SKKN Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề Ancol gắn với phát triển năng lực sáng tạo theo định hướng giáo dục STEM
Nếu như các nước phát triển trên thế giới, STEM xuất phát từ trường học
trước khi bước ra thị trường, thì ở Việt Nam STEM bước ra thị trường trước khi đi
vào trường học và hiện đang phát triển ở khía cạnh thương mại mạnh hơn so với
khía cạnh giáo dục cộng đồng. Hay nói cách khác, giáo dục STEM ở Việt Nam
mới chỉ bùng nổ trên thị trường, chưa thực sự phát triển mạnh mẽ ở học
đường.Thời gian qua, ngành giáo dục đã tích cực thực hiện giáo dục STEM, xây
dựng các chủ đề dạy học liên môn. Việc dạy học các chủ đề STEM góp phần đổi
mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên, một số địa phương, đơn
vị chưa nhận thức đầy đủ mục đích ý nghĩa của hoạt động giáo dục STEM khiến
việc triển khai chưa hiệu quả.
a. Kết quả đạt được trong bước đầu triển khai
Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Chỉ thị
số 666/CT-BGDĐT ngày 24/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
(GDĐT) về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021 của ngành Giáo dục; Công
văn 3414/BGDĐT-GDTrH ngày 04/9/2020 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
giáo dục trung học năm học 2020-2021;Công văn 3089/BGDĐT-GDTrH ngày
14/8/2020 về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học,10
trong đó có những giải pháp và nhiệm vụ thúc đẩy giáo dục STEM tại Việt Nam,
giáo dục STEM đã bắt đầu sôi nổi tại học đường. Bên cạnh đó, giáo dục STEM đã
được đưa vào nhiệm vụ năm học của nhiều Sở GD-ĐT trên cả nước.
Bộ GD-ĐT đã triển khai các phong trào, các cuộc thi trong nhà trường phổ
thông theo hướng này, điển hình như: Cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho HS
trung học; Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống thực tiễn; Sáng
kiến giáo dục STEM - SchoolLAB dành cho HS trung học. Từ những chương
trình thí điểm, những phong trào, cuộc thi này bước đầu đã có những lan tỏa, tác
động tích cực, làm chuyển biến trong dạy và học tại nhà trường phổ thông trên cả
nước. Từ đó, HS được thực hành, trải nghiệm nhiều hơn, học tập gắn với cuộc
sống thực hơn. Tuy nhiên, các phong trào vẫn dừng lại ở hình thức các cuộc thi,
thao giảng mà chưa trở thành hoạt động thường xuyên, phổ biến và tự nguyện của
GV phổ thông. Thực tế triển khai cho thấy, giáo dục STEM được tổ chức trong nhà
trường phổ thông Việt Nam thường tập trung qua các hình thức sau đây:
- Dạy học tích hợp theo định hướng giáo dục STEM;
- Sinh hoạt câu lạc bộ STEM;
- Các cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp trường, cấp tỉnh, cấp quốc gia, các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo;
- Phối hợp tổ chức các hoạt động STEM giữa nhà trường và các tổ chức tư
nhân;
- Các sự kiện STEM, ngày hội STEM.
ăng lực sáng tạo của học sinh, giáo viên xây dựng và sử dụng bộ công cụ đánh giá trong suốt quá trình thực hiện. - Điểm của nhóm: là tổng điểm từ hồ sơ sổ tay hoạt động nhóm, các bài báo cáo, sơ đồ tư duy, bảng trả lời các câu hỏi định hướng, hình ảnh video của nhóm, ý tưởng khởi nghiệp, ý tưởng cải tiến và sản phẩm. - Điểm của mỗi học sinh: là tổng điểm đánh giá hồ sơ học tập của cá nhân, các ý kiến đóng góp, các ý tưởng cải tiến sản phẩm. PHIẾU ĐÁNH GIÁ DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp: Nhóm: TT Biểu hiện Điểm tối đa Điểm đánh giá Hồ sơ sổ tay hoạt động nhóm (30) 1 Phát hiện những vấn đề mới 5 2 Vận dụng kiến thức đã học đề xuất phương án giải quyết vấn đề mới 10 3 Phối hợp nhiều kĩ thuật và vật liệu khác nhau để thực hiện phương án lựa chọn 10 4 Có ý tưởng cải tiến sản phẩm 5 Bảng trả lời câu hỏi định hướng (20) 1 Vận dụng kiến thức đã học đề xuất phương án giải quyết vấn đề mới 20 Bảng quan sát của giáo viên (20) 1 Phát hiện những vấn đề mới 5 2 Vận dụng kiến thức đã học đề xuất phương án giải quyết vấn đề mới 5 3 Phối hợp nhiều kĩ thuật và vật liệu khác nhau để thực hiện phương án lựa chọn 5 4 Có ý tưởng cải tiến sản phẩm 5 Một số nội dung khác (30) 1 Sơ đồ tư duy 5 2 Hình ảnh video của nhóm 5 3 Chất lượng và tính sáng tạo của sản phẩm 10 4 Ý tưởng khởi nghiệp 10 38 PHIẾU ĐÁNH GIÁ DÀNH CHO GIÁO VIÊN Lớp: Nhóm: Tên HS đánh giá: TT Biểu hiện Điểm tối đa Điểm đánh giá Hồ sơ sổ tay hoạt động cá nhân (40) 1 Phát hiện những vấn đề mới 10 2 Vận dụng kiến thức đã học đề xuất phương án giải quyết vấn đề mới 10 3 Phối hợp nhiều kĩ thuật và vật liệu khác nhau để thực hiện phương án lựa chọn 10 4 Có ý tưởng cải tiến sản phẩm 10 Đóng góp ý kiến vào bảng trả lời câu hỏi định hướng của nhóm (20) 1 Vận dụng kiến thức đã học đề xuất phương án giải quyết vấn đề mới 20 Bảng quan sát của giáo viên (40) 1 Phát hiện những vấn đề mới 10 2 Vận dụng kiến thức đã học đề xuất phương án giải quyết vấn đề mới 10 3 Phối hợp nhiều kĩ thuật và vật liệu khác nhau để thực hiện phương án lựa chọn 10 4 Có ý tưởng cải tiến sản phẩm 10 39 PHIẾU ĐÁNH GIÁ DÀNH CHO HỌC SINH Họ tên HS đánh giá : Nhóm: TT Họ tên các thành viên của nhóm Hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình Có ý tưởng sáng tạo trong quá trình thực hiện dự án Đánh giá chung 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Có 4 mức độ đánh giá : Tốt, khá, đạt, không đạt Dựa trên các phiếu đánh giá GV tính điểm của mỗi HS theo công thức sau và quy về thang điểm 10: Điểm đánh giá NL sáng tạo HS = Điểm nhóm + điểm HS 20 Nếu học sinh đạt dưới 4/10 thì chưa phát triển được năng lực sáng tao. Nếu học sinh đạt từ 4 đến dưới 6 điểm thì phát triển được năng lực sáng tao mức độ thấp. Nếu học sinh đạt từ 6 đến dưới 8 thì phát triển được năng lực sáng tao mức độ trung bình. Nếu học sinh đạt từ 8 đến10 thì phát triển được năng lực sáng tao mức độ cao. 2.3. Thực nghiệm sư phạm 2.3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm Kiểm tra tính hiêụ quả của đề tài. 2.3.2. Tổ chức của thực nghiệm sư phạm Chủ đề được thực nghiệm tại THPT A. 40 Đối tượng và phạm vi thực nghiệm: gần 200 học sinh, thuộc 4 lớp 11 tại trường phổ thông THPT A.Tôi lựa chọn các lớp 11A2, 11A3, 11A4 và 11A5 vừa có điều kiện học tập đương nhau và đều học theo chương trình SGK Hóa học 11 Cơ bản; vừa có sự đa dạng về môi trường học tập, trình độ của học sinh, kinh nghiệm của giáo viên. - Lớp 11A2, 11A4, 11A5 (3 lớp thực nghiệm): Tiến hành dạy theo giáo án áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. - Lớp11A3 (đối chứng): Tiến hành dạy theo giáo án truyền thống. Thời gian thực nghiệm: Tôi bắt đầu triển khai thực nghiệm chủ đề từ tháng 3/2020 đến tháng 4/2020. Giáo viên tiến hành đánh giá năng lực của học sinh trong suốt quá trình thực nghiệm thông qua các sản phẩm học tập và biểu hiện của học sinh. 2.3.3. Kết quả của thực nghiệm sư phạm Ở lớp thực nghiệm: Ngay từ đầu, nhiệm vụ học tập của các em được đặt trong bối cảnh thực tiễn gần gũi, sinh động; không đơn thuần khô khan, nhàm chán như cách học cũ; vì thế các em khởi động rất hứng thú, sôi nổi. Trong cả quá trình học, các em phát huy được năng lực sáng tạo trong giải quyết các vấn đề đặt ra. Các em không bị gò bó trong không gian lớp học khép kín và tiếp nhận lượng kiến thức một chiều từ thầy cô như những tiết học truyền thống; mà các em còn tìm hiểu nhiều kiến thức ngoài SGK, được trải nghiệm, thoải mái thỏa sức sáng tạo trong không gian ngoài lớp học, tự do khám phá, tìm hiểu kiến thức mới; thông qua hoạt động nhóm và được cùng thầy cô trao đổi ý tưởng, các em hòa đồng, mạnh dạn hơn, kiến thức lý thuyết từ đó được tiếp nhận rất tự nhiên, sâu sắc. Giờ học luôn sôi nổi, có hiệu quả. Nhiều em đã chủ động tìm tòi, khám phá, hỏi han thầy cô những vấn đề mới. Đặc biệt nhiều em còn có ý tưởng rất sáng tạo trong cải tiến phương án cũ và kinh doanh sản phẩm của nhóm mình. Chứng tỏ nhiệm vụ học tập thực sự tạo hứng thú và góp phần gợi mở định hướng công việc cho các em. Ở lớp đối chứng: Đa số các em mang tấm lí nặng nề trong việc tiếp thu kiến thức. Hầu hết các em đều cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập vì mục tiêu điểm số nhưng không mấy hào hứng, các yêu cầu giáo viên đưa ra các em còn làm mang tính đối phó. Vì vậy khả năng hiểu và khắc sâu kiến thức chưa tốt, HS chưa phát huy tốt năng lực sáng tạo cũng như các năng lực khác của bản thân. Đối với phân tích định lượng, chúng tôi tiến hành tổng hợp kết quả phiếu đánh giá của nhóm và của cá nhân học sinh ở cả lớp thực nghiệm và đối chứng. 41 Kết quả đánh giá của giáo viên về năng lực sáng tạo của học sinh thu được theo bảng 4 và biểu đồ hình 5 như sau: Bảng 4. Kết quả đánh giá năng lực sáng tạo của HS Lớp Lớp Kết quả đánh giá năng lực sáng tạo của HS Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp Không phát triển NL sáng tạo 11A2 Thực nghiệm 41.9% 46.5% 11.6% 0% 11A4 Thực nghiệm 39.5% 37.2% 18.7% 4.6% 11A5 Thực nghiệm 31.6% 39.5% 22.4% 6.5% 11A3 Đối chứng 29.3% 36.6% 24.3% 9.8% Hình 5. Kết quả đánh giá năng lực sáng tạo của HS Qua phân tích định lượng, chúng tôi thấy kết quả phát triển năng lực sáng tạo của học sinh ở các lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng, cụ thể: Tỉ lệ % học sinh đạt mức độ cao ở các lớp thực nghiệm luôn cao hơn ở các lớp đối chứng và tỉ lệ % học sinh đạt mức độ thấp và không phát triển năng lực sáng tạo ở các lớp thực nghiệm thấp hơn ở các lớp đối chứng. Hầu hết học sinh ở các lớp thực nghiệm đều có sự phát triển năng lực sáng tạo khi được dạy học theo chủ đề STEM. Năng lực sáng tạo của học sinh ở lớp thực nghiệm 11A2 tương đối cao một phần do trình độ học sinh cũng cao hơn so với các lớp thực nghiệm khác. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Lớp thực nghiệm 11A2Lớp thực nghiệm 11A4Lớp thực nghiệm 11A5Lớp đối chứng 11A3 Không PTNL sáng tạo PTNL sáng tạo mức độ thấp PTNL sáng tạo mức độ trung bình PTNL sáng tạo mức độ cao 42 Cùng với sự phát triển năng lực sáng tạo của học sinh qua chủ đề dạy học Ancol và trải nghiệm dùng ancol trong sản xuất hoa khô theo định hướng giáo dục STEM còn cho thấy học sinh có thái độ tích cực trong suốt quá trình học tập. Bên cạnh năng lực sáng tạo, học sinh còn được phát triển một số năng lực khác, như: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ sự chênh lệch kết quả trên phụ thuộc vào trình độ của học sinh, về quỹ thời gian học tập của mỗi nhóm và điều kiện cơ sở vật chất. Một số nhóm học sinh có kết quả thực nghiệm chưa cao, do chưa tìm được sự thống nhất, hợp tác và phân chia nhiệm vụ trong nhóm. Sau đây là một số nhận xét của GV và HS sau khi tham gia chủ đề Thầy giáo Trương Văn Chiến (Tổ trưởng tổ tự nhiên) nhận xét: “ Giáo viên đã rất sáng tạo trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học. Các em học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập và có trải nghiệm lý thú.” Thầy giáo Thái Minh Tiến (Tổ phó - Nhóm trưởng nhóm Hóa) nhận xét: “Học sinh được vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết vấn đề thực tiễn, được thỏa sức thể hiện khả năng, năng lực sáng tạo của bản thân. Đối với giáo viên đã nâng cao được vai trò là người tổ chức, định hướng hoạt động học của học sinh.” Em Nguyễn Thanh Ðan (Học sinh lớp 11A2) viết: ”Các thành viên của tổ đã thật sự nhiệt tình và năng nổ, hoàn thành công việc đúng thời hạn trong quá trình hoàn thành dự án của nhóm. Qua hoạt động trải nghiệm giúp các thành viên đoàn kết xích lại gần nhau hơn, giúp hoàn thiện bản thân và khám phá những năng lực của bản thân, giúp chúng em tự tin hơn trong học tập.” 43 Phần III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận: Triển khai dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong trường phổ thông nói chung, cũng như trong dạy học Hoá học nói riêng là hoạt động rất cần thiết. Thông qua hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM, học sinh có cơ hội phát triển nhiều năng lực chuyên môn và năng lực cốt lõi, trong đó phải kể đến năng lực sáng tạo, điều đó hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu đề ra trong các định hướng đổi mới giáo dục và trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Ngoài ra, dạy học theo định hướng giáo dục STEM còn mang lại sự hứng thú và tạo cho học sinh thái độ tích cực hơn trong học tập. Đề tài của tôi đã nêu được vai trò của giáo dục STEM trong xu hướng hiện nay, đưa ra được những cách thức, phương án cụ thể để áp dụng hình thức này vào trong dạy học thực tế. Đây là hình thức dạy học tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0 để hướng tới phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh.Tôi đã tiến hành thực nghiệm với một số lớp và so sánh các kết quả giữa các lớp đối chứng và thực nghiệm thì kết quả thu được rất tích cực, điều đó cho thấy tính khả quan của đề tài. Sau khi hoàn thành nội dung của đề tài tôi khẳng định nội dung sản phẩm được đúc rút từ kinh nghiệm giảng dạy hàng ngày của bản thân, từ các ý kiến đóng góp của đồng nghiệp nơi tôi công tác. Kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu chứng tỏ dạy học các chủ đề theo định hướng giáo dục STEM đạt hiệu quả và tính khả thi trong quá trình kích thích tính sáng tạo của học sinh. Khi tham gia học tập, học sinh không chỉ tích cực học tập mà còn chủ động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng. Tôi hy vọng đề tài của mình đóng góp một phần nhỏ bé cho sự phát triển của xu hướng giáo dục STEM hiện nay, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới. 3.2. Kiến nghị: Qua kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân, tôi cũng mạnh dạn đề xuất thêm một vài ý kiến sau: a. Với các nhà trường THPT – Nhà trường cần đảm bảo có sự quan tâm đầy đủ và toàn diện tới lĩnh vực giáo dục khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán, tin học. Sự coi nhẹ một trong các lĩnh vực trên, giáo dục STEM ở phổ thông sẽ không đạt được hiệu quả. – Nhà trường hãy luôn luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cả GV và HS trong công tác giảng dạy và học tập nhất là việc tổ chức các chủ đề STEM đòi hỏi có kinh phí hỗ trợ cho cả GV và HS. – Không gian lớp học phải thoáng, rộng, bàn ghế dễ sắp xếp, có lắp đặt mạng đề GV và HS thuận tiện trong quá trình dạy học. 44 – Các phương tiện trình chiếu, ti vi, sơ đồ bảng biểu, dụng cụ, hóa chất được trang bị đầy đủ. – Đủ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo ở thư viện để học sinh tự nghiên cứu. – Lớp học không nên quá đông, tốt nhất từ 25 tới 30 học sinh. b. Về phía học sinh – Với mỗi HS luôn luôn phải tu dưỡng đạo đức, xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn để từ đó chủ động, nâng cao tính tự giác trong học tập. Bên cạnh đó mỗi HS chúng ta phải rèn luyện tư duy giáo dục hiện đại: không chỉ học tri thức mà còn học cách tìm tòi, sáng tạo tri thức, học cách học. – Phải xác định được mục tiêu, nỗ lực vận dụng kinh nghiệm và lắng nghe ý kiến của bạn bè. – Phải tự làm quen với cách thức tự học, kỹ năng xã hội và hợp tác làm việc trong nhóm. – Phải nỗ lực tự giải quyết nhiệm vụ học tập, độc lập, tự chủ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tránh thói dựa dẫm, chây lười. c. Về phía giáo viên – Giáo dục STEM thành công phụ thuộc nhiều vào nội dung và phương pháp dạy học tích cực, GV phải có chuyên môn vững chắc và phương pháp giảng dạy đổi mới, sáng tạo. Vì thế chúng ta cần phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia có hiệu quả các chương trình tập huấn của Bộ GD - ĐT, Sở GD – ĐT tổ chức, áp dụng sáng tạo các phương pháp dạy truyền thống và hiện đại vào giảng dạy hàng ngày, chia sẻ kinh nghiệm dạy học để tiếp tục hoàn thiện phương pháp. – Giáo viên phải ghi nhận tất cả các ý kiến phản hồi của học sinh, đồng thời luôn hào hứng lắng nghe những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp làm cho bài học hấp dẫn hơn. – Các GV cần xây dựng cho mình một bộ giáo án hợp lí phù hợp với năng lực của giáo viên và học sinh. Trong quá trình dạy học cần chú ý vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và ứng xử sư phạm khéo léo để khuyến khích, động viên các học sinh trung bình và yếu tham gia vào các nhiệm vụ học tập. Để làm tốt thì ngoài năng lực chuyên môn thì kĩ năng sư phạm, lòng nhiệt thành và thân thiện, kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, năng lực thu thập thông tin, mạnh dạn đổi mới cách thiết kế và tổ chức lớp học, thay đổi cách thức và hình thức đánh giá năng lực học sinh là những phẩm chất rất cần thiết của người giáo viên trong nhà trường. Đề tài còn hạn chế chưa đi sâu tất cả các lớp, các đối tượng học sinh, chủ yếu tiến hành dạy ở các lớp học sinh khá tích cực. Tôi sẽ cố gắng thiết kế và áp dụng các chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM vào dạy học thực tế ở đơn vị 45 phù hợp với năng lực của từng đối tượng học sinh, góp phần định hình năng lực sáng tạo cho nguồn nhân lực trong tương lai. Mong nhâṇ đươc̣ những ý kiến đóng góp chân thành của đồng nghiêp̣. Quá trình dạy thể nghiệm có thể không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các bạn đồng nghiệp góp ý kiến để đề tài hoàn thiện hơn. Tôi cũng mong muốn đề tài này được các giáo viên ở các trường THPT áp dụng rộng rãi trong dạy học phù hợp với điều kiện ở địa phương. Tôi xin chân thành cảm ơn! Diễn châu, ngày 10 tháng 3 năm 2021 ai 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thanh Nga, Hoàng Phước Muội, Phùng Việt Hải, Nguyễn Quang Linh, Nguyễn Anh Dũng, Ngô Trọng Tuệ (2019), Dạy học chủ đề STEM cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, NXB ĐHSP TP. HCM. 2. Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải, Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Hạnh, Chu Cẩm Thơ, Nguyễn Anh Thuấn, Đoàn Văn Thược, Trần Bá Trình (2019), Giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam. 3. Nguyễn Thành Hải (2019), Giáo dục STEM/STEAM từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo, NXB Trẻ 4. Vụ giáo dục trung học (2019), Tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên về xây dựng chủ đề giáo dục STEM trong giáo dục trung học, BGD&ĐT 5. Vụ giáo dục trung học (2018), Định hướng giáo dục STEM trong trường trung học, BGD&ĐT 6. Nguyễn Xuân Trường, Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan và Lê Chí Kiên (2009), Hóa học 11, NXB Giáodục. 7. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, NXB ĐHSP TP.HCM. 8. Tạp chí giáo dục số đặc biệt tháng 9 năm 2018. 9. Nguồn internet 47 PHỤ LỤC Phiếu 1. Phiếu điều tra thực trạng dạy học chủ đề gắn với phát triển năng lực sáng tạo theo định hướng giáo dục STEM đối với giáo viên TT Câu hỏi Tỉ lệ lựa chọn (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1 Việc phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh có cần thiết hay không? 2 Thầy (cô) có thường xuyên tổ chức hoặc hướng dẫn cho học sinh các chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục STEM hay không? Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 3 Thầy (cô) chọn phương nào để tổ chức dạy học chủ đề theo định hướng giáo dục STEM? PP dạy học theo dự án PP dạy học giải quyết vấn đề PP dạy học trải nghiệm 4 Thái độ của HS khi được hướng dẫn dạy học dạy học chủ đề theo định hướng giáo dục STEM? Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú 48 Phiếu 2. Phiếu điều tra năng lực học tập chủ đề của học sinh THPT theo định hướng giáo dục STEM TT Câu hỏi Tỉ lệ lựa chọn (%) Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng 1 Em đánh giá như thế nào về vai trò của dạy học trong phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh hiện nay? 2 Vai trò dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong các nhà trường phổ thông hiện nay? Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 3. Cảm nhận lĩnh hội kiến thức trong quá trình học tập chủ đề theo định hướng giáo dục STEM Mức độ Gặp rất nhiều khó khăn Gặp nhiều khó khăn Gặp ít khó khăn Không gặp khó khăn Lựa chọn 49 Một số hình ảnh dạy học thực tế HS tìm hiểu kiến thức nền sử dụng ancol làm hoa khô 50 51 Thảo luận nhóm tìm hiểu kiến thức nền Quá trình làm hoa khô: Ngâm hoa trong cồn 960 hoặc 900 52 Nhuộm màu cho hoa 53 54 Sấy cho hoa khô Sản phẩm các nhóm 55 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI “THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ ANCOL GẮN VỚI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM”. MÔN HÓA HỌC Họ và tên: Nguyễn Thị Mai Tổ bộ môn: Tổ tự nhiên Năm học: 2020 - 2021 Số điện thoại: 0972733574 56 MỤC LỤC Nội dung Trang Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu, ỹ nghĩa, tính mới của đề tài 2 1.3. Phương pháp nghiên cứu 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 PHẦN II. NỘI DUNG 4 2.1. Lý thuyết và thực tiễn của dạy học chủ đề gắn với phát triển năng lực sáng tạo theo định hướng giáo dục STEM 4 2.1.1. Cơ sở lý thuyết 4 2.1.1.1. Giáo dục STEM là gì ? 4 2.1.1.2. Vai trò và ỹ nghĩa của giáo dục STEM 5 2.1.1.3. Hình thức tổ chức giáo dục STEM 6 2.1.1.3.1. Dạy học các môn học thuộc lĩnh vực STEM 6 2.1.1.3.2. Hoạt động trải nghiệm STEM 7 2.1.1.3.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học 7 2.1.1.4. Giáo dục STEM định hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh 7 2.1.1.4.1 Năng lự sáng tạo là gì? 7 2.1.1.4.2 .Một số công cụ đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh thông qua giáo dục STEM 8 2.1.2. Cơ sở thực tiễn 9 2.1.2.1 .Thực tiễn dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong các nhà trường THPT 9 57 2.1.2.2. Thực tiễn dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong bộ môn Hóa học 11 2.2. Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề Ancol nhằm phát triển năng lực sáng tạo theo định hướng giáo dục STEM 14 2.2.1.Ancol lý thuyết và ứng dụng 14 2.2.2.Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề Ancol nhằm phát triển năng lực sáng tạo theo định hướng giáo dục STEM 17 2.2.2.1.Quy trình xây dựng chủ đề Ancol theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. 17 2.2.2.2.Quy trình tổ chức dạy học chủ đề Ancol theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh 19 2.2.3. Giáo án thực nghiệm 20 2.2.4. Đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm chủ đề Ancol theo hình thức giáo dục STEM 36 2.3. Thực nghiệm sư phạm 38 2.3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm 38 2.3.2. Tổ chức của thực nghiệm sư phạm 38 2.3.3. Kết quả của thực nghiệm sư phạm 39 PHẦN III. KẾT LUẬN 42 3.1. Kết luận 42 3.2. Kiến nghị 42 58 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Bộ giáo dục đào tạo BGDĐT Giáo viên GV Giáo dục - đào tạo GD - ĐT Giáo dục trung học GD-TrH Hoạt động HĐ Học sinh HS Khoa học – Kĩ thuật – Công nghệ - Toán STEM Năng lực NL Sách giáo khoa SGK Trung học phổ thông THPT
File đính kèm:
- skkn_thiet_ke_va_to_chuc_day_hoc_chu_de_ancol_gan_voi_phat_t.pdf