SKKN Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy môn giáo dục Quốc phòng - an ninh ở Bài 1 và Bài 2 Lớp 10 THPT

Quan điểm của dạy học liên môn

Trước sự thay đổi của xã hội và yêu cầu đổi mới giáo dục, các giáo viên

hiện nay cũng phải chuyển mình theo tinh thần của sự đổi mới, đó là đạt tới mục

đích phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học, tạo cho học sinh tư duy

độc lập để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Và nhất là để đáp ứng

chương trình thay sách giáo khoa mới sẽ thực hiện vào năm 2021 bắt đầu ở lớp

10 đối với cấp THPT. Với trọng trách đó, giáo viên cần liên tục phải đổi mới

phương pháp, phát triển năng lực chuyên môn, tu dưỡng đạo đức Và việc đổi

mới phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu

quả của một giờ dạy.

Định hướng chung về đổi mới phương pháp giáo dục đã được qui định

trong luật giáo dục và được cụ thể hóa trong quá trình xây dựng chương trình và

biên soạn sách giáo khoa THPT. Đó là “Dạy học theo phương pháp dạy học tích

cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh

thần hợp tác kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác trong học

tập và thực tiễn”. Là giáo viên dạy học trong trường THPT vấn đề bổ ích về lý

luận cũng như thực tiễn, nó có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng

bộ môn, bởi đối tượng là học sinh THPT thì nhận thức, khả năng tư duy của các

em rất tốt. Học sinh là chủ thể của hoạt động chiếm lĩnh tri thức, là trung tâm

phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học, nâng cao

khả năng tư duy, giải quyết tình huống. Đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương

pháp dạy cho phù hợp, mà dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc

trong dạy học nói chung và dạy học quốc phòng – an ninh nói riêng, đây được

coi là một quan niệm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh,

đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.

Bộ môn quốc phòng – an ninh ở trường THPT cung cấp cho học sinh

những tri thức về nhiều lĩnh vực của hoạt động xã hội, lịch sử truyền thống cách

mạng của dân tộc, lịch sử truyền thống của quân đội và công an Vì vậy quốc

phòng - an ninh liên quan đến cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Cho nên

trong quá trình dạy học của bộ môn cần phải liên môn kiến thức với các môn

học khác, bởi các môn học có quan hệ với nhau, khắc phục được tình trạng rời

rạc, tản mạn trong kiến thức của học sinh, giúp học sinh nắm được liên hệ giữa

các môn học, tính hệ thống của các tri thức quốc phòng – an ninh sẽ giúp cho

các em có khả năng phân tích các sự kiện, tìm ra bản chất, quy luật của vấn đề.

pdf36 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy môn giáo dục Quốc phòng - an ninh ở Bài 1 và Bài 2 Lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hận thức của các em, bồi dưỡng 
lòng yêu nước mạnh mẽ trong các thế hệ học sinh. 
Để minh chứng rõ hơn bản thân xin đưa ra bài dạy thử nghiệm cho việc dạy 
học liên môn Tiết 1 – Bài 2: Lịch sử truyền thống của quân đội và công an 
nhân dân Việt Nam (Chương trình SGK cơ bản lớp 10) 
 21 
Bài 2 
LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG CỦA QUÂN ĐỘI 
VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM 
(tiết1) 
Phần 1: ý định giảng bài 
I - Mục tiêu 
1. Về kiến thức 
- Hiểu được biết được lịch sử của quân đội nhân dân Việt Nam về thời kì 
hình thành. 
- Hiểu và biết thời kì xây dựng trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc 
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược. 
2. Về thái độ 
- Tự hào truyền thống vẻ vang trong chiến đấu và xây dựng của Quân đội 
Việt nam, từ đó có ý thức tu dưỡng, rèn luyện và trách nhiệm trong học tập cũng 
như sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội. 
II - Cấu trúc nội dung và thời gian 
1. Cấu trúc nội dung 
Nội dung của bài gồm 2 phần chính: 
+ Phần 1. Thời kì hình hình thành. 
+ Phần 2. Thời kì xây dựng trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng 
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược. 
2. Nội dung trọng tâm 
Làm rõ bài học về thời kì xây dựng trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc 
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược. 
III - Thời gian: Tổng số 1 tiết 
 - Lên lớp 1 tiết: 
+ Tiết 1: Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam. 
IV - tổ chức và phương pháp 
1. Tổ chức: Lên lớp 
2. Phương pháp: 
- Giáo Viên: Dùng phương pháp thuyết trình, gợi mở, giảng giải, vấn đáp 
đặt tình huống có vấn đề. 
- Học Sinh: Vấn đáp, ghi chép 
V - địa điểm: Phòng học 
 22 
VI - Chuẩn bị 
1. Giáo viên. 
a)Chuẩn bị nội dung 
- Nghiên cứu nắm chắc nội dung, trình tự công tác chuẩn bị và thực hành 
giảng dạy. 
- Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, hướng dẫn cho học sinh đọc tài liệu. 
b) Chuẩn bị phương tiện dạy học. 
- Giáo án, kế hoạch giảng bài. 
- Có thể có máy chiếu tranh ảnh về hoạt động quốc phòng và an ninh. 
2. Học sinh. 
- Đọc nghiên cứu trước nội dung của bài, có thể tham khảo một số tài liệu, 
chuẩn bị đủ trang phục, vật chất theo qui định khi lên lớp. 
- Thực hiện đúng yêu cầu của giáo viên. 
Phần 2: thực hành giảng bài 
A. tổ chức giảng bài 
1. Công tác trước lúc vào bài: 
+ Kiểm tra sĩ số lớp. 
+ Hỏi bài cũ. 
+ Phổ biến nội qui giờ học 
2. Phổ biến ý định bài giảng 
+ Tên bài 
+ Nội dung tiêu đề 
3. Lên lớp 
Tiết 1: Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam. 
Nội dung - thời 
gian 
Phương Pháp Vật chất 
Hoạt động GV Hoạt động HS 
A - Lịch sử 
truyền thống 
quân đội nhân 
dân việt nam. 
Hoạt động1:Lịch 
sử quân đội nhân 
dân Việt Nam. 
 1. Thời kỳ hình 
thành. 
- Giáo Viên: khái quát 
quá trình hình thành của 
quân đội nhân dân Việt 
Nam, đó là được thể hiện 
ngay trong luận cương 
đầu tiên của Đảng. Đã có 
chủ trương xây dựng đội 
“tự vệ công nông” chính 
vì vậy mà nhiều đội tự vệ 
- Nghe ghi chép khái 
quát nội dung. 
Giáo án, 
tranh ảnh 
và các 
loại vật 
chất cần 
 23 
2. Thời kì xây 
dựng trưởng 
thành và chiến 
thắng trong hai 
cuộc kháng chiến 
chông thực dân 
Pháp và đế quốc 
Mĩ xâm lược. 
đã lần lượt ra đời như: 
Xích vệ đỏ, Tự vệ đỏ. Du 
kích bắc sơn, du kích ba 
tơ, cứu quốc quân → đội 
“Việt Nam tuyên truyền 
giải phóng quân” ra đời 
vào ngày 22/12/1944 
theo chỉ thị Hồ Chí 
Minh. 
- Giáo Viên: Đặt câu 
hỏi: Đội Việt Nam tuyên 
truyền ra đời ở đâu? 
- Giáo Viên: Nhận xét 
và bổ sung và dùng bản 
đồ địa lý kết luận. 
- Tiếp đó GV nêu những 
thắng lợi đầu tiên ở trận 
phay khắc và nà ngần 
của đội Việt Nam tuyên 
truyền giải phóng quân. 
- Giáo Viên: Nêu sự 
kiện 4/1945 thì hội nghị 
quân sự Bắc Kì của 
Đảng, đã quết định hợp 
nhất các tổ chức lực 
lươngc vũ trang trong 
nước thành “Việt Nam 
giải phóng quân” GV 
cần phân tích và nhấn 
mạnh rõ hơn 
- Giáo Viên: Đặt câu 
hỏi: Hợp nhất các lực 
lượng vũ trang trong 
nước có ý nghĩa như thế 
nào? 
- Giáo Viên: Nhận xét 
và bổ sung và kết luận. 
- Học Sinh: Trả lời 
câu hỏi 
- Nghe ghi chép nội 
dung. 
- Nghe, ghi chép 
khái quát nội dung. 
- Học Sinh: Trả lời 
câu hỏi. 
- Nghe khái quát, ghi 
chép nội dung. 
thiết. 
Giáo án, 
tranh ảnh 
và các 
loại vật 
chất cần 
thiết. 
 24 
* Thời kì kháng 
chiến chống thực 
dân Pháp 
- Giáo Viên: Nêu qúa 
trình phát triển của quân 
đội nhân dân Việt Nam 
như sau: 
+ Tên gọi: Sau cách 
mạng tháng 8/1945 
đội “Việt Nam giải 
phóng quân” được 
đổi tên thành “Vệ 
quốc đoàn”. 
+ Ngày 22/5/1946 
Chủ tịch Hồ Chí 
Minh kí sắc lệnh 
thành lập “quân đội 
Quốc Gia” 
+ Năm 1951 đổi tên 
thành quân đội nhân 
dân Việt Nam cho 
đến ngày nay. 
- Giáo viên: Khi dạy đến 
chiến thắng biên giới 
1950 dùng bản đồ trận 
đánh yêu cầu học sinh 
vận dụng kiến thức lịch 
sử trình bày ngắn gọn. 
Và Chiến thắng Điện 
Biên phủ 1954 dùng 
hình ảnh trận chiến Điện 
Biên phủ, và bản đồ địa 
lý của Điện biên Phủ 
minh chứng cho nhau, 
giúp các em xác định 
được vị trí của Điện Biên 
Phủ thông qua bản đồ. 
Sau đó tích hợp khổ thơ 
đầu của Tố Hữu trong 
- Nghe khái quát, 
nghiên cứu, ghi chép 
nội dung. 
- Nghe khái quát, ghi 
chép nội dung. 
- Học Sinh: Trả lời 
câu hỏi 
- Nghe khái quát, ghi 
chép nội dung. 
Giáo án, 
tranh ảnh 
và các 
loại vật 
chất cần 
thiết. 
Giáo án, 
tranh ảnh 
và các 
loại vật 
chất cần 
thiết. 
 25 
* Thời kì kháng 
chiến chống đế 
quốc Mĩ xâm 
lược. 
bài thơ Hoan Hô chiến 
sỹ Điện Biên, và đoạn 
nhạc Hò kéo pháo của 
nhạc sỹ Hoàng Vân 
(giúp các em sống trong 
tinh thần khí thế của trận 
chiến) 
- Giáo Viên: Hướng dẫn 
và định hướng cho HS 
nghiên cứu quá trình 
chiến đấu và chiến thắng 
của quân đội. Cũng như 
những chiến công hiển 
hách và những gương 
anh hùng đã hi sinh máu 
xương mình cho độc lập 
tự do của tổ quốc. 
- Giáo Viên: Dùng kiến 
thức văn học thông qua 
bài Lá thư Bến Tre của 
nhà thơ Tố Hữu để làm 
rõ, sinh động hơn phong 
trào Đồng khởi giai đoạn 
59 – 60. Nêu bật được 
đối phó với những khó 
khăn mọi mặt mà phải 
chiến đấu với một kẻ thù 
mạnh hơn ta rất nhiều, 
với nhiều chiến lược liên 
tiếp như: “Chiến tranh 
đặc biệt”, “Chiến tranh 
cục bộ” nhưng đều bị 
quân đội ta và toàn dân 
ta đánh bại. Với những 
thắng lợi ở Bình giã, Ba 
- Nghe khái quát, ghi 
chép nội dung 
- Học Sinh: Trả lời 
câu hỏi 
- Nghe khái quát, ghi 
chép nội dung 
Giáo án, 
tranh ảnh 
và các 
loại vật 
chất cần 
thiết. 
 26 
Gia, Đồng xoài và hai 
đợt hành quân lớn vào 
mùa khô 1965 - 1966, 
1966 - 1967 và đặc biệt 
là thắng lợi ở tổng tiên 
công và nổi dậy tết Mậu 
Thân 1968 đánh bại ý chí 
xâm lược của chúng. 
- Giáo Viên: Đặt câu 
hỏi: Vì sao thắng lợi ở 
tết Mậu Thân 1968 lại 
đánh bại ý chí xâm lược 
của kẻ thù? 
- Giáo Viên: Nhận xét 
và bổ sung và kết luận. 
- Giáo Viên: Phân tích: 
Bị thất bại nặng nề ở 
chiến lược Cục Bộ và 
chúng lại áp dụng chiến 
lược “Việt Nam hoá 
chiến tranh” gây sức ép 
quốc tế buộc chúng ta 
phải khuất phục. Nhưng 
với truiyền thông của 
dân tộc đã hun đúc quân 
đội ta đã thực hiện lời 
huấn thị của Chủ Tịch 
Hồ Chí Minh là: “Đánh 
cho Mĩ cút, đánh cho Mĩ 
nhào” và nó được đánh 
dấu trận Điện Biên Phủ 
trên không và tổng tiến 
 27 
* Thời kì xây 
dựng và bảo vệ Tổ 
Quốc Việt Nam xã 
hội chủ nghĩa. 
công nổi dậy mùa xuân 
năm 1975 giải phóng 
hoàn toàn đất nước, 
thống nhất tổ quốc. 
- Giáo Viên: Đặt câu 
hỏi: Em hãy trình bày 
các anh hùng trong thời 
kì kháng chiến chống 
Mĩ? 
- Giáo Viên: Nhận xét 
và bổ sung và kết luận. 
- Giáo Viên: Hiện nay 
quân đội ta lại càng phát 
huy phẩm chất là những 
người lính “Bộ đội Cụ 
Hồ” luôn trung thành với 
Đảng, với tổ quốc, với 
nhân dân, lập nhiều 
chiến công cũng như 
tham gia phát triển kinh 
tế vì mục tiêu Độc lập 
dân tộc gắn liền với chủ 
nghĩa xã hội. 
B . Củng cố, đánh giá. 
- Giáo viên đặt các câu hỏi? 
+ Em hãy trình bày thời kì hình thành QĐNDVN? 
 + Em hãy trình bày Thời kì xây dựng trưởng thành và chiến thắng trong hai 
cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lượcQĐNDVN? 
- Học sinh trả lời. 
- Giáo Viên nhấn manh lại những ý chính. 
- Dặn dò Học sinh ôn lại bài, đọc trước tiết 2 bài 2 và vận dụng các kiến thức 
của bộ môn khác vào nội dung tiết học. 
C. Xuống lớp 
 28 
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 
Để nâng cao hiệu quả sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học giáo dục 
quốc phòng – an ninh, người giáo viên phải có sự lựa chọn, vận dụng khéo léo, 
linh hoạt sao cho phù hợp với mục đích yêu cầu của bài giảng. Việc sử dụng các 
kiến thức liên môn để xây dựng nên một bức tranh sinh động về những sự kiện 
hào hùng của dân tộc và quân đội và công an nhân dân việt Nam, những nhân 
vật của thời đại ... góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, học sinh 
hứng thú hơn trong học tập quốc phòng – an ninh, từ đó tỉ lệ học sinh học tốt 
hơn trong từng năm học. 
1. Về dạy học liên môn của môn học quốc phòng - an ninh. 
Giáo viên đã vận dụng linh hoạt kiến thức của môn học khác vào giảng dạy 
bài 1 và bài 2 lớp 10 môn quốc phòng - an ninh, cũng như các bài học khác của 
môn học. Trên cơ sở đó khi soạn bài giáo viên căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ 
năng, xác định trọng tâm của bài, từ đó xác định vận dụng kiến của các môn học 
nào ở nội dụng nào của từng bài để phù hợp và sát từng đối tượng học sinh. Vì 
vậy các tiết dạy đã thu hút, tạo hứng thú cho học sinh học tập. Đa số học sinh đã 
tích cực chủ động thực hiện các yêu cầu hướng dẫn của giáo viên để học tập có 
hiệu quả. 
2. Về nhận thức của giáo viên và học sinh. 
Việc áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực bước đầu đã làm chuyển biến 
nhận thức của giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy và học. 
2.1. Đối với giáo viên 
 Việc nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh là mục tiêu và nhiệm vụ của 
người dạy nên giáo viên cần sáng tạo trong sử dụng các phương tiện và phương 
pháp dạy học. Việc áp dụng linh hoạt các phương tiện và phương pháp dạy học 
thể hiện tính sáng tạo, tìm tòi, đầu tư, đổi mới của giáo viên. Việc thiết kế và áp 
dụng thường xuyên hoạt động khởi động trong dạy học góp phần làm cho các 
tiết dạy thêm phần sinh động, hấp dẫn, tránh nhàm chán. Nhờ vậy học sinh nắm 
được kiến thức bài học, biết vận dụng kiến thức vào thực tế, có thái độ tích cực 
và yêu thích môn học hơn. Và trong tổ chức các hoạt động học, trong đó có hoạt 
động khởi động thì điều cốt lõi cuối cùng là mong muốn đem lại hiệu quả dạy 
học cao hơn. Hoạt động khởi động đã làm được điều đó. Người xưa đã nói “ đầu 
xuôi, đuôi lọt” nên sự thành công của hoạt động khởi động là nền tảng, là tiền đề 
cho các hoạt động tiếp theo đem lại hiệu quả và thành công hơn nữa. 
2.2. Đối với người học 
Trong các giờ học trước đây học sinh tiếp thu một cách thụ động, thì trong 
các giờ học vận dụng kiến thức liên môn học sinh đã chủ động tham gia vào việc 
tiếm kiến và vận dụng kiến thức của các môn học khác phù hợp vào giải quyết 
nội dung của từng tiết học và của bài học làm cho các tiết học trở nên sinh động, 
 29 
không nhàm chán. Qua đó giúp các em khắc sâu kiến thức của môn học cũng 
như môn học liên quan và khả năng vận dụng kiến thức của mình vào việc giải 
quyết tình huống đặt ra. 
Hoạt động liên môn giúp học sinh phát huy được tính chủ động sáng tạo, 
tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi của bản thân. 
Thông qua đó học sinh phát hiện được vấn đề, giải quyết vấn đề để khẳng 
định bản thân góp phần nâng cao chất lượng học tập. 
3. Khả năng nhân rộng phổ quát đề tài 
Đề tài sáng kiến của tôi có thể áp dụng rộng rãi đối với mọi giáo viên. 
+ Về mặt nội dung: Sáng kiến của tôi rất khả thi với các tiết dạy lý thuyết 
môn GDQP – AN lớp 10 không chỉ bài 1 và bài 2. 
+ Về mặt phương pháp: Sáng kiến của tôi có thể áp dụng rộng rãi trong 
trường THPT. 
+ Về mặt thời gian: Đảm bảo cho mỗi tiết dạy lý thuyết, khích lệ được 
hứng thú của học sinh trước khi vào nội dung chính của bài học 
4. Kết quả thu được trong học kỳ 1 vừa qua. 
Qua một thời gian thực hiện vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy 
đặc biệt vào bài 1 và 2 lớp 10 môn quốc phòng - an ninh bản thân tối thấy chất 
lượng môn học có những tiến bộ rõ rệt. Kết quả được cụ thể như sau: 
Qua đợt khảo sát kiểm tra giữa kỳ 1 ở 6 lớp giữa 2 nhóm lớp đối chứng 
thực nghiệm tôi thu được kết quả như sau: 
Nội dung Lớp Sĩ Số Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu 
Lớp không 
thực 
nghiệm 
10A3 45 4 HS 29 HS 10 HS 2 HS 
10D4 45 4 HS 28 HS 11 HS 2 HS 
10D5 42 3 HS 24 HS 13 HS 2 HS 
Lớp thực 
nghiệm 
10D1 45 14 HS 26 HS 5 HS 0 HS 
10D2 45 11 HS 31 HS 3 HS 0 HS 
10D3 45 10 HS 30 HS 5 HS 0 HS 
Bảng số liệu chất lượng kiểm tra giữa kỳ 1 
 30 
Biểu đồ kết quả kiểm tra giữa kỳ năm học 2020 - 2021 
Với việc sử dụng kiến thức liên môn tôi đã thu được kết quả học tập môn 
giáo dục quốc phòng – an ninh ở cuối kì I năm học 2020 - 2021 như sau: 
Nội dung Lớp Sĩ Số Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu 
Lớp không 
thực 
nghiệm 
10A3 45 4 HS 34 HS 5 HS 2 HS 
10D4 45 5 HS 31 HS 7 HS 2 HS 
10D5 42 3 HS 27 HS 10 HS 2 HS 
Lớp thực 
nghiệm 
10D1 45 16 HS 27 HS 2 HS 0 HS 
10D2 45 13 HS 29 HS 3 HS 0 HS 
10D3 45 11 HS 31 HS 3 HS 
0 HS 
Bảng số liệu chất lượng cuối học kỳ 1 
0
5
10
15
20
25
30
35
10A3 10D4 10D5 10D1 10D2 10D3
Giỏi
khá
T.Bình
yếu
 31 
Biểu đồ kết quả cuối kỳ1 năm học 2020 - 2021 
Qua bảng số liệu và biểu đồ so sánh trên ta thấy rằng, sau khi vận dụng tích 
hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy ở những lớp áp dụng thì tỉ lệ học sinh 
đạt loại giỏi tăng lên, tỉ lệ trung bình và yếu giảm xuống so với những lớp không 
áp dụng tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy thì tỉ lệ giỏi thấp và tỷ lệ 
trung bình yếu cao hơn. 
Để đạt được kết quả trên có nhiều yếu tố, nhưng một trong những yếu tố 
quan trọng là bản thân đã áp áp thành công giải pháp tích hợp kiến thức liên 
môn vào giảng dạy bài 1 và bài 2 có hiệu quả, kích thích sự ham muốn học tập 
của các em, kỹ năng học tập có hiệu quả. 
0
5
10
15
20
25
30
35
10A3 10D4 10D5 10D1 10D2 10D3
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
 32 
PHẦN C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ. 
I. KẾT LUẬN. 
Môn học quốc phòng - an ninh được xem là môn học khô khan, khó nhớ, 
khó thuộc đã làm cho một số học sinh có tâm lý không muốn học bộ môn. Vì 
vậy giáo viên dạy bộ môn phải không ngừng trăn trở tìm ra giải pháp làm cho 
tiết dạy sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn, làm cho học sinh tiếp thu bài một cách tự 
giác tích cực. Lâu nay nhiều giáo viên đã cõ sự đầu tư, chú trọng bài dạy của 
mình theo hướng vận dụng kiến thức liên môn, nhưng việc vận dụng cho hiệu 
quả, cho phù hợp chưa được thực hiện triệt để, quan tâm đúng mức. 
Việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến 
nâng cao chất lượng môn học quốc phòng - an ninh. Chính vì vậy, đòi hỏi người 
giáo viên phải khơi gợi tính tích cực, huy động vốn kiến thức của các môn học, 
phải tìm tòi, nghiên cứu đầu tư vào bài giảng và vận dụng các phương pháp sáng 
tạo phù hợp với từng đối tượng học sinh. 
Việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học quốc phòng và an ninh 
nhằm tạo cho học sinh nguồn cảm hứng, sự ham muốn tìm tòi khám phá, có tác 
dụng củng cố kiến thức hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh trong 
việc nhìn nhận đánh giá những vấn đề của quá khứ đặt ra cách giải quyết những 
vấn đề trong hiện tại. 
Việc lồng ghép kiến thức các môn khoa học khác trong giảng dạy bộ môn 
quốc phòng - an ninh sẽ tạo nên sự gắn kết kiến thức, mang lại những cảm xúc 
mới tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh đem lại hiệu quả 
tích hợp sâu sắc. Đó cũng là nền tảng để học sinh vận dụng trong quá trình học 
tập để giải quyết các tình huống mà thực tiễn cuộc sống đặt ra phát triển được 
năng lực tự tập trở thành người công dân có ích cho xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi 
mới của giáo dục trong thời kỳ hội nhập. 
Xuất phát từ thực tế giảng dạy ở trường THPT Quỳnh Lưu 1, cũng như trao 
đổi học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp trong trường và ngoài trường, bản 
thân tôi xây dựng đề tài “Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy môn 
giáo dục Quốc phòng - An ninh ở bài 1 và 2 lớp 10 - THP ”sẽ giúp các giáo 
viên thực hiện các tiết dạy một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả. Học sinh khắc sâu 
hơn kiến thức trọng tâm, biết chuyển kiến thức trong sách giáo khoa, huy động 
vận dụng kiến thức của các môn học khác vào giải quyết nội dung của tiết học 
bài học để hiểu kiến thức của môn học Quốc phòng - An ninh. 
Đề tài đã được triển khai tại trường từ năm học 2020 - 2021 bước đầu đã 
thu được những kết quả đáng khích lệ. Đa số học sinh hào hứng học tập, vì được 
vận dụng kiến thức các môn học khác vào bài học. 
 33 
II. KIẾN NGHỊ. 
Đề tài: Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy quốc phòng – an ninh 
bài 1, bài 2 ở lớp 10 THPT đã được thực nghiệm trong quá trình giảng dạy đem 
lại hiệu quả cao cho cả thầy và trò, tuy nhiên do thời gian thực hiện còn ngắn 
chắc chắn đề tài còn có những khiếm khuyết, cho nên tôi rất mong được sự góp 
ý của quý thầy, cô để đề tài hoàn chỉnh hơn, tốt hơn. 
Giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh cho học sinh trong giai đoạn hiện 
nay là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, đối với môn học này các đồ dùng thiết bị 
còn quá ít vì vậy để môn học đạt kết quả cao tôi có một vài đề xuất, kiến nghị 
sau đây: 
Sở GD & ĐT cần quan tâm hơn nữa về việc cung cấp các loại tranh ảnh, 
mô hình, vũ khí trang bị, máy móc cho các trường để phục vụ cho việc dạy học 
được tốt hơn. Tổ chức hội thao môn GDQP – AN cấp Tỉnh theo định kì( 2 năm 
một lần) để giáo viên và học sinh các trường có cơ hội trao dồi kinh nghiệm và 
học hỏi nhau. 
Nhà trường cần mua một số tài liệu mới nhất liên quan đến nội dung giảng 
dạy môn GDQP - AN như các loại sách báo về: Chủ quyền biển đảo của Việt 
Nam, Điều lệnh đội ngũ, các loại tranh ảnh, các loại báo như: an ninh, quân đội, 
..., để giáo viên và học sinh có cơ hội tìm hiểu thêm. 
 34 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo dục Quốc phòng, An ninh lớp 10. 
2. Sách hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10. 
3. Sách giáo viên giáo dục Quốc phong, An ninh lớp 10. 
4. Nghị định số 116/2007/NĐ - CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính 
phủ về Giáo dục Quốc phòng - An ninh. 
5. Tài liệu tập huấn giáo viên: Thực hiện chương trình, kiểm tra, đánh giá 
môn học GDQP - AN cấp THPT.( lưu hành nội bộ). 
6. Tài liệu tập huấn giáo viên Giáo dục Quốc Phòng – An ninh cấp trung 
học phổ thông ( tài liệu lưu hành nội bộ). 
7. Giáo trình giáo dục quốc phòng đại học, cao đẳng. 
8. Các tài liệu văn bản liên quan về dạy học liên môn. 
 35 
 NỘI DUNG Trang 
PHẦN A ĐẶT VẤN ĐỀ 1 
I Lý do chọn đề tài 1 
II Tính mới của đề tài 2 
III Nhiệm vụ nghiên cứu của sáng kiến 3 
IV Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 
V Phương pháp nghiên cứu 3 
VI Ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến 3 
PHẦN B NỘI DUNG 5 
I Cơ sở lí luận 5 
1 Quan điểm của dạy học liên môn 5 
2 Những vấn đề chung về dạy học liên môn 5 
2.1 Khái niệm 5 
2.2 Tầm quan trọng của dạy học liên môn 6 
II Cơ Sở thực tiễn 7 
1 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 7 
2 
Khảo sát hứng thú của học sinh trong học tập 
môn giáo dục Quốc phòng - An ninh 
7 
III Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 11 
1 Quốc phòng - An ninh tích hợp với Địa lí 11 
2 Quốc phòng - An ninh tích hợp với Lịch sử 15 
3 Quốc phòng - An ninh tích hợp với Văn học 16 
4 
Quốc phòng - An ninh tích hợp với giáo dục 
Công Dân 
18 
5 Quốc phòng - An ninh tích hợp với Âm nhạc 19 
IV Kết quả thực hiện 26 
1 
Về dạy học liên môn của môn Quốc phòng - An 
ninh 
26 
 36 
2 Về nhận thức của giáo viên và học sinh 26 
2.1 Đối với giáo viên 26 
2.2 Đối với người học 27 
3 Khả năng nhân rộng và phổ quát đề tài 27 
4 Kết quả thu được trong học kỳ 1 vừa qua 27 
PHẦN C KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 30 
I Kết luận 30 
II Kiến nghị 31 
 Tài liệu tham khảo 32 

File đính kèm:

  • pdfskkn_van_dung_kien_thuc_lien_mon_trong_giang_day_mon_giao_du.pdf
Sáng Kiến Liên Quan