SKKN Thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và giúp đỡ học sinh ở trọ tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay

Địa bàn rộng, dân cư phân bố phân tán, trải dài theo sông Lam nên mặc dù đã

có sự đầu tư, cố gắng của các cấp chính quyền nhưng việc bố trí địa điểm các trường

học không thể tạo thuận lợi cho hầu hết học sinh (nhất là ở cấp THPT), bởi thế có

nhiều học sinh phải di chuyển cả quãng đường xa để đến trường tham gia học tập. Sự

phân hóa về điều kiện kinh tế - xã hội dẫn tới sự phân hóa về mặt đầu vào tuyển sinh

giữa các trường. Nhưng không vì thế mà người dân huyện Thanh Chương ít quan tâm

đến việc học của con em mình. Nhiều gia đình đã khắc phục khó khăn để đầu tư cho

con được đến trường học tập. Mấy năm gần đây, vùng tuyển sinh của các trường đã

có sự thay đổi, học sinh của các xã vùng Cát Ngạn (gồm: Thanh Tiên, Thanh Liên,

Thanh Mỹ, Thanh Đức, Hạnh Lâm, Thanh Nho, Thanh Hòa, Phong Thịnh và Cát

Văn) trước đây chủ yếu thi vào Trường THPT Thanh Chương 3 hoặc THPT Cát

Ngạn thì hiện nay đã đăng ký thi và học tại vùng Thị trấn (THPT Thanh Chương 1,

THPT Nguyễn Cảnh Chân) nhiều hơn. Và ngược lại, học sinh của các xã vùng hạ

huyện như Thanh An, Thanh Chi, Thanh Lĩnh.đã đăng ký thi và học tại các Trường

THPT Thanh Chương 3, THPT Cát Ngạn. Chính sự thay đổi này đã dẫn đến số lượng

học sinh phải ở trọ những khu vực gần trường để tiện lợi trong quá trình học tập có

sự gia tăng nhanh chóng.

- Phần lớn các em học sinh còn ít quan tâm đến các vấn đề chính trị xã hội,

thiếu thông tin về tình hình kinh tế, chính trị của đất nước; ít tham gia các hoạt động

xã hội; chưa được giao lưu, tiếp xúc nhiều. Các em còn thiếu các tri thức thực tiễn và

kỹ năng sống, do đó xử lý các tình huống trong cuộc sống có lúc còn bồng bột, nóng

vội, theo bản năng.Bởi vậy các em dễ bị sa đà, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội; kẻ xấu

lợi dụng lôi kéo vào các hoạt động thiếu lành mạnh, quan hệ nam nữ lứa tuổi học

trò Điều này lại càng nguy hiểm hơn đối với những học sinh ở trọ khi thiếu sự quản

lý của gia đình, sự quan tâm của nhà trường và các tổ chức xã hội.

Từ những nét riêng trên, có thể khẳng định việc quan tâm đến công tác quản

lý, giáo dục học sinh nói chung và quản lý, giáo dục học sinh ở trọ nói riêng trên địa

bàn huyện Thanh Chương là vấn đề cấp thiết, cần được sự quan tâm có hệ thống và

đồng bộ của các lực lượng tham gia công tác giáo dục học sinh.

pdf47 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và giúp đỡ học sinh ở trọ tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 người thuê phải chặt chẽ để hạn chế 
những mâu thuẫn phát sinh và làm mất tính ổn định.
+ Quy định về việc bảo quản tài sản chung, việc đền bù tài sản nếu để xảy ra 
mất mát, hư hỏng
6.5. Đối với chính quyền địa phương nơi có học sinh ở trọ
35
Thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện Thanh Chương có 43 nhà cho học sinh 
THPT và Trung tâm GDHN - GDTX thuê trọ trên địa bàn 9 xã và thị trấn với 482 
học sinh thuê trọ. Trong đó, Trường THPT Thanh Chương 3 có 60 em học sinh trọ tại 
8 nhà trọ và một hộ gia đình. Việc đảm bảo an ninh trật tự các khu nhà trọ trước đây 
chưa được các địa phương quan tâm, chưa có giải pháp chiến lược nhằm đảm bảo an 
ninh trật tự trên địa bàn các địa phương.
Do chưa coi trọng việc quản lý ANTT đối với các khu nhà trọ của chính quyền 
địa phương nên một số chủ nhà trọ không thực hiện việc thông báo lưu trú, đăng ký 
tạm trú cho học sinh thuê trọ theo quy định. Vì vậy, đã từng có trường hợp học sinh 
thuê trọ lợi dụng không có chủ nhà ở cùng, không có người quản lý, giám sát nên đã 
tụ tập bạn bè sinh nhật bằng rượu bia, tổ chức chơi bời ồn ã đến khuya; đánh bài ăn 
tiền, trốn ra ngoài chơi điện tử. Một số đối tượng thanh niên địa phương không nghề 
nghiệp lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội như trộm cắp, gây mất trật tự tại khu vực 
nhà trọ hoặc lợi dụng sự quen biết với học sinh đến thăm chơi và ở lại qua đêm. 
Những bất cập liên quan các nhà trọ làm cho tình hình an ninh trật tự trên địa bàn nảy 
sinh nhiều vấn đề phức tạp. 
Bởi vậy, chính quyền địa phương, nòng cốt là Công an các xã có nhà trọ cho 
học sinh thuê cần chủ động phối hợp các lực lượng liên quan thường xuyên hướng 
dẫn, tuyên truyền, kết hợp trực tiếp kiểm tra các chủ nhà cho thuê trọ, người quản lý, 
người đến thuê trọ về công tác khai báo lưu trú, đăng ký tạm trú theo quy định của 
Luật Cư trú và các quy định khác của pháp luật. Công an xã cần hướng dẫn chủ các 
nhà trọ mở sổ quản lý người đến thuê trọ, đánh số từng phòng trọ, phô tô lại giấy tờ 
tùy thân của học sinh thuê trọ, trực tiếp hướng dẫn học sinh đi khai báo lưu trú, làm 
thủ tục đăng ký tạm trú; yêu cầu những trường hợp chỉ tạm trú dù một đêm cũng phải 
khai báo. Để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khai báo tạm trú, tạm vắng, Công 
an các xã cần tạo điều kiện ưu tiên đặt lịch cho học sinh ở trọ trong một thời gian 
nhất định để tiếp nhận thông báo lưu trú trong các khu dân cư, đồng thời kiên quyết 
xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về khai báo lưu trú. Cần xử phạt 
nghiêm minh những trường hợp chủ nhà trọ không thực hiện nghiêm các yêu cầu 
này, đồng thời tiến hành xác minh thông báo về địa phương.
Bên cạnh việc tuyên truyền vận động người dân tự giác trong việc thực hiện 
các nội dung quy ước nhà trọ tự quản, an toàn về an ninh, trật tự, Công an địa phương 
cần tăng cường tuần tra, kiểm tra đột xuất nhà trọ, phòng trọ. Bên cạnh đó cần vận 
động chủ nhà trọ lắp camera, đây được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu để 
chủ nhà trọ quán xuyến chặt chẽ tình hình an ninh, trật tự ở những khu nhà trọ không 
có chủ nhà ở cùng. Ngoài ra cần triển khai mô hình “Nhà trọ tự quản, an toàn về an 
ninh, trật tự”. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình nhằm phát hiện, đấu 
tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, đặc biệt là các 
hành vi đe dọa, hành hung, cưỡng đoạt tài sản của học sinh ở khu vực xung quanh 
trường học. Thông báo kịp thời với nhà trường các hành vi vi phạm pháp luật có liên 
quan đến người học, cán bộ, nhà giáo để cùng phối hợp, xử lý. Tham mưu, phối hợp 
36
với nhà trường phát động và nhân rộng mô hình tấm gương điển hình tiên tiến trong 
phong trào quần chúng bảo vệ An ninh Tổ quốc trong các nhà trường.
7. Đổi mới cách thức phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương và 
chủ nhà trọ
Mấu chốt thành công trong tác phối hợp là phải tổ chức Hội nghị giữa các bên 
gồm: BGH nhà trường, GVCN có học sinh ở trọ, Công an địa phương, chủ nhà trọ, 
phụ huynh và học sinh ở trọ. 
Từ năm học 2018 - 2019 đến nay, phần lớn các trường THPT trên địa bàn 
huyện Thanh Chương đã quan tâm đến vấn đề này. Tại Trường THPT Thanh Chương 
3, mỗi năm nhà trường đều tổ chức hai đợt hội nghị với các thành phần trên vào đầu 
năm học, kết thúc học kì I, chuẩn bị cho học kỳ II.
Hội nghị đầu năm học để xây dựng kế hoạch phối hợp quản lý, nắm bắt hoàn 
cảnh, điểm mạnh yếu của từng học sinh, tư vấn cho phụ huynh và chủ nhà trọ 
phương pháp quản lý học sinh ở trọ. Hội nghị cuối kì I nhằm đánh giá và tìm giải 
pháp cho các giai đoạn tiếp theo.
* Xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ:
Để hội nghị phối hợp tiến hành có hiệu quả, BGH nhà trường cần phải có kế 
hoạch chi tiết và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận: 
+ Văn phòng nhà trường soạn thảo giấy mời cho Chủ nhà trọ, ban Công an xã, 
Cha mẹ học sinh và chuyển giấy mời trực tiếp;
+ Giáo viên chủ nhiệm nắm bắt hoàn cảnh, ưu nhược điểm học sinh ở trọ tại 
lớp mình phụ trách, tổng hợp và tham mưu cho Hiệu trưởng;
+ Đoàn trường tổng hợp danh sách học sinh ở trọ từ GVCN, nắm bắt thực 
trạng chung, những khó khăn thuận lợi của học sinh ở trọ, những vấn đề còn tồn tại 
từ những năm trước, tham mưu cho Hiệu trưởng trong công tác chủ trì cuộc họp và 
xây dựng kế hoạch phối hợp; chuẩn bị phòng họp cũng như maket, nước uống hội 
nghị.
+ Ban công an xã chuẩn bị những nội dung cần trao đổi trong công tác phối 
hợp (bám quy chế phối hợp giữa công an tỉnh Nghệ an và Sở giáo dục đào tạo Nghệ 
An);
+ Cử đại diện học sinh tập hợp ý kiến tất cả các nhà trọ để phát biểu đề xuất, 
trình bày tâm tư nguyện vọng của mình.
* Chương trình hội nghị:
Hội nghị do Hiệu trưởng, Trưởng công an xã và Trưởng Ban đại diện hội cha 
mẹ học sinh chủ trì.
TT NỘI DUNG BỘ PHẬN THỰC HIỆN
37
1
Điểm danh thành phần theo danh sách 
mời Phó Hiệu trưởng phụ trách
2 Tuyên bố lý do và giới thiệu thành phần Phó Hiệu trưởng phụ trách
3
Bác cáo tình hình, thực trạng học sinh ở 
trọ; Xác định tầm quan trọng của công tác 
quản lý và giúp đỡ học sinh ở trọ
Hiệu trưởng
4 Tình hình an ninh trật tự ở địa phương Trưởng công an xã
5
Thảo luận: Chủ nhà trọ, cha mẹ học sinh, 
học sinh phát biểu
Hiệu trưởng, Trưởng công 
an xã và Trưởng ban đại 
diện cha mẹ học sinh
6
Kết luận cuộc họp; Thống nhất cách thức 
và giao cho các bộ phận xây dựng Kế 
hoạch phối hợp
Hiệu trưởng
* Đánh giá hiệu quả trước và sau khi tiến hành các hội nghị phối hợp:
+ Trước năm học 2018 - 2019, vấn đề học sinh ở trọ gần như bị bỏ rơi, nhà 
trường hay bố mẹ học sinh thường bỏ mặc cho chủ nhà trọ, học sinh tự ý thức rèn 
luyện bản thân, chỉ những học sinh ý thức tự giác cao mới có thể phát huy được bản 
thân khi xa gia đình; những học sinh tinh thần tự giác kém, tuổi đời còn nhỏ phải xa 
bố mẹ, thiếu đi sự quan tâm giáo dục thường xuyên nên sa đà vào chơi game, nhiều 
học sinh đêm vượt tường rào đi chơi xuyên đêm, tới lớp trong trạng thái mệt mỏi, 
không thể tiếp thu bài mới, sức khỏe yếu kém.
+ Từ năm học 2018 - 2019, với sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý 
giáo dục và giúp đỡ học sinh ở trọ được nhà trường quan tâm, đã giảm hẳn và không 
còn tình trạng học sinh phải bỏ học giữa chừng để lập gia đình hay nghiện game 
nặng; hiện tượng bài bạc, rượu chè trong nhà trọ cũng được chấm dứt. Phần lớn các 
em chăm ngoan, cố gắng vượt qua hoàn cảnh khó khăn để đạt thành tích cao trong 
học tập cũng như văn nghệ, thể thao.
Bảng 3.1. Tổng hợp số lần tổ chức Hội nghị phối hợp giữa nhà trường và 
các bên liên quan
Năm học 2017 – 2018 2018 - 2019 2019 - 2020 2020 - 2021
Thanh Chương 1 0 0 0 0
Thanh Chương 3 0 1 2 2
Nguyễn Cảnh Chân 0 1 1 1
Cát Ngạn 0 0 0 1
38
Đặng Thai Mai 0 1 0 0
Đặng Thúc Hứa 0 0 0 0
Nguyễn Sỹ Sách 0 0 0 0
8. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đồng bộ ở các trường THPT
8.1. Tạo ra các sân chơi lành mạnh cho học sinh ở trọ sau giờ học
Giáo dục đang có những bước thay đổi theo định hướng phát triển phẩm chất, 
năng lực học sinh. Nhận thức rõ điều đó để chúng ta có phương pháp giáo dục học 
sinh một cách phù hợp hơn. Học sinh học một số môn văn hóa chưa tốt không có 
nghĩa là các em không có năng lực ở những lĩnh vực khác. Các em luôn muốn khẳng 
định mình trước tập thể. Chúng ta cần có niềm tin để định hướng và cho các em cơ 
hội được thể hiện mình; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, tạo sân chơi lành 
mạnh cho các em sau giờ học.
Để giúp các em học sinh tránh xa những tác động tiêu cực, cạm bẫy của xã hội 
thì cần có sự giáo dục đồng bộ giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Đây được coi là 
công việc chung của toàn xã hội, nhằm giúp thế hệ trẻ hôm nay có bản lĩnh chính trị 
vững vàng trước mọi cám dỗ. Không chỉ trang bị cho các em tri thức khoa học mà 
cần phải bồi dưỡng cho các em những chuẩn mực về giá trị đạo đức, về nhân cách, về 
đạo lý làm người mà mọi người cần phải có để đáp ứng con người mới xã hội chủ 
nghĩa. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách, 
song không nên tuyệt hóa vai trò giáo dục, mà giáo dục phải gắn liền với tự giáo dục, 
tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân.
Giải bóng chuyền giữa các khu trọ
Trong năm học 2018 - 2019, trường Thanh Chương 3 đã tổ chức và tham gia 4 
giải thể thao cấp trường, cấp huyện. Nổi bật là giải Bóng chuyền nam học sinh chào 
mừng ngày thành lập Hội LHTN Việt Nam 15/10 và Giải bóng đá nữ chào mừng 
ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Trong các hoạt động đó, số lượng vận động viên là các em 
học sinh ở trọ có xu hướng tăng lên, giúp các em thể hiện được khả năng của mình.
39
8.2. Phát động thi đua xây dựng khu trọ văn hóa, lành mạnh, vệ sinh, thân 
thiện
Mục đích của phát động thi đua giữa các khu trọ là phát huy tinh thần tự giác, 
tích cực của học sinh, góp phần để giáo dục nhân cách, kĩ năng sống cho học sinh, 
góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nếp sống văn minh tại các khu 
trọ.
 Để xây dựng được các khu trọ văn hóa, có lối sống lành mạnh, vệ sinh và thân 
thiện cần có sự tổ chức và tinh thần tự giác, tự quản của các em. Đầu năm học nhà 
trường cần phối hợp với chủ nhà trọ xây dựng nội quy của nhà trọ, cử học sinh có 
tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, có năng lực tổ chức làm “tổ trưởng tự quản” của 
khu trọ, là người trực tiếp liên lạc thường xuyên với nhà trường, đặc biệt là Đoàn 
thanh niên. 
Tiếp đó là xây dựng nội quy phòng trọ, việc xây dựng nội quy cần tập trung 
vào các vấn đề sau:
+ Tuân thủ đúng giời giấc, không đưa khách lạ về phòng và không đi ra ngoài 
vào ban đêm khi không có lý do chính đáng và phải báo với chủ nhà trọ;
+ Có ý thức bảo quản tài sản của nhà trọ và mọi người trong khu trọ;
+ Giữ gìn vệ sinh chỗ ở, không gây mất trật tự, ồn ào làm ảnh hưởng xấu đến 
mọi người xung quanh;
+ Không vứt rác bữa bãi, phân loại rác và vệ sinh sạch sẽ hàng ngày theo sự 
phân công;
+ Phơi quần áo đúng nơi quy định, gọn gàng đảm bảo mĩ quan;
+ Cấm tàng trữ chất gây nghiện, không hút thuốc lá, rượu bia, đánh bài, tụ tập 
gây mất trật tự
Xây dựng nội quy phòng trọ phải đảm bảo sự thống nhất giữa các học sinh ở 
trọ với nhau; giữa chủ nhà trọ và học sinh ở trọ; khoa học hợp lý trên cơ sở chuẩn 
mực xã hội.
Đoàn thanh niên cùng chủ nhà trọ kiểm tra đột xuất và định kì việc thực hiện 
nội quy phòng trọ, hàng tháng có tổng hợp, đánh giá thi đua giữa các khu trọ. Kết quả 
đánh giá thực hiện nội quy trong khu trọ có thể tham khảo để đánh giá xếp loại Đoàn 
viên cuối kì, cuối năm.
Riêng nội dung và hình thức thi đua giữa các khu trọ Đoàn thanh niên trực tiếp 
đánh giá thông qua tổng hợp các tiêu chí sau: kiểm tra đột xuất công tác thực hiện nội 
quy phòng trọ; giải thể thao giữa các khu trọ với nhau; công tác vệ sinh môi trường; 
kết quả học tập và rèn luyện tại trường vào cuối kì, cuối năm. Vào cuối mỗi kì cần có 
đánh giá nghiêm túc và khen thưởng cho những cá nhân xuất sắc và các khu trọ tiêu 
biểu. 
II. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
40
Đất nước đang ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, ngoài 
nhu cầu về vật chất thì nhu cầu về học tập cũng được coi trọng. Các gia đình ở nông 
thôn hoặc vùng sâu, vùng xa nhưng vẫn cố gắng đầu tư cho con được học tập đầy đủ; 
một số gia đình đã đầu tư cho con thi vào các trường chuyên, trường chất lượng cao ở 
thành phố hoặc trung tâm của huyện để học tập. Bởi vậy việc thuê nhà cho con ở trọ 
là một điều tất yếu. 
Bên cạnh đó, các huyện miền núi như Thanh Chương, Tương Dương, Con 
Cuông, Kỳ Sơn, Tân Kì, Quỳ hợp, Nghĩa Đàn... học sinh phần lớn học xa nhà, đa số 
các em đều phải ở trọ. Bởi thế, quan tâm đối tượng học sinh ở trọ là một phần không 
thể thiếu trong hoạt động giáo dục của các nhà trường. 
Công tác quản lý học sinh ở trọ của Trường THPT Thanh Chương 3
đã tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến Trường THPT Cát Ngạn
và Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này dựa trên cơ sở những thành công đạt được 
trong công tác quản lý và giúp đỡ học sinh ở trọ của Trường THPT Thanh Chương 3, 
vì vậy những giải pháp, đúc kết của đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các 
cấp quản lý giáo dục, các trường THPT thực hiện tốt việc quản lý, giúp đỡ học sinh ở 
trọ, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục của nhà trường và của ngành 
Giáo dục trên địa bàn toàn Tỉnh.
41
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tăng cường công tác quản lý, quan tâm giúp đỡ, giáo dục cho học ở trọ nói 
riêng tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương và nói chung trên toàn 
tỉnh vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết. Phần lớn trong số học sinh ở trọ là con 
em đồng bào dân tộc ít người, cư trú ở địa bàn đặc biệt khó khăn (hai xã Ngọc Lâm 
và Thanh Sơn thuộc huyện Thanh Chương có 100% học sinh cấp THPT ở trọ và 
chiếm 70% tổng số học sinh ở trọ trong toàn huyện, đây là hai xã tái định cư từ lòng 
hồ thủy điện bản Vẽ của huyện Tương Dương chuyển về). Việc học tập, tu dưỡng 
đạo đức và phát triển của các em có ảnh lớn đến sự ổn định và phát triển kinh tế - xã 
hội sau này của đồng bào tái định cư, từ đó những chủ trương, chính sách của Đảng 
và Nhà nước sẽ được phát huy hiệu quả.
Việc quan tâm giáo dục và giúp đỡ các em là nhiệm vụ chung không chỉ của 
ngành Giáo dục Thanh Chương, của các trường THPT trên địa bàn toàn huyện mà 
còn là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, xã hội. Các em có tuổi đời còn rất 
trẻ, chiếm số lượng không nhỏ tại các trường THPT trong toàn huyện. Trong xu thế 
chung của sự phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, học sinh xa nhà ở trọ đang bị 
tác động mạnh theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực về mặt vật chất, lối sống, tình 
cảm, đạo đức. Để khắc phục những mặt trái đồng thời xây dựng những thang giá trị 
đạo đức đúng đắn, nhằm định hướng, giúp học sinh tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, 
chăm lo học tập để hình thành nhân cách và phát triển và lập nghiệp sau này là việc 
làm thường xuyên tại các nhà trường
Công tác quản lý và giúp đỡ cho học sinh ở trọ tại các trường THPT ở huyện 
Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong những năm qua ít nhiều đã thu được những kết 
quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trường THPT Thanh Chương 3. BCH Đảng bộ và 
BGH nhà trường luôn xem đây là nội dung quan trọng và là một nội dung của Nghị 
quyết Đảng bộ nhiệm kì 2020 - 2025. Với sự chỉ đạo sát sao của BGH, với sự nhiệt 
huyết của lực lượng xung kích là Đoàn thanh niên, sự phối hợp đồng bộ, kịp thời, 
khoa học giữa các chủ thể đã phát huy hiệu quả. Các em trọ học được phát triển toàn 
diện, biết đồng cảm, thương yêu lẫn nhau, kính trọng thầy cô giáo; nhiều em là con 
ngoan, trò giỏi, có ý chí và nghị lực, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng, 
sống có hoài bão, lý tưởng, có lòng yêu quê hương đất nước sâu sắc. 
Trên cơ sở phân tích làm rõ thực trạng công tác quản lý và giúp đỡ cho học 
sinh ở trọ tại các trường THPT ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An hiện nay, đồng 
thời mô hình thành công của trường THPT Thanh Chương 3 đã được phổ biến tại hai 
trường THPT Cát Ngạn và THPT Nguyễn Cảnh Chân. Với đề tài này, chúng tôi đã 
đề xuất một số giải pháp mang tính thực tiễn, có tính khả thi cao nhằm nâng cao hiệu 
quả công tác quản lý và giúp đỡ cho học sinh ở trọ tại các trường THPT nói chung và 
tại huyện Thanh Chương nói riêng.
42
2. Đề xuất, kiến nghị
 Bên cạnh thành tựu đạt được trong công tác quản lý và giúp đỡ học sinh ở trọ 
tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và trên địa bàn huyện 
Thanh Chương nói riêng vẫn còn tồn tại, nhiều vấn đề bắt nguồn từ các nguyên nhân 
khác nhau, để khắc phục được thực trạng đó, nhóm tác giả có một số kiến nghị, đề 
xuất sau:
* Đối với chính quyền địa phương:
+ Tăng cường công tác quản lý chủ nhà trọ và kiểm tra công tác cho thuê trọ. 
Hiện nay trên địa bàn huyện Thanh Chương có hơn 40 hộ cho học sinh (đang học 
THPT hoặc đang ôn thi Đại học) thuê trọ, nhưng công tác quản lý còn lỏng lẻo, diện 
tích xây dựng không đảm bảo mà chủ yếu tận dụng các phòng ốc cũ để cải tạo cho 
học sinh thuê trọ. Theo luật cư trú năm 2020 bổ sung quy định điều kiện đăng kí 
thường trú vào chỗ ở cho thuê, mượn, ở nhờ nếu đảm bảo diện tích nhà ở không thấp 
hơn 8m2 sàn/người (Điểm b khoản 3 điều 20). Vì vậy, trong công tác quản lý cho 
thuê trọ, địa phương cần áp dụng những quy định mới trong hoạt động kinh doanh 
cho thuê trọ.
+ Tăng cường công tác phối hợp với chủ nhà trọ và trường học có học sinh 
thuê trọ, thực hiện theo quy chế phối hợp giữa Công an tỉnh Nghệ An và Sở Giáo dục 
đào tạo Nghệ An ngày 2/10/2010 để thực hiện có hiệu quả trong công tác phối hợp, 
đặc biệt giữa nhà trường và Ban công an xã trên địa bàn trường đóng.
* Đối với các trường THPT:
+ Cần xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể ngay từ đầu năm học, 
thường xuyên đôn đốc công tác kiểm tra đánh giá, biểu dương khen thưởng kịp thời 
đối với những học sinh ở trọ chăm ngoan học giỏi, thực hiện nghiêm túc Nội quy 
phòng trọ; đồng thời tìm biện pháp cụ thể để uốn nắn giúp đỡ những học sinh còn có 
những hạn chế, khuyết điểm.
+ Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực của các chủ thể trong việc 
quản lý, giáo dục và giúp đỡ cho học sinh ở trọ, xây dựng môi trường giáo dục lành 
mạnh, đồng bộ ở các nhà trường.
+ Khi vận dụng các giải pháp đòi hỏi cần phải có sự linh hoạt, mỗi giải pháp 
đều có vị trí nhất định trong quản lý học sinh THPT, chúng tác động hỗ trợ lẫn nhau. 
Do vậy, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hướng đến giáo dục đạo đức và 
hình thành nhân cách cho học sinh. Trên thực tế, tùy điều kiện, hoàn cảnh mà xác 
định giải pháp nào là trọng tâm và ưu tiên thực hiện, có như vậy mới phát huy được 
hiệu quả trong việc quản lý và giúp đỡ đỡ đối với đối tượng học sinh ở trọ.
+ Để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác quản lý giáo dục và giúp 
đỡ cho học sinh ở trọ trên địa bàn huyện Thanh Chương, ngành Giáo dục cùng các 
nhà trường, các thầy, cô giáo có thể lựa chọn, triển khai một số giải pháp cơ bản; 
từng bước làm cho học sinh có ý thức tự giác, có thói quen và nhu cầu tự rèn luyện, 
chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo dục. 
43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (1998), Nghị quyết trung ương lần thứ 5, Nhà 
xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr 40-83.
2. Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt (2013), Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên 
trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
3. Đảng cộng sản việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII , 
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Minh Hạnh (2014), Phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong hình 
thành nhân cách con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, Tạp chí cộng sản chuyên đề cơ sở, số 
95.
5. Trịnh Duy Huy (2009), Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Huyện ủy Thanh Chương, (2020), Báo cáo ước tính thực hiện nhiệm vụ kinh tế năm 
2020, phương hướng nhiệm vụ 2021 

File đính kèm:

  • pdfskkn_thuc_trang_va_mot_so_giai_phap_nham_tang_cuong_cong_tac.pdf
Sáng Kiến Liên Quan