SKKN Tố chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh qua dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật - Sinh học Lớp 11 - Trung học Phổ thông

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một khái niệm mới trong dự thảo về “ đổi

mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015”

Để xác định được hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cần xuất phát từ các thuật ngữ “

Hoạt động”, “ Trải nghiệm”, “Sáng tạo” và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Tuy

nhiên nó củng không phải là phép cộng đơn giản của ba thuật ngữ trên, bởi trong

hoạt động đã có yếu tố trải nghiệm, sáng tạo. Chỉ có những hoạt động giáo dục có

mục đích, có tổ chức nhằm hình thành phẩm chất và năng lực cho người học, dành

cho đối tượng học sinhđảm bảo ba yếu tố Hoạt động – Trải nghiệm – sáng tạo

Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới công bố ngày 21 tháng 7

năm 2017, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó trong đó

từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã

hội dưới dự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm,

đạo đức, các kĩ năng và tich lũy kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng

tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học, đồng thời trong kế hoạch giáo

dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang

tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kĩ năng khác nhau.

Có nhiều cách hiểu khác nhau về trải nghiệm sáng tạo nhưng nhìn chung trải

nghiệm sáng tạo được coi là hoạt động giáo dục, được tổ chức theo thức trải

nghiệm và sáng tạo nhằm góp phần phát triển toàn bộ nhân cách học sinh

Trên cơ sở phân tích các khái niệm thuật ngữ có thê đưa ra các định nghĩa về hoạt

động trải nghiệm sáng tạo như sau:

“Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó nội dung và

cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng học sinh được tham gia trực tiếp và làm

chủ thể của hoạt động , tự lên kế hoạch, chủ động xây dựng chiến lược hành động

cho bản thân và cho nhóm để hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng,

ý chí , tình cảm, giá trị, kĩ năng sống và những năng lực cần có của công dân trong

xã hội hiện đại, qua hoạt động học sinh phát huy khả năng sáng tạo để thích ứng và

tạo ra cái mới, giá trị cho cá nhân và cộng đồng”

pdf71 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tố chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh qua dạy học chủ đề: Quang hợp ở thực vật - Sinh học Lớp 11 - Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sáng màu xanh lục 
D. Vì nhóm sắc tố phụ hấp thụ ánh sáng màu xanh 
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG 
1. Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống có 
liên quan trong cuộc sống hàng ngày. 
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: thông qua việc HS được trải nghiệm có thể 
giải thích được các vấn đề trong thực tiễn. 
3. Cách thức tiến hành hoạt động: Học sinh trình bày các nội dung sau: 
- Ánh sáng dưới tán cây khác ánh sáng nơi quang đãng về cường độ hay thành 
phần quang phổ? Hai loại ánh sáng trên thích hợp với những nhóm thực vật nào? 
Tại sao? 
- Nêu và phân tích các ưu điểm của biện pháp trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo. 
- Dựa vào kiến thức đã học của chủ đề, hãy giải thích vai trò của nước và phân bón 
trong câu nói “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. 
HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TÒI MỞ RỘNG 
1. Mục tiêu: Giúp học sinh khám phá thêm được các thành tựu của con người 
trong việc vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm 
nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết được các vấn đề an ninh lương thực và 
vệ sinh an toàn thực phẩn hiện nay. 
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: sưu tầm các thành tựu qua phim, ảnh. Từ đó 
tăng làm đam mê khám phá thành tựu khoa học sinh học. 
3. Cách thức tiến hành hoạt động: Giáo viên yêu cầu học sinh giải quyết các vấn 
đề sau: 
- Trường chúng ta có một khu đất trống nhiều năm nay do chưa có kinh phí để 
triển khai làm nhà đa năng, cỏ dại mọc um tùm. Hàng tháng các lớp phân công 
nhau đi dọn cỏ. Vậy sau khi học xong chủ đề này, em sẽ có ý tưởng gì để khu đất 
đó hữu ích trước khi nó được dùng cho viêc xây nhà đa năng. (Giáo viên có thể 
hướng các em việc trồng các thực vật C4 ngắn ngày) 
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở 
thực vật, Sinh học 11 – THPT” 
46 
- Sưu tầm thành tựu bằng phim, ảnh về quy trình sản xuất lương thực, thực phẩm 
an toàn, sạch theo tiêu chuẩn công nghệ ViệtGAP, Nông nghiệp Xanh, Nông 
nghiệp thông minh như qui trình trồng giống cà chua chuỗi ngọc, cây hoa, các 
loại rau.. 
2.3.4. Công cụ đánh giá: 
- Bước 1: HS đánh giá sản phẩm của mình theo nhóm (sử dụng phiếu đánh giá 
nhóm 01) 
- Bước 2: HS đánh giá quá trình làm việc của mình và của các thành viên 
trong nhóm qua đánh giá đồng đẳng (sử dụng phiếu đánh giá số 02). 
+ Trưởng nhóm tổng kết quá trình làm việc, khái quát những ưu điểm cũng 
như hạn chế của nhóm cùng mức độ đóng góp, thái độ và hiệu quả làm việc của 
từng thành viên trên tinh thần thẳng thắn, khách quan và xây dựng. 
- Bước 3: Trưởng nhóm và thư ký tổng hợp các phiếu đánh giá, bản kế 
hoạch và nhật ký làm việc nhóm gửi về cho GV. 
(Phiếu đánh giá có ở phần phụ lục) 
2.4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 
2.4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 
 Qua thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của hướng đề tài 
nghiên cứu: tố chức các HĐTNST vào dạy học chủ đề quang hợp ở thực vật, sinh 
học 11 và xác định tính khả thi của đề tài. 
2.4.2. Bố trí TN 
 Tôi bố trí TN trên 3 lớp: 11A1, 11A4, 11D2 với tổng số 130 HS ở học kì 1 năm 
học 2020 – 2021 qua kết quả đánh giá HS của các lớp được thể nghiệm trên đề tài 
thông qua kết hợp bài đánh giá kiến thức và đánh giá sản phẩm của các nhóm dựa 
vào các tiêu chí khi thực hiện HĐTNST của chủ đề: Quang hợp ở thực vật, Sinh 
học 11, chúng tôi thu được kết quả như sau: 
Lớp 
Tiêu chí 
Lớp 11A1 
(SĨ SỐ: 44) 
LỚP 11A4 
SĨ SỐ: 44 HS) 
LỚP 11D2 
(SĨ SỐ: 42 HS) 
Điểm < 3 0 (0%) 0(0%) 0(0%) 
Điểm từ 3 đến < 5 0 (0%) 0 (0%) 0(0%) 
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở 
thực vật, Sinh học 11 – THPT” 
47 
Điểm từ 5 đến <8 7 (16%) 9 (20%) 10 (24%) 
Điểm từ 8 đến 10 37 (84%) 35 (80%) 32 (76%) 
Như vậy, thông qua HĐTNST cho thấy, HS vừa tiếp nhận được nội dung kiến thức 
vừa vận dụng được vào thực tiễn để giải quyết vấn đề trong cuộc sống, và kiểm tra 
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực đạt hiệu quả cao hơn. 
Qua kết quả TNSP, tôi rút ra nhận xét: 
DHTNST là một phương pháp hay, mang lại nhiều lợi ích. Không chỉ giúp 
HS nắm vững kiến thức, mở rộng hiểu biết về thực tế mà còn giúp các em có điều 
kiện rèn những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống. 
Tuy nhiên, việc tổ chức DHTNST trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn cần 
sự nỗ lực rất nhiều từ phía GV và sự hỗ trợ từ các lực lượng xã hội khác. 
Đồ thị đánh giá kết quả TN ở các lớp 
Bảng đánh giá kết quả TN ở các lớp 
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở 
thực vật, Sinh học 11 – THPT” 
48 
PHẦN 3: KẾT LUẬN 
3.1.Kết luận 
Sau một thời gian tiến hành thực hiện đề tài: “Tổ chức các HĐTNST vào dạy 
học chủ đề Quang hợp ở thực vật, sinh học 11” tôi đã thu được những kết quả sau: 
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của DHTNST và thực trạng vận dụng 
PPDH này trong dạy học môn sinh học ở trường THPT. 
- Xây dựng được kế hoạch HĐTNST cụ thể, chi tiết, đảm bảo mục tiêu của dạy học 
theo định hướng phát triển năng lực của HS 
- Thiết kế được các hình thức TNST trong dạy học chủ đề : Quang hợp ở thực vật 
(5 tiết) như: tổ chức diễn đàn, trò chơi, hoạt động tham quan dã ngoại tại cơ sở sản 
xuất rau sạch tại địa phương, trải nghiệm STEM, dự án kết quả giúp HS tự vận 
dụng kiến thức làm ra sản phẩm và góp phần định hướng nghề nghiệp trong tương 
lai. 
- Các nhiệm vụ học tập được giao, học sinh quyết định chiến lược học tập với sự 
chủ động hỗ trợ, hợp tác của giáo viên (học sinh là trung tâm). Thông qua dạy học 
chủ đề đã hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu 
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở 
thực vật, Sinh học 11 – THPT” 
49 
biết tiến trình khoa học và rèn luyện các kĩ năng tiến trình khoa học như: quan sát, 
thu thập thông tin, dữ liệu; xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệthông tin); 
suy luận, áp dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống cụ thể trong thực tiễn. 
- GV và HS đã tạo mối liên kết, trao đổi thông tin với nhau bằng việc khai thác và 
ứng dụng CNTT thời đại 4.0 như mạng internet (goole, facebook, zalo, messeger, 
padlet) rất hiệu quả. 
- Tôi đã tiến hành TNSP ở 3 lớp của khối 11 ở học kì 1 của năm học này, kết hợp 
các tiêu chí đánh giá (đánh giá nhóm, đánh giá đồng đẳng và đánh giá về năng lực 
kiến thức) cho kết quả HS đạt khá, giỏi với tỉ lệ rất cao. Điều này cho thấy tính 
khả thi của đề tài. 
3.2. Kiến nghị 
 DHTNST với những ưu điểm vượt trội của nó cùng với xu thế phát triển của giáo 
dục hiện đại, đặc biệt trong chương trình GDPT mới, việc vận dụng mô hình này 
cũng như những hình thức dạy học tích cực khác vào trường học là một việc làm 
rất cần thiết. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, việc vận dụng DHTNST vào 
thực tế gặp không ít khó khăn. Làm thế nào để khắc phục những khó khăn này để 
đưa DHTNST vào dạy học THPT một cách thường xuyên và hiệu quả hơn? Tôi 
xin có một số kiến nghị nhằm triển khai một cách rộng rãi phương pháp DHTNST 
trong trường phổ thông: 
 * Với giáo viên 
 - Từng bước nâng cao sự hiểu biết của mình về lí luận phương pháp dạy học, kịp 
thời vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hóa học sinh, đặc 
biệt là phương pháp DHTNST. 
 - Luôn cập nhật những vấn đề thời sự để lồng ghép vào bài học nhằm gây hứng 
thú học tập và rèn luyện cho mình các kĩ năng vận dụng kiến thức bộ môn vào thực tiễn 
cuộc sống để từ đó có thể truyền thụ các kĩ năng ấy cho học sinh. 
- Luôn học hỏi, ứng dụng CNTT vào dạy học, trao đổi thông tin cùng HS 1 cách nhanh 
chóng và hiệu quả. 
- Đề tài mới chỉ áp dụng cho 1 chủ đề, vì vậy cần xây dựng kế hoạch và triển khai 
nhiều HĐTNST hơn nữa cho HS. 
 * Với các trường THPT 
 - Thay đổi tiêu chí đánh giá giáo viên theo hướng dần khuyến khích giáo viên 
vận dụng phương pháp mới như phương pháp DHTNST. 
 - Lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn bằng các buổi hội 
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở 
thực vật, Sinh học 11 – THPT” 
50 
thảo về vận dụng phương pháp mới, các giáo viên trong tổ lần lượt thao giảng các 
tiết có ứng dụng phương pháp mới. 
 * Với sở Giáo dục và Đào tạo 
 - Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về những phương pháp hiện đại, khuyến khích 
giáo viên vận dụng những mô hình dạy học mới, tích cực, trong đó có DHTNST. 
 - Kịp thời cung cấp các trang thiết bị cần thiết giúp giáo viên vận dụng các 
phương pháp dạy học tích cực, trong đó có phương pháp DHTNST. 
 * Với các lực lượng khác 
GV cần tạo ra cầu nối giữa HS, nhà trường và phụ huynh (hội phụ huynh) để họ hiểu, 
chia sẽ, hỗ trợ giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức các HĐTNST đạt hiệu quả. 
Mặc dù đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu song đề tài này chắc chắn còn nhiều 
thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các đồng 
nghiệp. 
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
“Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề: Quang hợp ở 
thực vật, Sinh học 11 – THPT” 
51 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tâp huấn: Dạy học và kiểm tra; đánh 
giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực HS môn sinh học cấp 
THPT(Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí - Lưu hành nội bộ), NXB Giáo dục 
Việt Nam, Hà Nội. 
2. Bộ giáo dục và đào tạo, Công văn số 5555/BGDĐT – BGDĐT Về việc hướng dẫn sinh 
hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, ngày 18 tháng 10 
năm 2014 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Tài liệu tâp huấn: Phương pháp và kĩ thuật tổ 
chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn HS tự học (Tài liệu tập huấn cán 
bộ quản lí - Lưu hành nội bộ), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 
4. Bộ giáo dục và đào tạo, Công văn số 3280/BGDĐT – GDTrH Về hướng dẫn thực hiện 
điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), tài liệu tập huấn hướng dẫn bồi dưỡng GV cốt 
cán (Chương trình ETEP) Modun 2: Sử dụng PPDH và giáo dục phát triển phẩm 
chất, năng lực cho HSTHPT môn Sinh học, Nxb Đại hoc Sư phạm, Thành phố HCM. 
6. Đinh Quang Báo (chủ biên) (2017), Dạy học phát triển năng lực môn Sinh học Trung 
học phổ thông, Nxb Đại hoc Sư phạm, Hà Nội. 
7. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn (2007), Sinh học 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
8. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn (2010), Sinh học 11, sách giáo viên, Nxb Giáo dục, 
Hà Nội. 
9. K.A.Timiriarep, Đời sống thực vật, NXB Giáo dục. 
10. Các đề thi GV giỏi, HS giỏi, nguồn intenet 
11.  doc.net/ các hình thức tổ chức các HĐTNST trong trường phổ 
thông; Th.S Bùi Ngọc Diệp, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. 
 PL 1 
PHỤ LỤC 
PHỤ LỤC 1 
PHIẾU SỐ 1: Phiếu đánh giá sản phẩm của các HĐTNST 
Nhóm được đánh giá:.................................................. 
Nhóm đánh giá:........................................................... 
Nội dung đánh giá 
Thang 
điểm 
Người đánh giá 
Nhóm 
thực 
hiện 
Nhóm 
đánh 
giá 
GV 
đánh 
giá 
1) Ý tưởng 10 
– Độc đáo, sáng tạo, sắp xếp hợp lý. 10 
– Hay, sáng tạo, nhưng sắp xếp chưa hợp 
lý 
8 
– Thiếu ý tưởng sáng tạo, sắp xếp rời rạc. 5 
2) Nội dung 40 
– Chính xác, đầy đủ, có tính giáo dục và 
thuyết phục, tính liên hệ thực tiễn cao 
40 
– Chính xác, đầy đủ, có tính giáo dục 
nhưng chưa thuyết phục, ít liên hệ thực 
tiễn 
25 
– Thiếu chính xác, chưa đầy đủ, có tính 
giáo dục, thiếu thuyết phục, thiếu liên 
hệ thực tiễn 
15 
3) Hình thức báo cáo 15 
– Phong phú, bố cục hợp lý, màu sắc, 
phông chữ phù hợp không sai lỗi chính tả, 
sản phẩm báo cáo đẹp. 
15 
– Phong phú, bố cục hợp lý, màu sắc, 
phông chữ chưa phù hợp có sai lỗi 
10 
 PL 2 
chính tả, sản phẩm báo cáo bình thường. 
– Phong phú, bố cục chưa hợp lý, màu 
sắc, phông chữ không phù hợp, sai lỗi 
chính tả, sản phẩm bị lỗi. 
8 
4) Cách thức trình bày báo cáo 15 
– Nhiều thành viên nhóm cùng trình 
bày, có tính thuyết phục, hấp dẫn. 
15 
– Đại diện nhóm trình bày, có tính thuyết 
phục, hấp dẫn. 
10 
– Đại diện nhóm trình bày, ít có tính 
thuyết phục, hấp dẫn. 
7 
5) Thời gian báo cáo 10 
– Đúng thời gian, phù hợp giữa các phần 
trong bài trình bày 
10 
– Đúng thời gian, chưa phù hợp giữa các 
phần trong bài trình bày 
7 
– Thừa hoặc thiếu thời gian, chưa phù 
hợp giữa các phần trong bài trình bày 
5 
6) Nhận xét, góp ý và trả lời phản biện 
các nhóm, quản lí nhóm, quản lí tiếng 
ồn 
10 
– Nhóm nhận xét, góp ý hay, không trùng 
lặp các nhóm; trả lời câu hỏi thuyết phục, 
quản lí nhóm tốt. 
10 
– Nhóm nhận xét, góp ý hay, ít trùng 
lặp các nhóm; trả lời câu hỏi tương đối 
thuyết phục, quản lí nhóm chưa tốt. 
7 
– Nhóm nhận xét, góp ý không hay, 
thường trùng lặp các nhóm; trả lời câu 
hỏi chưa thuyết phục, quản lí nhóm chưa 
thật tốt. 
5 
 PL 3 
Tổng điểm 100 
Điểm trung bình 
PHIẾU SỐ 2: ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG: GV phát cho mỗi HS 1 phiếu 
đánh giá giữa các thành viên, nhóm trưởng tổng hợp lại kết quả 
 Tên thành viên 
Tiêu chí đánh giá 
1 
 3 4 5 6 7 8 
1. Hoàn thành nhiệm vụ 
đúng hạn (2đ) 
2. Đóng góp ý kiến (2đ) 
3. Lắng nghe ý kiến từ 
các bạn (1đ) 
4. Có phản hồi sau khi 
nhận ý kiến từ các bạn 
(1đ) 
5. Quan tâm đến các 
thành viên khác (1đ) 
6. Thái độ vui vẻ (1đ) 
7. Có trách nhiệm (2đ) 
Tổng điểm (10đ) 
 PL 4 
PHỤ LỤC 2 
 ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NHẬN THỨC (15 phút) MĐ: 154 
Câu 1: Pha sáng diễn ra ở vị trí nào của lục lạp? 
A. Ở chất nền. B. Ở màng trong. C. Ở màng ngoài. D. Ở tilacôit. 
Câu 2: Các tia sáng xanh tím kích thích: 
A. Sự tổng hợp cacbohiđrat. B. Sự tổng hợp lipit. 
 C. Sự tổng hợp prôtêin. D. Sự tổng hợp ADN. 
Câu 3: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp? 
A. Quá trình tạo ATP, NADPH. B. Quá trình khử CO2 
 C. giải phóng ôxy. D. Quá trình quang phân li nước. 
Câu 4: Thực vật C4 được phân bố như thế nào? 
A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. 
B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. 
C. Sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. 
 D. Sống ở vùng sa mạc. 
Câu 5: Vì sao lá cây có màu xanh lục? 
 PL 5 
A. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục 
B. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục 
C. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục 
D. Vì nhóm sắc tố phụ hấp thụ ánh sáng màu xanh 
Câu 6: Những cây thuộc nhóm C3 là: 
A. Mía, ngô, cỏ lồng vực,cỏ gấu. B. Rau dền, kê, các loại rau. 
C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Lúa, khoai, sắn, đậu. 
Câu 7: Trình tự các giai đoạn trong chu trình canvin là: 
A. Cố định CO2  khử APG thành ALPG  tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - 
điphôtphat)  cố định CO2. 
B. Khử APG thành ALPG  cố định CO2  tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - 
điphôtphat). 
C. Cố định CO2 tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat)  khử APG thành 
ALPG. 
D. Khử APG thành ALPG  tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat)  cố 
định CO2. 
Câu 8: Sản phẩm của pha sáng gồm: 
A. ATP, NADPH VÀ O2. B. ATP, NADPH VÀ CO2. 
C. ATP, NADP+ VÀ O2. D. ATP, NADPH. 
Câu 9: Nguồn gốc của ôxi thoát ra từ quang hợp là: 
 A. từ CO2 B. từ phân tử nước C. từ APG D. từ phân tử ATP 
Câu 10: Ánh áng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là: 
 A. xanh lục và vàng B. xanh lục và đỏ 
 C. xanh lục và xanh tím D. đỏ và xanh tím 
ĐÁP ÁN: 
1D 2C 3B 4C 5A 6D 7A 8A 9B 10D 
 PL 6 
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NHẬN THỨC (15 phút) MĐ: 267 
Câu 1: Pha tối diễn ra ở vị trí nào của lục lạp? 
A. Ở chất nền. B. Ở màng trong. C. Ở màng ngoài. D. Ở tilacôit. 
Câu 2: ôxi thoát ra từ quang hợp có nguồn gốc : 
 A. từ CO2 B. từ phân tử nước C. từ APG D. từ phân tử ATP 
Câu 3: Loài thực vật nào sau đây thuộc C3? 
A. mía B. xương rồng C. đậu D. nha đam 
Câu 4: Sản phẩm của pha tối trong quang hợp là: 
A. ATP B. CO2 C. nước. D. chất hữu cơ. 
Câu 5: Khí khổng của loài cây nào đóng vào ban ngày, mở vào ban đêm? 
A. Lúa B. Thanh long C. đậu D. Rau dền 
Câu 6: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp? 
A. Quá trình tạo ATP, NADPH. B. Quá trình khử CO2 
 C. giải phóng ôxy. D. Quá trình quang phân li nước. 
 PL 7 
Câu 7: Các tia sáng đỏ kích thích: 
A. Sự tổng hợp cacbohiđrat. B. Sự tổng hợp lipit. 
 C. Sự tổng hợp prôtêin. D. Sự tổng hợp ADN 
Câu 8: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào 
sau đây? 
A. Quang phân li nước. B. Chu trình canvin. C. Pha sáng. D. Pha tối 
Câu 9: Ánh áng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là: 
 A. xanh lục và vàng B. xanh lục và đỏ 
 C. xanh lục và xanh tím D. đỏ và xanh tím 
Câu 10: Vì sao lá cây có màu xanh lục? 
A. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục 
B. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục 
C. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục 
D. Vì nhóm sắc tố phụ hấp thụ ánh sáng màu xanh 
ĐÁP ÁN: 
\ 
1A 2B 3C 4D 5B 6B 7A 8B 9D 10A 
 PL 8 
PHỤ LỤC 3 
CÁC CÂU HỎI/ BÀI TẬP VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN 
Câu 1: Tiến hành thí nghiệm như sau: 
 - Đặt cây trong tối 48 giờ; 
 - Chọn hai lá có kích cỡ tương ứng rồi bố trí thí 
nghiệm như hình vẽ bên dưới; 
 - Đặt cây ngoài sáng 6 giờ, sau đó ngắt lá trong 
bình (A) và (B) đem thử iốt. Kết quả: 
 + Lá trong bình (A) không chuyển màu. 
 + Lá trong bình (B) chuyển màu. 
 4.1. Thí nghiệm trên chứng minh điều gì? 
 4.2. Giải thích tại sao có sự khác nhau về kết quả 
thử iốt của 2 lá A và B? 
(Trích đề thi chọn đội tuyển lớp 11 cấp trường 
cụm Hoàng mai – Quỳnh lưu năm học 2019-2020) 
Câu 2: Trong 1 buổi trải nghiệm làm xôi gấc, bạn Lan lấy hạt gấc trực tiếp trộn vào 
gạo nếp (đã được ngâm qua nước), bạn Hùng trước khi trộn với gạo nếp thì bóp hạt 
gấc với 1 chút rượu etilic. Các công đoạn tiếp theo 2 bạn làm như nhau. Theo em, 
bạn nào sẽ có được sản phẩm xôi với màu đẹp hơn, đồng đều hơn? Vì sao? 
(Trích đề thi HSG cấp tỉnh khối 12 tỉnh Nghệ An năm học 2020 -2021, môn Sinh 
học bảng A) 
Câu 3: Ánh sáng dưới tán cây khác ánh sáng nơi quang đãng về cường độ hay 
thành phần quang phổ? Hai loại ánh sáng trên thích hợp với những nhóm thực vật 
nào? Tại sao? 
Câu 4: Những cây màu đỏ như cây tía tô, rau dền đỏ có quang hợp được không? 
Tại sao? 
Câu 5: Việc sử dụng đồng vị phóng xạ nhằm mục đích gì trong quang hợp? 
Câu 6: Tại sao trên cùng 1 cây, lá ở phía ngoài nhiều ánh sáng có màu nhạt hơn so 
lá ở phía trong bóng râm có màu đậm? Khả năng quang hợp của chúng có giống 
nhau không? Giải thích. 
Câu 7: Trường chúng ta có một khu đất trống nhiều năm nay do chưa có kinh phí 
để triển khai làm nhà đa năng, cỏ dại mọc um tùm. Hàng tháng các lớp phân công 
nhau đi dọn cỏ. Vậy sau khi học xong chủ đề này, em sẽ có ý tưởng gì để khu đất 
 PL 9 
đó hữu ích trước khi nó được dùng cho viêc xây nhà đa năng. (Giáo viên có thể 
hướng các em việc trồng các thực vật C4 ngắn ngày) 
Câu 8: Vườn nhà bạn Hoa trồng rất nhiều mía, bạn ý cứ băn khoăn không biết cây 
mía đã quang hợp bằng cách nào để khi ăn nó lại ngọt thế. Bằng kiến thức của 
mình sau khi học xong chủ đề quang hợp, em hãy giải thích để bạn ấy hiểu. 
Câu 9: Vì sao thực vật thủy sinh lại có nhiều màu sắc? 
Câu 10: Dựa vào kiến thức đã học của chủ đề, hãy giải thích vai trò của nước và 
phân bón trong câu nói “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. 
 PL 10 
PHỤ LỤC 4 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 
THỰC NGHIỆM CỦA LỚP 11D2 (TẠI LỚP) 
THỰC NGHIỆM CỦA LỚP 11A4(TẠI LỚP) 
 PL 11 
THỰC NGHIỆM CỦA CÁC LỚP TẠI NHÀ 
BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH SẢN PHẨM CỦA CÁC NHÓM 
 PL 12 
PHỤ LỤC 5 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRAO ĐỔI THÔNG TIN VỚI HS QUA CÁC TRANG 
MẠNG (ZALO; MESSEGER, FACEBOOK) 
PHỤ LỤC 5: MỘT SỐ VIDEO HS THIẾT KẾ TRONG CÁC HĐTNST TẠI 
NHÀ VÀ TẠI ĐIỂM DÃ NGOẠI (COPPY TRONG USB) 
 PL 13 
PHỤ LỤC 6 
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HS QUA BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC NHẬN 
THỨC (QUA PHIẾU ĐÁNH GIÁ BẰNG TNMAKER) 
Kết quả kiểm tra đánh giá của lớp 11A1 (44 HS) 
 PL 14 
Kết quả kiểm tra đánh giá của lớp 11A4 (44 HS) 
 PL 15 
 Kết quả kiểm tra đánh giá của lớp 11D2 (44 HS) 
 PL 16 
PHỤ LỤC 7 
MỘT SỐ VIDEO HS THIẾT KẾ TRONG CÁC HĐTNST TẠI NHÀ VÀ TẠI 
ĐIỂM DÃ NGOẠI (COPPY TRONG ĐĨA) 

File đính kèm:

  • pdfskkn_to_chuc_cac_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_cho_hoc_sinh.pdf
Sáng Kiến Liên Quan