SKKN Ứng dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Bài 3 Giáo dục quốc phòng 11: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia, tại trường Trung học Phổ thông Nghi Lộc 5

Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn,

được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng

phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới

việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập kết

và o phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập kết vào phát huy

tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì

thầy giáo phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.

Các phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp dạy học nhóm, phương

pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, phương pháp giải quyết vấn đề, phương

pháp đóng vai, phương pháp trò chơi, phương pháp dạy học theo dự án (phương

pháp dự án), phương pháp bàn tay nặn bột, phương pháp dạy học theo góc.

Một số kĩ thuật dạy học tích cực: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ,

kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật công

đoạn, kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật động não, kĩ thuật “Trình bày một phút”, kĩ

thuật “Chúng em biết 3”, kĩ thuật “Hỏi và trả lời”, kĩ thuật “Hỏi Chuyên gia”, kĩ

thuật “Lược đồ Tư duy”, kĩ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”, kĩ thuật “Viết tích

cực”, kĩ thuật “đọc hợp tác” (còn gọi là đọc tích cực), kĩ thuật “Nói cách khác”.

Tầm quan trọng của biên giới quốc gia trong việc giữ gìn chủ quyền

lãnh thổ:

Như chung ta biết lãnh thổ là một trong ba bộ phận cấu thành nên một quốc

gia độc lập, là nơi cộng đồng dân cư sinh sống và tồn tại. Mọi hoạt động sinh hoạt

của cộng đồng dân cư như lao động phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa chính trị.

đều thực hiện trên lãnh thổ. Và lãnh thổ nó bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng

trời, vùng lòng đất là môi trường tạo sự sống cho mọi vât. Đề xây dựng và bảo vệ

lãnh thổ, chủ quyền lãnh thổ vững chắc là vấn đề thường xuyên mà Đảng và Nhà

nước phải có một hệ thống pháp lý quy định về chủ quyền lãnh thổ, và cũng tăng

cường đàm phán, hiệp ước về vấn đề phân định biên giới quốc gia.

Và biên giới quốc gia có vai trò vô cùng quan trọng đối với lãnh thổ và chủ

quyền đất nước. Nó giúp mỗi quốc gia phân định rõ giới hạn về các vùng và không

gian địa lý, bảo vệ và giữ gìn chủ quyền lãnh thổ. Đồng thời mang lại các lợi ích về

kinh tế chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng, biên giới quốc gia còn là nền tảng

cho sự phát triển về cơ sở vật chất cho quốc gia tồn tại cũng như ngày càng giàu

mạnh. Không những vậy biên giới quốc gia tạo nên sự ổn định về điều kiện phát

triển quan hệ hữu nghị giữa các nước láng giềng với nhau, giữa các quốc gia trong

khu vực nói riêng và trong cả nước nói chung. Đường biên giới quốc gia rõ ràng

còn giúp cho việc quản lý đời sống nhân dân thuộc địa phận biên giới đó được

thuận tiện và dễ dàng hơn. Nhân dân sẽ tự do cư trú, không xâm phạm, cạnh tranh,4

xâm lấn chủ quyền lãnh thổ của nhau, bên cạnh đó cũng không tranh giành và xảy

ra mâu thuẫn giữa các quốc gia với nhau.

pdf40 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Bài 3 Giáo dục quốc phòng 11: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia, tại trường Trung học Phổ thông Nghi Lộc 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nội dung câu hỏi và 
phần trả lời. GV lần lượt lật từng bông hoa, cho đến hoa cuối cùng. 
3.4.2.3. Giáo án minh họa 
Mở đầu: 
Biên giới quốc gia là nơi phân chia chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia với 
một quốc gia khác hoặc với vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền và quyền tài phán của 
quốc gia đó. Để đảm bảo một biên giới quốc gia hòa bình, hữu nghị, hợp tác và 
cùng nhau phát triển, Đảng và Nhà nước phải đưa ra các nội dung và biện pháp 
hợp lý cụ thể để bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia nước nhà. 
Nội dung: 
III. Bảo vệ biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
2. Nội dung cơ bản xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia nước 
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
b. Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia. 
- Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ 
giới quốc gia: 
- Quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc giới; đấu 
tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm lãnh thổ, biên giới, vượt biên, vượt biển và 
các vi phạm khác xảy ra ở khu vực giới. 
24 
- Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện: 
- Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững 
mạnh để quản lý, bảo vệ giới quốc gia 
- Vận động quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới tham gia tự quản 
đường biên, mốc quốc giới; bảo vệ an ninh trật tự khu vực biên giới, biển, đảo của 
Tổ quốc 
c. Trách nhiệm của công 
- Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới quốc 
gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng khu vực biên giới, 
giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. 
- Trước hết công dân phải nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ chủ 
quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; Chấp hành nghiêm hiến pháp, pháp luật của 
Nhà nước, 
- Thực hiện nghiêm luật quốc phòng, luật nghĩa vụ quân sự, luật biên giới; 
tuyệt đối trung thành với tổ quốc. 
- Làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ quân sự, quốc 
phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao;.... 
* Trách nhiệm của học sinh 
- Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về 
truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc. 
- Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự 
cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc. 
- Tích cực học tập kiến thức quốc phòng - an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn 
thành các nhiệm vụ quốc phòng. 
- Tích cực tham gia các phong của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, 
phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng về vùng sâu, 
vùng xa, biên giới hải đảo 
* Củng cố nội dung bài học bằng các câu hỏi trắc nghiệm 
STT Câu hỏi - Trả lời 
1 
CH: Một quốc gia độc lập được cấu thành từ các yếu tố nào? 
TL: Lãnh thổ; dân cư; nhà nước 
2 
CH: Trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia được xác định 
như thế nào? 
TL: Là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân 
3 CH: Lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ của quốc 
25 
gia bao gồm những bộ phận nào? 
TL: Vùng đất; vùng nước; vùng trời trên vùng đất, vùng nước; lòng đất 
dưới chúng, lãnh thổ đặc biệt 
4 
CH: Vùng lãnh hải rộng bao nhiêu hải lý và tính từ đâu? 
TL: 12 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 
5 
CH: Các quốc gia khác có quyền gì ở vùng lãnh hải của quốc gia ven 
biển? 
TL: Tự do hàng hải 
6 
CH: Việt Nam có chung đường biên giới quốc gia trên đất liền với những 
quốc gia nào? 
TL: Trung Quốc, Lào, Campuchia 
7 
CH: Chế độ pháp lí của vùng nội thủy theo Công ước quốc tế về luật biển 
như thế nào? 
TL: Thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ của quốc gia 
8 
CH: Xây dựng khu vực biên giới quốc gia vững mạnh toàn diện gồm nội 
dung gì? 
TL: Vững mạnh về chính trị, kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh 
9 
CH: Nước ta dùng phương pháp nào là chủ yếu để cố định đường biên 
giới quốc gia 
TL: Đặt mốc quốc giới và dùng tài liệu ghi lại đường biên giới 
10 
CH: Chiều dài đường bờ biển nước ta là bao nhiêu? 
TL: 3260km 
Kết luận: 
Biên giới quốc gia có vị trí, ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển 
kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Biên giới quốc gia ổn định là điều kiện đảm 
bảo cho một quốc gia hòa bình và phát triển. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có 
một số quan điểm và chỉ đạo kịp thời đối với việc xây dựng, quản lí và bảo vệ biên 
giới quốc gia. Cùng với việc nâng cao ý thức trách nhiệm cho mọi công dân trong 
việc xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia. 
Phần I. Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI 
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức 
- Giúp cho học sinh hiểu được nội dung, biên giới xây dựng và quản lí, bảo 
26 
vệ biên giới quốc gia. Trách nhiệm của công dân. 
2. Về kĩ năng 
- Học sinh nắm vững được nội dung, biên giới xây dựng và quản lí, bảo vệ 
biên giới quốc gia. Trách nhiệm của công dân. 
3. Về thái độ 
- Xác định cho học sinh ý thức trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây 
dựng, quản lí, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia. 
4. Định hướng phát triển năng lực 
- Biết vận dụng các động tác vào trong học tập và sinh hoạt, sẵn sàng nhận 
và hoàn thành nhiệm vụ được giao. 
II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM 
1. Nội dung: Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới 
quốc gia. Trách nhiệm của công dân. 
2. Trọng tâm: Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới 
quốc gia. 
III. THỜI GIAN 
Tổng thời gian: 45 phút 
Ổn định tổ chức: 5 phút 
Tiến hành giảng dạy: 35 phút 
Kết thúc bài giảng: 5 phút 
IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Tổ chức 
Lấy lớp học để giới thiệu tập trung; lấy tổ, nhóm để hoạt động thảo luận. 
2. Phương pháp 
- Giáo viên: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trình chiếu 
hình ảnh, video. 
- Học sinh: Nghe, thảo luận, trả lời câu hỏi, ghi chép ý chính. 
V. ĐỊA ĐIỂM 
Tại phòng học 
VI. VẬT CHẤT 
Giáo viên: SGK, Giáo án, giáo án điện tử, tài liệu dạy học, bảng phụ, giấy 
Ao, bút lông, nam châm, tranh ảnh, video... 
Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa giáo dục Quốc phòng - An ninh lớp 11 
27 
Phần II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI 
 (Tiết 5) 
I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI (05 phút) 
1. Nhận lớp, Quy định vị trí để vật chất, phổ biến nội quy tiết học, kiểm tra 
sĩ số ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Câu hỏi: Các quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt 
Nam về bảo vệ biên giới quốc gia? 
- Đáp án: 
+ Biên giới quốc gia nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thiêng liêng, bất 
khả xâm phạm. 
+ Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của Nhà nước và 
là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. 
+ Bảo vệ biên giới quốc gia phải dựa vào dân, trực tiếp là đồng bào các dân 
tộc ở biên giới. 
+ Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị; giải quyết các vấn đề về biên giới 
quốc gia bằng biện pháp hòa bình. 
+ Xây dựng lực lượng vũ trang chuyên trách, nòng cốt để quản lí, bảo vệ 
biên giới quốc gia. 
3. Quy định kỷ luật học tập, vệ sinh và đảm bảo an toàn 
4. Hạ Khoa mục: (Các mục 2b, c phần III của Ý định giảng bài). 
II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI (33 phút) 
Thứ tự, nội dung 
Thời 
gian 
Phương pháp Vật 
chất Giáo viên Học sinh 
III. Bảo vệ biên giới quốc gia 
nước Cộng hòa xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam 
2. Nội dung cơ bản xây dựng và 
quản lí, bảo vệ biên giới quốc 
gia nước Cộng hòa XHCN Việt 
Nam. 
b. Nội dung, biện pháp xây dựng 
và quản lí, bảo vệ biên giới quốc 
gia. 
c. Trách nhiệm của công dân 
* Củng cố toàn bài bằng trò chơi 
“hoa nở trí tuệ” 
35 phút 
15 phút 
10 phút 
10 phút 
Thuyết 
trình, phân 
tích, giảng 
giải 
Đặt câu hỏi 
và nhận xét 
Liên hệ 
thực tiễn 
GV đọc câu 
hỏi 
Nhận xét và 
cho điểm 
Quan sát, 
lắng nghe 
Trả lời câu 
hỏi và ghi 
nội dung 
chính vào vở 
HS lắng 
nghe và trả 
lời 
Sách 
giáo 
khoa; 
Giáo 
án 
Bảng 
viết 
28 
III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG (05 phút) 
1. Hệ thống, nội dung chính 
- Nội dung cơ bản xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia nước Cộng 
hòa XHCN Việt Nam. 
+ Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia. 
+ Trách nhiệm của công dân. 
2. Giải đáp thắc mắc 
3. Giao bài tập về nhà tự học, tự nghiên cứu 
- Ôn toàn bộ nội dung bài đã học. 
4. Nhận xét 
3.4.2.4 Kết quả nhận thấy sau khi tổ chức chơi 
Trò chơi được áp dụng vào các giờ học đẻ giúp học sinh cảm thấy phấn 
khích, khi được thưởng điểm và sẽ có tinh thần mỗi khi củng cố bài. Sau mỗi tiết 
học, để giảm bớt căng thẳng cũng như giúp các em nhớ bài nhanh hơn, hiệu quả 
hơn và cũng đánh giá được mức độ truyền tải kiến thức của giáo viên, nhận thức 
nội dung của học sinh để kịp thời điều chỉnh phương pháp tôi ưu nhất. 
*Một số hình ảnh khi thực hiện trò chơi “hoa nở trí tuệ” 
3.5. Kỹ thuật ghi bảng của giáo viên 
3.5.1. Khái quát kỹ thuật 
Bảng là phương tiện dạy học đáp ứng việc nhận thông tin bằng kênh nhìn có 
hiệu quả cao thông qua chữ viết, giúp học sinh lĩnh hội một lượng lớn kiến thức 
lớn trong một tiết dạy. Trình bày nội dung trên bảng có ưu điểm là cho thông tin 
bằng kênh nhìn rất trực quan và biểu cảm. Thông tin trên bảng có độ tin cậy cao 
hơn thông tin lời nói và có tác dụng định hướng sự quan sát học sinh nhiều hơn lơi 
nói. Thông tin trên bảng không được trình bày sẵn mà xuất hiện từ từ có chủ định 
theo tiến trình học tập, mà đã được xử lý, biến đổi, mang đặc điểm mới có sức thu 
29 
hút tạo sự chú ý cho học sinh. Hiện nay có rất nhiều phương tiện kỹ thuật và đồ 
dùng học tập hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động dạy học. Tuy nhiên chưa co phương 
tiện nào thay thế hoàn toàn các chức năng của bảng. Trong hoạt động giảng dạy 
người giáo viên cần có rất nhiều kỹ năng trong việc sử dụng bảng là một kỹ năng 
hết sức quan trọng. 
3.5.2. Tiến trình thực hiện 
3.5.2.1. Cách tiến hành 
Để người giáo viên trình bày bảng lớp một cách tinh tế và khoa học giúp cho 
học sinh tiếp thu bài học và nhắc lại kiến thức một cách hiểu quả. Và để làm được 
điều này giáo viên cần thực hiện 6 bước sau: 
Bước 1: Quan sát và kiểm tra bảng 
Bước 2: Chia bố cục bảng (thông thường bảng sẽ chia làm 3 phần bằng nhau) 
Bước 3: Sử dụng bảng (trình bày nội dung chi tiết) 
Bước 4: Viết bảng (trình bày bảng) 
Bước 5: Vẽ trên bảng (những hình ảnh đơn giản) 
Bước 6: Xóa bảng 
3.5.2.2. Tiến hành thực tế trên bài 
Bài học được chia làm 5 tiết dạy và giáo viên dựa vào kế hoạch giảng dạy 
đầu năm học để soạn giáo án, và sẽ truyền tải cho học sinh 
- Ý định trình bày bảng tiết 1: Lãnh thổ quốc gia 
30 
- Ý định trình bày bảng tiết 2: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia, nội dung chủ 
quyền lãnh thổ quốc gia. 
- Ý định trình bày bảng tiết 3: Khái niệm biên giới quốc gia, xác định biên 
giới quốc gia Việt Nam 
31 
- Ý định trình bày bảng tiết 4: Lãnh thổ quốc gia Một số quan điểm của 
Đảng và Nhà nước Cộng hoà XHVN Việt Nam về bảo vệ biên giới quốc gia. Vị trí, 
ý nghĩa của việc xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. 
- Ý định trình bày bảng tiết 5: Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lý, bảo 
vệ biên giới quốc gia. Trách nhiệm của công dân. 
32 
3.5.2.3. Kết quả nhận thấy khi sự dụng kỹ thuật 
Tôi nhận thấy khi không sử dụng bảng phủ, hay màn hình máy chiếu hay 
một số thiết bị khác... thì việc viết trên bảng phấn giúp tôi giải thích vấn đề cho 
học sinh một cách dễ dàng hơn, ở bảng phấn là giúp tôi tự do và nhanh chóng phản 
hồi các câu hỏi của học sinh. Bảng phấn giúp tôi xử lý và truyền tải thông tin đến 
học sinh một cách đa dạng hơn. Tôi có thể giải thích bài học cho học sinh bằng các 
hình vẽ biểu tượng. Nếu họ không hiểu, tôi có thể xóa chúng đi và thể hiện bằng 
biểu đồ. Tấm bảng phấn là công cụ rất năng động, dễ thay đổi, mang tính trực 
tiếp... Nó là biểu tượng của sự động não và tư duy phân học sinh vừa lắng nghe và 
chủ động tham gia thảo luận trong lớp và nhanh chóng ghi chép bài. 
4. Kết quả của đề tài 
- Đã sử dụng hình thức tổ chức dạy học mới theo hướng phát triển năng lực 
của học sinh 
- Kết hợp được nhiều hình thức, phương pháp dạy học tích cực và kiểm tra 
bài cũ lại với nhau để bài học thêm phong phú. 
- Đa dạng hóa được hình thức tổ chức dạy học đối với nội dung bài học 
- Đảm bảo được nội dung, thời gian của chương trình hiện hành 
- Vận dụng các phương pháp hợp lý giữa các nội dung bài học. 
- Phù hợp với trang thiết bị thực tế của nhà trường 
- Đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của học sinh 
- Thay đổi nhận thức, sự hứng thú của học sinh và xã hội đối với môn học 
GDQP - AN. 
* Kết quả thu được sau khi kiểm tra đánh gia cuối bài học bằng 40 câu 
hỏi trắc nghiệm 
Năm học 2019-2020 
Loại 
Nhóm 
Giỏi Khá 
Trung 
bình 
Yếu 
Đối chứng (11A2, 11A4 gồm 80 HS) 
(16HS) 
20% 
(41 HS) 
51,25% 
(20 HS) 
25% 
(3 HS) 
3,75% 
Thực nghiệm (11A1, 11A3 gồm 76 HS) 
(43 HS) 
56,58% 
(22 HS) 
28,95% 
(11 HS) 
14,47% 
(0 HS) 
0% 
Năm học 2020-2021 
Loại 
Nhóm 
Giỏi Khá Trung bình Yếu 
Đối chứng (11A2, 
11A4 gồm 75 HS) 
(13 HS) 
17,3% 
(38HS) 
50,7% 
(22HS) 
29,3% 
(2 HS) 
2,7% 
Thực nghiệm (11A1, 
11A3gồm 79 HS) 
(49 HS) 
62 % 
(24 HS) 
30,4% 
(6 HS) 
7,6% 
(0 HS) 
% 
33 
Như vậy, qua hai năm giảng dạy đánh giá và xếp loại một cách chính xác và 
khách quan học sinh lớp 11 tại trường THPT Nghi Lộc 5, theo kết quả đạt được ở 
trên chúng ta có thể khẳng định “Hiệu quả việc ứng dụng một số phương pháp dạy 
học tích cực trong dạy học bài 3 Giáo dục quốc phòng 11 - Bảo vệ chủ quyền và 
biên giới quốc gia, tại Trường trung học phổ thông Nghi Lộc 5” đã đem lại cho học 
sinh hiệu quả học tập và hứng thú học tập tốt hơn. Sau khi tổ chức, phối hợp để 
hoàn thành nội dung các phương pháp thì các em đoàn kết hơn, ý thức được nhiệm 
vụ của mình hòa vào nhiệm vụ của tập thể. Tự giác, tích cực trong học tập và rèn 
luyện để nâng cao chất lượng của bộ môn Giáo dục quốc phòng - An ninh, hiểu 
biết hơn về lãnh thổ, chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia... Từ đó các em có ý 
thức cảnh giác nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên 
giới quốc gia Việt Nam. 
34 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
1. Kết luận chung 
Để thực hiện được chủ trương thay đổi định hướng giáo dục nội dung mang 
nặng tính hàn lâm, có phần nhồi nhét kiến thức sang định hướng phát triển năng 
lực giúp học sinh phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Tiếp cận 
được xu thế giáo dục của các nước trên thế giới trong chương trình giáo dục tổng 
thể của Bộ Giáo dục và đào tạo. Thì việc rèn luyện kĩ năng tự học tạo tính tự giác 
tích cực cho học sinh trong nhà trường vô cùng cần thiết, vai trò của giáo viên 
không chỉ dừng lại ở việc “Dạy chữ”, mà còn “Rèn người”, rèn cho học sinh trở 
thành người có ích cho xã hội. Chính vì thế trong quá trình giảng dạy môn Giáo 
dục quốc phòng an ninh, tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu các biện pháp để rèn 
luyện các kĩ năng tự học mang tính tích cực cho học sinh có hiệu quả. Ở đề tài này 
tôi đề xuất một số biện pháp dạy học tích cực cụ thể vào bài 3 chương trình Giáo 
dục quốc phòng - An ninh 11, và đem lại hiệu quả cao. 
2. Đóng góp của đề tài 
“Hiệu quả ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học bài 3 
môn Giáo dục quốc phòng - An ninh khối 11” là một phương pháp dạy và học 
nhằm mang lại kết quả cao trong giáo dục. Học sinh sẽ không còn thấy nhàm chán 
hay căng thẳng trong giờ học nữa mà ngược lại yêu thích môn học này hơn, mỗi 
tiết học càng thêm sôi động và hứng thú hơn. Không những giúp các em có thể ghi 
nhớ kiến thức một cách hiểu quả mà còn tăng khả năng làm việc độc lập của cá 
nhân và kỹ năng hoạt động đội nhóm. Các em nhận thức rõ được tầm quan trọng 
của mỗi cá nhân sẽ hòa vào thành công cũng như thất bại của cả tập thể. Qua đó 
phát huy được sức mạnh tập thể, nâng cao tinh thần đoàn kết và nâng cao kết quả 
trong học tập và rèn luyện. 
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài trên, tôi cảm thấy mình linh hoạt 
hơn trong quá trình giảng dạy, góp sức mình để đem phương pháp, cách thức tổ 
chức dạy học mới làm cho nội dung bài học sinh động hơn. Sẽ không là một giáo 
viên GDQP - AN khô khan, cứng nhắc, rập khuôn nữa mà vận dụng, tổ chức các 
phương pháp dạy học tích cực trong nội dung bài bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và 
biên giới quốc gia. Qua đó đạt kết quả cao trong dạy và học, học sinh yêu thích 
mình và bộ môn GDQP - AN hơn. 
Việc thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng an ninh đối với đối tượng 
học sinh trung học phổ thông giúp cho các em học sinh đoàn kết hơn, rèn luyện tác 
phong nghiêm túc, có ý thức tổ chức kỷ luật hơn. Từ đó các em thực hiện nhiệm vụ 
học tập rèn luyện trong nhà trường, xã hội tốt hơn. Hiểu biết hơn về lãnh thổ và 
biên giới quốc gia Việt Nam gắn liền với thực tế. Qua đó tự hào về truyền thống 
dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc và bản thân phát huy thêm truyền thống 
tốt đẹp đó. 
35 
3. Kiến nghị, đề xuất 
Để nội dung của bài bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia thêm 
sinh động và đạt kết quả cao, tôi xin được kiến nghị và đề xuất một số ý kiến 
như sau: 
- Sở Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm hơn nữa về việc cung cấp các 
loại tranh ảnh, bản đồ cũng như tư liệu pháp lý liên quan bài một cách chính 
xác và mới nhất. 
- Nhà trường THPT nên chú trọng hơn nữa công tác GDQP - AN qua việc 
xây dựng cơ sở vật chất, nhất là vật chất như phòng máy chiếu... phục vụ các bài 
học lý thuyết. 
- Tổ chức hội thao GDQP - AN cấp trường ở các trường THPT để tạo ra sân 
chơi giữa các lớp, cũng như kiểm tra đánh giá kết quả sau khi kết thúc nội dung 
chương trình học. 
- Đối với bài lý thuyết nên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để 
tăng hiệu quả dạy học đạt kết quả cảo hơn. 
- Theo bản thân tôi, sáng kiến “Ứng dụng một số phương pháp dạy học tích 
cực trong dạy học bài 3 Giáo dục quốc phòng 11 - Bảo vệ chủ quyền và biên giới 
quốc gia tại Trường trung học phổ thông Nghi Lộc 5” với các phương pháp dạy 
học tích cực tôi đã trình bày ở trên sẽ nâng cao chất lượng dạy và học. 
Tuy nhiên, để vận dụng tốt và rộng rãi phương pháp này vào dạy học thì bản 
thân mỗi giáo viên phải bỏ nhiều công sức, sáng tạo trong lao động, tinh thần trách 
nhiệm cao trong công việc. Đòi hỏi giáo viên phải luôn học tập trau dồi năng lực tư 
duy, nắm vững lí luận, thường xuyên rèn luyện nghiệp vụ và hành động của mình 
trước khi giáo dục học sinh. 
Với kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian giảng dạy chưa nhiều nên tôi chỉ 
nêu ra đây một số phương pháp dạy - học tích cực mà bản thân tôi thấy tâm đắc 
nhất và đã ứng dụng góp phần vào đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. Với 
phương pháp này tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên có thể 
vận dụng vào giảng dạy để nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh với 
nội dung bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia. Những vấn đề mà tôi 
đưa ra còn nhiều thiếu sót, hy vọng sẽ nhận được những đóng góp thiết thực và 
quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp. 
Trên đây là những ý kiến đóng góp của tôi qua nội dung sáng kiến kinh 
nghiệm mà bản thân tự nghiên cứu và đúc rút được trong quá trình giảng dạy. 
Tôi xin chân thành cảm ơn.! 
36 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo dục Quốc phòng, An ninh lớp 11, NXB 
Giáo dục, Hà Nội. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo 
khoa lớp 11, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo viên giáo dục Quốc phong, An ninh lớp 11, 
NXB Giáo dục, Hà Nội. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn giáo viên: Thực hiện chương trình, 
kiểm tra, đánh giá môn học GDQP - AN cấp THPT (lưu hành nội bộ). 
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn giáo viên Giáo dục Quốc phòng - 
An ninh cấp trung học phổ thông (tài liệu lưu hành nội bộ). 
6. Chính phủ (2007), Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 
của Chính phủ về Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Hà Nội. 
7. Quốc hội (1982), Công ước về Luật biển 1982. 
8. Quốc hội (2002), Luật biên giới Quốc gia số 06/2002/QH11, Hà Nội. 
9. Quốc hội (2004), Luật An ninh Quốc gia số 32/2004/QH11, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_ung_dung_mot_so_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_trong_day.pdf
Sáng Kiến Liên Quan