SKKN Tổ chức các hình thức khởi động trong dạy học môn Địa lí 12 nhằm phát triển năng lực cho học sinh Trung học Phổ thông

Thực trạng nghiên cứu.

2.1.1. Về học sinh.

Trong thực tế lớp học bao gồm đủ các học sinh từ khá, giỏi đến yếu, kém.

Số học sinh khá, giỏi rất năng động, sáng tạo, tích cực học tập, tiếp thu bài tốt,

tham gia nhiệt tình vào các hình thức khởi động bài học. Ngược lại học sinh yếu,

kém lại rất lười học, tiếp thu bài học một cách thụ động, chưa có khả năng tham

gia vào các hoạt động khởi động bài học. Mức độ tiếp thu bài học của các em

không đồng đều gây khó khăn cho việc chọn lựa các hoạt động phù hợp với trình

độ của mỗi lớp. Có những hình thức khởi động bài học tạo được nhiều hứng thú

cho học sinh khá, giỏi, nhưng số học sinh yếu, kém lại không đủ khả năng tham gia

tích cực, ngược lại có nhiều hình thức được sự hưởng ứng nhiệt tình của những học

sinh yếu, kém, nhưng lại gây nhàm chán cho số học sinh khá, giỏi.6

2.1.2. Về giáo viên.

Một số giáo viên đã vận dụng được các phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh

giá tích cực trong dạy học, kỹ năng sử dụng và khai thác thiết bị dạy học, ứng dụng

công nghệ thông tin – truyền thông trong tổ chức hoạt động dạy học được nâng

cao, vận dụng được quy trình kiểm tra, đánh giá mới. Nhưng nhìn chung, hoạt

động đổi mới phương pháp dạy học ở các môn thuộc trường trung học phổ thông

nói chung, môn Địa lí nói riêng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri

thức một chiều, nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết vẫn là phương pháp dạy học

chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong

việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy

học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Việc

rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh

thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Vì

vậy trong các tiết dạy – học Địa lí chưa thu hút và gây hứng thú đối với học sinh,

nặng về cung cấp kiến thức kĩ thuật. Một số giáo viên chưa tâm huyết với nghề

nghiệp, chưa đầu tư nhiều vào chuyên môn vì quan niệm môn Địa lí là môn phụ.

Từ việc giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp tôi thấy được thực trạng như sau:

- Lựa chọn các tình huống chưa sâu sắc dẫn đến các em có thể trả lời được

một cách dễ dàng với các câu hỏi đặt vấn đề còn quá đơn giản

- Giáo viên chỉ vào bài trực tiếp: giới thiệu tên bài mới

- Tổ chức hoạt động trò chơi chưa có mối quan hệ với bài học nếu có thì cũng

chưa được hấp dẫn

- Thời gian cho hoạt động này quá ít vì chưa xem đó là một hoạt động học

tập, chưa cho các em suy nghĩ, bày tỏ ý kiến của mình.

- Cố gắng giảng giải chốt kiến thức ngay ở hoạt động này.

pdf48 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 5077 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức các hình thức khởi động trong dạy học môn Địa lí 12 nhằm phát triển năng lực cho học sinh Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tế có tốc độ tăng trưởng cao. 
 - Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề kinh tế nổi bật của vùng. 
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, Atlat, kết hợp vốn 
hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: 
 + Câu hỏi 1: Kể tên các tỉnh, TP của ĐNB, so sánh diện tích của ĐNB với các 
vùng đã học? 
 + Câu hỏi 2: Nêu nhận xét về một số chỉ số của ĐNB so với các vùng khác, cả 
nước? 
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. 
 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau 
 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm 
việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu 
a) Mục đích: HS chứng minh và giải thích được sự phát triển theo chiều sâu trong 
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, kinh tế biển của Đông Nam Bộ. 
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức 
theo yêu cầu của GV. 
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: 
2. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu 
 Biện pháp Kết quả 
Công nghiệp 
 - Tăng cường cơ sơ hạ 
tầng 
 - Cải thiện cơ sở năng 
lượng 
 - Xây dựng cơ cấu ngành 
công nghiệp đa dạng 
 - Thu hút vốn đầu tư của 
nước ngoài 
- Phát triển nhiều ngành công 
nghiệp đầu tư cho các ngành 
công nghệ cao 
- Hình thành các khu công 
nghiệp, khu chế xuất,  
Giải quyết tốt vấn đề năng 
lượng. 
Dịch vụ 
 - Hoàn thiện cơ sở hạ tầng 
dịch vụ. 
 - Đa dạng hóa các loại 
hình dịch vụ 
 - Thu hút vốn đầu tư của 
nước ngoài 
Vùng ĐNB dẫn đầu cả nước 
về tăng nhanh và phát triển 
hiệu quả các ngành dịch vụ 
34 
Nông - lâm 
nghiệp 
 - Xây dựng các công trình 
thủy lợi 
 - Thay đổi cơ cấu cây 
trồng 
Bảo vệ vốn rừng trên vùng 
thượng lưu sông. Bảo vệ 
các vùng rừng ngập mặn, 
các vườn quốc gia 
 - Công trình thủy lợi dầu 
Tiếng là công trình thủy lợi 
lớn nhất nước 
 - Dự án Phước hào cung cấp 
nước sạch cho các ngành dịch 
vụ 
Kinh tế biển 
 - Phát triển tổng hợp: khai 
thác dầu khí ở vùng thềm 
lục địa, khai thác và nuôi 
trồng hải sản, phát triển du 
lịch biển và GTVT 
 - Sản lượng khai thác dầu 
tăng khá nhanh, phát triển các 
ngành công nghiệp lọc dầu, 
dịch vụ khai thác dầu khí,  
 - Đánh bắt và nuôi trồng thủy 
sản phát triển 
 - Cảng Sài Gòn lớn nhất nước 
ta, cảng Vũng Tàu 
 - Vũng Tàu là nơi nghỉ mát 
nổi tiếng 
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm 
hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn 
thành phiếu học tập: 
PHIẾU HỌC TẬP 
 Biện pháp Kết quả 
Công nghiệp 
Dịch vụ 
Nông - lâm nghiệp 
Kinh tế biển 
 + Nhóm 1: Tìm hiểu về khai thác chiều sâu trong công nghiệp. 
 + Nhóm 2: Tìm hiểu về khai thác chiều sâu trong nông - lâm nghiệp 
 + Nhóm 3: Tìm hiểu về khai thác chiều sâu trong dịch vụ 
 + Nhóm 4: Tìm hiểu vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển 
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 
 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm 
việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 
35 
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần 
hình thành các kĩ năng mới cho HS 
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học 
để trả lời câu hỏi. 
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: 
Câu 1: Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về diện tích gieo trồng cây công nghiệp 
nào sau đây? 
A. Cao su. B. Cà phê. C. Dừa. D. Chè. 
Câu 2: Công trình thủy lợi Dầu Tiếng thuộc tỉnh nào sau đây? 
A. Bình Dương. B. Bình Phước. 
C. Tây Ninh. D. Đồng Nai. 
Câu 3: Bản chất của vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là 
A. khai thác tốt nhất các nguồn lực của vùng. 
B. đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng cao. 
C. nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ. 
D. đẩy mạnh đầu tư vốn, công nghệ hiện đại. 
Câu 4: Cơ sở năng lượng điện là ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển công 
nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ chủ yếu vì 
A. vùng có nhu cầu rất lớn về năng lượng. 
B. các nhà máy điện ở đây có quy mô nhỏ. 
C. mạng lưới điện năng còn kém phát triển. 
D. cơ sở năng lượng điện của vùng hạn chế. 
Câu 5: Trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ, ngoài thuỷ 
lợi thì biện pháp quan trọng tiếp theo là 
A. áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất. 
B. nâng cao trình độ của người lao động. 
C. tăng cường sử dụng phân bón, thuốc thực vật. 
D. thay đổi cơ cấu cây trồng và giống cây trồng. 
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. 
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ 
sung. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến 
thức có liên quan. 
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để phân tích phương hướng khai 
thác lãnh thổ theo chiều sâu trong một số ngành của vùng Đông Nam Bộ. 
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học 
để trả lời câu hỏi. 
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi: 
36 
 * Câu hỏi: Phân tích những phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong 
nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của Đông Nam Bộ? 
 * Trả lời câu hỏi: 
 - Trong công nghiệp: 
 + Tăng cường và cải thiện phát triển nguồn năng lượng. 
 + Các nhà máy thủy điện : Trị An (400 MW) trên sông Đồng Nai, Thác Mơ, Cần 
Đơn trên Sông Bé. 
 + Các nhà máy điện tuốc bin khí được xây dựng và mở rộng gồm : Phú Mỹ 1, 2, 3, 
4 (lớn nhất 4. 000 MW), các nhà máy Bà Rịa, Thủ Đức và một số nhà máy nhiệt 
điện chạy bằng dầu phục vụ cho các khu chế xuất. 
 + Đường dây cao áp 500 kV Hòa Bình - Phú Lâm( TP HCM) 
 + Các trạm biến áp 500kV và một số mạch 500 kV được tiếp tục xây dựng như 
tuyến Phú Mỹ - Nhà Bè, Nhà Bè - Phú Lâm. Hàng loạt công trình 220 kV được 
xây dựng theo quy hoạch. 
 + Nâng cao, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhất là GTVT và TTLL. 
 + Mở rộng hợp tác, đầu tư với nước ngoài, chú trọng các ngành CN trọng điểm. 
 + Khi phát triển công nghiệp cần phải luôn quan tam đến môi trường, tránh làm 
tổn hại đến ngành du lịch. 
 - Trong nông nghiệp: 
 + ĐNB có mùa khô sâu sắc kéo dài, có nhiều vùng trũng thấp dọc theo sông Đồng 
Nai, sông La Ngà bị ngập úng vào mùa mưa. Nên vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng 
đầu. 
 + Nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng: 
 + Công trình thủy lợi Dầu Tiếng : thượng lưu sông Saigon (Tây Ninh, lớn nhất của 
nước ta). 
 + Dự án thủy lợi Phước Hòa (Bình Dương - Bình Phước): giúp chia một phần 
nước của sông Bé cho sông Sài Gòn, cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. 
 + Nhờ giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho 
vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà: diện tích đất trồng trọt tăng, hệ số 
sử dụng đất trồng hằng năm cũng tăng và khả năng bảo đảm lương thực, thực 
phẩm của vùng cũng khá hơn. 
 - Trong khu vực dịch vụ: 
 + Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng. 
 + Cùng với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các hoạt động dịch vụ ngày càng phát 
triển đa dạng. Đó là các hoạt động dịch vụ thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông 
tin, hàng hải, du lịch,  
 + Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng nhanh và phát triển có 
hiệu quả các ngành dịch vụ. 
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. 
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án. 
37 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ 
sung. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến 
thức có liên quan. 
3.4. Củng cố, dặn dò: 
GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, 
nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài. 
3.5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. 
 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. 
 - Chuẩn bị nội dung bài 41. Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng 
sông Cửu Long. 
 + Các thế mạnh và hạn chế. 
 + Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. 
5. Thực nghiệm sư phạm 
5.1. Mục đích thực nghiệm. 
- Nhằm kiểm tra tính hiệu quả của việc sử dụng phần khởi động trong dạy học Địa 
lí để gây hứng thú cho học sinh và tạo được tình huống có vấn đề nhằm phát triển 
năng lực cho học sinh. 
- Thu thập số liệu để xác định các kết quả về định tính, định lượng của kết quả thực 
nghiệm sư phạm. 
5.2. Đối tượng thực nghiệm. 
Đề tài này tôi tiến hành thực nghiệm tại ngôi trường nơi tôi công tác.Tổ chức 
hoạt động khởi động bài học với các kỹ thuật dạy học tích cực ở khối 12, chú ý 
nhiều tới phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. 
Từ năm học 2019 – 2020 và 2020 - 2021, tôi tiến hành thực nghiệm tổ chức 
hoạt động khởi động bài học nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh, 
trải nghiệm ở các lớp trực tiếp giảng dạy: 
Khối 12: 
+ 12A (Lớp định hướng A – Ban cơ bản) 
 + 12D (Lớp định hướng D – Ban cơ bản) 
+ 12B ( lớp định hướng A- Ban cơ bản) 
+ 12H (Lớp đại trà – Ban cơ bản) 
+ 12I ( Lớp đại trà- Ban cơ bản) 
 + 12K (Lớp đại trà- Ban cơ bản) 
5.3. Thời gian thực nghiệm. 
Quá trình dạy thực nghiệm được thực hiện trong năm học 2019- 2020 và năm 
học 2020- 2021. 
38 
5.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực nghiệm. 
 Sau khi nghiên cứu và thực nghiệm tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: 
- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ mục tiêu bài học, nội dung bài học trong sách 
giáo khoa và sách giáo viên để lựa chọn hình thức khởi động phù hợp như: tạo tình 
huống có vấn đề, tổ chức trò chơi, quan sát tranh- ảnh, xem video, sử dụng kiến 
thức liên môn, 
- Vấn đề đưa ra ở hoạt động khởi động phải phù hợp với nội dung ở hoạt động 
hình thành kiến thức. 
- Lựa chọn lời dẫn phù hợp giữa hoạt động khởi động và hình thành kiến thức 
- Khi sử dụng hình thức khởi động bài học nào thì giáo viên vẫn phải dùng 
câu hỏi phù hợp để kết nối tất cả học sinh tham gia vào hoạt động học. 
- Giáo viên dùng các câu hỏi gợi mở có liên quan đến bài học hoặc yêu cầu 
học sinh đưa ra ý kiến nhận xét về các vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức 
trong bài học 
- Tuỳ vào đối tượng học sinh ở các lớp, giáo viên tổ chức linh hoạt các hình 
thức khởi động giúp các em huy động kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản 
thân, vừa xây dựng được ý thức hợp tác, tinh thần học tập lẫn nhau trong học sinh 
- Phải linh hoạt tổ chức hoạt động khởi động bài học bằng nhiều cách thức, 
giải pháp khác nhau, phù hợp với đối tượng, nhận thức của học sinh ở các mức độ: 
Nhận biết, thông hiểu, vận dụng. 
- Khi tổ chức hoạt động tạo không khí vui tươi, thoải mái, thu hút sự chú ý, 
kích thích tính tò mò ngay từ đầu của học sinh 
- Hình thành, phát triển năng lực chung cho học sinh là: Năng lực giao tiếp, 
năng lực hợp tác, tự học, sáng tạo, phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, sử dụng 
công nghệ thông tin... Bên cạnh đó việc tổ chức hoạt động khởi động bài học còn 
hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh tự lập, tự tin, tự chủ, trung thực, 
nhân ái, khoan dung, làm chủ bản thân, thực hiện nghĩa vụ học sinh ở trường học. 
- Thường xuyên dự giờ, trao đổi, thảo luận chuyên môn, lấy ý kiến từ đồng 
nghiệp để có thêm kinh nghiệm khi tổ chức hoạt động khởi động bài học. 
- Đối với bộ môn Địa lí 12 thông qua thực nghiệm giảng dạy ở các lớp việc 
tổ chức hoạt động khởi động bài học đã hình thành và phát triển năng lực Địa lí: sử 
dụng tranh, ảnh địa lí; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê, sử 
dụng bản đồ, 
5.5. Kết quả thực nghiệm. 
- Về mức độ hào hứng, tích cực chủ động của HS: 
 + Tại trường tôi công tác năm học 2019-2020 
39 
Lớp Sĩ số 
Hào hứng Thích Không thích 
SL % SL % SL % 
Lớp thực nghiệm 12D 37 27 73 10 27 0 0 
Lớp đối chứng 12H 36 6 16,6 15 41,6 15 41,8 
Lớp thực nghiệm 12A 42 30 71,4 12 28,6 0 0 
Lớp đối chứng 12I 33 5 15,1 10 30,3 18 54,6 
 + Tại trường tôi công tác học kì I, năm học 2020- 2021 
Lớp Sĩ số 
Hào hứng Thích Không thích 
SL % SL % SL % 
Lớp thực nghiệm 12C 41 30 73,1 11 26,9 0 0 
Lớp đối chứng 12H 37 5 13,5 14 37,8 18 48.7 
Lớp thực nghiệm 12D 40 28 70 11 25 1 5 
Lớp đối chứng 12K 38 6 15,8 15 39,5 17 44,7 
- Về kết quả học tập của HS: 
+ Tại trường tôi công tác năm học 2019-2020 
Lớp 
Sĩ 
số 
Giỏi Khá Trung 
bình 
Yếu Kém 
SL % SL % SL % SL % SL % 
Lớp thực nghiệm 12D 37 37 100 0 0 0 0 0 0 0 0 
Lớp đối chứng 12H 36 05 13,9 28 77,7 3 3,4 0 0 0 0 
Lớp thực nghiệm 12A 42 42 100 0 0 0 0 0 0 0 0 
Lớp đối chứng 12 I 33 5 15,1 28 84,9 0 0 0 0 0 0 
+ Tại trường tôi công tác học kì I, năm học 2020- 2021 
Lớp 
Sĩ 
số 
Giỏi Khá Trung 
bình 
Yếu Kém 
SL % SL % SL % SL % SL % 
Lớp thực nghiệm 12C 41 29 70,7 12 29,3 0 0 0 0 0 0 
Lớp đối chứng 12H 37 0 0 29 76,3 8 23,7 0 0 0 0 
Lớp thực nghiệm 12D 40 25 62,5 15 37,5 0 0 0 0 0 0 
Lớp đối chứng 12K 38 2 5,3 26 68,4 9 23,7 1 2,6 0 0 
40 
 Qua thời gian áp dụng đề tài tôi thấy học sinh tích cực tham gia phát biểu xây 
dựng bài, số học sinh yếu kém tỏ ra phấn khởi cùng các bạn tham gia vào các hoạt 
động nên các tiết học sôi nổi hơn. Mặc dù mức tiếp thu bài của các em học sinh 
vẫn chưa đồng đều nhưng ở phần khởi động đầu bài học hầu hết các em đều tích 
cực tham gia. Điều đó cho thấy việc tổ chức các hình thức khởi động trong dạy học 
Địa lí nhằm phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông đạt hiệu quả 
cao. Đánh giá đúng năng lực của học sinh, phát huy tính tích cực, sáng tạo, khả 
năng tự học, giải quyết vấn đề và vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các 
vấn đề. Qua các giai đoạn thực hiện áp dụng thực tế các hình thức khởi động bài 
học cho học sinh lớp 12, kết quả học tập của các em tiến bộ rõ rệt, số học sinh khá 
giỏi tăng lên, số học sinh yếu kém giảm xuống. Ở các lớp thực nghiệm kết quả học 
tập của HS cao hơn so với các lớp không được áp dụng ( lớp đối chứng) 
5.6. Phụ lục ( đĩa CD ) 
- Phụ lục 1: Video về các thiên tai ở Việt Nam ( khởi động bài 9) 
- Phụ lục 2: Video về dự báo thời tiết ( khởi động bài 15) 
5.7. Một số hình ảnh thực nghiệm 
Khởi động bài học bằng hình ảnh 
 ( 
Khởi động bài học bằng video 
41 
Khởi động bài học bằng kiến thức liên môn với âm nhạc. 
Khởi động bài học bằng trò chơi 
Khởi động bài học bằng tình huống có vấn đề 
42 
PHẦN III: KẾT LUẬN 
 Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài “Tổ chức các hình thức khởi 
động trong dạy học môn Địa lí 12 nhằm phát triển năng lực cho học sinh THPT” 
tôi đã nghiêm túc trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học cụ thể là sử 
dụng một số hình thức khởi động bài học nhằm góp phần khơi dậy và kích thích sự 
tò mò, hào hứng cho học sinh trong học quá trình học tập 
Rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập các môn nói chung và học tập 
môn Địa lí nói riêng, góp phần quan trọng hình thành năng lực hành động, phát 
huy tính tích cực độc lập, sáng tạo của học sinh để từ đó bồi dưỡng cho học sinh 
năng lực, phương pháp tự học, tự nghiên cứu, hình thành phẩm chất tự lập, tự tin, 
tự chủ, có trách nhiệm với bản thân. Giúp cho học sinh biết cách phát hiện, đặt ra 
và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, 
gia đình và cộng đồng. Bởi việc phát hiện sớm và giải quyết hợp lí những vấn đề 
nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống 
cũng như nghề nghiệp của các em sau này. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp 
phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao hiệu 
quả dạy học đối với hoạt động giáo dục, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các 
năng lực khác cũng như kỹ năng sống cho học sinh. 
Tổ chức các hình thức khởi động trong dạy học Địa lí 12 nhằm phát triển 
năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông góp phần tạo tư duy logic cho học 
sinh, giúp cho kiến thức của học sinh mang tính hệ thống và luôn có mối liên hệ 
chặt chẽ với nhau. Điều quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được các kiến thức 
Địa lí để áp dụng vào trong cuộc sống và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. 
Mặt khác giúp giáo viên tăng sự linh hoạt trong bài giảng, với đồng nghiệp trong tổ 
- nhóm hiểu rõ hơn về các hình thức khởi động để họ áp dụng vào trong quá trình 
giảng dạy của mình thông qua các buổi trao đổi chuyên môn. 
+ KIẾN NGHỊ- ĐỀ XUẤT 
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài tôi nhận thấy: 
- Để học sinh học tập tích cực và có chất lượng tốt, người giáo viên phải luôn 
khắc phục mọi khó khăn, phải tâm huyết với nghề, phải luôn tự đổi mới mình để 
phù hợp với đổi mới chung của toàn ngành giáo dục. 
- Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp ủy Đảng, chính 
quyền, Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức ban ngành, đoàn thể tạo điều kiện để 
giáo viên được học tập nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, tham gia các 
lớp tập huấn bồi dưỡng thường xuyên hàng năm nhằm nâng cao chất lượng hiệu 
quả dạy học. 
43 
- Các cấp quản lý giáo dục cần có biện pháp để tăng cường cơ sở vật chất, 
phòng học theo hướng hiện đại hóa,các trang thiết bị để giáo viên, học sinh dễ 
dàng thực hiện các hoạt động dạy học nhằm thực hiện có hiệu quả đổi mới phương 
pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh 
Trên đây là toàn bộ đề tài mà bản thân tôi đã dành nhiều thời gian, tâm huyết 
để tìm hiểu và áp dụng thực hiện. Vì vậy, ở các năm học tiếp theo tôi sẽ luôn thực 
hiện và áp dụng các hình thức khởi động bài học mà mình đã nghiên cứu vào từng 
tiết dạy cụ thể trên lớp, cố gắng tìm hiểu thêm một số cách khởi động nhằm phát 
triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Trong quá trình làm đề tài bản thân tôi 
cũng đã nghiêm túc thực hiện, cố gắng thật nhiều song không thể tránh khỏi những 
sai sót. Kính mong các quý Thầy - Cô giáo đồng nghiệp góp ý, bổ sung để đề tài 
hoàn thiện, vận dụng tốt hơn trong những năm tới. 
Xin chân thành cảm ơn! 
44 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
TT Tên tài liệu 
1 Lê Thông ( Tổng chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh (chủ biên), Nguyễn kim 
Chương- Phạm Xuân Hậu, Đặng Duy Lợi- Phạm Thị Sen- Phí Công 
Việt, ( 2011) , Sách giáo khoa Địa Lí 12. Nxb Giáo Dục. 
2 Lê Thông ( Tổng chủ biên) , Nguyễn Viết Thịnh (chủ biên), Nguyễn kim 
Chương- Phạm Xuân Hậu, Đặng Duy Lợi- Phạm Thị Sen- Phí Công 
Việt, ( 2011), Sách giáo viên Địa Lí 12. Nxb Giáo Dục. 
3 Lê Thông – Nguyễn Minh Tuệ ( Đồng chủ biên), Lê Mỹ Dung, Nguyễn 
Trọng Đức, Nguyễn Việt Hà, Trương Thị Mai Liên, Bùi Thị Nhiệm 
(2018), Dạy học phát triển năng lực môn Địa Lí THPT. Nxb Đại học sư 
phạm. 
4 Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Đỗ Anh Dũng, Lê Mỹ Dung, Bùi Thị Hải 
Yến (2010), Dạy Học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Nxb Đại học sư 
phạm. 
5 Tài liệu tập huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá 
theo định hướng phát triển năng lực. 
7 Một số hình ảnh, âm nhạc, video, tư liệu lấy trên các trang mạng internet 
khác. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_to_chuc_cac_hinh_thuc_khoi_dong_trong_day_hoc_mon_dia_l.pdf
Sáng Kiến Liên Quan