SKKN Vận dụng nghiên cứu bài học và dạy học tích hợp liên môn vào dạy học Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển Địa lí 10 - Trung học Phổ thông

Dạy học Nghiên cứu bài học và Dạy học tích hợp liên môn với bài 16: Sóng.

Thủy triều. Dòng biển.

Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) đang hương tới mục tiêu đổi mới là

góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát

triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; chuyển từ dạy học: “Học xong

chương trình học sinh BIẾT được những gì?” sang dạy học: “Học xong chương trình,

học sinh LÀM được những gì?” Trên lộ trình thực hiện điều đó các phương pháp,

quan điểm dạy học mới được vận dụng ngày càng phổ biến.

Trong định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) ở môn

Địa lí bên cạnh nhấn mạnh đến việc dạy học lấy người học làm trung tâm còn chú

trọng dạy học tích hợp. Tính tích hợp được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác

nhau: tích hợp giữa các kiến thức địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, xã hội và địa lí kinh tế

trong môn học; lồng ghép các nội dung liên quan (giáo dục môi trường, biển đảo,

phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu; giáo dục dân số giới tính, di sản, an toàn giao

thông ) vào nội dung địa lí; vận dụng kiến thức các môn học khác (Vật lí, Hóa học,

Sinh học, Lịch sử .) trong việc làm sáng tỏ các kiến thức địa lí. Ở chương trình Địa

lí 10 – THPT hiện hành bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển là bài học có nội dung

dài, lại có mối liên hệ với kiến thức của môn học khác như Vật lí, Lịch sử, Ngữ văn.

Cho nên GV phải vận dụng phương pháp dạy học làm sao để học sinh vừa lĩnh hội

được kiến thức một cách chủ động nhất, vừa tích hợp được kiến thức của môn học

khác vào bài để phát triển phẩm chất năng lực một cách toàn diện.

Để đảm đương được yêu cầu trên, đòi hỏi người giáo viên dạy Địa lí phải vận dụng

phương pháp dạy học tích cực nhằm biến Địa lí không phải là những kiến thức khoa

học khô khan mà là luôn hiện hữu và có ý nghĩa thiết thực; sâu sắc trong đời sống

hằng ngày. Học sinh học Địa lí không mang tính đơn thuần là những kiến thức riêng

biệt về môn học này mà còn thấy được mối liên quan giữa chúng với các môn học

khác trong nhà trường. Vì vậy đề tài “Vận dụng Nghiên cứu bài học và Dạy học tích

hợp liên môn vào dạy học bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển”, Địa lí lớp 10 THPT

là cần thiết và khoa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và đảm bảo phát triển toàn

diện phẩm chất năng lực học sinh.

pdf63 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng nghiên cứu bài học và dạy học tích hợp liên môn vào dạy học Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển Địa lí 10 - Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tra cuối kỳ của học kì I, chúng tôi đã vận dụng đưa vào trong nội dung đề kiểm tra. Đã tiến 
hành thực nghiệm từ năm học 2019 – 2020, 2020 – 2021 (vì nội dung SKKN được 
áp dụng vào dạy học ở tiết PPCT 19 của học kì I) tại trường: Trường THPT Quỳnh Lưu 1 và nhờ đồng nghiệp triển khai áp dụng tại trường bạn gồm trường THPT Quỳnh Lưu 2, trường THPT Hoàng Mai, trường THPT Hoàng Mai 2.
HS cả lớp thực nghiệm và đối chứng đều đảm bảo những yêu cầu :
+ Sĩ số, trình độ học sinh tương đương.
+ Không gian và điều kiện học tập tương đồng.
5. Kết quả thực nghiệm
5.1 Phân tích định lượng:
 Khi Vận dụng NCBH và Dạy học tích hợp liên môn vào dạy học bài 16 : Sóng. Thủy triều. Dòng biển (Địa lí 10 – THPT, tôi đã tiến hành kiểm tra kết quả học tập của học sinh bằng điểm số thu được kết quả như sau:
- Kết quả thực nghiệm Trường THPT Quỳnh Lưu 1
Giỏi Khá Trung 
bình
Yếu KémLớp Sĩ số Giải pháp
SL Tỷ lệ 
%
SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %
10D1 45 TN 28 62,22 12 26,67 5 11,11 0 0,0 0 0,0
10D3 45 ĐC 18 40,00 17 37,78 10 22,23 5 11,11 0 0,0
- Kết quả thực nghiệm Trường THPT Quỳnh Lưu 2
Giỏi Khá Trung 
bình
Yếu KémLớp Sĩ số Giải pháp
SL Tỷ lệ 
%
SL Tỷ lệ 
%
SL Tỷ lệ 
%
SL Tỷ lệ 
%
SL Tỷ lệ %
10D5 42 TN 26 61,93 12 26,62 4 10,45 0 0,0 0 0,0
10A3 35 ĐC 6 17,10 19 54,25 6 17,15 4 11,5 0 0,0
- Kết quả thực nghiệm Trường THPT Hoàng Mai
Lớp Sĩ số Giải pháp Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
47
SL Tỷ lệ 
%
SL Tỷ lệ 
%
SL Tỷ lệ 
%
SL Tỷ lệ 
%
SL Tỷ lệ %
10A13 45 TN 20 44,44 17 37,87 8 17,80 0 0,0 0 0,0
10A5 39 ĐC 9 23,07 16 41,02 10 25,64 4 10.26 0 0,0
- Kết quả thực nghiệm Trường THPT Hoàng Mai 2
Giỏi Khá Trung bình Yếu KémLớp Sĩ số Giải pháp
SL Tỷ lệ 
%
SL Tỷ lệ 
%
SL Tỷ lệ 
%
SL Tỷ lệ 
%
SL Tỷ lệ %
10D1 41 TN 25 61,09 10 24,45 6 14,63 0 0,0 0 0,0
10A1 43 ĐC 20 46,51 13 30,23 7 16,30 3 7,00 0 0,0
 Như vậy, dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm tiến hành ở các trường về mặt định lượng cho thấy chất lượng học tập của học sinh lớp thực nghiệm được nâng cao hơn học sinh lớp đối chứng, điều đó thể hiện ở các điểm sau :
 + Tỷ lệ học sinh yếu kém của lớp thực nghiệm thấp hơn so với lớp đối chứng.
 + Tỷ lệ học sinh đạt trung bình đến khá, giỏi của lớp thực nghiệm là cao hơn so với lớp đối chứng.
 Từ kết quả trên có thể khẳng định rằng, việc vận dụng NCBH kết hợp dạy học tích hợp liên môn vào dạy học bài 16 (Địa lí 10 – THPT) mang lại hiệu quả dạy học cao hơn nhiều so với việc không vận dụng.
5.2. Phân tích định tính.
 Cùng với việc tiến hành thực nghiệm về mặt định lượng, tôi có tiến hành khảo sát về mặt định tính bằng cuộc phỏng vấn, quan sát và các phiếu ý kiến của giáo viên bộ 
môn, HS sau tiết dạy thực nghiệm. Thông qua việc vận dụng nghiên cứu bài học và dạy học tích hợp liên môn vào dạy học bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển, phẩm chất và năng lực của HS được nâng lên rõ rệt. HS tích cực tìm hiểu nội dung kiến thức ở nhà theo yêu cầu hướng dẫn của giáo viên; kiến thức tích hợp với các môn học khác như Vật lí, Lịch sử, Ngữ văn phục vụ cho bài học. Các em quan tâm hơn đến các vấn đề về biển đảo hơn cũng như các vấn đề của đời sống hằng ngày có liên quan đến bài học như vấn đề sóng thần ở các nước, vấn đề triều cường xâm nhập mặn ở Đồng bằng 
Sông Cửu Long, vấn đề sản xuất điện từ thủy triều của các nước
 Bên cạnh đó các kĩ năng như thảo luận nhóm, báo cáo, tranh luận và liên hệ thực tiễn được phát huy và khẳng định, đồng thời cải thiện đáng kể tình trạng học lệch. 
Như vậy, việc Vận dụng NCBH và dạy học tích hợp liên môn để dạy bài 16: 
Sóng. Thủy triều. Dòng biển, không những nâng cao hiệu quả dạy học mà còn đảm bảo phát triển tốt phẩm chất năng lực cho HS.
48
 PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Hiệu quả của đề tài
- Về phía học sinh:
 Sau khi triển khai, thực nghiệm đề tài “Vận dụng Nghiên cứu bài học và dạy học 
tích hợp liên môn vào dạy học bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển, Địa lí 10 - 
THPT”, bản thân giáo viên đã thu nhận những hiệu ứng tốt đẹp từ phía các em học 
sinh. Ở trường sở tại, giáo viên tổ chức thực nghiệm hai trên năm lớp dạy của mình. 
Kết quả ban đầu cho thấy: 
 Các em học sinh rất hào hứng, thích thú hơn trong các giờ học Địa lí. Các em đã 
tích cực thu thập thông tin, tài liệu, liên hệ kiến thức môn học khác với môn Địa lí 
nhiều hơn để việc lĩnh hội kiến thức toàn diện hơn, tình trạng học lệch được cải thiện 
rõ rệt. 
 Nội dung của bài học có liên hệ với thực tiễn cao nên các em quan tâm đến các 
vấn đề của tự nhiên hơn, nhất là ở địa phương nơi các em sinh sống. Nhờ đó, việc 
chứng minh cho các nội dung trong bài học mang tính thực tế, sinh động hơn. Các 
em lĩnh hội nhanh, nhớ lâu và biết vận dụng kiến thức từ thực tế để lấy ví dụ chứng 
minh cho kiến thức trong sách giáo khoa.
 Sau khi đựơc thu thập tìm hiểu kiến thức thực tế liên quan đến bài học, học sinh 
yêu thích hơn với bộ môn địa lí và ham muốn thể hiện những hiểu biết của cá nhân 
về những kiến thức thực tế ngoài sách giáo khoa. Các em đã biết tìm hiểu, tham khảo 
kiến thức từ các nguồn khác nhau như từ mạng Internet, sách báo, tài liệuTừ đó 
hình thành thói quen chủ động, độc lập trong việc lĩnh hội tri thức và cả trong các 
hoạt động học tập khác. Các em cũng tích cực tham gia phát biểu ý kiến trong các 
tiết học, biết đưa ra các quan điểm cá nhân của mình để trao đổi với giáo viên và các 
bạn. Trong giờ học, học sinh không còn ngồi nghe một cách thụ động, giáo viên 
không còn phải “độc thoại” trên bục giảng mà biểu hiện rõ sự sôi nổi, tích cực của 
học sinh. Kiến thức địa lí cũng trở nên sinh động, gần gũi với thực tế cuộc sống. 
Chất lượng học tập vì vậy cũng được nâng cao rõ rệt.
 Thông qua hoạt động thảo luận nhóm ,báo cáo, tranh luận, giáo viên cũng đã phát 
hiện ra một số hạt nhân tiêu biểu. Nhiều em tự tin và có khả năng thuyết trình, tranh 
luận để bảo vệ quan điểm đúng của mình trước đám đông. Có những em bình thường 
nhút nhát nhưng khi được giao nhiệm vụ làm nhóm trưởng thì rất chững chạc và 
hoàn thành xuất sắc vai trò của mình.
 Hiệu quả của đề tài còn được thể hiện ở việc các em được hình thành và phát triển 
một số kĩ năng, năng lực như năng lực thu thập và xử lí thông tin, năng lực hợp tác, 
năng lực trình bày một vấn đề, năng lực sáng tạo, kĩ năng sử dụng các phương tiện 
trực quan, kĩ năng viết báo cáo,
49
 - Về phía giáo viên: 
 Dạy học theo Nghiên cứu bài học có tích hợp liên môn tạo điều kiện cho giáo viên 
phát triển nâng cao năng lực chuyên môn một cách hiệu quả, thực tế, nâng cao tính 
chuyên nghiệp trong quá trình dạy học. Giáo viên cảm thấy yêu nghề hơn khi tổ chức 
dạy học một nội dung mà được học sinh thích thú đón nhận, hợp tác hiệu quả. Từ đó 
đam mê hơn với môn học mình giảng dạy và các nội dung giáo dục trong nhà trường. 
Việc dạy học tích hợp sẽ tạo điều kiện và cơ hội cho giáo viên được tìm hiểu kiến 
thức môn học khác một cách toàn diện thúc đẩy phong trào mỗi giáo viên là tấm 
gương tự học học, tự sáng tạo trong hội đồng sư phạm nhà trường.
 Trên cơ sở hệ thống câu hỏi đã xây dựng, GV có thể vận dụng điều này vào bài 
tập trong dạy học và KTĐG theo định hướng PTNL trong bài kiểm tra thường xuyên, 
định kì và đặc biệt là dùng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên đề Thủy quyển 
(Địa lí 10 – THPT).
2. Khả năng nhân rộng. 
 Đề tài tuy mới chỉ triển khai trong phạm vi 4 cơ sở giáo dục là trường chúng tôi (2 
năm học liền kề) và 3 cơ sở trường khác trong huyện Quỳnh Lưu và Thị xã Hoàng 
Mai nhưng có thể cung cấp một mô hình dạy học mới. Vì từ trước đến nay phần lớn 
giáo viên mới chỉ vận dụng một quan điểm dạy học lớn vào một bài học cụ thể chứ 
chưa vận dụng đồng thời cả hai cách tiếp cận. Nên tác giả hi vọng với đề tài này việc 
vận dụng hai cách tiếp cận, hai quan điểm dạy học vào một bài học sẽ được nhân 
rộng hơn để các tiết học sẽ trở nên hấp dẫn hơn, năng lực phẩm chất HS phát triển tốt 
hơn và hiệu quả dạy học sẽ cao hơn.
3. Một số đề xuất
 Mỗi giáo viên cần tích cực nâng cao năng lực chuyên môn, tích cực đổi mới 
phương pháp dạy học, tiếp cận những phương pháp dạy học tích cực. GV không chỉ 
trau dồi kiến thức hiểu biết sâu rộng môn chuyên của mình mà còn mở rộng tìm hiểu 
kiến thức môn học khác đặc biệt là những nội dung có liên quan đến môn chuyên của 
mình được vận dụng tích hợp vào trong đó. Bên cạnh đó cần nâng cao kĩ năng ra đề, 
có bàn bạc trao đổi và giải quyết những vướng mắc khi vận dụng NCBH để biên 
soạn giáo án, câu hỏi, bài tập, xây dựng đề kiểm tra để phát triển năng lực cho HS.
 Tổ nhóm chuyên môn tăng cường trao đổi thảo luận về vận dụng NCBH biên soạn 
giáo án, câu hỏi, bài tập, xây dựng ma trận đề kiểm tra để phát triển năng lực cho tất 
cả HS. Đặc biệt nhất là các nội dung, chuyên đề có sự tích hợp liên môn với kiến thức 
môn học khác.
 Các cơ sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các GV đã dự tập huấn tiếp tục tham gia 
diễn đàn trên mạng về đổi mới dạy học và kiểm tra theo định hướng PTNL học sinh. 
Cần nhân rộng các SKKN vào thực tiễn dạy học và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi 
50
vì dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực; vận dụng dạy 
học tích hợp liên môn được GV thực hiện nhuần nhuyễn, sáng tạo sẽ góp phần phát 
hiện HS khá, giỏi, có năng lực yêu thích bộ môn thực sự, từ đó sẽ tạo được nguồn bồi 
dưỡng HS giỏi có hiệu quả hơn. 
Việc đổi mới phương pháp dạy học không chỉ một cá nhân thực hiện, tác giả đề nghị cần 
thực hiện đồng loạt, cần có sự trao đổi chuyên môn giữa các đồng nghiệp trong trường và 
ngoài trường. Về phía các nhà trường cần hỗ trợ giáo viên trong đổi mới phương pháp 
dạy học, tăng cường trang thiết bị và phương tiện dạy học. 
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và 
các em học sinh đã giúp đỡ tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này. Rất mong nhận 
được sự đóng góp, tham gia ý kiến để khắc phục những khuyết điểm và hạn chế để đề 
tài được hoàn thiện và thực sự hữu ích hơn trong quá trình giảng dạy.
 Quỳnh Lưu tháng 03 năm 2021
 Tác giả
51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ GD và ĐT – PISA và các dạng câu hỏi – NXBGD – 2009.
2. Đặng Văn Đức – Nguyễn Thu Hằng (1999), Kỹ thuật dạy học địa lí ở trường Trung 
học, Nxb Giáo dục.
3. Nguyễn Dược – Nguyễn Trọng Phúc (2008), Lí luận dạy học địa lí, Nxb Đại học 
Sư phạm, Hà Nội.
4. Đặng Văn Đức – Nguyễn Thu Hằng (2007), Phương pháp dạy học địa lí theo 
hướng tích cực, Nxb Đại học Sư phạm.
5. Lê Thông – Nguyễn Đức Vũ – Bùi Thị Nhiệm – Lê Mỹ Dung (2019), Hướng dẫn 
dạy học môn Địa lí THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
6. Lê Thông và một số tác giả (2007), Sách giáo viên Địa lí 10, Nxb giáo dục.
7. Luật giáo dục 2005, Nxb Chính trị quốc gia.
8. Tuyển tập đề thi OLYMPIC lần thứ XIII – 2007, Nxb ĐHSP
9. Tuyển tập đề thi OLYMPIC lần thứ XVIII – 2012, Nxb ĐHSP.
10. Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường phổ thông (2016), Nxb ĐHSP.
11.Dạy và Học ngày nay số tháng 11/2018, Tạp chí của Trung ương hội khuyến học 
Việt Nam.
12. Nguyễn Đình Tâm – Trương Văn Hùng (2006), Câu hỏi và bài tập Địa lí 10, Nxb 
Giáo dục.
13. Hoàng Ngọc Oanh – Nguyễn Văn Âu (2006), Địa lí Tự nhiên đại cương II( Khí 
quyển và Thủy quyển), Nxb ĐHSP. 
14. Vụ GDTH – Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng 
PTNL – Hà Nội, 2014..
15. Một số Websibes điện tử: 
52
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BIÊN BẢN SINH HOẠT NHÓM CHUYÊN MÔN VỀ TIẾT DẠY 
THỰC NGHIỆM
Trường THPT Quỳnh Lưu 1 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Tổ : Xã hội Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
 Nhóm : Địa lí
TRÍCH BIÊN BẢN SINH HOẠT NHÓM CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI DẠY MINH HỌA.NỘI DUNG :
THỐNG NHẤT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY NGHIÊN CỨU BÀI HỌC KẾT HỢP DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN.
 BÀI 16 : SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN (ĐỊA LÍ 10 – THPT)
I. Mục tiêu 
 a. Về năng lực:
Bài học góp phần phát triển các năng lực sau.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức khoa học Địa lí: Trình bày được khái niệm sóng, thủy triều, 
dòng biển. Tích hợp liên hệ được với kiến thức đã học ở các môn học khác như Vật 
lí, Lịch sử, Ngữ văn và nội dung bài học giải thích được nguyên nhân sinh ra sóng biển, thủy triều; hiện tượng triều cường và triều kém.
Trình bày được nơi phát sinh, hướng chuyển động của các dòng biển trong các đại dương thế giới. Chứng minh được tính đối xứng của các dòng biển qua bờ các đại dương; chứng minh được ảnh hưởng của các loại dòng biển đối với khí hậu tự nhiên 
ven bờ nơi chúng chảy qua. So sánh được sóng thường với sóng thần; triều cường với triều kém; dòng biển nóng với dòng biển lạnh.
Tích hợp liên hệ được với kiến thức môn Vật lí, Lịch sử, Ngữ văncó liên quan đến nội dung bài học kết hợp hiểu biết của bản thân để từ đó phân tích được ý nghĩa, ảnh hưởng của sóng biển, thủy triều đối với phát triển kinh tế xã hội, đời sống cả trong lịch sử và hiện nay.
Nhận thức thế giới quan theo quan điểm không gian.
+ Năng lực tìm hiểu Địa lí: Sử dụng các hình ảnh, video, số liệu, tư liệu, lược đồ, bản đồ để rút ra được nguyên nhân sinh ra sóng biển, thủy triều; nhận xét được thuận lợi, khó khăn của các khu vực chịu ảnh hưởng của triều cường, dòng biển nóng và 
dòng biển lạnh chảy qua.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đề xuất được một số biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng không mong muốn của sóng biển, sóng thần, triều cường đối với khu vực ven bờ biển; đặc biệt nơi địa phương đang sinh sống; viết được báo cáo Địa lí về chủ đề Sóng. Thủy triều. Dòng biển.
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm có hiệu quả.
53
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, phương tiện Công nghệ thông tin phục vụ bài học, phân tích và xử lí tình huống.
 b. Về phẩm chất
 Bài học góp phần phát triển phẩm chất yêu nước, trách nhiệm: Chủ động, tích cực 
tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ thiên 
nhiên biển – đảo, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu; sử dụng hợp lí tài nguyên biển; tích cực phòng chống ô nhiễm biển và đại dương.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: Kế hoạch dạy học, phiếu học tập, máy tính kết nối máy chiếu tivi để 
minh họa về các hình ảnh, lược đồ, phiếu học tậpvề sóng biển, sóng thần, thủy triều, hoạt động của dòng biển nóng và lạnh trong các đại dương,
- Học sinh: Sách vở, bút màu, bút viết, giấy Ao., các tư liệu liên qua đến sóng, thủy triều, dòng biển.
III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, cặp đôi, làm việc cá nhân, sử dụng phương tiện trực 
quan, nêu vấn đề, tổng hợp kiến thức từ phương tiện thông tin đại chúng, động não, thuyết trình, báo cáo
- Kĩ thuật: các mảnh ghép, KWHL, làm việc với tư liệu, đồ dùng trực quan theo cặp đôi, nhóm.
IV. Dự kiến các tình huống sư phạm có thể xảy ra và hướng xử lí trong kế hoạch dạy học.
- Trong phần sóng biển:
 Có thể học sinh sẽ khó hình dung hướng chuyển động của sóng biển là theo chiều thẳng đứng. Việc tìm hiểu dấu hiệu để nhận biết sóng thần sắp xảy ra và một số trận 
sóng thần lớn trên thế giới không thể hiện đầy đủ.
- Trong phần thủy triều.
+ Có thể HS sẽ khó vận dụng kiến thức môn Vật lí để giải thích hiện tượng triều cường và triều kém, nhất là những lớp chuyên về ban Xã hội.
+ Có thể HS sẽ khó lí giải được chu kì thủy triều.
- Trong phần dòng biển:
+ Có thể HS sẽ gặp khó khăn trong việc lí giải chiều của các vòng hoàn lưu.
+ Một số khó khăn cũng xảy đến khi vận dụng kiến thức để lí giải các hiện tượng địa 
lí liên quan phần dòng biển.
 Vì vậy, GV cần xây dựng bài tập, câu hỏi phụ, liên hệ thực tế để dẫn dắt học sinh.
VI. Cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua tiết học.
- Thông qua các câu hỏi đặt ra và giải quyết vấn đề, sau khi học sinh trả lời đúng hoặc phần lớn có ý đúng giáo viên có thể đánh giá nhận xét luôn.
- Trong phần hoạt động nhóm, sau khi gọi đại diện nhóm lên trình bày giáo viên nhận 
xét đánh giá và cho điểm luôn để giữa các nhóm có sự hứng thú, kích thích hứng thú học tập khi so sánh điểm với nhau.
- Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan vào cuối bài để củng cố bài học cho học 
sinh.
54
VII. Các minh chứng để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Phiếu học tập của học sinh.
- Bài kiểm tra trắc nghiệm
- Kết quả trả lời câu hỏi.
VIII. Tiến trình dạy học 
 Hoạt động: Khởi động
 Mục tiêu: Tạo tình huống học tập cho học sinh, từ việc cho HS quan sát phim, ảnh, phiếu KWHL, GV yêu cầu HS trình bày nhận biết đó. Trên cơ sở đó, GV nhận xét để 
vào bài.
 Hoạt động: Hình thành kiến thức mới, kỹ năng mới.
* Mục tiêu: Thông qua hoạt động học, HS thực hiện các nhiệm vụ của GV giao như: đọc nội dung SGK, quan sát, phân tích tranh ảnh, liên hệ kiến thức môn học khác như Ngữ văn, Vật lí, Lịch sử,liên hệ hiểu biết thực tế và hoạt động nhóm, hoàn thành phiếu học tập, trả lời các câu hỏi để hình thành kiến thức mới về:
1. Sóng biển
2. Sóng thần
3. Dòng biển
* Cách thức thực hiện: Thực hiện các nhiệm vụ giáo viên giao như đọc, nghe, quan 
sát, phân tích, tổng hợp, liên hệ kiến thức môn Vật lí, Lịch sử để hoàn thành phiếu học tập, trả lời các câu hỏi, bài tập nhận thức, hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhómĐể tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới.
 Hoạt động: Luyện tập
* Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức và kiểm tra mức độ nhận thức của HS.
* Cách thức tiến hành: GV chọn một số câu hỏi, yêu cầu phân tích hình vẽ, trả lời 
các câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm để luyện tập cho học sinh các lớp học khác 
nhau. Tùy trình độ học sinh mà GV chọn các câu hỏi có độ khó khác nhau để từ đó đảm bảo tất cả các học sinh trong lớp được tham gia hoạt động này.
 Hoạt động: Vận dụng và tìm tòi mở rộng
*Mục tiêu: Củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng để HS vận dụng kiến thức trong việc xử lý các tình huống thực tế, liên hệ địa phương và đề xuất trách nhiệm bản thân 
trong việc học tập, vận dụng những kinh nghiệm để áp dụng vào công cuộc phát triển 
kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
* Cách thức tiến hành: GV chọn một số câu hỏi, bài tập giao cho HS tìm hiểu, sưu tầm. Tùy trình độ HS mà GV chọn các câu hỏi có độ khó khác nhau.
 Cuộc họp kết thúc vào hồi  phút ngày tháng  năm 2020
 Nhóm trưởng chuyên môn Thư kí
55
Trường THPT Quỳnh Lưu 1 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Tổ: Xã hội Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Nhóm: Địa lí
TRÍCH BIÊN BẢN SINH HOẠT NHÓM CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN 
 CỨU BÀI DẠY MINH HỌA.
NỘI DUNG: 
SUY NGẪM VÀ THẢO LUẬN SAU KHI DẠY BÀI DẠY MINH HỌA
BÀI 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN. (ĐỊA LÍ 10 – THPT)
1. Những vấn đề liên quan đến việc học của học sinh.
Kết quả đạt được sau lần dạy thử nghiệm:
- Đã thực hiện đầy đủ tiến trình bài dạy mà nhóm đã xây dựng ban đầu: đảm bảo được kiến thức và kĩ năng theo chuẩn.
- Đã phát huy được vai trò tích cực của học sinh bằng các bài tập nhận thức, thảo luận 
nhóm, bài trắc nghiệm, liên hệ kiến thức môn học khác và tổng hợp tư liệu thu nhận được từ thực tế.
- Biết liên hệ thực tế ở địa phương và vun đắp ý thức bảo vệ môi trường biển; tinh thần vận dụng tài nguyên biển để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh tổ quốc.
2. Những mục tiêu còn hạn chế.
- Việc liên hệ với các môn học khác để tổng hợp kiến thức còn có nhiều khó khăn. Phần lớn gặp phải ở các lớp có lực học yếu hơn.
- Nguyên nhân: Do nội dung bài dài và phải liên hệ kiến thức với một số môn học, bài 
có nội dung liên hệ với thực tiễn rộng.
- Hướng khắc phục: GV yêu cầu HS về nhà nghiên cứu, tìm tài liệu, xem lại kiến thức 
môn học khác có liên quan đến nội dung bài học nhất là bài 11(Vật lí 10: Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn).
 Cuộc họp kết thúc vào hồi  ngày tháng  năm 2020
 Nhóm trưởng chuyên môn Thư kí
56
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TIẾT DẠY HỌC THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI SKKN TẠI TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1
 Toàn cảnh tiết học thể nghiệm ở lớp thực nghiệm
 Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập dưới sự hướng 
 dẫn của giáo viên
57
 Học sinh báo cáo kết quả thảo luận nhóm
Học sinh liên hệ kiến thức môn Vật lí giải thích thời điểm 
 xảy ra triều cường và triều kém
58
59

File đính kèm:

  • pdfskkn_van_dung_nghien_cuu_bai_hoc_va_day_hoc_tich_hop_lien_mo.pdf
Sáng Kiến Liên Quan