SKKN Tìm hiểu truyền thống Lịch sử dân tộc và giáo dục tư tưởng đạo đức cách mạng thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, học tập trải nghiệm ở trường THPT Quỳnh Lưu 2

Thực hiện Nghị quyết số 29 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

(khóa XI) “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu

CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập

quốc tế” và vấn đề đổi mới các hình thức giáo dục. Trong những năm gần đây,

trường THPT Quỳnh Lưu 2 đã có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác tổ

chức, nhất là hoạt động NGLL, HĐTN, bảng báo . Giáo viên đã bước đầu có sự

thay đổi trong nhận thức và hoạt động, thấy rõ sự cần thiết phải đa dạng hóa các

hình thức tổ chức dạy học. HS tham gia tích cực, nhiệt tình bởi phù hợp với tâm

lý lứa tuổi thích khám phá, hoạt động, thể hiện. Từ đó, góp phần quan trọng vào

việc tìm hiểu Lịch sử, giáo dục tư tưởng đạo đức HS, đổi mới phương pháp dạy

học.

Ở đề tài này, tác giả đề cập đến các hình thức tổ chức dạy học theo hướng tổ

chức các hoạt động NGLL, HĐTN. Phương pháp này có thể vận dụng trong hai

dạng bài nội khóa,ngoại khóa và kết hợp cùng Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt

động NGLL, học tập trải nghiệm, bảng báo. . Qua đây không chỉ khắc sâu kiến

thức mà HS còn có cơ hội trải nghiệm, hòa mình vào quá khứ và hình thành

những kỹ năng quan trọng, góp phần giáo dục tư tưởng đạo dức cách mạng.

Hiện nay, việc tổ chức dạy học theo hướng HĐTN ở trường THPT đã có nhiều

chuyển biến tích cực theo hướng phát triển năng lực người học. Tại đơn vị trường

THPT Quỳnh Lưu 2 trong những năm gần đây việc dạy và học theo hướng phát

huy tính tích cực, chủ động của người học được đẩy mạnh. GV đã có nhiều đổi

mới trong phương pháp dạy học. Trên thực tế, GV đã tổ chức HS trao đổi, thảo

luận vấn đề, tổ chức các hoạt động NGLL, học tập trải nghiệm

Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng việc tổ chức các hoạt động NGLL, HĐTN,

bảng báo, phát thanh tại đơn vị đang công tác, tôi tiến hành phiếu điều tra đối với

40 GVCN đang công tác tại trường và 160 HS thuộc 3 khối lớp 10A5,11A1,

11D1, 12D6 đầu năm học 2020 - 2021. Trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp tốt

nhất cho việc tổ chức các hoạt động.

* Mục đích khảo sátTìm hiểu về nhận thức của GV, HS trong công tác tổ chức hoạt động NGLL, HĐTN.

Xác định mong muốn của GV – HS trong việc tổ chức các hoạt động,Trên cơ sở đó, đề

ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao việc tìm hiểu Lịch sử và giáo dục truyền

thống đạo đức cách mạng cho HS

pdf67 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 828 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tìm hiểu truyền thống Lịch sử dân tộc và giáo dục tư tưởng đạo đức cách mạng thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, học tập trải nghiệm ở trường THPT Quỳnh Lưu 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến thức vào thực 
tiễn cuộc sống. Qua hoạt động, HS trở nên tích cực,chủ động hơn trong cách nghĩ, 
cách thể hiện. Đồng thời giúp học sinh có cái nhìn nhiều chiều, đa diện và tạo sự 
hứng thú hơn trong các hoạt động giáo dục. Thông qua HĐTN, giáo dục học sinh 
hiểu biết lịch sử thông qua các nguồn sử liệu khác nhau (đã có hoặc phát hiện 
mới) để làm giàu tri tri thức lịch sử. Từ đó, thói quen thu thập sự kiện, tạo hứng 
thú, chủ động tích cực hơn trong việc lĩnh hội kiến thức . HS xem xét nhìn nhận 
sự vật với những góc nhìn khác nhau. HS nghe hiểu và chắt lọc được thông tin bổ 
ích từ các câu chuyện lịch sử, từ những hoạt động NGLL hay trải nghiệm thực 
tiễn, từ tác động của bảng báo, hệ thống phát thanh đến người học. 
4.3. Ý nghĩa của đề tài 
4.3.1 Về công tác giáo dục đạo đức,tư tưởng cách mạng đối với học sinh 
 Bảng tổng hợp kết quả giáo dục đạo đức năm học 2017 – 2018 và 2018 – 2019 
Số liệu (Tỉ lệ %) 
Năm học 
2017-2018 
Năm học 
2018-2019 
Ghi 
chú 
Hạnh kiểm tốt 71,30 % 75,30 % 
Hạnh kiểm khá 22,80 % 20,20 % 
Hạnh kiểm trung bình 5,50 % 3,70 % 
Hạnh kiểm yếu – kém 0 % 0 % 
 Từ kết quả giáo dục trên ta thấy HS đã có sự chuyển biến về tư tưởng đạo đức 
qua nhiều biện pháp giáo dục ở trường THPT, trong đó có việc tổ chức HĐTN, 
NGLLNhững chuyển biến tích cực này còn được thể hiện qua các hoạt động 
thường ngày như việc tham gia chấp hành nghiêm tíc an toàn giao thông, giảm 
hiện tượng gây gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trường, không có HS vi phạm tệ 
nạn xã hội như tiêm chích, bài bạc. Trong các hoạt động của nhà trường, HS tham 
gia tích cực như ủng hộ Tết vì người nghèo, nhặt được của rơi tìm n gười trả lại. 
Đặt biệt, trong thời gian gần đay khi diễn biến dịch covid diễn biến phức tạp, 
dưới sự hướng dẫn của nhà trường, các em thực hiện nghiêm túc công tác phòng 
dịch như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, đo thân nhiết trước khi vào trường. 
Mặt khác về nhận thức các em đã có nhiều chuyển biến tích cực. Sau khi đến 
thăm quan học tập trải nghiệm tại khu di tích Truông Bồn,em Nguyễn Thị Thùy 
Linh – HS 12A2 năm học 2018 – 2019 chia sẻ :’’Chúng em được sinh ra và lớn 
lên trong thời bình nên không thể hiểu hết những đau thương mất mát mà nhân 
dân ta từng gánh chịu, những hi sinh thầm lặng của các thế hệ cha ông đi trước. 
Với em, các bài học Lịch sử trở nên khô khan nhàm chán bởi các sự kiện số 
liệu Nhưng khi được đến Truông Bồn, được giới thiệu, được nghe và “nhìn” 
thấy những hi sinh thầm lặng mà các thế hệ đi trước, em mới thực sự xúc động, tự 
hào và biết ơn các chiến sĩ đã cống hiến thanh xuân của mình để chúng em có 
được ngày hôm nay. Em hứa sẽ ra sức học tập và rèn luyện để trở thành người 
công dân có ích với quê hương đất nước “ 
 Bằng những hoạt động thiết thực thông qua tổ chức HĐTN, NGLL,bảng báo... 
đã có tác dụng bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc,xây dựng thế hệ trẻ có hoài bão,lý 
tưởng và trách nhiệm xây dựng đất nước 
 4.3.2. Về kĩ năng : 
 Hình thành cho HS các kĩ năng cần thiết thông qua các hoạt động như kĩ năng 
làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết các tình huống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xây 
dựng các mối quan hệ bạn bèCụ thể, từ việc tham gia hoạt động NGLL nhiều 
HS đã có nhiều chuyển biến về nhận thức, tham gia các câu lạc bộ và có nhiều 
hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Em Lê Thị Mỹ Uyên cựu HS K51A1 là một trong 
những thành viên tham gia tích cực các hoạt động NGLL hiện là chi hội phó Liên 
chi hội sinh viên khoa Luật trường ĐH Sài Gòn, là thành viên trong CLB phóng 
viên trẻ. Em Hồ Sỹ Quốc Tuấn cựu HS khóa 53C từng tham gia nhiều hoạt động 
văn nghệ của nhà trường hiện là SV Học viên Múa Việt Nam.Và còn rất nhiều 
các em học sinh đã trưởng thành từ việc học tập đến tham gia hoạt động. 
5.3..Khả năng ứng dụng và triển khai 
 Để mở rộng phạm vi ứng dụng của đề tài,ngoài việc áp dụng thực nghiệm tại 
trường, chúng tôi đã triển khai tại các trường THPT trên địa bàn Quỳnh Lưu và 
Thị xã Hoàng Mai năm học 2018 - 2019: THPT Nguyễn Đức Mậu,THPT Hoàng 
Mai 2. Cụ thể ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu áp dụng trong giờ dạy Lịch sử 
10 của cô Nguyễn Thị Vinh; ở trường THPT Hoàng Mai 2 là thầy Lê Văn Tình 
trong tiết lịch sử địa phương lớp 12. Từ kết quả thực nghiệm, với tính thực tiễn, 
tính ứng dụng và tính hiệu quả, tôi khẳng định những biện pháp đưa ra trong đề 
tài có thể áp dụng dễ dàng trong việc tổ chức các hoạt động NGLL, HĐTN tại các 
trường THPT hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 
PHẦN 3. KẾT LUẬN 
3.1. Kết luận chung về đề tài 
 Trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng là một trong những 
nhiệm vụ hết sức khó khăn đối với bất cứ GV nào trong bối cảnh xã hội hiện nay. 
Do đó trong quá trình giảng dạy GV phải từng bước khơi dậy tinh thần ham học 
hỏi, ham tìm hiểu những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử. Việc đa dạng hóa các 
hình thức hoạt động không chỉ làm tăng hứng thú cho người học mà còn gắn lý 
luân với thực tiễn và góp phần giáo dục tư tưởng đạo đức cách mạng cho thế hệ 
trẻ trong thời đại mới. 
 Đối với GV việc sử dụng phương pháp này phải sáng tạo. Đặc biệt là phải 
chịu khó, nhiệt tình tâm huyết với các em. Từ đó đưa ra các hình thức tổ chức 
hoạt động phù hợp để khích lệ tinh thần học tập của HS. Đồng thời, đem đến hiệu 
quả giáo dục cao nhất. 
3.2. Kiến nghị và đề xuất 
 Muốn tổ chức tốt hoạt động GDNGLL, HĐTN cần có sự bàn bạc thảo luận 
tổ bộ môn và ban thường vụ Đoàn thanh niên để lựa chọn hình thức, nội dung phù 
hợp với từng thể loại. Phải đề ra được mục tiêu, lập kế hoạch rõ ràng, phân công cụ thể 
cho giáo viên tham gia thực hiện. Phải có sự hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường, 
sự ủng hộ của phụ huynh học sinh. Tránh biến hoạt động NGLL, HĐTN, bangr báo 
thành một hoạt động vui chơi giải trí đơn thuần. Sau hoạt động trải nghiệm phải có bài 
viết thu hoạch của học sinh để từ đó biết được hiệu quả hoạt động ở mức nào. Tổ chức 
các hoạt động không quá nhiều và quá tốn kém. Khi tổ chức hoạt động cần khích lệ 
được đại đa số học sinh tham gia một cách tự nguyện, tích cực. 
 Đối với Sở GD & ĐT cần tổ chức các chuyên đề học tập trao đổi kinh nghiệm học 
tập giữa các trường nhằm đúc rút những kinh ngiệm, phương pháp tốt. Từ đó các 
trường cũng có thể học tập lẫn nhau, cùng nhau đưa chất lượng môn Lịch sử lên cao 
dần xứng đáng với vị trí vốn có của nó trong lòng dân tộc. 
 Sáng kiến kinh nghiệm là kết quả của cả một quá trình tìm tòi, trăn trở, thể nghiệm 
với mong muốn góp thêm một cách nhìn, cách nghĩ vào việc đổi mới phương pháp dạy 
học Lịch sử. Trên đây là một vài kinh nghiệm về tổ chức một hoạt động ngoại khoá cụ 
thể cho học sinh THPT. Xin được trao đổi và rất mong nhận được sự góp ý của các quý 
đồng nghiệp để đề tài có thể hoàn thiện hơn. 
 Xin trân trọng cảm ơn! 
 Quỳnh Lưu, ngày 23/12/2020 
 Vũ Thị Tình 
PHẦN PHỤ LỤC 
PHỤ LỤC 1 
CHỦ ĐỀ THÁNG 5: THANH NIÊN VỚI BÁC HỒ 
I. Mục tiêu hoạt động: Giúp HS: 
- Tìm hiểu về thân thế sự nghiệp của Bác Hồ 
- Giúp các em hiểu rỏ tình cảm sâu nặng và công ơn sâu nặng của Bác Hồ với đất 
nước, với nhân dân và thế hệ trẻ. 
- Từ đó các em tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức theo những lời Bác 
dạy; xác định đúng đắn theo con đường mà Đảng và Bác đã chỉ ra. 
II. Công tác chuẩn bị 
1.Giáo viên : 
- Định hướng nội dung hoạt động cho học sinh, giới thiệu tài liệu tham khảo. 
- Gợi ý hình thức tổ chức và giao nhiệm vụ cho các cá nhân, nhóm, lớp 
- Chuẩn bị một số về ảnh, phim tài liệu, bài hát.minh họa 
2. Học sinh: 
- Nhận nhiệm vụ và phân công cụ thể cho từng thành viên trong tổ/lớp 
- Cán bộ Đoàn thông báo cho các lớp những nội dung tổ chức để chuẩn bị. 
- Báo cáo công tác chuẩn bị cho GV phụ trách . 
III. Tổ chức hoạt động: gồm 3 nội dung chính 
1. Giáo viên giới thiệu về thân thế và sự nghiệp cách mạng của CT Hồ Chí Minh. 
2. Văn nghệ ca ngợi công ơn của CT Hồ Chí Minh. 
3. Giáo viên tổ chức các hoạt động tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp cách mạng 
của CT Hồ Chí Minh dưới dạng các trò chơi: 
 Phần thi thứ nhất: Hiểu biết 
Thể lệ : BTC đưa ra 10 câu hỏi với 4 đáp án A, B, C, D. Sau khi MC đọc xong 
câu hỏi các đội sẽ giơ đáp án của đội mình, với mỗi câu trả lời đúng các bạn được 
5 điểm, trả lời sai không có điểm. Tổng điểm phần thi thứ nhất là 50 điểm. 
Câu hỏi 1. Bác Hồ sinh ra trong một gia đình như thế nào? 
A. Gia đình nhà nho tiến bộ. 
B. Gia đình nhà nho gần dân. 
C. Gia đình nhà nho khác với nhà nho phong kiến. 
D. Gia đình nhà nho yêu nước 
 GV: Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung) sinh ngày 19-5-
1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại làng Hoàng Trù (còn gọi là Làng 
Chùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay thuộc xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ 
An. Thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan. 
Câu hỏi 2. Chọn đáp án trả lời đúng cho câu hỏi: Nguyễn Tất Thành đã từng 
dạy học ở ngôi trường nào? 
A. Trường tiểu học Pháp - Việt ở Vinh. B. Trường tiểu học Đông Ba ở Huế. 
C. Trường Quốc học Huế. D. Trường Dục Thanh ở Phan Thiết. 
 GV:Thầy giáo Nguyễn Tất Thành có mặt ở Dục Thanh vào khoảng thời gian 
từ tháng 9/1910 đến tháng 2/1911 Nguyễn Tất Thành dạy lớp nhì, chủ yếu là 
dạy chữ Quốc ngữ và Hán văn, ngoài ra, còn kiêm nhiệm dạy môn thể dục. Trong 
thời gian này, ngoài những nội dung được phân công giảng dạy, Nguyễn Tất 
Thành còn truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho học sinh. 
Câu hỏi 3. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà 
Rồng Sài Gòn đi sang Pháp vào thời gian nào? 
A. 6/5/1911 B. 2/6/1911 
C. 4/6/1911 D. 5/6/1911 
 GV:Sau một thời gian tìm hiểu, nhờ người giới thiệu, Nguyễn Tất Thành lấy 
tên Văn Ba xin làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Latútsơ Tơrevin, một tàu vừa chở 
hàng, vừa chở khách của hãng Năm Sao đang vào cảng Sài Gòn chuẩn bị đi 
Mácxây (Pháp). Ngày 5-6-1911 từ cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là 
Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành rời tổ quốc thân yêu ra đi tìm 
đường cứu nước. 
Câu hỏi 4. Thay mặt hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn 
Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxay bản yêu sách của nhân dân Việt Nam gồm 
mấy điểm? 
A. 6 điểm B. 8 điểm 
C. 9 điểm D. 12 điểm 
 GV:Tháng 6-1919 thay mặt những người Việt Nam yêu nước gửi bản yêu 
sách gồm 8 điểm (ký tên Nguyễn Ái Quốc) tới hội nghị các nước đế quốc họp ở 
Véc-xây (nước Pháp), đòi chính phủ các nước họp hội nghị phải thừa nhận quyền 
tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. 
Câu hỏi 5. "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. 
Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Đoạn trích trên trong bài viết nào của Bác 
Hồ? 
A. “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường “(1945) 
B. “Lời kêu gọi đầu năm học mới” (1947) 
C. “Lời kêu gọi ngày Tết” (1947) 
D. "Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết sắp đến”(1946) 
Câu hỏi 6. Câu nói: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước thì Bác cháu ta 
phải cùng nhau giữ lấy nước" được Bác nói ở đâu? 
A. Khu di tích Đền Hùng, Phú Thọ 
B. Tại chiến khu Việt Bắc 
C. Tại đại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III 
D. Tại lần gặp gỡ thanh niên xung phong 312 tại Nà Cù, Bắc Kạn 
 GV:Tại cửa Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng thuộc núi Nghĩa Lĩnh, xã 
Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ trước cán bộ đại đoàn quân tiên phong năm 1954. 
Câu hỏi 7. “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã 
trở thành một nước tự do và độc lập”. Câu trên được trích trong văn kiện 
nào của Hồ Chí Minh? 
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến B. Chính cương vắn tắt 
C. Tuyên ngôn độc lập D. Đường cách mệnh 
 GV: Cuộc cách mạng tháng tám năm 1945 giành được thắng lợi. Ngày mồng 2 
tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 
thay mặt toàn thể nhân dân Việt Nam đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra 
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt 
Nam. Đây là mốc son chói lọi đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân 
tộc. Đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc 
lập, tự do. Đưa nhân dân ta từ người nô lệ trở thành người chủ chân chính của 
nước nhà. Tuyên ngôn độc lập năm 1945 đã khởi đầu kỷ nguyên mới của dân tộc 
ViệtNam – kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. 
Câu hỏi 8. Bạn hãy nêu xuất xứ lời dạy sau của Bác Hồ: “Non sông Việt Nam 
có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai 
với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công 
học tập của các cháu”. 
A. Thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường tháng 9/1945 
B. Thư gửi thanh niên vào tháng 8/1951 
C. Tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam ngày 19/1/1955 
D. Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị “dạy tốt, học tốt” ngành giáo dục 
 GV: để động viên các em học sinh bước vào năm học mới, tháng 9 năm 1945, 
Bác Hồ đã viết “Thư gửi cho các học sinh”. Bức thư đã thể hiện được tâm huyết 
của Người đối với học sinh trong cả nước, đồng thời còn thể hiện tình cảm yêu 
thương, niềm tin tưởng và hy vọng của Người đối với thế hệ trẻ trong sự nghiệp 
cách mạng của dân tộc 
Câu hỏi 9. Từ khi trở về nước (1941) cho đến lúc qua đời (1969), Bác Hồ đã 
về thăm quê hương Nghệ An bao nhiêu lần? 
A. 2 lần B. 3 lần 
C. 4 lần D. 5 lần 
GV: 6/1957 và 12/1961. 
Câu hỏi 10. “Không có việc gì khó 
 Chỉ sợ lòng không bền 
 Đào núi và lấp biển 
 Quyết chí ắt làm nên”. 
Đây là các câu thơ Bác Hồ viết tặng lực lượng thanh niên xung phong. Hãy 
cho biết thời gian và hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó: 
A. 15/7/1950 nhân dịp thành lập TN xung phong 
B. 8/5/1954 nhân dịp chiến thắng Điện Biên Phủ 
C. 15/7/1960 kỷ niện 10 năm ngày truyền thống TNXP 
D. 20/3/1951 trong dịp Bác Hồ đến thăm liên phân đội TNXP 312 tại Nà Cù, 
Bắc Cạn 
 Phần thi thứ hai: Giải mã ô chữ 
Thể lệ: Có 9 hàng ngang tương đương 9 câu hỏi, các đội lần lượt lựa chọn các từ 
hàng ngang, MC đọc câu hỏi và đội lựa chọn sẽ trả lời đáp án, trả lời đúng các 
bạn được 10 điểm, trả lời sai không có điểm, quyền trả lời thuộc về đội bạn, nếu 
đội bạn trả lời đúng được 5 điểm. Nếu chưa trả lời hết 9 câu hỏi, nếu đội nào có 
câu trả lời về ô chữ chìa khoá (hàng dọc) thì sẽ dụng hiệu lệnh phất cờ, trả lời 
đúng sẽ được 30 điểm. Nếu trả lời sai thì mất quyền trả lời ô chữ theo lượt của đội 
mình. Nếu không có đội nào trả lời đúng, phần trả lời sẽ dành cho khán giả hoặc 
BTC công bố đáp án. 
1. Hàng ngang số 1 có 7 ký tự: Năm 1901, Cụ Nguyễn Sinh Sắc (1862 – 1929) 
thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh từng đạt danh vị nào trong khoa cử thời nhà 
Nguyễn ? – Đ/a: PHÓ BẢNG 
2. Hàng ngang số 2 có 10 ký tự: Vở kịch Bác Hồ sáng tác đả kích vua Khải Định 
khi vị vua này đi công du sang Pháp vào năm 1922? – Đ/a: CON RỒNG TRE 
3. Hàng ngang số 3 có 2 ký tự: Lời nhân dân đồng thanh đáp lại câu hỏi “Tôi nói 
đồng bào nghe rõ không?” của Bác Hồ khi Người đọc Tuyên ngôn độc lập tại 
Quảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945 là gì? – Đ/A: CÓ 
4. Hàng ngang số 4 có 12 ký tự: Bài thơ Tố Hữu viết về Bác Hồ, có câu “Suối 
dài xanh mướt nương ngô. Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn”? – Đ/A: 
SÁNG THÁNG NĂM 
5. Hàng ngang số 5 có 12 ký tự: Ngày 18/6/1919 Thay mặt những người Việt 
Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành đã gửi đến hội nghị Vecxai bản Yêu 
sách của nhân dân An Nam với tên gọi mới là gì? – Đ/A: NGUYẾN ÁI QUỐC 
6. Hàng ngang số 6 có 6 ký tự: Tên ngọn núi nằm bên suối Lênin được Bác đặt 
tên khi ở tại làng Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng? – Đ/A: CÁC MÁC 
7. Hàng ngang số 7 có 12 ký tự: Bức tranh “Bác Hồ và 3 thiếu nhi Trung Nam 
Bắc” được họa sĩ này vẽ từ máu của mình? – Đ/A: DIỆP MINH CHÂU 
8. Hàng ngang số 8 có 8 ký tự: Tại lán này Bác Hồ đã nói với đồng chí Võ 
Nguyễn Giáp câu: “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết dành cho 
được độc lập” – Đ/A: LÁN NÀ LỪA 
9. Hàng ngang số 9 có 6 ký tự: Tác phẩm Bác Hồ viết để lại dặn dò đồng bào, 
chiến sĩ trước khi mất, trong đó có nhắc đến hai chữ “hồng” và “chuyên” – Đ/A: 
DI CHÚC 
Gợi ý hàng dọc: Tên gọi quen thuộc của Bác cùng với tên Nguyễn Ái Quốc, 
được biết đến từ ngày 13.8.1942 
S Á N G T H Á N G N Ă M
N G U Y Ễ N Á I Q U Ố C
C Á C M Á C
D I Ệ P M I N H C H Â U
L Á N N À L Ừ A
D I C H Ú C
P H Ó B Ả N G
C O N R Ồ N G T R E
C Ó
HỒ CHÍ MINH
Phần thi thứ ba: Về đích 
Thể lệ: Các đội thi lựa chọn hình thức: đọc thơ, hát, múa, kể chuyện...với chủ đề 
về Bác Hồ. BGK dựa vào nội dung và hình thức để cho điểm các đội thi. Điểm tối 
đa là 50 điểm. Các đội có thể thực hiện phần thi theo cá nhân hoặc minh họa theo 
từng đội. Phiếu điểm cho các đội thi: Ban tổ chức đã triển khai ở các lớp 
Phần hiểu biết. Mỗi câu trả lời đúng 5 điểm. Tổng 50 điểm. 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng 
Đội 1 
Đội 2 
 Phần giải mã ô chữ 
 - Có 9 hàng ngang tương đương 9 câu hỏi, các đội lần lượt lựa chọn các từ hàng 
ngang, MC đọc câu hỏi và đội lựa chọn sẽ trả lời đáp án, trả lời đúng các bạn 
được 10 điểm, trả lời sai không có điểm, quyền trả lời thuộc về đội bạn, nếu đội 
bạn trả lời đúng được 5 điểm. 
 - Khi chưa trả lời hết 9 câu hỏi, nếu đội nào có câu trả lời về ô chữ chìa khoá 
(hàng dọc) thì sẽ dùng hiệu lệnh phất cờ, trả lời đúng sẽ được 30 điểm. Nếu trả lời 
sai thì mất quyền trả lời ô chữ theo lượt của đội mình. 
Hàng 
ngang 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 
Từ 
khóa 
Tổng 
Đội 1 
Đội 2 
 Phần thi về đích 
 Các đội thi lựa chọn hình thức: đọc thơ, hát, múa, kể chuyện...với chủ đề về Bác 
Hồ. BGK dựa vào nội dung, hình thức, tính sáng tạo để cho điểm các đội thi. 
Điểm tối đa là 50 điểm. Các đội có thể thực hiện phần thi theo cá nhân hoặc minh 
họa theo từng đội. Các giám khảo cho điểm độc lập và không quá 50 điểm. Điểm 
trung bình chung của các giám khảo là điểm của đội thi ở phần thi này. 
Nội dung 
(20 điểm) 
Hình thức 
(15 điểm) 
Tính sáng tạo 
(15 điểm) 
Tổng 
Đội 1 
Đội 2 
PHIẾU TỔNG HỢP: DÀNH CHO THƯ KÝ 
 Thư kí cập nhật điểm các đội đạt được sau các vòng thi. Đối với phần thi thứ 
ba, điểm của đội thi là điểm trung bình chung của các giám khảo, không quá 50 
điểm 
Phần thi 1: Hiểu biết 2: Giải mã ô chữ 3: Về đích Tổng 
 Đội 1 
Đội 2 
Đội giải nhất: Đội...........................tổng điểm qua ba vòng thi là:............... 
Đội giải nhì: Đội ............................tổng điểm qua ba vòng thi là................. 
PHỤ LỤC 2 
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG 
PHỤ LỤC 3 
 BÀI THU HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH 
PHỤ LỤC 4 
MỘT SỐ CHỦ ĐỀ BẢNG BÁO ĐÃ TRIỂN KHAI 
Chủ đề tháng 9: Tự hào Quỳnh Lưu 2 
Chủ đề tháng 10: Xây dựng hình mẫu ngườiphụ nữ Việt Nam 
Chủ đề tháng 11: Thanh niên với truyền thống tôn sư trọng đạo 
Chủ đề tháng 12: Tuổi trẻ Quỳnh Lưu 2 phát huy truyền thống anh bộ đội cụ Hồ 
Chủ đề tháng 1: Xây dựng điển hình ‘học sinh 3 tốt’chào mừng ngày HS - SV Việt 
Nam 
Chủ đề tháng2: Mừng Đảng Mừng Xuân 
Chủ đề tháng 3: Kỉ niệm ngày quốc tế phụ nữ và khởi nghĩa Hai Bà Trưng 
 Hưởng ứng tuần lễ áo dài Việt Nam 
 Áo dài Việt Nam – Bản sắc Việt 
 Chủ đề tháng 5: Thanh niên với Bác Hồ 
PHỤ LỤC 5 
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH TRƯỜNG 
THPT QUỲNH LƯU 2 
1. Hình ảnh Thầy và trò chăm sóc các gia đình chính sách trên địa bàn xã và 
thắp nến tri ân ngày Thương Binh Liệt sĩ 27/7. 
2. HS tham gia vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh covid 
3.Chung tay bảo vệ môi trường biển 
4. Tuổi trẻ Quỳnh Lưu 2 tiếp sức mùa thi, phòng chống dịch bệnh 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nhiều tác giả, sách giáo khoa Lịch sử lớp 10, NXB Giáo dục, 2007. 
2. Nhiều tác giả, sách giáo viên Lịch sử lớp 10, NXB Giáo dục, 2007. 
3. Nhiều tác giả, sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, NXB Giáo dục, 2016. 
4. Nhiều tác giả, sách giáo viên Lịch sử lớp 12, NXB Giáo dục, 2016. 
5. Một số chuyên đề Lịch sử địa phương Nghệ An ( Tài liệu sử dụng trong 
trường THPT ) NXB ĐH Quốc gia. 
6. Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hướng nghiệp trường 
THPT Quỳnh Lưu 2 ( Tài liệu lưu hành nội bộ). 
7. Một số phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THPT. 
8. Phương pháp tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_tim_hieu_truyen_thong_lich_su_dan_toc_va_giao_duc_tu_tu.pdf
Sáng Kiến Liên Quan