SKKN Tích hợp giáo dục phát triển môi trường bền vững tại huyện Tương Dương vào dạy học phần Sinh thái học 12

Môn Sinh học trong nhà trường nói chung và ở trường THPT nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Để phát triển toàn diện nhân cách học sinh, các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa, vai trò nhất định; Trong đó môn Sinh học có vị trí đặc biệt quan trọng trong trong sự hình thành và phát triển ở học sinh (HS) các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên môn; phát triển ở HS năng lực nhận thức kiến thức Sinh học; năng lực tìm tòi, khám phá thế giới sống và năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn thông qua việc hệ thống hóa, củng cố kiến thức, phát triển kỹ năng và giá trị cốt lõi của sinh học đã được học ở giai đoạn cơ bản. Từ đó giúp học sinh tìm hiểu các quy luật sinh học làm cơ sở khoa học cho việc ứng dụng tiến bộ sinh học, nhất là tiến bộ của công nghệ sinh học vào thực tiễn đời sống nhằm phát triển môi trường bền vững.

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển, là một trong những nguyên tắc bảo đảm phát triển bền vững. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông nghiệp, du lịch; quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới. đều tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điều kiện tự nhiên.

Bền vững về môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất lượng môi trường sống của con người phải được bảo đảm. Đó là bảo đảm sự trong sạch về không khí, nước, đất, không gian địa lý, cảnh quan. Chất lượng của các yếu tố trên luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế. Đặc biệt trong quá trình khái thác cũng như trong sản xuất, kinh doanh các nguồn tài nguyên về môi trường chúng ta luôn phải giữ gìn bảo vệ tránh làm tài nguyên bị suy kiệt, tránh khai thác quá mức, chúng ta phải biết sử dụng và khai thác tài nguyên một cách hợp lí.

Phát triển bền vững về môi trường đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất.

Ở trường THPT, nhiều môn học được tập huấn kế hoạch lồng ghép giáo dục phát triển môi trường bền vững trong từng tiết học, trong đó có môn Sinh học. Đây là môn học đề cao tính thực tiễn, thực hành, kết hợp học trên lớp với hoạt động ngoại khóa trong môi trường tự nhiên và xã hội, giúp học sinh thấy được Sinh học vừa gần gũi, vừa là lĩnh vực hứa hẹn nhiều thành tựu về lý thuyết và công nghệ hiện đại. Đặc biệt học sinh ngày càng có ý thức đối với tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, thân thiện với môi trường, có kĩ năng phát hiện các vấn đề về môi trường và ứng xử tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh, có hành động cụ thể để bảo vệ môi trường, biết tuyên truyền vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường, cộng đồng đồng thời biết nghiêm chỉnh chấp hành quy định của Luật bảo vệ môi trường.

Vì vậy, cùng với nhiều môn học khác, môn Sinh học cấp THPT đã góp phần trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kỹ năng phát triển môi trường bền vững, đây là sự cần thiết và không thể thiếu trong quá trình góp phần phát triển môi trường bền vững của chúng ta.

Tại trường THPT Tương Dương 1 đã thực hiện nhiều hoạt động có ý nghĩa như: Cuộc thi nói không với rác thải nhựa; Hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục luật lâm nghiệp; Sinh hoạt ngoài giờ lên lớp; Hoạt động tổng vệ sinh trường lớp trồng cây xanh, giữ vệ sinh cá nhân và việc phân loại rác đã được học sinh thực hiện hàng ngày ngay tại lớp học trước khi đem đi xử lí, đã làm cho diện mạo nhà trường có nhiều thay đổi đáng kể, môi trường được cải thiện rất nhiều.

 Là giáo viên dạy môn Sinh học, tôi luôn băn khoăn, trăn trở về vấn đề làm thế nào vừa dạy học sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa lồng ghép những kiến thức bảo vệ và phát triển môi trường bền vững cho học sinh một cách hiệu quả nhất để không những gây được sự hứng thú học tập cho các em về môn học mà từ đó xây dựng ý thức phát triển môi trường bền vững cho học sinh một cách tốt nhất.

 

docx34 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp giáo dục phát triển môi trường bền vững tại huyện Tương Dương vào dạy học phần Sinh thái học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nạn cháy nổ khác gây ô nhiễm bầu không khí.
+ Các chất độc hại (thuốc trừ sâu cho rau quả, cây cối) gây Ô nhiễm nguồn thực phẩm, ô nhiễm đất và không khí (Giáo viên kết hợp tranh ảnh minh họa). 
	Hoặc giáo viên có thể sử dụng phương pháp thảo luận nhóm sau khi cung cấp thông tin ở phần đặt vấn đề:
 + Các em có suy nghĩ gì khi nghe các thông tin trên?
 	+ Hậu quả của cháy rừng?
 	+ Tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại đã gây hậu quả như thế nào?
+ Cần làm gì để hạn chế tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại?
+ Những quy định, những điều luật nào có liên quan đến vấn đề này ở nước ta?
	Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét bổ sung, đặc biệt là giới thiệu những hình ảnh do tai nạn, cháy nổ và các chất độc hại gây nên, cho học sinh đọc những quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ à giáo dục: Tai nạn do cháy, nổ và các chất độc hại gây ra không những làm thiệt hại về người, về của mà còn gây ô nhiễm môi trường, làm biến động số lượng cá thể của quần thể.
 - Khi dạy Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã.
Mục III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật. Nội dung tích hợp: Bảo vệ và quản lý tài nguyên thiên nhiên, xóa đói giảm nghèo và suy giảm đa dạng sinh học.
Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai theo các tình huống sau:
Tình huống 1: Trên đường đi học, em phát hiện có mấy người đang đốt rừng làm rẫy.
Tình huống 2: Em cùng bạn đi nhặt củi tại rừng Săng Lẻ xã Tam Đình. Trời lạnh, mấy đứa rủ nhau đốt lửa sưởi, chẳng may lửa cháy lan sang cả những cây xung quanh.
Yêu cầu học sinh thảo luận sau tình huống, rút ra trách nhiệm bản thân. Giáo viên kết hợp giáo dục: 
 	+ Tài nguyên thiên nhiên và môi trường là tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, trách nhiệm của chúng ta là phải tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. Học sinh cần phải thể hiện bằng những hành vi, việc làm cụ thể.
 	+ Con người là tác nhân chính làm giảm số lượng và mật độ các loài tự nhiên trong quần xã à Giảm sự đa dạng loài . Ví dụ : Khai thác quá mức cá mát ở khe Tam Hợp, Cá Ghé ở sông Lam làm mất loài đặc trưng của QX – HST sông Lam.
 	+ Tác hại của việc khai thác rừng quá mức như hiện nay ở Tương Dương
 	+ Vai trò quan trọng của việc bảo vệ các khu rừng hiện có( Rừng săng lẻ xã Yên Hòa, Xã Tam Đình, rừng Pơmu xã Tam Hợp) kết hợp với trồng cây gây rừng ( rừng tre bát độ - Hữu Khuông, rừng sưa – Thạch Giám, rừng xoan- Tam Đình) ở Tương Dương nhằm bảo vệ và khôi phục môi trường đang bị suy thoái hiện nay.
 	+ Trong trồng trọt người ta thường trồng xen canh, trồng theo các đường đồng mứcđể tiết kiệm đất, sử dụng triệt để nguồn năng lượng của các bậc dinh dưỡng, nguồn thức ăn. Trong chăn nuôi thủy sản người ta chọn những thành phần nuôi phù hợp để khai thác tối đa môi trường sống.
 	+ Các sinh vật trong QT gắn bó với nhau bởi nhiều mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong QX. Các mối quan hệ hỗ trợ, đối địch giữa các loài trong quần xã nhằm duy trì trạng thái cân bằng trong QX .
 	+ Lợi ích của việc sử dụng các loài thiên địch tự nhiên vào trong sản xuất nông nghiệp vừa cho được năng suất, độ an toàn thực phẩm cao đồng thời chống được ô nhiễm môi trường đất, nước hiện nay.
 	+ Trong quá trình tiêu diệt những loài có hại đối với vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp thì con người vẫn cần phải duy trì chúng ở một số lượng ổn định cân bằng HST trong tự nhiên.
 	- Khi dạy Bài 41: Diễn thế sinh thái
 Mục III- Nguyên nhân của diễn thế sinh thái. Nội dung tích hợp: Bảo vệ, quản lý tài nguyên thiên nhiên.
 	+ Giáo viên có thể tổ chức cho HS đi tham quan, chụp hình, sưu tầm hình ảnh về các diễn thế sinh thái ở Bản Chắn (Thạch Giám),2 bên bờ dọc dòng sông Lam, hình ảnh về các hoạt động tác động vào thiên nhiên tích cực và tiêu cực của con người theo các nhóm nhỏ 4- 6 HS. Sau đó dán hình vào giấy khổ lớn hoặc cuốn sổ và trả lời các câu hỏi giáo dục môi trường liên quan đến bài học vào phía dưới bộ sưu tập để GV chấm điểm.
 	+ Giáo viên có thể chiếu hình ảnh vụ 189 cây Pơmu quý hiếm bị đốn hạ ở xã Tam Hợp vào năm 2017; Rừng trồng cây xoan ở Yên Hòa, rừng trồng cây sưa xã Thạch Giám, rừng trồng cây keo ở xã Tam Bông.
Từ đó nêu một số câu hỏi thảo luận:
* Kể tên các hoạt động tác động vào thiên nhiên tích cực và tiêu cực của con người kèm hình ảnh minh họa?
* Hoạt động khai thác tài nguyên thiếu ý thức của con người có thể coi là hành động “ tự đào huyệt chôn mình” của diễn thế sinh thái được không? Tại sao?
* Những hiểu biết về diễn thế sinh thái được ứng dụng trong thực tế như thế nào?
* Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên?
* Liên hệ: Bản thân em đã làm được những gì để góp phần bảo vệ môi trường,bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên?
Giáo viên cho đại diện một vài nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên kết hợp giáo dục: Yêu cầu học sinh nhặt rác ngay tại chỗ ngồi của mình hoặc tổ chức cho học sinh lao động vệ sinh trường lớp, trồng và chăm sóc cây xanh để thể hiện hành động tích cực của mình góp phần bảo vệ môi trường. Đó là “ hành động nhỏ, ý nghĩa lớn”của mỗi người. Từ đó giáo dục tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội về bảo vệ môi trường và vận động các bạn cùng thực hiện như hoạt động: Ngày chủ nhật xanh, ngày tình nguyện cùng dân trồng cây gây rừng 
 - Khi dạy Bài 42: Hệ sinh thái 
Mục III- Các kiểu hệ sinh thái trên trái đất. Nội dung tích hợp: Bảo vệ và quản lý tài nguyên thiên nhiên và xóa đói, giảm nghèo.
 + Giáo viên có thể cho học sinh liệt kê các hệ sinh thái nhân tạo tại địa phương.
 Sau khi học sinh liệt kê, giáo viên nhận xét bổ sung, đặc biệt là chiếu những hình ảnh hệ sinh thái nhân tạo tại huyện nhà như: Vườn rừng chanh leo xã Nhôn Mai;Vườn dưa lưới sạch xã Thạch Giám; Dự án trồng măng bát độ xã Tam Quang, Tam Thái, Hữu Khuông và Thạch Giám..
 	Giáo viên kết hợp giáo dục : Xây dựng các HST nhân tạo hợp lý nhằm khai thác và nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp góp phân phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm đồng thời có ý nghĩa phát triển môi trường bền vững. 
 - Khi dạy Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái.
Mục I- Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật. Nội dung tích hợp: Bảo vệ, quản lý tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và xóa đói, giảm nghèo.
 	Giáo viên trình chiếu các mô hình kinh tế trang trại tại địa phương như: : Trang trại nuôi lợn nít ở xã Yên Tĩnh, Xã Hữu Khuông; Trang trại sinh thái VAC tại xã Tam Thái; Trang trại nuôi vịt trời, cá trắm đen ở xã Tam Quang.
 + Nêu ý nghĩa của sự phát triển kinh tế mô hình trên đối với cá nhân, gia đình và xã hội ?
 	Giáo viên gợi ý, học sinh trình bày, giáo viên kết hợp giáo dục : Sự phát triển kinh tế địa phương tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và thu nhập ổn định, cuộc sống ấm no, có điều kiện chăm sóc sức khỏe, chất lượng cuộc sống được nâng cao, đồng thời hạn chế được tình trạng phá rừng làm rãy, giảm thiểu ô nhiễm môi trường góp phần phát triển môi trường bền vững.
 - Khi dạy Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển.
* Mục I. Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa. Tích hợp nội dung: Bảo vệ và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể:
Sinh vật và các nhân tố vô sinh trong môi trường liên quan chặt chẽ với nhau qua các chu trình sinh địa hóa, hình thành hệ thống tự nhiên trên toàn cầu. Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, do đó cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý. Vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau.
* Mục II.1. Chu trình Cacbon. Tích hợp nội dung: Suy giảm đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Cụ thể:
+ Khí CO2 thải vào bầu khí quyển ngày càng tăng (do hoạt động của các tàu khai thác vàng, khai thác cát tại lòng sông Lam, khai thác đá ở Khe Kiền, Phá rừng làm rãy, khí thải của các loại động ), là một trong những nhân tố gây hiệu ứng nhà kính.
+ Hậu quả của việc tăng nồng độ CO2 đến đời sống con người và các loài sinh vật (gây lên hiệu ứng nhà kínhà làm Trái đất nóng lên àtan băng ở Bắc Cực làm mực nước biển dâng, đất đai bị thu hẹp, đất nhiễm mặn; các hiện tượng thời tiết cực đoan: Mưa lũ, sóng thần, hạn hánlàm chết nhiều loài sinh vật, gây thiệt hại kinh tế cho con người).
+ Vai trò của rừng đối với với sự cân bằng nồng độ CO2 trong tự nhiên.
* Mục II.3. Chu trình nước. Tích hợp nội dung: Ô nhiễm môi trường, sức khỏe, biến đổi khí hậu, bảo vệ và quản lý tài nguyên thiên nhiên.
+ Thực trạng sử dụng, tình hình ô nhiễm nguồn nước( nhiễm thủy ngân) ở Tương Dương và ảnh hưởng của nó đến chất lượng sống con người.
+ Nguyên nhân và hậu quả của thay đổi lượng mưa dẫn đến lũ lụt, hạn hán ở một số nơi: Yên Tĩnh, Hữu Khuông, Tam Thái, Tam Hợp, Tam Quang
* Mục III. Sinh quyển. Tích hợp nội dung: Bảo vệ và quản lý tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thảm họa. Cụ thể:
 + Khai thác, sử dụng hợp lý các quần xã sinh vật. Có những biện pháp bảo vệ, phát triển thích hợp các quần xã sinh vật đặc trưng của những khu sinh học riêng biệt như: rừng săng lẻ ở xã Yên Hòa và xã Tam Đình, Rừng Pơmu ở xã Tam Hợp và xã Lưu Kiền.
 + Con người với sự thiếu hiểu biết hoặc vì lợi ích cá nhânđang phá hủy nhanh chóng môi trường tự nhiên, làm suy thoái mạnh mẽ các khu sinh học, làm mất cân bằng sinh thái tự nhiên trên Trái đất từ đó gây ra xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, gây ra lũ lụt, hạn hántrên phạm vi toàn cầu à ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người.
 + Giáo viên cho học sinh thảo luận tình huống: Nếu biết một công ty khai thác vàng trên sông Lam xả trộm nước thải có chứa thủy ngân vào môi trường em sẽ thực hiện quyền gì? Vì sao?
	Sau khi học sinh trình bày ý kiến giáo viên kết hợp kể một số câu chuyện vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này như Công ty Vedan Việt Nam, Sự cố Formosa tại vùng biển Vũng Áng- Hà Tĩnh, giới thiệu một số hình ảnh vi phạm. 
 	* Giáo viên kết hợp giáo dục: 
+ Hoạt động của con người làm thay đổi các trị số cacbon, oxi trong tự nhiên là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính, suy thoái tầng ôzônlàm biến đổi khí hậu toàn cầu, kéo theo là các thiên tai, lũ lụtảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người. Do đó bảo vệ rừng và cây xanh trên Trái đất sẽ có giá trị rất quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác.
 	+ Công dân có quyền và trách nhiệm tố cáo với cơ quan có trách nhiệm về những hành vi làm ô nhiễm môi trường, phá hại tài nguyên thiên nhiên.
- Khi dạy Bài 45. Dòng năng lượng trong HST.
Mục I.2 – Dòng năng lượng trong hệ sinh thái. Nội dung tích hợp: Xóa đói, giảm nghèo.
 Giáo viên chiếu 1 số trang trại trồng cây ăn quả: Vườn Thanh Long ruột đỏ, vườn dưa lưới (Khối Hòa Nam- TT Thạch Giám), vườn chanh leo (Nhôn Mai)yêu câu học sinh phân tích yếu tố tự nhiên quan trọng nào đã đem lại năng suất cao cho những loại cây trên.
Sau khi học sinh vận dụng những hiểu biết về vai trò của ánh sáng trong sản xuất để phân tích trả lời, giáo viên kết hợp giáo dục:
 	+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên và sử dụng hợp lí hệ sinh thái.
 	+ Cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật, nuôi trồng phù hợp với điều kiện chiếu sáng, nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng.
 	+ Ý nghĩa và đặc điểm của dòng năng lượng trong hệ sinh thái. Từ đó thấy được những khai thác tiềm năng sinh học, các mắt xích trong chuỗi và lưới thức ăn sẽ cho hiệu quả khai thác cao hơn.
- Khi dạy Bài 46: Thực hành: Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Nội dung tích hợp: Bảo vệ và quản tài nguyên thiên nhiên, đô thị hóa bền vững, ô nhiễm môi trường, sức khỏe, xóa đói, giảm nghèo.
+ Giáo viên có thể sơ lược về lịch sử “giờ trái đất”, hỏi: Mục đích của việc tắt đèn trong ngày thực hiện giờ trái đất trên toàn thế giới là gì? Từ đó giáo dục ý nghĩa của nó nhằm kêu gọi tiết kiệm năng lượng(điện), chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
 	+ Giáo viên có thể cho học sinh đóng vai tình huống:
 	Bài tập dành cho học sinh: “Em và nhóm của em là thành viên của Hội nghiên cứu quản lí và sử dụng tài nguyên thiên nhiên quốc gia có nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá vềviệc sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiện nay ở nước ta. Quốc hội luôn quan tâm đến vấn đề rủi ro, vấn đề chi tiêu ngân sách và tình trạng cạn kiệt tàinguyên, ô nhiễm môi trường. Các đại biểu Quốc hội muốn nhận ý kiến đánh giá về những lợi ích mà các chương trình này đem lại so với những chi phí và thiệt hại nói trên”.
Để hoàn thành bài tập này, các em phải làm việc theo nhóm từ 6-8 học sinh hoàn thành dự án trong 1 tuần với các nhiệm vụ sau:
* Nghiên cứu tầm quan trọng của việc quản lí tài nguyên thiên nhiên bền vững và sự suy thoái môi trường.
* Nghiên cứu các chương trình quản lí tài nguyên thiên nhiên bền vững bao gồm:
- Chương trình quản lí tài nguyên đất
- Chương trình quản lí tài nguyên rừng
- Chương trình quản lí tài nguyên nước
- Chương trình quản lí tài nguyên sinh học: Duy trì đa dạng sinh học
- Chương trình giáo dục môi trường.
* Mỗi nhóm sẽ phân vai để đóng vai theo nội dung của dự án và tạo ra bài thuyết trình trên Powerpoint để minh họa những nghiên cứu của mình. 
 	+ Giáo viên có thể cho học sinh thảo luận:
 * Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh lớp ta, trường ta tốt chưa?
	* Mỗi em tự liên hệ bản thân về việc thực hiện bảo vệ môi trường tại trường mình, phương hường trong thời gian tới?
Sau khi học sinh trình bày, giáo viên bổ sung, chỉ rõ những hạn chế của học sinh, giáo dục học sinh luôn có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là biểu hiện của người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật, có trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên đồng thời vận động bạn bè, người thân cùng thực hiện đặc biệt là môi trường nơi mình sinh sống, bắt đầu từ trường học, lớp học của mình.
4. Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn nghiên cứu, thực hiện:
Giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ cung cấp kiến thức về môi trường mà điều quan trọng là hình thành thái độ tích cực và làm thay đổi hành vi của học sinh nên trong quá trình thực hiện cần chú ý:
- Tạo những cơ hội để học được tự do bày tỏ, trao đổi quan điểm, tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề mà bài học đặt ra và lựa chọn cách ứng xử đúng đắn, tối ưu bằng cách sử dụng các phương pháp cùng tham gia như động não, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, phân tích xử lí tình huống, sắm vai.....
- Cần tạo môi trường trong lành để học sinh phát triển toàn diện, phát huy mọi năng lực sáng tạo của mình, yên tâm, phấn khởi học tập. Nếu môi trường xung quanh ô nhiễm nó ảnh hưởng đến học sinh về mọi mặt, dẫn đến các mặt giáo dục sẽ hạn chế. Vì vậy mỗi nhà trường cần tổ chức phong trào thi đua bảo vệ môi trường trong tập thể và toàn thể học sinh, lấy bảo vệ môi trường làm tiêu chí đánh giá thi đua giữa các lớp, điều đó sẽ tạo thêm khí thế trong phong trào, vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
- Giáo dục bảo vệ môi trường chỉ là hoạt động lồng ghép, do đó thời gian giành cho việc lồng ghép không kéo dài. Tình huống mà giáo viên đưa ra phải luôn gắn liền với nội dung kiến thức bài học, có tính thực tế sẽ có hiệu quả giáo dục cao 
- Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học làm tăng tính hấp dẫn của giờ học và sử dụng.
Phần III. KẾT LUẬN:
1. Kết quả của việc ứng dụng đề tài SKKN.
Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu đề tài “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học THPT” đã mang lại những hiệu quả đáng kể: 
- Học sinh đã hiểu được bản chất của môi trường: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và môi trường; Những điều tốt đẹp mang lại từ những nỗ lực bảo vệ môi trường của bản thân và những người xung quanh.
- Học sinh nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ, tình cảm yêu quý, tôn trọng môi trường – thiên nhiên; có tình yêu quê hương đất nước, tôn trọng di sản văn hoá; có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh; có ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước, không khí; Biết giữ gìn vệ sinh trường lớp, không vứt rác bừa bãi, biết yêu quý, chăm sóc bảo vệ cây cối trong sân trường, không bẻ cành vặt lá mà còn góp phần bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống...
- Có kĩ năng đánh giá hiện trạng môi trường, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Kĩ năng tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia; Kĩ năng phát hiện, ngăn chặn những hành vi làm ô nhiễm môi trường.
	2. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, vận dụng. 
- Qua 3 năm tiến hành thực hiện lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường tôi nhận thấy rằng ‎nhận thức ‎‎của học sinh về môi trường ngày càng được cải thiện, từ việc tổ chức các phong trào bảo vệ môi trường như : Phong trào giữ vệ sinh phòng học, trong mỗi phòng học học sinh tự trang bị 3 sọt đựng rác (Rác hữu cơ, rác vô cơ, rác tái chế) và rác được phân loại ngay tại lớp học rồi mới đem đi đổ, phong trào xanh - sạch - đẹp ở trường học, thường xuyên dọn dẹp vệ sinh xung quanh trường học, không vứt rác nơi công cộng, đặc biệt là trong trường không còn hố rác ngoài ra các em còn tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận về vấn đề bảo vệ môi trường, tự tổ chức các cuộc thi về thiết kế thời trang, các sản phẩm tái chế từ các nguyên liệu phế thải nhựa, nilông...Thành lập đoàn thanh tra kiểm tra việc xử lí rác của các lớp, làm tuyên truyền viên tích cực cho gia đình và mọi người xung quanh biết cần phải làm gì để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của bản thân và gia đình.
- Nhận thức của các em về môn Sinh học cũng có nhiều thay đổi, không phải là môn khô khan, khó học mà còn là môn học có nhiều ý nghĩa giúp các em có những hiểu biết nhiều hơn về môi trường từ đó càng em còn hăng hái xây dựng bài, nhất là những bài có tích hợp bảo vệ môi trường bền vững, các em rất hăng hái thảo luận, đưa ra ý kiến, các nhóm tích cực đưa ra ý kiến về việc bảo vệ môi trường bền vững, làm cho các buổi học thường đạt hiệu quả cao.
	- Giáo dục bảo vệ môi trường ở nhà trường phổ thông nói chung và ở trường THPT Tương Dương 1 nói riêng đã trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường thông qua việc tích hợp trong từng nội dung bài giảng. Bản thân tuy đã cố gắng nhưng chắc hẳn vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong các đồng nghiệp chia sẻ, quan tâm. Để đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường bền vững vào giảng dạy ở bộ môn Sinh học ngày càng tốt hơn.
- Một số hình ảnh khuôn viên trường và trong lớp học sau khi áp dụng đề tài “Tích hợp giáo dục phát triển môi trường bền vững vào dạy học phần Sinh thái học - Sinh học 12” 
Phòng học lớp 12L - Trường THPT Tương Dương 1
Phòng học lớp 11E - Trường THPT Tương Dương 1
Sản phẩm tái chế từ rác thải nhựa tại lớp 12C- Trường THPT TD 1
Khuôn viên Trường THPT Tương Dương 1
Vườn hoa được cải tạo lại từ hố rác của nhà trường 
Sản phẩm tái chế từ rác thải nhựa bảo vệ môi trường
Sản phẩm tái chế từ rác thải nhựa bảo vệ môi trường
3. Những kiến nghị, đề xuất:
Để đảm bảo cho việc dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học đạt hiệu quả cao, tôi xin có một số kiến nghị với Ban giám hiệu nhà trường THPT Tương Dương 1 và các cấp lãnh đạo như sau:
- Tạo không gian và môi trường sư phạm Xanh-Sạch-Đẹp: Bê tông sân trường, trồng thêm cây xanh, đầu tư nguồn nước sạch...
- Quan tâm đầu tư các phương tiện, trang thiết bị dạy học (máy tính, đèn chiếu), tư liệu tuyên truyền bảo vệ môi trường.
 Trên đây là một số kinh nghiệm giảng dạy những bài có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường của bản thân đã tích lũy được, trong quá trình thực hiện không sao tránh khỏi sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp để đề tài được hoàn thiện tốt hơn. 
	Trân trọng cám ơn! 

File đính kèm:

  • docxskkn_tich_hop_giao_duc_phat_trien_moi_truong_ben_vung_tai_hu.docx
Sáng Kiến Liên Quan