SKKN Tích hợp kiến thức liên môn khi dạy bài: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 (Cô-phi-an-nan)
Mô tả bản chất của sáng kiến:
* Về nội dung của sáng kiến:
Từ năm học 2012 - 2013, bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong bài học: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 (Cô –phi-an-nan) chưa từng được soạn giảng cụ thể trong bất cứ tài liệu nào.
Để thực hiện sáng kiến này, trước hết tôi xin mô tả về các bước thực hiện bài học trong sáng kiến:
1. Khâu chuẩn bị
Bước 1: Xây dựng ý tưởng dự án, quyết định chủ đề cho dự án.
(Thực hiện vào phần củng cố- dặn dò của tiết học trước )
- Lựa chọn chủ đề:
Tiết 55. Đọc văn. Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003
(Cô phi-an-nan)
- Để bài học đạt kết quả cao, tôi hướng dẫn HS thực hiện tốt khâu chuẩn bị ở nhà.
+ Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài trong SGK Ngữ văn 12 tập 1- nâng cao .
+ Tìm kiếm, khai thác thêm những thông tin:
.Tác giả Cô-phi-an-nan.
. Kiến thức liên quan đến tác phẩm (hoàn cảnh, mục đích sáng tác, thể loại.)
. Tìm hiểu về đại dịch HIV/AIDS (khái niệm HIV/AIDS, tình hình nhiễm HIV ở thế giới, Việt Nam, Tỉnh Vĩnh Phúc, con đường lây lan, biểu hiện, các gia đoạn phát triển, biện pháp phòng tránh đại dịch )
Bước 2: Thực hiện dự án và xây dựng sản phẩm
(Thực hiện vào thời gian ngoài giờ lên lớp + các giờ sinh hoạt )
- Tiến hành thu thập tài liệu, tìm kiếm thông tin (hình ảnh ,văn bản )
- Tổng hợp thông tin và hoàn thành sản phẩm của các nhóm.
Bước 3. Chuẩn bị báo cáo sản phẩm trước lớp
- Các nhóm hoàn thành sản phẩm, tập dượt chuẩn bị cho báo cáo sản phẩm trước lớp - GV thu thập, phân loại tài liệu, soạn bài giảng trên giáo án Word và giáo án powerpoint.
m, tỉnh Vĩnh Phúc. Bản đồ:Phân bố tình hình nhiễm HIV/AIDS theo địa bàn địa lý ở nước ta . *Tích hợp với môn sinh học và kĩ năng sống. Tìm hiểu về HIV/AIDS - Khái niệm - Con đường lây lan - Giai đoạn phát triển - Biện pháp phòng tránh Hình ảnh về người bị nhiễm HIV/AIDS *Tích hợp với kiến thức đời sống và tin học để tìm hiểu thêm về tác giả. 1. Cuộc đời của Cô-phi-an-na - Cô-phi An-na sinh năm 1938 tại Ku-sa-mi trong một gia đình thuộc đẳng cấp cao của đất nước. Ông thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Phan-tê và nhiều ngôn ngữ Châu Phi khác, ông bắt đầu làm việc cho tổ chức Y tế Thế giới của Liên hợp quốc vào năm 1969. Ngày 13/12/1996 Cô-phi An-na được bầu làm Tổng thư kí Liên hợp quốc, ông là người da đen đầu tiên của Châu Phi được đảm nhận vị trí lãnh đạo Liêp hợp quốc. Ông tái đắc của và bắt đầu nhiệm kì thứ hai vào năm 2002. -Tác giả Cô-phi An-na đã từng là Tổng thư kí thứ bảy của Liên Hợp Quốc (nhiệm kì 1997 – 2006). Ông có những đóng góp to lớn cho nền hòa bình của nhân loại nên đã được trao giải Nô-ben hòa bình năm 2001. 2. Sự nghiệp sáng tác -Ngoài tài lãnh đạo ra ông còn là người nổi tiếng với nhiều văn bản chính luận chính trị – xã hội. Trong các văn bản này của ông, nội dung thường hướng đến những vấn nạn nhân loại gặp phải trong thời điểm đó và đưa ra lời kêu gọi mọi người nỗ lực vượt qua. -Tháng 4 năm 2001 Cô-phi An-na đưa ra thông điệp năm điểm “Lời kêu gọi hành động hướng đến đại dịch HIV/AIDS. - Đối với Cô-phi An-na, ông xem việc chống lại đại dịch này là nhiệm vụ hàng đầu trong sự nghiệp chính trị của mình. Ngoài ra ông còn đưa ra sáng kiến thành lập Quỹ sức khỏe và AIDS toàn cầu, nhằm kêu gọi tăng cường mức chi tiêu cho công cuộc chống lại AIDS tại các quốc gia đang phát triển. Bằng lối viết sắc sảo đầy thuyết phục, Cô-phi An-na đã chỉ ra cho mọi người thấy HIV/AIDS là hiểm họa của toàn nhân loại và đang có diễn biến gia tăng rất nhanh. Tất cả chúng ta cần phải hành động quyết liệt hơn nữa để cứu lấy cộng đồng hay chính là cứu lấy bản thân mình. *Tích hợp kiến thức với phân môn Tiếng việt . -Khái niệm Văn bản nhật dụng Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá, về những vấn để, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống con người và cộng đồng. -Đặc điểm của văn bản nhật dụng +Nội dung: Đề tài của văn bản có tính cập nhật, gắn với cuộc sống bức thiết hằng ngày, gắn với những vấn để cơ bản của cộng đồng. Cái thường nhật gắn với những vấn để lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội. +Hình thức:Phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng khá phong phú, đa dạng (kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong một văn bản) để tăng tính thuyết phục. *Tích hợp với môn Lịch sử- địa lý. *Nhóm 1: Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới, ở Việt Nam, tỉnh Vĩnh Phúc. + Năm 1981, bệnh AIDS lâm sàng được phát hiện đầu tiên tại Mĩ.Tính đến ngày 30/10/2005, toàn cầu có khoảng 43,5 triệu người nhiễm HIV/AIDS... + Hiện nay Châu Phi và Châu Á được coi là trung tâm bệnh dịch AIDS . Tính đến năm 2000, ở Thái Lan 3-6 triệu người mắc bệnh, chiếm 5-10% dân số. - Việt Nam:Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở nước ta được phát hiện vào tháng 12 năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó HIV/AIDS bắt đầu lan ra các tỉnh. Đến cuối tháng 12/1998, toàn bộ 61 tỉnh, thành trong cả nước đều đã phát hiện có người bị nhiễm HIV. Tính đến tháng 30/06/2008, cả nước đã phát hiện 129.715 trường hợp nhiễm HIV, 26.840 trường hợp biến chuyển thành bệnh AIDS và 39.664 trường hợp đã tử vong. -Tỉnh Vĩnh Phúc: Tính đến ngày 31/5/2012, số người nhiễm HIV trong toàn tỉnh là 2568, trong đó 1197 trường hợp đã chuyển sang AIDS, 457 trường hợp đã tử vong do AIDS. Huyện Tam Đảo có số người nhiễm nhiều nhất. Có 9/9 huyện thành thị và 129/137 xã phường thị trấn có người nhiễm *Tích hợp với môn sinh học và kĩ năng sống. *Nhóm 2: Khái niệm, con đường lây lan của HIV/AIDS - Khái niệm HIV/AIDS + HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. + AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong. -Con đường lây lan HIV/AIDS: ( Có 3 con đường lây truyền HIV/AIDS) .Tình dục: Virus HIV có rất nhiều trong chất dịch sinh dục của người bị nhiễm. Do vậy, virus HIV có thể xâm nhập vào máu bạn tình qua cơ quan sinh dục. Việc sinh hoạt tình dục dù có giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục đều có khả năng lây nhiễm. .Đường máu:HIV có rất nhiều trong máu người nhiễm. Do vậy việc dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ y tế không qua tiệt trùng với người nhiễm HIV, truyền máu của người nhiễm HIV đều làm cho bạn bị lây nhiễm HIV. Riêng về ma túy , bản thân nó không sinh ra HIV nhưng người nghiện ma túy dễ dàng bị lây nhiễm HIV khi dùng chung bơm kim tiêm với bạn nghiện hoặc bơm kim tiêm tại tụ điểm bán thuốc. .Từ mẹ sang con:Tỷ lệ trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ những người mẹ bị nhiễm HIV là 25-30%. HIV có thể lây từ mẹ sang bé qua nhau thai khi bé trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống được quá 3 năm. Nhóm 3: Các giai đoạn phát triển của HIV/AIDS và cách phòng tránh. *Các giai đoạn phát triển của HIV/AIDS (4 giai đoạn) - Giai đoạn sơ nhiễm(còn gọi là thời kỳ cửa sổ): thời gian kéo dài 2-3 tháng không biểu hiện,cơ thể hoàn toàn bình thường - Giai đoạn nhiễm HIV không triệu trứng:1-10 năm; lượng tế bào limphô T-CD4 giảm dần.Cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm cho kết quả dương tính. - Giai đoạn cận AIDS: Vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm cho kết quả dương tính. - Giai đoạn biểu hiện AIDS: Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể ). +Sốt , ỉa chảy, ho kéo dài trên 1 tháng. + Xuất hiện nhiều bệnh như : ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân. + Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị * Cách phòng tránh HIV/AIDS. - Hiện nay chưa có thuốc chữa đặc hiệu, chỉ có thuốc làm chậm quá trình phát triển của bệnh. - Sống lành mạnh, thực hiện các biện pháp vệ sinh y tế, không tiêm chích ma tuý. Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau: . Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục: - Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi. - Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách. - Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV . Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu: - Không tiêm chích ma túy. - Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV. - Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu... - Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV - Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,... . Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con: - Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con. - Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con. - Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ. * Hoạt động 2 GV hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản. GV hỏi: Mở đầu thông điệp, tác giả đề cập vấn đề gì? HS: Trao đổi và trả lời. GV chốt ý cơ bản - GV phát phiếu học tập cho học sinh theo tổ có yêu cầu sẵn nội dung quan trọng cần trả lời, học sinh thảo luận, cử nhóm trưởng, 3-5 phút sau GV gọi HS đại diện nhóm trình bày (dựa trên phần chuẩn bị ở nhà) Nhóm 1: Trình bày thực trạng của căn bệnh HIV/AIDS đang diễn ra trên thế giới. HS: Dựa vào SGK,phiếu học tập đã điền trả lời câu hỏi các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại nội dung cần nắm Nhóm 2: Tác giả đã nêu mặt làm được và mặt chưa làm được trong công tác phòng chống HIV/AIDS là gì ? - HS: Dựa vào SGK, phiếu học tập đã điền trả lời câu hỏi các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại nội dung cần nắm GV hỏi thêm nhóm 2: Phần điểm lại tình hình thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS có tạo được tính thuyết phục không, tại sao? +HS: Thảo luận chung và trả lời. + GV chốt lại nội dung quan trọng. Nhóm 3 :Tác giả đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu nào trong việc phòng chống AIDS? - HS: Dựa vào SGK,phiếu học tập đã điền trả lời câu hỏi các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại nội dung cần nắm Nhóm 4:Kết thúc bản thông điệp, tác giả đã đưa ra lời kêu gọi phòng chống AIDS như thế nào? - HS: Dựa vào SGK,phiếu học tập đã điền trả lời câu hỏi, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại nội dung cần nắm Tích hợp với môn giáo dục công dân và giáo dục kĩ năng sống. Mỗi cá nhân khi tham gia vào cuộc chiến đấu với đại dịch, cần có những hành động thiết thực như thế nào để góp phần ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh thế kỉ này? HS trả lời dựa trên hiểu biết bản thân. GV chiếu cho HS xem một số hoạt động chung tay phòng chống AIDS * Tích hợp với môn Mĩ thuật: GV chiếu một số tranh cổ động phòng chống HIV/AIDS. II. Đọc – hiểu văn bản. 1. Phần nêu vấn đề: - Nhắc lại việc cam kết của các quốc gia trên thế giới để đánh bại căn bệnh HIV/AIDS vào năm 2001. - Nhắc lại Tuyên bố về cam kết phòng chống HIV/AIDS của các quốc gia đó. 2.Phần điểm tình hình: a. Thực trạng bệnh HIV/AIDS “vẫn hoành hành, tỉ lệ tử vong cao, ít có dấu hiệu suy giảm” - Mỗi phút trôi đi có khoảng10 người bị nhiễm HIV/AIDS. - Tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng - Lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ (phụ nữ chiếm 1 nửa) - Lan rộng đến các nước mà trước đây vẫn an toàn. =>Tình hình, số liệu nêu cụ thể, chọn lọc; cách nói gây ấn tượng mạnh -> tầm quan trọng của việc phòng chống AIDS. b. Tình hình thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS *Mặt làm được. - Ngân sách phòng chống tăng. - Vấn đề thành lập quỹ toàn cầu được thông qua. - Đa số các nước xây dựng chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS. - Nhiều công ti áp dụng chính sách phòng chống AIDS - Nhiều nhóm từ thiện và cộng đồng đang hoạt động tích cực chống AIDS. *Mặt chưa làm được. - Không hoàn thành mục tiêu đề ra trong cam kết. - Chậm trong việc giảm qui mô và tác dụng của dịch. - Chưa giảm được số thanh niên và trẻ em bị nhiễm. - Chưa triển khai các chương trình chăm sóc toàn diện. -Nghệ thuật: Đoạn văn giàu tính thuyết phục, lay động bởi tầm bao quát rộng lớn, dẫn chứng số liệu đi từ khái quát đến cụ thể .Tác động mạnh mẽ, trực tiếp tới người đọc c. Nhiệm vụ cấp bách đặt ra - Phải nỗ lực thực hiện cam kết bằng những nguồn lực và hành động cần thiết. - Phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng. - Phải công khai lên tiếng về AIDS. - Không được kì thị và phân biệt đối xử đối với những người bị nhiễm HIV/AIDS. - Đừng để ai có ảo tưởng rằng có thể bảo vệ được chính mình. - Không được im lặng, phải có hành động chống lại đại dịch này. - Nghệ thuật: Vận dụng thao tác so sánh, bác bỏ + điệp từ “chúng ta phải”, “chúng ta không thể” => Nhiệm vụ cần thiết, cấp bách; nhiệm vụ của tất cả mọi người. 3.Phần kết thúc:Lời kêu gọi phòng chống AIDS: - Hãy cùng với tôi lên tiếng thật to và hãy dõng dạc về HIV/AIDS. - Hãy giật đổ thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử. - Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn. - Nghệ thuật: Câu cầu khiến, điệp từ “hãy” =>Lời kêu gọi trở nên sống động, tha thiết, thấm thía đối với người đọc. *Tích hợp với môn giáo dục công dân và giáo dục kĩ năng sống. Một sô hoạt động phòng chống đại dịch HIV/AIDS *Tích hợp với môn giáo dục công dân và giáo dục kĩ năng sống. -Chúng ta phải triển khai toàn diện, đồng bộ các hoạt động phòng chống HIV/AIDS như: + Tăng cường tuyên truyền phổ biến các kiến thức cần thiết cho mọi người về HIV/AIDS. + Nâng cao năng lực hệ thống y tế thông qua việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân. +Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận các dịch vụ y tế để được chăm sóc, sẻ chia, tư vấn, hướng dẫn * Tích hợp với môn Mĩ thuật: Tranh cổ động phòng chống HIV/AIDS. * Hoạt động 3 GV hướng dẫn HS tổng kết văn bản trên 3 khía cạnh: -Nội dung. -Nghệ thuật. -Ý nghĩa. HS dựa vào phần đọc-hiểu văn bản để tổng kết văn bản. - GV nhấn mạnh ý nghĩa của bản thông điệp: + Bản thông điệp là tiếng nói kịp thời trước một nguy cơ đe doạ cuộc sống của loài người. Nó thể hiện thái độ sống tích cực, một tinh thần trách nhiệm cao, tình yêu thương nhân loại sâu sắc. + Thông điệp giúp mọi người biết quan tâm tới hiện tượng đời sống đang diến ra; biết chia sẻ, không vô cảm trước nổi đau của con người. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật: Văn phong chính luận rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu, giàu hình ảnh, có sức truyền cảm với một lập luận lôgíc, chặt chẽ. 2. Nội dung: - Bản thông điệp khẳng định phòng chống HIV/AIDS phải là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, và những cố gắng của con người về mặt này vẫn còn chưa đủ. - Tác giả tha thiết kêu gọi các quốc gia và toàn thể nhân dân thế giới hãy coi việc đẩy lùi đại dịch đó là công việc chính của mình, hãy sát cánh bên nhau để cùnh “đánh đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử” với những người bị HIV/AIDS. * Củng cố, luyện tập: Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1:Đối tượng hướng đến của văn bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 của Cô-phi An-nan là: A. Những nạn nhân của bệnh dịch HIV/AIDS. B. Các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới. C. Giới trẻ, những công dân tương lai của thế giới. D. Nhân dân toàn thế giới. Câu 2:Ý nào sau đây không đúng khi nói về tính chất nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS? A. Mỗi phút có khoảng 10 người bị nhiễm HIV. B. Đã tìm ra vắc – xin phòng chống AIDS. C. Tuổi thọ của người dân bị giảm sút nghiêm trọng. D. Đại dịch này đang lây lan với tốc độ đáng báo động ở phụ nữ. Câu 3:Kết thúc văn bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003, tác giả đã đưa ra lời kêu gọi gì? A. Kêu gọi mọi người dân cùng góp sức mình chống lại đại dịch HIV/AIDS, không phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS. B. Kêu gọi các nhà lãnh đạo các quốc gia, các tổ chức tích cực thực hiện các cam kết với cộng đồng quốc tế để nhanh chóng ngăn chặn và loại trừ đại dịch HIV/AIDS. C. Kêu gọi thành lập Quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, lao và sốt rét đồng thời thiết lập một cơ chế phối hợp hành động giữa các quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng chống AIDS. D. Kêu gọi các quốc gia, các tổ chức quốc tế hãy đưa vấn đề HIV/AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế. Câu 4:Điền vào dấu [...] để hoàn thành câu văn trong văn bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003: "Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với [...]". A. "Sự tự hủy diệt" B. "Sự thất bại" C. "Cái chết" D. "Sự vô trách nhiệm" Câu hỏi tự luận: Giả sử em có người thân mắc phải căn bệnh HIV/AIDS, em sẽ phải làm gì? Hướng dẫn về nhà: - Vẽ sơ đồ tư duy tổng kết nội dung, nghệ thuật quan trọng của bài học. - Mỗi tổ hãy sưu tầm (vẽ) một bức tranh cổ động phòng chống đại dịch HIV/AIDS? V. Rút kinh nghiệm * Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Việc vận dụng kiến thức liên môn trong một bài học cụ thể có thể áp dụng đối với tất cả các môn học trong chương trình THPT không chỉ riêng đối với môn Ngữ văn; Có thể áp dụng với hầu hết các bài học trong chương trình ngữ văn THPT từ lớp 10 đến lớp 12. Trong giới hạn của sáng kiến, tôi chỉ thực nghiệm thiết kế một bài học cụ thể có tích hợp kiến thức liên môn mà tôi đã dạy trực tiếp trên đối tượng là học sinh lớp 12D2, Trường THPT Nguyễn Viết Xuân- Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc và đã mang lại hiệu quả thiết thực đối với cả giáo viên và học sinh. 7. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: * Với giáo viên: - Giáo viên không chỉ có kiến thức của bộ môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra trong bài học một cách hiệu quả nhất. Giáo viên cần đầu tư thời gian công sức bài học mới đạt hiệu quả. - Để thực hiện bài dạy tích hợp liên môn trong sáng kiến này, giáo viên cần tham khảo các thiết bị dạy học và học liệu sau: - SGK Ngữ văn 12 (Nâng cao), tập 1, NXB Giáo dục ; SGV Ngữ văn 12-tập 1, NXB Giáo dục. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn ngữ văn lớp 12, NXB giáo dục Việt Nam, giáo án word ;giáo án điện tử. - Sinh học 10- Bài 44: Sự nhân lên của víut trong tế bào chủ; Phần II: HIV và hội chứng AIDS,NXB Giáo dục. - Địa lý 11: Một số vấn đề của Châu Phi, NXB Giáo dục -Giáo dục công dân 10: Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại,NXB Giáo dục - Từ điển tiếng Việt phổ thông, NXB Thành phố Hồ Chí Minh; tranh ảnh trên Internet. - Máy vi tính có nối mạng Internet, máy chiếu, máy chụp hình, quay video. - Học liệu: kiến thức liên môn, kiến thức lịch sử, văn hoá xã hội * Học sinh - Học sinh cần tham khảo kiến thức các bộ môn khác liên quan đến bài học. - Phân công người viết, báo cáo sản phẩm theo nhóm đã phân công. - Bài thuyết trình trên powerponit. - SGK Ngữ văn 12, tập 1; vở ghi. 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến. * Lợi ích với giáo viên - Vận dụng kiến thức liên môn góp phần giúp tôi đổi mới phương pháp dạy học theo chiều hướng tích cực là vận dụng kiến thức liên môn thông qua một bài học cụ thể. Nâng cao năng lực và trình độ của tôi trong việc tìm hiểu, vận dụng kiến thức liên môn. - Để vận dụng tốt kiến thức liên môn trong bài học, đòi hỏi tôi không chỉ nắm chắc kiến thức bộ môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra trong bài học một cách hiệu quả nhất. - Khi soạn bài có tích hợp kiến thức liên môn sẽ giúp tôi hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong bài học. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học trên nhiều khía cạnh nên tiết học sẽ sinh động, hấp dẫn hơn. -Vận dụng kiến thức liên môn trong bài học, giúp tôi trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và những kĩ năng hoạt động cần thiết nhất. Từ đó khuyến khích các em vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn. * Lợi ích với học sinh - Việc vận dụng kiến thức liên môn giúp học sinh phát huy được vai trò trung tâm của người học; phát huy được khả năng tư duy sáng tạo, chủ động tích cực trong học tập của học sinh; giúp người học có thể vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống trong giáo dục. - Học sinh thấy hào hứng, sôi nổi, được làm việc nhiều hơn trong giờ học nên tiết học không nhàm chán nặng nề mà hấp dẫn. - Việc vận dụng kiến thức liên môn trong bài học cụ thể đã bồi dưỡng cho học sinh vốn kiến thức đa dạng phong phú từ đó vận dụng vào đời sống hiệu quả. 10. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. Stt Tên tổ chức/ cá nhân Địa chỉ Phạm vi/lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Bùi Thị Thu Phương THPT Nguyễn Viết Xuân Ôn thi THPT Quốc gia Vĩnh Tường, ngày.....tháng......năm...... Thủ trưởng đơn vị/ Chính quyền địa phương (Ký tên, đóng dấu) Vĩnh Tường, ngày.....tháng......năm...... CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký tên, đóng dấu) Vĩnh Tường, ngày 10 tháng 02 năm 2020 Tác giả sáng kiến (Ký, ghi rõ họ tên) Bùi Thị Thu Phương
File đính kèm:
- skkn_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_khi_day_bai_thong_diep_nhan.doc