SKKN Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong công tác chủ nhiệm góp phần hình thành một số phẩm chất và năng lực cho học sinh tại trường Trung học Phổ thông cờ đỏ
Giáo viên chủ nhiệm và vai trò của công tác chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp
có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học
hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực
hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người
tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn
tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Giáo viên chủ
nhiệm lớp có vai trò sau đây:
Thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học
Giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu
trưởng để quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học.
Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng
và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết
quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp.
Giáo viên chủ nhiệm phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập và
hạnh kiểm của học sinh trong lớp trước hiệu trưởng, trước Hội đồng sư phạm
của nhà trường và trước phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học.
Người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết
Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức,
giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây
dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu dắt các em nhỏ như con em mình trưởng
thành theo từng năm tháng.
Học sinh kính yêu giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ mình, đoàn kết thân ái
với bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vững mạnh.
Tình cảm của lớp càng bền chặt, tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáo viên
chủ nhiệm càng cao thì chất lượng giáo dục càng tốt.
Rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp, nhưng giáo viên chủ
nhiệm bao giờ cũng để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trong
suốt cuộc đời họ.
Người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp
Vai tò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ5
máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm,
đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây
dựng hàng năm.
Các hoạt động của lớp được tổ chức đa dạng và toàn diện, giáo viên chủ
nhiệm lớp quán xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ.
Các phong trào thi đua học tập đi vào thực chất, các cuộc sinh hoạt các
đoàn thể có nội dung hấp dẫn thanh, thiếu niên, phong trào văn hóa, văn nghệ,
thể thao được tiến hành thường xuyên Chất lượng học tập và tu dưỡng đạo
đức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào trật tự, kỉ luật, vào tinh thần đoàn kết
và truyền thống của tập thể lớp cũng như các hoạt động đa dạng của lớp.
Cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp
Giáo viên chủ nhiệm lớp dù có là đoàn viên, đảng viên hay không cũng
cần phải nắm vững điều lệ, tôn chỉ mục đích, nghi thức và nội dung hoạt động
của các đoàn thể.
Với tinh thần trách nhiệm, với kinh nghiệm công tác của mình làm tham
mưu cho chi Đoàn thanh niên của lớp lập kế hoạch công tác, bầu ra ban lãnh đạo
chi đoàn, tổ chức các nội dung hoạt động và phối hợp với ban cán sự lớp để xây
dựng tập thể, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
sinh. + Xác định hình thức tổ chức: tổ chức thi giữa các cá nhân hoặc giữa các tổ. + Thời gian: thời gian có thể lồng ghép vào các giờ sinh hoạt lớp 15 phút hoặc sinh hoạt cuối tuần. * Một số kĩ năng, phẩm chất và năng lực được hình thành thông qua hoạt động - Kĩ năng được hình thành: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng vẽ tranh, kĩ năng sử dụng máy tính và khai thác thông tin. - Phẩm chất được hình thành: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. - Năng lực được hình thành: năng lực hợp tác và giao tiếp, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. TRƯỜNG THPT CỜ ĐỎ LỚP 12A1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Nghĩa Đàn, ngày 01 tháng 10 năm 2018 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC THI SÁNG TẠO KHỞI NGHIỆP - Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 của trường THPT Cờ Đỏ. - Căn cứ vào kế hoạch hoạt cá nhân năm học 2018 -2019. I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích 26 - Giúp học sinh hình thành một số kĩ năng: giao tiếp, kỉ năng thuyết trình, kỉ năng trình bày một vấn đề khoa học, kỉ năng tư duy sáng tao.. . - Tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, giải bớt áp lực căng thẳng của việc học tập, giúp học sinh có tinh thần đoàn kết thông qua hiệu quả hoạt động nhóm. 2. Yêu cầu - Tất cả học sinh các lớp giảng dạy tham gia đầy đủ, nhiệt tình. II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC, GIẢI THƯỞNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN 1. Hình thức tổ chức - Lớp triển khai tổ chức hoạt động: 12A1 - Mỗi tổ trong lớp được chia thành một nhóm. Các thành viên trong nhóm tìm hiểu các hoạt động kinh doanh trong thực tế ở địa phương để đề xuất các ý tưởng kinh doanh. Thống nhất chọn một dự án tốt nhất để thống nhất làm dự án của nhóm. - Sau khi nhóm thống nhất dự án, nhóm thảo luận viết dự án để tham gia cuộc thi. - Dự án hoàn thành nhóm thiết kế dự án thành mô hình để báo cáo trước lớp. - Giáo viên chủ nhiệm nghe các nhóm báo cáo và đánh giá góp ý cho dự án. 2. Giải thưởng - 1 Giải nhất: 100.000đ và quà tặng - 1 Giải nhì: 70.000đ và quà tặng - 2 Giải ba: 50.000đ và quà tặng 3. Thời gian thực hiện - Chiều ngày 10/11/2018 4. Tiêu chí đánh giá - Hiệu quả làm việc nhóm - Hình thức thể hiện - Phong cách thuyết trình 27 Cuộc thi: vẽ tranh và thuyết trình phòng chống bạo lực học đường lớp 10A1 năm học 2019 – 2020 Cuộc thi: Sáng tạo khởi nghiệp lớp 12A1 năm học 2018 – 2019 Cuộc thi: tuyên truyền an toàn giao thông trong học sinh lớp 11A1 28 năm học 2020 -2021 3.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường - Địa điểm có thể tổ chức trải nghiệm: các di tích lịch sử - văn hóa hoặc các điểm du lịch, sân vận động thể thao. - Thời gian: 1 buổi hoặc 1 ngày. - Các bước tiến hành: + Bước 1: Xác định nội dung trải nghiệm Giáo viên cần xác định được nội dung trải nghiệm nào phù hợp với học sinh, trải nghiệm du lịch văn hóa lịch sử, trải nghiệm du lịch sinh thái + Bước 2: Xác định địa điểm tổ chức Xác định được điểm đến phù hợp với nội dung đặt ra, địa điểm tổ chức phải đảm bảo an toàn cho học sinh. + Bước 3: Bàn bạc thống nhất cán bộ lớp. Thông qua cán bộ lớp giáo viên thăm dò ý kiến, nhu cầu nguyện vọng của học sinh khi tổ chức hoạt động. + Bước 4: Xin ý kiến phụ huynh Họp BCH chi hội phụ huynh để xin ý kiến, bàn bạc kế hoạch chuyến đi sau đó xin ý kiến của tất cả phụ huynh trong lớp bằng hình thức dán tiếp hoặc trực tiếp (mở cuộc họp phụ huynh) + Bước 5: Lập kế hoạch, duyệt kế hoạch Kế hoạch cần được lập chi tiết, cụ thể và phải được sự đồng ý của BGH nhà trường. + Bước 6: Triển khai kế hoạch Triển khai đến từng phụ huynh và học sinh, đặc biệt là khâu chuẩn bị cho chuyến đi. + Bước 7: Kiểm tra việc chuẩn bị kế hoạch Thường xuyên nhắc nhở và kiểm tra việc chuẩn bị cho chuyến đi để có những điều chỉnh kịp thời trước khi tổ chức thực hiện chuyến đi. + Bước 8: Tổ chức thực hiện + Bước 9: Đánh giá và rút kinh nghệm Cần được đánh giá chuyến đi và rút kinh nghiệm để có thể tổ chức những chuyến đi tiếp theo. * Một số kĩ năng, phẩm chất và năng lực được hình thành thông qua hoạt động 29 - Kĩ năng được hình thành: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng quan sát, kĩ năng nghe. - Phẩm chất được hình thành: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. - Năng lực được hình thành: năng lực hợp tác và giao tiếp, năng lực tự chủ và tự học. TRƯỜNG THPT CỜ ĐỎ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Nghĩa Đàn, Ngày 25 tháng 7 năm 2020 KẾ HOẠCH Tổ chức chuyến tham quan trải nghiệm thực tế hè năm 2020. Nhằm tạo sự đoàn kết giữa các em học sinh trong lớp, tạo sự gắn bó hơn giữa học sinh với giáo viên chủ nhiệm, với phụ huynh cũng như tạo không khí thoải mái cho các em sau một quá trình học tập căng thẳng của năm học 2019 – 2020. Đồng thời căn cứ cuộc họp phụ huynh ngày 24/ 6/ 2020. Phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm phối hợp Tổ chức “chuyến tham quan trải nghiệm thực tế hè năm 2020” cho các em học sinh lớp 10A1, Trường THPT Cờ Đỏ với nội dung như sau: I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU. 1. Mục đích: - Tạo điều kiện cho mỗi học sinh có cơ hội học tập, cập nhật và trang bị kiến thức cho bản thân. - Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích nhằm giúp các em học sinh được giao lưu, trải nghiệm. Từ đó thắt chặt tình đoàn kết, tinh thần giao lưu, học hỏi của các em. Cũng là dịp để các em được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, được tham quan di tích lịch sử và quê hương của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. - Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, để từ đó nâng cao ý thức rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh của học sinh và hình thành một số kĩ năng giúp các em hoàn thiện bản thân. 2. Yêu cầu: - Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để chuyến tham quan diễn ra vui vẻ, có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm và tạo dấu ấn tốt đẹp cho các em, thực sự là một chuyến đi mang nhiều ý nghĩa đối với các em học sinh. 30 II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM. 1. Thời gian: 1 ngày (Ngày 27 tháng 7 năm 2020). 2. Địa điểm: Truông Bồn – Quê Bác – Khu Du lịch sinh thái Thanh Thản. Lịch trình cụ thể: - Buổi sáng 5giờ 00phút xuất phát từ cổng trường THPT Cờ Đỏ đi Truông Bồn. Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại khu di tích Truông Bồn. - Khoảng 8 giờ từ Truông Bồn đi Quê Bác, tham quan quê nội và quê ngoại, dâng hương tại Đền Chung Sơn – Đền thờ gia tiên Bác Hồ. Sau đó ăn trưa tại nhà hàng anh Trình – Đặc sản dê Cầu Đòn. - 13 giờ từ Nam Đàn đi Khu du lịch sinh thái Thanh Thản, thăm thú, vui chơi Công viên nước. - Khoảng 18 giờ đến 18 giờ 30p di chuyển về Thái Hòa ăn tối tại Quán Cơm gà Trầm cọt. - Khoảng 19 giờ 30p trở về Cổng trường THPT Cờ Đỏ. III. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA, PHƯƠNG TIỆN ĐI 1. Đối tượng tham gia: - Học sinh lớp 10A1– Trường THPT Cờ Đỏ - Đại diện Hội phụ huynh lớp 10A1. - Giáo viên chủ nhiệm lớp 10A1. - Số lượng: Dự kiến 34 người 2. Phương tiện đi: Xe khách Du lịch. IV. HÌNH THỨC TỔ CHỨC ĐOÀN ĐI 1. Thành lập Ban chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ chuyến tham quan trải nghiệm: - Ông Phạm Hồng Thủy : Phụ huynh – Trưởng ban, chỉ đạo chung đồng thời giám sát, quản lí học sinh nhóm 1. - Thầy Đoàn Văn Tài: Giáo viên chủ nhiệm – Phó ban, điều hành học sinh. - Bà: Nguyễn Thị Nga :Phụ huynh – Ban viên, phụ trách tài chính, giám sát, quản lí học sinh nhóm 2. - Bà: Trần Thị Chung: Phụ huynh – Ban viên, giám sát, quản lí học sinh nhóm 3. 2. Nội quy đoàn tham quan - Học sinh phải chấp hành tuyệt đối sự phân công của giáo viên chủ 31 nhiệm và phụ huynh được phân công. - Học sinh không tự ý tách đoàn, khi có việc riêng phải báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm hoặc đại diện phụ huynh. - Trang phục: Toàn bộ học sinh mặc áo đồng phục của lớp. Trang phục phải gọn gàng, lịch sự, không phản cảm. - Không mang theo chất cháy nổ nguy hiểm và các loại hóa chất bị cấm. 3. Tổ chức thi tìm hiểu và thuyết trình về các điểm di tích - Tổ 1: Thuyết trình về Truông Bồn - Tổ 2: Thuyết trình về khu mộ bà Hoàng Thị Loan - Tổ 3: Thuyết trình về quê ngoại Bác - Tổ 4: Thuyết trình về quê nội Bác V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN. - Từ ngày 24/6 đến ngày 30/6/2020 xây dựng kế hoạch trình Ban giám hiệu phê duyệt. - Từ ngày 1/7/2020 triển khai kế hoạch đến các em học sinh. - Ngày 27/7/2020 Tổ chức chương trình tham quan trải nghiệm. - Ngày 28/7/2020 BTC họp rút kinh nghiệm. Trên đây là kế hoạch Tổ chức “chuyến tham quan trải nghiệm thực tế hè năm 2020” của lớp 10A1, Trường THPT Cờ Đỏ. Kính trình Ban Giám Hiệu Trường THPT Cờ Đỏ phê duyệt để chúng tôi được thực hiện kế hoạch. Xin chân thành cảm ơn Duyệt BGH nhà trường Đại diện phụ huynh Giáo viên chủ nhiệm 32 Lớp 12A1 năm học 2018 – 2019 tham quan mộ bà Hoàng Thị Loan và đồi hoa xuân thị xã Thái Hòa Lớp A1 khóa 2019 – 2022 tham quan mộ bà Hoàng Thị Loan và em Nguyễn Thị Ngọc Yến thực hiện phần thi thuyết trình về khu di tích mộ bà Hoàng Thị Loan 3.3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm vì cộng đồng - Nội dung trải nghiệm tùy thuộc vào thời điểm - Để triển khai hoạt động cần có sự phối hợp với các tổ chức liên quan chẳng hạn khi tổ chức thắp nến tri ân cần phối hợp với cơ sở đoàn và một số bộ phận liên quan đến tượng đài liệt sĩ. 33 - Thông qua hoạt động này học sinh được hình thành về mặt phẩm chất là quan trọng nhất. Trong đó hình thành cho học sinh phẩm chất: yêu nước, nhân ái, trách nhiệm. \ Học sinh lớp A1 khóa 2019 – 2022 chăm sóc và làm lễ thắp nến tri ân tại tượng đài liệt sỉ xã Nghĩa Hồng – huyện Nghĩa Đàn 4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 4.1. Kết quả các mặt giáo dục đạo đức và học lực của học sinh - Trong suốt quá trình công tác từ 2006 đến năm 2019 tôi thường xuyên được giao những lớp chủ nhiệm tiếp nối từ các giáo viên khác. Khi học sinh đã lên lớp 11 hoặc 12 đây chính là cơ hội để tôi thực hiện các hoạt động cho học sinh từ đó có thể so sánh kết quả 2 mặt giáo dục là đạo đức học sinh (hạnh kiểm) và học lực. Khi nhận lớp tôi đã tiến hành tìm hiểu về cách thức hoạt động và 34 quản lí của các giáo viên trước đó để có những giải pháp đồng thời có thể so sánh kết quả của trước và sau trải nghiệm. Kết quả cho thấy cả về hạnh kiểm và học lực của học sinh đã được nâng cao sau khi trải nghiệm. * Lớp C2 khoá 2014 – 2017 Bảng 3. Kết quả hạnh kiểm và học lực trước và sau tác động Trước tác động Năm học 2014 - 2015 Sau tác đông Năm học 2015 - 2016 Hạnh kiểm Sỉ số Tốt Khá TB Yếu Sỉ số Tốt Khá TB Yếu 35 SL 15 17 3 35 21 14 Tỉ lệ% 45.85 48.57 5.58 60 40 Học lực 35 Giỏi Khá TB Yếu 35 Giỏi Khá TB Yếu SL 0 12 23 0 0 18 17 0 Tỉ lệ% 0 34.28 65.72 0 0 51.42 48.58 0 * Lớp A1 khóa 2016 – 2019 Bảng 4. Kết quả hạnh kiểm và học lực trước và sau tác động Trước tác động Năm học 2017 - 2018 Sau tác đông Năm học 2018 - 2019 Hạnh kiểm Sỉ số Tốt Khá TB Yếu Sỉ số Tốt Khá TB Yếu 40 SL 34 6 0 0 40 40 0 0 0 Tỉ lệ% 85 15 0 0 100 0 0 0 Học lực Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu SL 24 16 0 0 33 7 0 0 Tỉ lệ% 60 40 0 0 82.5 17.5 0 0 35 *Lớp A1 khóa 2019 – 2022 Bảng 5. Kết quả hạnh kiểm và học lực trước và sau tác động Trước tác động Học kì I năm học 2019 - 2020 Sau tác đông Học kì I năm học 2020- 2021 Hạnh kiểm Sỉ số Tốt Khá TB Yếu Sỉ số Tốt Khá TB Yếu 42 SL 42 0 0 0 42 42 0 0 0 Tỉ lệ% 100 0 0 0 100 0 0 0 Học lực Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu SL 26 16 0 0 35 7 0 0 Tỉ lệ% 61.9 39.1 0 0 83.3 16.7 0 0 4.2. Mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia các hoạt động trải nghiệm Bảng 6. Mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia các hoạt động trải nghiệm Nội dung khảo sát Số lượng Tỉ lệ % Rất thích các hoạt động trải nghiệm 80 68.4 Thích các hoạt động trải nghiệm 33 28.2 Không thích các hoạt động trải nghiệm 4 3.4 Tổng số 117 100 Kết quả cho thấy học sinh có đến 96.6% học sinh thích và rất thích các hoạt động trải nghiệm do giáo viên chủ nhiệm tổ chức. 4.3. Kết quả học sinh đạt được về phẩm chất và năng lực thông qua hoạt động trải nghiệm - Số lượng học sinh tham gia khảo sát là 117 học sinh của cả 3 lớp thuộc 3 khóa khác nhau. Kết quả được thể hiện (bảng 7; bảng 8). Bảng 7. Số lượng học sinh đạt được phẩm chất thông qua hoạt động trải nghiệm Phẩm chất Số học sinh đạt được Tỉ lệ (%) Yêu nước 117 100 Nhân ái 117 100 Chăm chỉ 112 95.7 Trung thực 113 96.5 36 Trách nhiệm 110 94.0 Bảng 8. Số lượng học sinh đạt được năng lực thông qua hoạt động trải nghiệm Các năng lực Số học sinh đạt được Tỉ lệ (%) Năng lực tự chủ và tự học 109 93.2 Năng lực hợp tác và giao tiếp 112 95.7 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 105 89.7 37 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kế luận - Đề tài được nghiên cứu đã xây dựng được các mô hình hoạt động trải nghiệm: + Tổ chức tọa đàm, diễn đàn. + Tổ chức các cuộc thi trong lớp như: thi thuyết trình, thi sáng tạo khởi nghiệp, thi viết tâm thư + Tổ chức trải nghiệm các du lich văn hóa, lịch sử, sinh thái, canh nông. + Tổ chức các trải nghiệm vì cộng đồng. - Thông qua việc tổ chức các hoạt đồng đề tài đã góp phần hình thành cho học sinh các phẩm chất và năng lực cốt lõi. - Thu hút được học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, kích thích được sự hứng thú của học sinh trong các hoạt động qua đó phần nào góp phần làm thay đổi kết quả học tập toàn diện của học sinh. - Đối với giáo viên phát huy được sự chủ động sáng tạo trong phương pháp giáo dục đạo đức học sinh. - Đối với học sinh tiếp cận các giải pháp do giáo viên tổ chức, hứng thú học tập hơn, kết quả học tập và rèn luyện cao hơn - Đề tài có thể triển khai cho mọi đối tượng học sinh . Có thể vận dụng cho tất cả các trường học từ nông thôn đến miền núi và thậm chí là cả ở những trường học ở các thị trấn, thị xã hay thành phố lớn. 2. Kiến nghị - Tiếp tục tiến hành nghiên cứu và áp dụng ở nhiều đối tượng học sinh và trên phạm vi lớn hơn để có những đánh giá chính xác. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Văn Bình. (1991), Một số vấn đề về thời đại và đạo đức, Trường ĐHSP Hà Nội. 2. Phạm Khắc Chương (1995), Một số vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức ở trường THPT, Vụ Giáo Viên. 3. Phạm Khắc Chương (2001), Đạo Đức Học, NXB Giáo dục Hà Nội. 4. Vũ Trọng Dung(2005), Giáo trình đạo đức học Mác-Lênin, NXB chính trị quốc gia Hà nội. 5. Giáo trình Đạo đức học (2000) – Học viện chính trị quốc gia – NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 6. Phạm Minh Hạc (2001), Phát triển con người toàn diện thời kỳ công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước, NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội. 7. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 8. Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Khoá 11(2005), Luật Giáo dục 2005, NXB Chính trị quốc gia. 9. Hà Nhật Thăng(2001), Công tác GVCN lớp ở trường phổ thông, NXB Giáo dục – Hà Nội. 10. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (kèm theo thông tư 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26/12/2018) 11. TS Hoàng Thị Hạnh (2015), Xác định khung lí thuyết cho việc xây dựng các chuyên đề môn học trải nghiệm sáng tạo cho sinh viên đại học sự phạm hà nội 2, tạp chí giáo dục số 365. 12. Đào Thị Ngọc Minh (2018), Học tập trải nghiệm lí thuyết và vận dụng vào thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn học ở trường phổ thông, Tạp chí giáo dục số 433. 39 PHỤ LỤC 1 Một số hình ảnh các hoạt động trải nghiệm 40 41 PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SAT (Dành cho giáo viên bộ môn Sinh học THPT) Phần thông tin: Họ và tên giáo viên: .Số điện thoại: Giáo viên bộ môn:số năm công tác. Đơn vị:.. Để thực hiện đề tài: “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm góp phần hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh tại trường THPT Cờ Đỏ” tác giả đề tài xin phép được khảo sát các thầy cô một số nội dung như sau: (Thầy (cô) đánh dấu X vào ô trống cho sự lựa chọn của mình) Câu 1: Theo thầy (cô) công tác chủ nhiệm có góp phần hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh hay không? Có Không Câu 2: Theo thầy cô nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm? Quản lí học sinh. Làm cầu nối giữa học sinh với tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường. Giúp học sinh rèn luyện đạo đức và học tập. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp Câu 3: Những hoạt động nào sau đây được thầy cô tổ chức cho học sinh trong công tác chủ nhiệm? Tổ chức tọa đàm, diễn đàn Tổ chức các cuộc thi trong lớp Tổ chức tham quan các khu di tích lịch sử văn hóa. Tổ chức tham quan các khu du lịch ,sinh thái, canh nông Tổ chức các hoạt động vì cộng đồng. Câu 4: Các hoạt động đó được thầy cô tổ chức như thế nào? Thường xuyên Ít khi Không tổ chức 42 Câu 4: Thầy cô gặp những khó khăn gì trong quá trình tổ chức các hoạt động cho học sinh lớp chủ nhiệm. Xin chân thành cảm ơn thầy (cô)! 43 PHỤ LỤC 3 PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SAT (Dành cho học sinh THPT) Phần thông tin: Họ và tên học sinh: .Số điện thoại: Lớp :..trường THPT:.. (Các em đánh dấu X vào ô trống cho sự lựa chọn của mình) Câu 1: Em có thích các hoạt động trải nghiệm do giáo viên chủ nhiệm tổ chức không ? Rất thích Thích Không thích Câu 2: Lí do nào mà em thích hoặc không thích các hoạt động đó? Các hoạt động hấp dẫn. Các hoạt động bổ ích đối với em Được tham gia nhiều vào các hoạt động học tập của nhóm, lớp. Lí do khác: .. .. Câu 3: Phẩm chất nào mà em đạt được sau khi tham gia các hoạt động trải nghiệm Phẩm chất Phẩm chất cần đạt Đạt Không đạt Yêu nước Tự giác thực hiện và vận động người khác thực hiện các quy định của pháp luật. Chủ động, tích cực tham gia và động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy các giá trị di sản Sẳn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. Nhân ái Quan tâm đến mối quan hệ hài hòa với những người khác Chủ động, tích cực vận động người khác tham gia các hoạt động từ thiện 44 và hoạt động phục vụ cộng động Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đa dạng văn hóa cá nhân. Chăm chỉ Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khắn để đạt kết quả tốt trong học tập. Tích cực tham gia vận động mọi người tham gia các công việc phục vụ cộng đồng Trung thực Đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và cuộc sống. Nhận thức và hành động theo lẽ phải Trách nhiệm Tích cực, tự giác và nghiêm túc, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động công ích. Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật. Câu 4: Năng lực nào mà em đạt được thông qua hoạt động trải nghiệm? Phẩm chất Phẩm chất cần đạt Đạt Không đạt Năng lực tự chủ và tự học Luôn chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. Biết khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu cá nhân phù hợp với đạo 45 đức và pháp luật Sẳn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. Biết đánh giá được những ưu điểm và hạn chế, tự tin, lạc quan của bản thân Biết tự điều chỉnh, tình cảm, thái độ, hành vi của bản thân, luôn bình tĩnh và có cách cư xử đúng. Nhận thức được cá tính và giá trị sống của bản thân Năng lực giao tiếp và hợp tá Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp. Biết lựa nội dung, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phù hợp đối tượng giao tiếp. Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với phương tiện đa dạng để trình bày thông tin. Biết chủ động trong giao tiếp Biết theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên và cả nhóm. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Nhận ra ý tưởng mới Phát hiện và làm rõ vấn đề Hình thành và triển khai ý tưởng mới Xin chân thành cảm ơn các em!
File đính kèm:
- skkn_to_chuc_mot_so_hoat_dong_trai_nghiem_trong_cong_tac_chu.pdf