SKKN Tìm hiểu chi tiết nghệ thuật trong một số truyện ngắn từ đầu cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX

I. Thực trạng tình hình về vấn đề

1. Đối với người học.

Qua thực tế giảng dạy môn Ngữ văn trong nhiều năm nay, tôi nhận thấy:

- Khi đọc hiểu tác phẩm tự sự nhiều học sinh chỉ đọc lướt, xem qua thâm chí là chỉ trả

lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài dựa trên các sách tham khảo mà không đọc văn

bản.

- Nhiều bài viết của học sinh thường khá hời hợt, rơi vào cảm nhận chung chung, xa

rời văn bản và những chi tiết cụ thể, đặc sắc của tác phẩm.

- Có một thực tế là nhiều học sinh còn yếu về khả năng phát hiện, bình giá chi tiết

nghệ thuật. Nhiều học sinh không biết kĩ năng phân tích, cảm nhận nội dung tác phẩm

tự sự thông qua các chi tiết nghệ thuật, năng lực viết sáng tạo.

2. Đối với người dạy

- Trong dạy học môn Ngữ văn, một số giáo viên chỉ chú ý làm rõ phương diện nội

dung tư tưởng của tác phẩm thông qua cốt truyện tình huống, nhân vật, ít hướng dẫn

học sinh khai thác, thẩm bình các chi tiết nghệ thuật của tác phẩm.

- Một số giáo viên cưa chú ý hình thành cho học sinh kỹ năng phát hiện, bình giá chi

tiết trong tác phẩm tự sự.

pdf52 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tìm hiểu chi tiết nghệ thuật trong một số truyện ngắn từ đầu cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 là ý kiến nhỏ của bản 
thân, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý 
kiến đóng góp quý giá của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để SKKN của bản 
thân có hiệu quả cao hơn. 
D. KIẾN NGHỊ 
Dạy văn và học văn đã khó, để dạy và học hiệu quả đối với môn văn lại càng khó. 
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy, để quá trình dạy - học hiệu quả hơn nữa thì cần 
có sự hỗ trợ, hợp tác của nhà trường, học sinh và bản thân người dạy. 
- Đối với nhà trường 
+ Thành lập các CLB trong đó có CLB bạn yêu thơ văn để hội tụ những học sinh có 
năng khiếu viết và thẩm bình thơ văn đồng thời tạo hứng thú và niềm yêu say văn học 
cho học sinh. 
+ Tăng cường thêm phòng máy chiếu cố định để thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT 
để bài dạy sinh động, hấp dẫn hơn. 
+ Tổ chức một số cuộc thi như sáng tác thơ văn, bình giảng thơ văn, ngày hội đọc 
sáchđể vừa tạo môi trường kích thích học sinh đọc, thẩm bình tác phẩm văn học 
vừa tạo động lực học tập cho các em. 
- Đối với người dạy: 
+ Bám sát đặc trưng thể loại để định hướng bài dạy theo tinh thần đổi mới góp phần 
phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của người học. 
+ Nắm chắc tác phẩm, hướng dẫn học sinh phát hiện và bình giá chi tiết nghệ thuật. 
+ Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, dạy học theo đặc trưng thể loại, dạy theo 
chuyên đề, dạy học vận dụng CNTT để bài dạy đạt hiệu quả cao. 
- Với người học: 
+ Tiếp nhận tác phẩm trên tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo. 
42 
 GS. Trần Đình Sử đã khẳng định rõ: “Khởi điểm của môn Ngữ Văn là dạy học sinh 
đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn Nếu học sinh không trực tiếp đọc 
các văn bản ấy, không hiểu được văn bản, thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp 
của môn Văn đều chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì tới tình yêu văn học”. Trên 
cơ sở đó phát hiện và cảm nhận những chi tiết hay, tiêu biểu của tác phẩm tự sự. 
+ Trao đổi, thảo luận với người học khác, với giáo viên, với các thành viên khác trong 
CLB văn học để tăng khả năng bình giá, cảm nhận tác phẩm đồng thời có cái nhìn 
toàn diện, sâu sắc hơn về tác phẩm. 
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn 
học, NXBGD. 
2. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, NXB Văn học. 
3. GS. Hoàng Phê (Chủ biên), Từ điển Tiếng Việt - NXB Đà Nẵng. 
4. Trần Đình Sử (CB), Lí luận văn học, T2 NXB Đại học sư phạm. 
5. SGK, SGV Ngữ văn 11,12,NXBGD. 
6. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 12, 
Nâng cao, NXB GD, 2017). 
F. PHỤ LỤC 
(Một số đề luyện tập về chi tiết trong tác phẩm tự sự) 
Đề 1: Cảm nhận của anh/ chị về chi tiết bát bánh đúc trong truyện ngắn “Vợ 
nhặt” của Kim Lân. 
1. Đặt vấn đề 
- Vị trí tác giả, tác phẩm : Kim Lân là một cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học 
Việt Nam hiện đại. “Vợ nhặt” là truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân. 
- Bát bánh đúc chi tiết đắt giá góp phần làm nên giá trị cho tác phẩm. 
2. Giải quyết vấn đề 
2.1.Giới thiệu về xuất xứ và chủ đề, tình huống truyện 
2.2.Hoàn cảnh và vị trí của chi tiết 
- Lần thứ hai gặp gỡ Tràng. 
43 
- Đoạn hai của truyện. 
2.3. Đặc điểm chi tiết 
- Món quà quê dân giã nhưng rất qúy với người nông dân xưa. 
- Sau khi được mời người vợ nhặt ăn một chặp bốn bát bánh đúc, ăn xong thị còn theo 
không Tràng về làm vợ. 
2.4. Ý nghĩa 
*Thể hiện số phận, phẩm chất của nhân vật: 
- Số phận thảm thương tội nghiệp của người ăn; giá trị rẻ mạt của con người trong nạn 
đói khủng khiếp 1945. 
+ Đói khát đến cùng đường khi gợi ý để được ăn “ăn gì chứ chả ăn giàu” 
+ Thị đã đánh mất hết vẻ đẹp nữ tính bởi cái đói khi sà xuống ăn một chặp bốn bát 
bánh đúc. 
+ Thị theo không Tràng về làm vợ cũng là để chạy trốn cái đói. 
- Niềm ham sống, vì sự sinh tồn nên thị ăn một chặp bốn bát liền, ăn để sống. Và bám 
vào câu nói đùa “rích bố cu” “có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”, rồi 
thị đã theo không Tràng làm vợ. 
+Bánh đúc nên duyện vợ chồng, sau này thị thay đổi trở nên hiền thục, nữ tính sau khi 
làm vợ Tràng. 
* Thể hiện vẻ đẹp của tình người hào hiệp ở người cho ăn 
- Tràng người nghèo xấu trai nhưng lại có tấm lòng nhân hậu, biết cưu mang đồng 
loại. 
- Không dư dật gì, trong buổi đói khát miếng ăn là cả vấn đề sinh mệnh Tràng cho thị 
ăn là hành động nghĩa cử cao đẹp. 
- Tràng đã cứu sống thị 
- Bánh đúc nên duyên vợ chồng,Tràng có được hạnh phúc bất ngờ, sung sướng 
khi có vợ. Sau này tâm tínhTràng thay đổi, thấy mình nên người gắn bó và có trách 
nhiệm với gia đình. 
2.5. Tư tưởng: 
Phán ánh hiện thực về nạn đói trong đó con người bị coi như cỏ rác, giá trị rẻ mạt hết 
đỗi của con người qua chi tiết bốn bát bánh đúc này. 
44 
Giá trị nhhân đạo sâu sắc:cảm thông với nỗi khổ, lên án tố cáo, ca ngợi vẻ đẹp tình 
người ở người lao động. 
2.6.Nghệ thuật: 
- Là chi tiết quan trọng góp phần quan trọng làm nên và thúc đẩy cốt truyện, khắc hoạ 
số phận, phẩm chất, tính cách nhân vật. 
- Miêu tả tâm lí bằng chi tiết ngoại hiện- sự đói khát cùng đường với chi tiết trên, đã 
thể hiện tài năng của Kim Lân. 
- Là chi tiết làm nên tư tưởng lớn- tư tưởng nhân đạo sâu sắc và ở tầm cao mới so với 
văn học hiện thực phê phán trước đó. 
- Tiếng nói nghệ thuật độc đáo của Kim Lân khi viết về nạn đói khủng khiếp năm Ất 
Dậu được thể hiện qua chi tiết độc đáo này. 
3. Kết thúc vấn đề 
- Chi tiết đắt giá, góp phần làm nên ý nghĩa lớn lao cho truyện ngắn. 
- Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn, chi tiết có sức ám ảnh với người đọc. 
Đề 2: Hình ảnh đôi bàn tay của nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của 
Nguyễn Trung Thành. 
1. Đặt vấn đề: có thể đi từ vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm 
2. Giải quyết vấn đề: 
* Vị trí: Hình ảnh đôi bàn tay có một vị trí quan trọng trong tác phẩm “Rừng xà nu” 
nhất là với nhân vật Tnú. Nó là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, một biểu tượng 
nhiều ý nghĩa(khái quát ngắn gọn về vai trò của chi tiết trong truyện ngắn). 
Hình ảnh ấy trở đi trở lại nhiều lần trở thành hình ảnh gắn liền với Tnú suốt từ thời 
thơ ấu đến khi trưởng thành: 
- Ấu thơ: ta bắt gặp hình ảnh này khi Tnú: 
+ Cầm bút viết chữ. 
+ Cầm đá đập đầu mình. 
+ Bàn tay nắm lấy tay cô bé Mai, chăm chỉ chặt củi, xách nước, lên rẫy trồng tỉa, 
xách xà lét giấu gạo đi nuôi cán bộ Quyết. 
+ Bàn tay dũng cảm mang công văn đi làm liên lạc vì căm thù thằng giặc vô ngần. 
Tnú bị bắt, bị tra tấn dã man, kẻ thù vừa đánh đập vừa tra khảo cộng sản ở đâu, Tnú 
đặt tay lên bụng và nói: cộng sản ở đây. 
45 
- Tuổi trưởng thành: 
+ Khi trốn tù về gặp Mai ở cây vả gần con nước lớn, đôi bàn tay Tnú nắm trọn bàn 
tay của Mai và giàn giụa nước mắt của Mai 
+ Khi kẻ thù tra tấn dã man mẹ con Mai trước mặt Tnú, Tnú vặt hàng chục trái vả 
mà không hay. Cũng trong lần ấy ta bắt gặp đôi bàn tay Tnú gạt bọn lính và ôm chặt 
mẹ con Mai vào ngực 
+ Khi bị Dục cẩm giẻ tẩm nhựa xà nu quấn vào mười đầu ngón tay và đốt 
+ Khi lành vết thương, mỗi ngón tay thiếu một đốt 
+ Khi Tnú xông xuống hầm dùng đôi bàn tay siết chặt cổ tên giặc khiến hắn tắt thở 
 Hình ảnh này xuất hiện nhiều lần, trong suốt chặng đường phát triển 
của cuộc đời Tnú như hình với bóng. Lúc nào Tnú xuất hiện là tác giả miêu tả đôi 
bàn tay của anh 
* Ý nghĩa: (tả thực và biểu tượng): 
- Đó là bàn tay lao động, bàn tay chiến đấu, bàn tay hận thù và bàn tay trả thù. 
-Biểu tượng cho cuộc đời anh. Qua đôi bàn tay ta thấu hiểu hiểu một cách đầy đủ, 
sâu sắc toàn bộ cuộc đời, những phẩm chất, vẻ đẹp của anh 
+ Đôi bàn tay nắn nót học chữ, cầm đá đập đầu khi quên chữ biểu tượng cho ý thức, 
cho sự gan lì gan góc 
+ Đôi bàn tay nắm trọn bàn tay Mai, bàn tay bứt trái vả và ôm trọn mẹ con Mai là 
bàn tay của tình yêu thương với vợ con và có cả sự đau đớn căm thù với giặc 
+ Bàn tay đặt lên bụng và nói cộng sản ở đây, bàn tay bị lửa thiêu đốt thành mười 
ngọn đuốc là biểu tượng cho sự gan góc, kiên cường, tấm lòng thủy chung son sắt 
với cách mạng, với dân làng của Tnú. Ngọn lửa của âm mưu thâm độc, của tội ác dã 
man đã không đốt cháy được chất vàng mười trung thành, bất khuất của người chiến 
sĩ trẻ tuổi Tây Nguyên. Hai bàn tay đuốc lửa của Tnú đã châm ngòi cho phong trào 
Đồng khởi của dân làng Xô Man vùng lên tiêu diệt bọn giặc tàn ác và trở thành biểu 
tượng của khí phách Việt Nam trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm 
+ Bàn tay bị đốt đến tàn tật gợi nhắc tội ác của giặc với Tnú, với gia đình anh, với 
dân làng 
+ Đôi bàn tay với ngón tay chỉ còn lại hai đốt vẫn có thể cầm giáo, cầm súng để lên 
đường chiến đấu thể hiện sức sống bất diệt của con người. “Chúng nó đã cầm súng, 
46 
mình phải cầm giáo!”, chân lý này giúp dân làng ý thức được tầm quan trọng của 
vũ khí, không thể không cầm vũ khí, nhưng cũng không nên ỷ lại vào vũ khí, cái 
quyết định cuối cùng vẫn là đôi bàn tay con người. Chính vì thế, Nguyễn Trung 
Thành đã cẩn thận kể thêm chi tiết Tnú dùng hai bàn tay không, cụt đốt, đôi bàn tay 
xiết cổ tất cả những thằng Dục tàn ác hơn cả dã thú. Có thể nói, bàn tay Tnú biểu 
tượng cho sức mạnh của khối đoàn kết cộng đồng, sự gắn bó mạch sống của mảnh 
đất, rừng cây và sức sống con người. Đó là đôi bàn tay huyền thoại, vô địch trước 
sức mạnh của mọi kẻ thù. 
->Bàn tay có ý nghĩa biểu tượng, ý nghĩa kết tinh cuộc đời, phẩm chất Tnú. 
* Đánh giá: 
- Khẳng định lại ý nghĩa sâu sắc của chi tiết nghệ thuật: Biểu tượng cho cuộc đời, 
phẩm chất Tnú đồng thời thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm và tài hoa của tác 
giả 
- Khi phân tích tác phẩm, phân tích nhân vật không thể bỏ qua chi tiết này 
 - Bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận 
3. Kết thúc vấn đề: 
Đề 3:Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh Đám ma-Đám cưới kì lạ trong “Vợ 
nhặt”-Kim Lân và chương “Hạnh phúc của một tang gia” (Số đỏ)-Vũ Trọng 
Phụng. 
1. Đặt vấn đề. 
- Vũ Trọng Phụng là một nhà văn hiện thực xuất sắc, một ngòi bút trào phúng bậc 
thày tên tuổi của ông bất hủ với kiệt tác “Số đỏ”. Kim Lân là một cây bút truyện 
ngắn tài năng của văn xuôi Việt Nam hiện đại. “Vợ nhặt” là truyện ngắn đặc sắc 
của Kim Lân. 
- Hai tác phẩm đã khắc hoạ một đám ma kì lạ và một đám cưới kì lạ- Một đám ma 
trong gia đình danh giá hà thành mà tưng bừng náo nhiệt khác chi đám rước của 
ngày hội và một đám cưới đơn sơ giữa không khí nặng nề, chết chóc của xã hội. Đó 
chính là đám tang cụ cố tổ và đám cưới của anh cu Tràng. 
2. Giải quyết vấn đề. 
LĐ 1: Hai nhà văn đã khắc hoạ thành công một đám ma và một đám cưới kì lạ. 
47 
a) Chi tiết đám ma cụ cố tổ- một đám ma lạ lùng mà chẳng như đám tang 
theo lẽ thường: 
- Bầy con cháu “chí hiếu” ấy đã rất mong mỏi cụ cố tổ chết để được chia nhau cái 
gia tài kếch xù kia. Mỗi người không chỉ có hạnh phúc chung mà còn có niềm hạnh 
phúc riêng thành thử trong tang gia ai cũng vui vẻ cả. 
- Buồn thương bối rối chỉ là cái vỏ bề ngoài che đậy bản chất đáng khinh bỉ. Những 
kẻ bịp bợm rởm đời đang cố đắp lên mình cái mác hiếu nghĩa để thiên hạ phải trầm 
trồ ngợi khen. 
b) Đám cưới của Tràng-một đám cưới kì lạ không dạm hỏi cưới xin theo lẽ 
thường: 
- Tràng xấu, nghèo, dân ngụ cư, ế vợ bỗng dưng có vợ mà vợ lại theo không. 
- Chỉ bằng có mấy câu nói đùa tầm phơ tầm phào và bốn bát bánh đúc mà Tràng có 
vợ khiến cho xóm ngụ cư, bà cụ Tứ, và chính Tràng phải ngỡ ngàng. 
- Lấy vợ trong cơn đói khát, lúc nuôi thân chẳng nổi. 
- Đám cưới của Tràng trong một đám ma khổng lồ. 
LĐ 2: Tình người là điều thiếu thốn trong cái đám ma danh giá “to tát” đủ đầy 
kia nhưng là điều dư thừa của đám cưới giản đơn thiếu đủ đường. 
* Đám ma cụ cố tổ 
- To tát, hoành tráng: 
+ Nghi thức theo cả lối Ta, Tàu, Tây. 
+ Không khí huyên náo như hội chợ. 
+ Cách cử hành trùng trình bình tĩnh như một đám rước. 
+ Con người đi đưa: từ người trong gia đình đến người ngoài ai cũng hạnh phúc hả 
hê sung sướng, mãn nguyện. 
- Thiếu điều quan trọng để trở thành một đám tang bình thương đó sự xót thương 
với người đã khuất. 
+ Vẻ mặt bên ngoài thì buồn rầu, đau khổ. 
+ Ai đến dự cũng với mục đích để tìm thú vui, tìm hạnh phúc. 
+ Chỉ có Phán vô cùng đau khổ, cứ oặt người đi mà khóc, ai ngờ hắn là diễn viên 
điêu luyện với bản chất giả dối đến cực độ với cử chỉ dúi tiền vào tay Xuân. 
* Đám cưới của Tràng: 
48 
- Đơn giản đến mức tội nghiệp: thiếu tất cả, cả những nghi thức tối thiểu nhất. 
- Giàu tình người, tình yêu thương. Tình người dư thừa trong đám cưới vô cùng đơn 
giản thiếu thốn của Tràng. 
+ Tràng không rẻ rúng người vợ nhặt: đi ăn cơm, mua thúng, mua dầu thắp 
+ Bà cụ Tứ chấp nhận thị với tấm lòng bao dung của người mẹ giàu đức hi sinh, bà 
còn nhen nhóm niềm tin cho các con. 
+ Tràng thấy mình nên người cần phải có trách nhiệm với gia đình. 
+ Thị vợ thành vợ hiền dâu thảo đồng cam cộng khổ cùng mọi người. 
LĐ 3: So sánh, Đánh giá 
a) Sự tương đồng 
- Đều là đám ma, đám cưới kì lạ không theo lẽ thường. 
- Nghệ thuật tạo tình huống độc đáo. 
b) Sự khác biệt 
* Đám ma cụ cố tổ: 
- Nghệ thuật: tài nghệ trào phúng bậc thày của Vũ Trọng Phụng được thể hiện: 
+ Dựng tình huống: tang gia đem lại hạnh phúc, sự mãn nguyện cho tất cả mọi 
người. 
+ Phóng đại: cảnh tượng, chân dung, hành vi, ngôn ngữ giọng điệu 
- Ý nghĩa: phơi bày bộ mặt giả dối bất nhân của cái xã hội tư sản thành thị đương 
thời mà ông gọi là “khốn nạn”, “chó đểu”. Xuất phát từ khát vọng về một xã hội tốt 
đẹp có luân thường đạo lí trong đó nhân tình thế thái biết coi trọng tình người hơn 
đồng tiền mà Vũ Trọng Phụng đã khắc hoạ thành công đám ma kì lạ kia. 
* Đám cưới của Tràng 
 - Nghệ thuật: 
+ Tạo tình huống vô cùng độc đáo mà đầy eo le cảm động. 
+ Tài năng miêu tả tâm lí bậc thầy của Kim Lâm. 
- Ý nghĩa: ca ngợi vẻ đẹp trong tâm hồn người lao động- vẻ đẹp tình người và niềm 
tin không bao giờ mất trong người lao động cho dù hoàn cảnh có bi đát đến đâu. 
Với chi tiết đặc sắc đó đã góp phần làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc được nâng lên 
ở tầm cao mới của tác phẩm so với văn học hiện thực phê phán trước đó. 
3. Kết thúc vấn đề. 
49 
- Vũ Trọng Phụng bằng tài năng trào phúng bậc thày đã khắc hoạ thành công một 
đám ma kì lạ như một đám rước để bóc trần bộ mặt giả dối, đồi bại đến cực điểm 
của xã hội thượng lưu tư sản đương thời. 
- Kim Lân “nhà văn một lòng đi về với đất với ngưới với những gì thuần hậu 
nguyên thuỷ của cuộc sống nông thôn” đã ca ngợi vẻ đẹp tình người và niềm tin vào 
cuộc sống người lao động qua đám cưới lạ lùng trong đám tang khổng lồ. 
- Đây là hai chi tiết nghệ thuật độc đáo làm nên tư tưởng lớn và toả sáng tên tuổi hai 
tác giả. 
Đề 4: Cảm nhận của anh (chị) về chi tiết A Sử đánh và trói Mị trong “Vợ chồng A 
Phủ” và cảnh người chồng bạo hành vợ trong “Chiếc thuyền ngoài xa”. 
1. Đặt vấn đề. 
- Giới thiệu khái quát về nhà văn Tô Hoài với Vợ chồng A Phủ và tác giả Nguyễn 
Minh Châu với Chiếc thuyền ngoài xa 
- Giới thiệu hai chi tiết: A Sử đánh và trói Mị trong Vợ chồng A Phủ và cảnh người 
chồng bạo hành vợ trong Chiếc thuyền ngoài xa. 
2. Giải quyết vấn đề. 
a. Sự giống nhau 
- Đây đều là hai chi tiết hay, độc đáo. Chủ thể của hành động là hai người đàn ông - 
những người chồng vũ phu. 
- Đối tượng bị tra tấn, đánh đập là những người phụ nữ bất hạnh - là nạn nhân đau 
khổ của bạo lực gia đình. Trước hành động tàn ác của chồng, cả hai người đàn bà 
này đều cam chịu, không hề phản ứng lại. 
b. Sự khác nhau 
- Đặc điểm xã hội mà các nhân vật tồn tại: Hai tác phẩm phản ánh đời sống của con 
người ở hai chế độ xã hội khác nhau. Mị và A Sử (Vợ chồng A Phủ) sống trong xã 
hội thực dân nửa phong kiến miền núi. Người đàn ông và người đàn bà (Chiếc 
thuyền ngoài xa) sống trong môi trường xã hội là đất nước ta đã lập lại hòa bình. 
Như vậy, dù ở bất kì thời kì nào, người phụ nữ vẫn là những con người nhỏ bé, phải 
chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ, cần được xã hội bênh vực, bảo vệ. 
- Thời điểm hai người đàn bà bị bạo hành: 
50 
+ Trong Vợ chồng A Phủ: Trong đêm tình mùa xuân rạo rực, đắm say, hơi men và 
tiếng sáo gọi bạn yêu đã đánh thức dậy khát vọng hạnh phúc và tình yêu ở Mị. Mị 
thoát khỏi tình trạng vô cảm, ý thức được giá trị của mình, tâm hồn hồi sinh, phơi 
phới như những đêm tết ngày trước. Mị sửa soạn đi chơi tết. Giữa lúc lòng ham 
sống trỗi dậy mạnh mẽ thì nó bị dập xuống phũ phàng: “A Sử bước lại, nắm Mị, lấy 
thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đây ra trói đứng Mị vào cột nhà. 
Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không 
nghiêng đầu được nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo 
rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.” 
+ Nếu như Mị bị đánh vì muốn được đi chơi ngày tết, thì người đàn bà trong Chiếc 
thuyền ngoài xa bị chồng hành hung ngay cả khi chị vừa thức trắng một đêm để kéo 
lưới đầy nhọc nhằn. Chi tiết này vừa tô đậm sự đau khổ của cuộc đời chị, vừa khắc 
họa rõ nét thói vũ phu của người đàn ông: “Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, 
mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa... 
chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt 
lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”. 
- Vị trí hai nhân vật bị bạo hành: 
+ Mị: Bị chồng hành hạ ngay trong căn buồng của cô. Căn buồng của người phụ nữ 
Hơ mông là nơi họ được hưởng chút hạnh phúc ít ỏi của phận làm vợ, làm mẹ. 
Nhưng với Mị căn buồng ấy giống như địa ngục trần gian, cái ngục thất tinh thần 
giam hãm tuổi xuân của Mị, hủy diệt khát vọng sống. 
+ Người đàn bà: Người chồng bạo hành vợ ở bãi xe tăng hỏng. Tác giả đã xây dựng 
chi tiết này như một gợi ý rằng cuộc chiến chống đói nghèo, tăm tối còn gian nan 
hơn cả cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và chừng nào còn chưa thoát khỏi đói nghèo thì 
chừng đó con người phải chung sống với cái xấu, cái ác? 
- Thái độ của hai người đàn ông khi bạo hành vợ: 
+ A Phủ: Lạnh lùng trói đứng Mị, dã man hơn hắn còn quấn luôn tóc Mị vào cột 
làm cho Mị không thể nhúc nhích. Cái kĩ càng, rành rẽ của từng động tác biểu hiện 
một sự tàn ác đến thản nhiên của A Sử. 
+ Người đàn ông: Đánh vợ với lão dường như là một việc làm bất đắc dĩ, khi cuộc 
sống quá bế tắc, lão lại lôi vợ ra đánh. Hắn đánh vợ trong “rên rỉ đau đớn”, đánh 
51 
vợ mà như đánh chính bản thân mình. Mỗi lần vung roi lên đánh vợ dường như là 
thêm một lần hắn phải đối diện với bi kịch đang cào xé tâm hồn hắn. Thái độ cam 
chịu, nhẫn nhục của bà chính là biểu hiện của bao yêu thương, chia sẻ với những vất 
vả và bế tắc của chồng. Gánh nặng trên vai một đàn con, đối mặt với cuộc mưu sinh 
đầy nhọc nhằn trên sông nước người đàn ông ấy cùng quẫn, bất lực và cũng chỉ biết 
“nghiến răng” chịu đựng. Ông ta cũng chỉ là nạn nhân đáng thương của cuộc sống 
đói nghèo, tăm tối. 
- Nguyên nhân của nạn bạo hành: 
+ A Phủ là hiện thân của chế độ phong kiến miền núi đầy bất công và dã man đọa 
đày người dân nghèo cả về thể xác lẫn tinh thần. 
+ Nguyên nhân của nạn bạo hành trong Chiếc thuyền ngoài xa là do đói nghèo, tăm 
tối, lạc hậu. 
- Giải pháp giúp những người phụ nữ thoát khỏi nạn bạo hành: 
+ Vợ chồng A Phủ: Tô Hoài đã chỉ ra con đường giải thoát cho nhân vật của mình, 
Mị và A Phủ đã đi theo cách mạng, tìm đến một cuộc đời mới, hạnh phúc, tươi 
sáng. 
+ Chiếc thuyền ngoài xa: Cần có những giải pháp kinh tế xã hội thiết thực, hữu hiệu 
để con người được sống trong no ấm, bình yên. 
- Ý nghĩa của chi tiết: Đây là hai chi tiết ấn tượng, có ý nghĩa quan trọng: Góp phần 
khắc họa rõ nét chân dung nhân vật, thể hiện chủ đề của tác phẩm, tư tưởng của tác 
giả. 
+ Sự dã man, tàn bạo của A Sử, nỗi khổ đau bất hạnh của Mị và tấm lòng nhân đạo 
của Tô Hoài. 
+ Những tủi nhục và vẻ đẹp của lòng vị tha, giàu đức hy sinh của người đàn bà, sự 
thô lỗ, vũ phu và bi kịch của người đàn ông. Qua chi tiết này, Nguyễn Minh Châu 
còn gửi gắm bao triết lý sâu sắc về cuộc đời, về con người. 
3. Kết thúc vấn đề. 
- Khẳng định lại vai trò của chi tiết, suy nghĩ về sự sáng tạo trong văn chương. 
Yên Dũng, ngày 05 tháng 01 năm 2019 
 Người viết sáng kiến 
52 

File đính kèm:

  • pdfskkn_tim_hieu_chi_tiet_nghe_thuat_trong_mot_so_truyen_ngan_t.pdf
Sáng Kiến Liên Quan