SKKN Thiết kế và vận dụng Rubric trong kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian của học sinh Lớp 10
Yêu cầu và thực trạng kiểm tra đánh giá trong dạy đọc hiểu hiện nay
Trong môn Ngữ văn, giáo viên đánh giá phẩm chất, năng lực chung, năng
lực đặc thù và sự tiến bộ của học sinh thông qua các hoạt động nghe, nói, đọc, viết.
Đánh giá hoạt động đọc tập trung vào yêu cầu học sinh hiểu nội dung, chủ đề
của văn bản, quan điểm và ý định của người viết; xác định các đặc điểm thuộc về
phương thức thể hiện, nhất là về kiểu văn bản, thể loại và ngôn ngữ sử dụng; trả lời
các câu hỏi theo những cấp độ tư duy khác nhau; lập luận, giải thích cho cách hiểu
của mình; nhận xét, đánh giá về giá trị và sự tác động của văn bản đối với bản thân;
thể hiện cảm xúc đối với những vấn đề đặt ra trong văn bản; liên hệ, đối chiếu giữa
các văn bản và giữa văn bản với đời sống.
Đánh giá hoạt động viết tập trung yêu cầu học sinh tạo lập các kiểu văn bản.
Việc đánh giá kĩ năng viết cần dựa vào các tiêu chí chủ yếu như nội dung, kết cấu
bài viết, khả năng biểu đạt và lập luận, hình thức ngôn ngữ và trình bày.
Đánh giá hoạt động nói và nghe tập trung vào yêu cầu học sinh nói đúng chủ
đề và mục tiêu; sự tự tin, năng động của người nói; biết chú ý đến người nghe; biết
tranh luận và thuyết phục; có kĩ thuật nói thích hợp; biết sử dụng các phương tiện
giao tiếp phi ngôn ngữ và phương tiện công nghệ hỗ trợ. Với kĩ năng nghe, yêu cầu
học sinh nắm bắt nội dung người khác nói; nắm bắt và đánh giá được quan điểm, ý
định của người nói; biết đặt câu hỏi, nêu vấn đề, trao đổi để kiểm tra những thông
tin chưa rõ; có thái độ nghe tích cực và tôn trọng người nói; biết lắng nghe và tôn
trọng những ý kiến khác biệt.
Những kĩ năng này đều được hình thành, phát triển trong mỗi đơn vị bài học.
Quan trọng là người giáo viên phải làm thế nào để khơi dậy phát huy hết năng lực
cho học trò, tạo cơ hội cho các em hoạt động, thể hiện hết khả năng của mình. Thực
tế hiện nay, dù giáo viên đã có nhiều chuyển mình tích cực đổi mới phương pháp
dạy học nhưng việc đổi mới kiểm tra đánh giá thường xuyên liên tục trong suốt quá
trình dạy học, quan tâm đánh giá nhằm phát triển năng lực toàn diện cho học sinh
vẫn chưa thực sự trở mình mạnh mẽ. Kiểm tra đánh giá năng lực học sinh trong giờ
học đọc hiểu văn bản nhiều khi còn đơn điệu, gây nhàm chán, mệt mỏi, không hứng8
thú cho người học. Còn tồn tại tình trạng giáo viên không thực sự quan tâm đến
việc đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh mà chủ yếu quan tâm đến việc truyền
tải kiến thức cho các em. Thậm chí dù bài học đã được tổ chức thành các hoạt động
nhưng vai trò tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh chưa được phát huy,
giáo viên vẫn giữ vai trò chủ tọa phán quyết đáp án, cho điểm. Tính chủ quan duy
ý chí trong đánh giá cho điểm (chủ yếu là theo ý của thầy cô) vẫn còn phổ biến.
Việc kiểm tra đánh giá ngay trong quá trình dạy học đọc hiểu vẫn gặp khó khăn,
vẫn khá khiên cưỡng, khi giáo viên chưa xây dựng các công cụ đánh giá khách quan
hơn. Rubric là một công cụ đáp ứng được những yêu cầu đó, dĩ nhiên không phải
lúc nào cũng dùng đến công cụ này mà cần sử dụng thích hợp, đan xen trong quá
trình dạy học mới mang lại hiệu quả tốt hơn.
Có thể liên tưởng đến câu ca dao Nhớ ai bổi hổi bồi hồi / Như đứng đống lửa, như ngồi đống than - HS phát biểu theo suy nghĩ riêng của mình, cần tôn trọng tất cả ý kiến của các em. Có thể cho các em tự tranh luận, phản biện * Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để tổ chức hoạt động thảo luận cho học sinh đọc hiểu khổ 3,4. - Hình thức: Trên khổ giấy A3, chủ đề thảo luận ghi ở chính giữa, chia các phần còn lại thành số phần theo số thành viên trong nhóm. Mỗi người sẽ cùng ghi câu trả lời cuả mình vào các phần đã được chia (trong khoảng 3 phút). Sau đó, đại diện nhóm dán giấy lên bảng, thuyết trình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. GV nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh trọng tâm. - Câu hỏi: N1: Sự xuất hiện của nhân vật trữ tình trong khổ 3,4 có gì đặc biệt? (Tiết 2) 2.2 Khổ 3, 4 - Nhân vật trữ tình em trực tiếp xuất hiện, đứng trước biển, soi mình vào những con sóng để giãi bày suy tư, cảm xúc. Từ khổ 3, xuất hiện quan hệ tương chiếu em – sóng. - Tâm trạng của nhân vật trữ tình có sự thay đổi từ sôi nổi, mãnh liệt sang trăn trở, suy tư. Đứng trước biển cả mênh mông, Xuân Quỳnh nghĩ một cách cụ thể và giản dị Em nghĩ về anh, em nhưng ý thơ không cạn hẹp mà mở ra vừa gần gũi vừa vô tận Em nghĩ về biển lớn / Từ nơi nào sóng lên. Đó là ước muốn truy tìm đến tận cùng bản thể, đến tận cùng tình yêu. Khát khao lý giải về sự huyền diệu của tình yêu là tâm lý thường gặp của những người đang yêu. Xuân Diệu viết Làm sao cắt nghĩa được tình yêu? - Các biện pháp nghệ thuật: 28 N2: Tâm trạng nhân vật trữ tình thay đổi như thế nào so với 2 khổ đầu? N3: Phân tích các biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong khổ 3 và 4. N4: Cảm nhận vẻ đẹp nữ tính của người con gái trong câu thơ Em cũng không biết nữa / Khi nào ta yêu nhau. - Khổ thơ thứ 5 diễn tả nét tâm trạng nào của nhân vật trữ tình? Dựa vào những yếu tố nghệ thuật nào để em cảm nhận được tâm trạng ấy? - Sự xuất hiện của nhân vật trữ tình em trong hai dòng thơ cuối khổ nói lên điều gì? + Câu hỏi tu từ nối tiếp kết hợp điệp ngữ em nghĩ về tạo giọng điệu băn khoăn, trăn trở, đầy suy tư + Ngắt nhịp 3/1/1 ở câu thơ Em nghĩ về anh, em trong bài thơ chủ yếu không ngắt nhịp tạo khoảng lặng giữa sự sôi nổi, tươi trẻ của tâm hồn nhiều trắc ẩn. - Câu thơ như một cái lắc đầu ý nhị, duyên dáng của người phụ nữ, ngầm ẩn một niềm hạnh phúc được cảm nhận tình yêu ở thì hiện tại. Câu thơ gợi lên vẻ đẹp rất nữ tính, đầy trực cảm chứ không ưa cắt nghĩa như nam giới. Xuân Diệu dù khẳng định Làm sao cắt nghĩa được tình yêu nhưng lại tìm cách để trả lời ngay sau đó thế là yêu. 2.3. Khổ 5,6 - Khổ 5 diễn tả nỗi nhớ cồn cào, da diết, mãnh liệt và sâu sắc của nhân vật trữ tình: + Hình ảnh ẩn dụ sóng được đặt trong không gian đối nghịch dưới lòng sâu – trên mặt nước diễn tả nỗi nhớ dâng trào, miên man, xâm chiếm hết mọi không gian. Cũng như sóng, em dù ở đâu cũng khôn dứt khôn nguôi nỗi nhớ anh cuộn trào, mãnh liệt. + Hình ảnh sóng được nhân hóa trong nỗi nhớ bờ khắc khoải, không kể ngày đêm. Như vậy, nỗi nhớ không chỉ trải rộng theo không gian mà còn kéo dài theo thời gian. + Điệp từ con sóng kết hợp điệp từ nhớ diễn tả nỗi nhớ cồn cào, hồi hoàn, triền miên như những lớp sóng vỗ không ngừng nghỉ. + Sự phá vỡ kết cấu đoạn thơ từ 4 dòng lên đến 6 dòng thơ diễn tả mạch cảm xúc dâng trào mãnh liệt, không thể che giấu nỗi nhớ đang bủa vây, réo rắt trong tâm hồn. - Mượn sóng vẫn chưa đủ diễn tả hết nỗi nhớ, em trực tiếp giãi bày tâm trạng. Con sóng nhớ bờ mà không ngủ được, còn em nhớ anh nỗi nhớ đi sâu cả vào tiềm thức và vô thức, ngay cả trong giấc mơ vẫn không nguôi nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ đã nằm 29 - Khổ thơ gợi nhắc cho em đến câu ca dao nào đã học? Em nhận thấy điểm gặp gỡ và nét riêng của Xuân Quỳnh ở đâu so với câu ca dao? - Sự phát triển cảm xúc của nhân vật trữ tình từ khổ 5 sang khổ 6? - Cách bộc lộ tình yêu của Xuân Quỳnh có gì đáng chú ý? - Theo em, quan niệm về tình yêu thủy chung duy nhất của Xuân Quỳnh có còn tồn tại trong cuộc sống hôm nay? - Sử dụng phiếu học tập để đọc hiểu khổ 7,8. Giáo viên phát phiếu học tập theo bàn để học sinh cùng bàn trao đổi, trả lời. Mẫu 1: Khổ thơ 7, 8 thể hiện hai cảm xúc, tâm trạng đối nghịch nhau trong tâm hồn người phụ nữ. Hãy phân tích hai nét tâm trạng ấy. Mẫu 2: Nhận xét giọng điệu trữ tình trong 2 khổ thơ HS trả lời theo vấn đề, nộp lại phiếu học tập để giáo viên có thể trong bản thể, không thể tách rời. Câu thơ diễn tả một tình yêu say đắm, cuồng nhiệt của một người phụ nữ sống hết mình cho tình yêu. Xuân Quỳnh từng viết Biết yêu anh cả khi chết đi rồi. - Khổ thơ gợi nhớ đến bài ca dao Khăn thương nhớ ai, trong đó nỗi nhớ của người con gái được diễn tả qua nhiều hình ảnh ẩn dụ khăn, đèn, mắt; nỗi nhớ quanh quất mọi không gian và nỗi nhớ cũng trải dài theo thời gian. Nhưng trong ca dao nhân vật trữ tình em không trực tiếp giãi bày nỗi nhớ, sự xuất hiện của em gắn liền với nỗi lo phiền. Xuân Quỳnh thể hiện rõ nét tình yêu tự do của người phụ nữ hiện đại, tự tin bày tỏ tình yêu của mình. - Khổ 6 thể hiện một tình yêu thủy chung, son sắt của người phụ nữ. - Lời bộc bạch trực tiếp, tự nhiên, chân thành, giản dị như một chân lý, một lẽ hiển nhiên: + Cấu trúc câu nhượng bộ tăng tiến dẫu cũng kết hợp điệp cấu trúc câu khẳng định một tình cảm đinh ninh, duy nhất, không đổi thay. + Các cặp từ chỉ hướng trái chiều xuôi – ngược; bắc – nam đi liền với cụm từ chỉ sự duy nhất một phương được cách ra bằng dấu gạch nối giữa dòng như một lời khẳng định quả quyết về sức mạnh của tình yêu vượt qua mọi thử thách của sự xa cách. 2.4. Khổ 7, 8 - Những dự cảm âu lo phấp phỏng đi liền với niềm tin mãnh liệt trong tình yêu. Đó là hai nét cảm xúc đối nghich thường đi liền nhau trong thơ Xuân Quỳnh, thể hiện một trái tim yêu đầy trắc ẩn, nhạy cảm: + Khổ 7 khái quát một quy luật của tự nhiên, của sóng luôn tìm về bờ như tình yêu chắc chắn sẽ tìm được hạnh phúc, bình yên. Nhưng trái tim yêu không thể ngừng lo sợ trước những bão giông của cuộc đời. Dù xuất hiện với ý nghĩa phủ định nhưng muôn vời cách trở vẫn là một hiên hữu có thật, ẩn chứa một dự cảm không lành. Dự cảm ấy xuất hiện 30 kiểm tra kết quả, đánh giá năng lực tự đọc văn bản của các em. - Hành trình kiếm tìm tình yêu của nhân vật trữ tình được kết thúc như thế nào? - Phân tích những dấu hiệu nghệ thuật đáng chú ý - Khổ thơ thể hiện quan niệm về tình yêu và cuộc đời của Xuân Quỳnh như thế nào? * Sử dụng kĩ thuật Trình bày một phút để tổng kết bài học Viết nội dung thu hoạch được của em vào giấy: + cách đọc hiểu văn bản thơ trữ tình + Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ + Quan niệm của em về tình yêu có nét gì gần gũi và nét gì riêng so với quan niệm của Xuân Quỳnh trong bài thơ? - GV có thể yêu cầu trả lời theo 3 nhóm, mỗi nhóm 1 câu. Thu phiếu trả lời để đánh giá mức độ các năng lực của HS nhiều trong thơ Xuân Quỳnh Lời yêu mỏng mảnh như màu khói / Ai biết lòng anh có đổi thay; Tôi chẳng nói điều chi về vĩnh viễn + Khổ 8 chứa đầy sự suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời. Điều khiến Xuân Quỳnh lo âu là cuộc đời hữu hạn, ngắn ngủi vô cùng, làm thế nào để đi đến tận cùng của tình yêu? - Giọng điệu trữ tình chùng xuống, sâu lắng, không còn sôi nổi nhưng vẫn đầy tha thiết. 2.5. Khổ 9 - Hành trình kiếm tìm tình yêu của nhân vật trữ tình được kết thúc bằng khát vọng được hóa thân vào tình yêu bất diệt. Tan ra là mong ước được hi sinh và dâng hiến, cũng là mong được sống hết mình, sống mãnh liệt trong tình yêu. - NT: + Cấu trúc câu cầu khiến -> khát vọng, mong muốn mãnh liệt + Từ chỉ không gian vô tận biển lớn đi kèm từ chỉ thời gian vĩnh hằng ngàn năm -> cái vĩnh hằng, trường tồn + Giọng thơ trở lại sôi nổi, thiết tha, dâng trào cảm xúc - Con người sẽ chiến thắng được sự hữu hạn và ngắn ngủi của kiếp người khi sống hết mình cho tình yêu, khi hòa tan mình trong cái vô biên, vĩnh hằng của tình yêu. Quan niệm cho thấy một trái tim nhân hậu, vị tha và yêu hết mình của Xuân Quỳnh. III. Tổng kết 1. Cách đọc thơ trữ tình 2. Giá trị bài thơ Sóng 2.1. Nội dung 2.2. Nghệ thuật IV. Hiệu quả của đề tài 1. Đối tượng áp dụng của đề tài 31 - Đề tài được áp dụng cho học sinh lớp 12 nói riêng ở các trình độ khác nhau (trung bình, khá, giỏi) và học sinh THPT nói chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Đề tài được dùng cho giáo viên văn làm tài liệu tham khảo trong dạy học. 2. Phạm vi áp dụng của đề tài - Đề tài được áp dụng ở các trường THPT chuyên và không chuyên trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tính chất của đề tài có thể được ứng dụng ở phạm vi rộng hơn, có thể áp dụng được trong việc dạy văn 12 chương trình THPT hiện hành trên toàn quốc. 3. Hiệu quả của đề tài - Đề tài tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc hiểu thơ trữ tình cho học sinh, giúp các em có thể tự đọc một văn bản thơ trữ tình mới. - Đề tài tiếp tục phát triển năng lực toàn diện cho học sinh theo tinh thần giáo dục phổ thông mới lấy học sinh làm trung tâm, góp phần vào nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay. - Đề tài được thực hiện với tinh thần khoa học, giúp giáo viên không chỉ ứng dụng cho một văn bản mà có thể ứng dụng cho loạt bài cùng dạng, giúp tiết kiệm thời gian. - Với học sinh, khi học theo phương pháp này sẽ có thêm hứng thú, hiệu quả bài làm kiểm tra được nâng cao, chất lượng môn văn vì vậy cũng mang tính thực chất hơn, các em sẽ tự tin hơn khi tham gia các kì thi học sinh giỏi hay thi THPTQG, tuyển sinh đại học. Cụ thể, sau khi học, với đề kiểm tra “Cảm nhận về quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng, từ đó gợi cho anh/chị liên hệ gì với quan niệm tình yêu của người phụ nữ hôm nay?” các em hào hứng hơn hẳn, chất lượng bài viết cũng tốt hơn. Phần lớn các em đều thể hiện được suy nghĩ riêng của mình, nhiều em có những liên hệ, kiến giải, bình luận sâu sắc. Tiến hành cho kiểm tra trên 2 lớp 12C2 và 12C6 sau khi học, kết quả thu được rất khả quan: + Học sinh hiểu được quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh trong bài thơ: 89% + Học sinh biết sử dụng thao tác so sánh, liên tưởng các tác phẩm khác và biết liên hệ vấn đề từ tác phẩm với thực tiễn: 80% + Học sinh thể hiện được kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình: 85% Nhờ có thói quen liên hệ bản thân và cuộc sống xung quanh với các vấn đề trong văn học, tôi nhận thấy học trò tự tin hơn trong các phát biểu, có những suy nghĩ sâu sắc hơn và biết cân nhắc lựa chọn hành vi, thái độ trong ứng xử, giao tiếp. Đây là hiệu quả thầm lặng nhưng lại rất có ý nghĩa với quá trình hình thành nhân cách và quan niệm sống của các em. Điều mà văn học với chức năng đặc thù tiếp nhận có thể làm được một cách hết sức tự nhiên, nhuần nhị. 32 - Đề tài còn khuyến khích các em quan tâm đến những vấn đề xã hội, thời đại đang diễn ra xung quanh mình, và lắng nghe chính tiếng nói bên trong mình để việc đọc văn thực sự mang lại hiệu quả thiết thực. Đồng thời, nhờ mối liên hệ gần gũi ấy, những giá trị tốt đẹp trong văn chương sẽ hướng các em trở thành những con người nhân văn cho dù quan niệm sống có khác nhau. C. KẾT LUẬN I. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 1. Tính mới - Đề xuất hướng dạy đọc hiểu bài thơ Sóng vừa đi đúng đặc trưng thể loại thơ trữ tình vừa phù hợp với bối cảnh xã hội, tâm lý độ tuổi học sinh THPT. Cách làm này góp phần khắc phục tình trạng dạy học theo phương pháp truyền thống, nặng về kiến thức hàn lâm mà thiếu đi tính ứng dụng thực tiễn. - Sáng kiến đã đưa ra những giải pháp cụ thể, những dẫn liệu và phân tích mới mẻ, có tính thực tiễn cao, để dạy đọc hiểu bài Sóng nhằm phát huy vai trò trung tâm của người học - yêu cầu then chốt của công cuộc đổi mới giáo dục căn bản, toàn diện ở nước ta hiện nay. 2. Tính khoa học Sáng kiến đã dựa trên những cơ sở lý thuyết và thực tiễn cụ thể, xác thực, đưa ra những giải pháp có tính khoa học. Những giải pháp đề xuất đều bám sát các nguyên tắc dạy học tác phẩm văn học trong nhà trường nói chung, dạy thơ trữ tình nói riêng: đọc hiểu theo đặc trưng tiếp nhận văn học; đọc hiểu theo đặc trưng thể loại; đặt tác phẩm trong cái nhìn đối sánh với các tác phẩm cùng đề tài; tìm hiểu tác phẩm phù hợp với bối cảnh xã hội và tâm lý lứa tuổi tiếp nhận Những khảo sát thực tiễn kèm theo củng cố thêm tính khoa học của việc triển khai đề tài. 3. Tính hiệu quả Đề tài mang lại hiểu quả cao trong việc dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo định hướng lấy người học làm trung tâm. Những hiệu quả cụ thể về kinh tế, xã hội, chúng tôi đã trình bày ở phần trên. 33 II. KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài có thể được phát triển ở phạm vi đối tượng nghiên cứu rộng hơn. Hướng đi này có thể triển khai được với tất cả văn bản thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT. Tùy thuộc vào đối tượng học sinh cụ thể, văn bản cụ thể, môi trường giáo dục cụ thể, giáo viên có những ứng biến hợp lý dựa trên các giải pháp đã đề xuất của đề tài. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT Khi tiến hành ứng dụng hướng đi này vào dạy đọc hiểu văn bản thì đồng thời giáo viên cũng cần thay đổi cách kiểm tra đánh giá năng lực học sinh. Lâu nay, cùng với cách dạy truyền thống, việc kiểm tra đánh giá học sinh cũng nặng về nội dung, hàm lượng kiến thức thu nhận được mà chưa chú trọng đúng mức đến kĩ năng, thái độ và mục tiêu làm người của học sinh. Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra nhấn mạnh cần tăng cường câu hỏi ở mức độ thông hiểu, sáng tạo; khuyến khích đánh giá bằng nhiều phương pháp và kĩ thuật mới. Vì vậy, xu hướng ra đề kiểm tra “mở” giúp học sinh thể hiện được những suy nghĩ, sáng tạo, kiến giải của riêng mình là một đòi hỏi tất yếu của thời đại. Trong bối cảnh đó, khi kiểm tra các văn bản đọc hiểu trong chương trình, giáo viên nên tăng cường các câu hỏi gợi mở, liên hệ vấn đề trong tác phẩm với thực tiễn để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, từ đó đánh giá toàn diện hơn về các năng lực cần có ở người học. Trên thực tế, việc học của chúng ta vẫn được tổ chức chủ yếu trong không gian lớp học, với khuôn khổ của 1 tiết 45 phút. Vì vậy, nếu có điều kiện thực nghiệm dạy học văn bản trong nhà trường ở một không gian rộng hơn, gần gũi hơn với cuộc sống, với số lượng học sinh đông hơn của nhiều lớp cùng lúc chẳng hạn thì phương pháp dạy đọc hiểu này càng có điều kiện phát huy hiệu quả. Đi liền với việc học, việc kiểm tra đánh giá học sinh hiện nay cũng chủ yếu làm trên giấy với hai hình thức tự luận và trắc nghiệm. Với phương pháp kiểm tra này, học sinh chỉ thể hiện được năng lực trình bày, lập luận. diễn đạt còn những năng lực cần thiết khác cho cuộc sống như trình bày một vấn đề trước đám đông, hợp tác nhóm, giải quyết tình huống mâu thuẫn, khả năng độc lập, sáng tạo thì còn hạn chế. Trong điều kiện phù hợp, nên tăng cường thời lượng cho các giờ xê-mi-na để việc đánh giá học sinh mang tính thực tế hơn. Ngoài ra, trong các giờ học đọc hiểu, việc đưa ra những câu hỏi gợi mở liên hệ văn bản với đời sống sinh động chính là cách làm hiệu quả để đánh giá năng lực tự chủ, thực tiễn của người học. Nghệ An, ngày 1/4/2019 Người thực hiện 34 Lê Thanh Huyền TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Huy Dũng (2009), Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông – một góc nhìn, một cách đọc, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 2. Lê Hương (2014), Một số nét tâm lý đặc trưng của lứa tuổi thanh niên, https://www.chungta.com. 3. Phương Lựu (Cb – 2002), Lý luận văn học, tập 1, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 4. Nguyễn Đăng Mạnh (Cb – 2010), Phân tích bình giảng tác phẩm 12 nâng cao, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 5. Trần Đình Sử (2013), Đọc hiểu văn bản – khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy học văn hiện nay, https://trandinhsu.wordpress.com. 6. Lê Thị Hồng Xuyên (2014), Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, www.cdcdlaocai.edu.vn. 35 36 PHỤ LỤC: Một số hình ảnh tiết dạy thực nghiệm 37 38 MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 1 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 2 1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2 2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2 III. CẤU TRÚC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ....................................... 2 B. NỘI DUNG ....................................................... Error! Bookmark not defined. I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................ 4 1. Cơ sở lí luận ...................................................................................................... 4 1.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học .............................. 4 1.2. Đặc thù của tiếp nhận văn học nói chung và đọc hiểu văn bản văn học nói riêng trong nhà trường phổ thông ........................................................................ 6 2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 7 2.1. Khảo sát hệ thống câu hỏi sách giáo khoa ..................................................... 7 2.2. Khảo sát thực trạng dạy đọc hiểu bài Sóng .................................................... 9 II. CÁC GIẢI PHÁP .......................................................................................... 10 1. Dạy bài thơ Sóng theo đặc trưng thể loại thơ trữ tình ................................. 10 2. Dạy bài thơ Sóng trong liên tưởng với các bài thơ tình trong và ngoài chương trình .................................................................................................................... 14 3. Dạy bài thơ Sóng phù hợp với bối cảnh xã hội và tâm lý lứa tuổi học sinh THPT hiện nay ................................................................................................... 18 4. Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ............................ 22 III. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM ....................................................................... 23 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 30 1. Đối tượng áp dụng của đề tài ......................................................................... 30 2. Phạm vi áp dụng của đề tài ............................................................................ 31 3. Hiệu quả của đề tài ......................................................................................... 31 C. KẾT LUẬN .................................................................................................... 32 I. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................. 32 1. Tính mới .......................................................................................................... 32 2. Tính khoa học ................................................................................................. 32 3. Tính hiệu quả .................................................................................................. 32 II. KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI .................................................. 33 III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT .............................................................. 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 39 40
File đính kèm:
- skkn_thiet_ke_va_van_dung_rubric_trong_kiem_tra_danh_gia_nan.pdf