác 2. Em có sẵn sàng với hoạt động chuẩn bị bài có sử dụng phương pháp DHDA không? - Không muốn và chỉ thích soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK. - Sẵn sàng. - Em sẽ tích cực tham gia nếu GV thiết kế được các nhiệm vụ học tập hấp dẫn, có chủ đích, sát cuộc sống. Ý kiến của em:............. 3. Em cho rằng việc vận dụng DHDA vào chuẩn bị bài cho giờ học Ngữ văn ở trường THPT thích hợp hơn cả trong trường hợp nào sau đây? - Khi chủ đề nội dung bài học Ngữ văn gắn liền với thực tiễn mang tính thời sự, cập nhật và có cơ sở để thiết lập được các nhiệm vụ học tập có chủ đích, sát cuộc sống. - Khi nội dung bài học Ngữ văn thiên về cảm xúc. - Khi nội dung bài học Ngữ văn là những vấn đề cần phải có sự liên hệ với người học. - Ý kiến của em:.................... 4. Khi cùng các bạn chuẩn bị bài theo dự án, em thấy không khí giờ học diễn ra như thế nào? - Giờ học sôi nổi, thỏai mái không nhiều áp lực và có một sự trải nghiệm thú vị. - Giờ học bình thường như bao giờ học khác mà không có DHDA. - Giờ học tẻ nhạt, trầm lắng không hấp dẫn. - Ý kiến của em:.................... 5. Trước khi bắt đầu với tiết học thực nghiệm, em có tự nghiên cứu và tìm hiểu thêm các tài liệu phục vụ bài học không? - Công việc ấy được tiến hành rất chu đáo. - Có làm nhưng không đáng kể. - Không chuẩn bị gì cả ngoài đọc sách giáo khoa. - Ý kiến của em:................ 6. Hoạt động chủ yếu của em trong tiết học thực nghiệm này là gì? - Tham gia thực hiện các bài tập dự án, thảo luận sôi nổi và đưa ra được ý kiến của cá nhân. - Chỉ trả lời câu hỏi do GV đưa ra và lắng nghe, ghi chép lời giảng của GV mà bản thân không có ý kiến gì. - Làm việc riêng. Ý kiến của em:................ 7. Để giải quyết các bài tập dự án trong tiết học thực nghiệm, em đã khai thác và sử dụng nội dung thông tin từ những nguồn nào dưới đây? (Em có thể lựa chọn nhiều đáp án) - Từ sách giáo khoa Ngữ văn. - Từ vốn hiểu biết và kĩ năng của chính bản thân. - Từ các nguồn tư liệu tham khảo và khai thác qua máy tính có nối mạng Internet. - Từ các điều giáo viên định hướng; các bạn học hỗ trợ và ý kiến đóng góp của chuyên gia. - Các ý kiến trên. 8. Sau khi học xong bài “Văn xuôi hiện thực Việt Nam 1930-1945” có sử dụng DHDA, em có được những hiểu biết về kiến thức bài học chủ yếu thông qua con đường nào? - Giáo viên cung cấp và truyền đạt. - Cá nhân em độc lập làm việc. - Bằng hình thức làm việc nhóm cộng tác với các bạn và có sự tham vấn của GV. - Ý kiến của em:................ 9. Khó khăn lớn nhất mà em gặp phải khi chuẩn bị bài theo các dự án học tập là gì? - Khi dự án lựa chọn ý tưởng dự án và xây dựng kế hoạch triển khai dự án. - Thiết kế sản phẩm và trình bày sản phẩm. - Đánh giá dự án. - Ý kiến của em:............ 10. Căn cứ vào đặc điểm của DHDA và thực tiễn trải nghiệm của em với học tập theo dự án, hãy thử đưa ra đánh giá về những hiệu quả của phương pháp DHDA đối với môn Ngữ văn ở trường THPT theo các tiêu chí sau: Hiệu quả có thể mang lại Mức độ Nhiều Có nhưng không đáng kể Không Nội dung kiến thức - Nội dung bài học được mở rộng, phong phú hơn và gắn liền với thực tiễn cuộc sống - Kiến thức được lĩnh hội dựa trên việc ứng dụng ngay lý thuyết được học vào thực tiễn nên được lưu giữ sâu hơn - Các đơn vị kiến thức được hình thành một cách năng động thông qua việc xâu chuỗi với nhiều môn học ............ ........... ............ ............ .......... ............ Về năng lực tư duy và kĩ năng - Phát triển kĩ năng tự học, tự định hướng và xử lý các vấn đề phức tạp (HS được tự đề xuất, lựa chọn vấn đề nghiên cứu và tự tiến hành các công việc) - Rèn luyện các kĩ năng thu thập và xử lí thông tin và kĩ năng công nghệ thông tin - Kĩ năng làm việc nhóm (sự cộng tác, chia sẻ, biết lắng nghe và lĩnh hội,...) - Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề (trong thiết kế sản phẩm dự án và trình diễn sản phẩm ấy) - Nâng cao kĩ năng thuyết trình và khả năng giao tiếp ............ ............. ............. ............. .............. ......................... ......................... ......................... .......... .......... .......... .......... Về hứng thú học tập Nội dung học tập gắn với sở thích, nhu cầu của người học nên dễ hình thành ở HS hứng thú học tập tạo ra bầu không khí học tập cởi mở, thoải mái ........... ............. .......... Các thông tin cá nhân (Nếu các em vui lòng cung cấp): Họ và tên:.............................Lớp:............. Xin cảm ơn các em! Chúc các em học tốt!!! PHỤ LỤC 7 SẢN PHẨM DỰ ÁN CỦA HỌC SINH LỚP THỰC NGHIỆM
File đính kèm:
- skkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_du_an_trong_hoat_dong_chua.docx