SKKN Thiết kế một số giáo án giảng dạy và hướng dẫn học sinh phân dạng bài tập về hợp chất của lưu huỳnh – Hóa học Lớp 10

A. HIĐRO SUNFUA

Giới thiệu chung

- Bài hiđro sunfua gồm các nội dung: Tính chất vật lí, tính chất hoá học, trạng thái tự nhiên và điều chế hiđro sunfua.

- Bài giảng được thiết kế theo hướng: Tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh.

+ Giáo viên tổ chức, định hướng các hoạt động học tập, còn học sinh thực hiện các nhiệm vụ do giáo viên chuyển giao một cách chủ động, tích cực, sáng tạo.

+ Giáo viên theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh, hỗ trợ kịp thời những khó khăn, vướng mắc từ đó giúp học sinh giải quyết vấn đề học tập một cách hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của học sinh.

- Bài giảng thực hiện trong 1 tiết.

- Phương pháp và kỹ thuật dạy học được áp dụng trong bài: Kỹ thuật “công não” và phương pháp dạy học theo góc.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

a. Kiến thức

- HS nêu được: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, điều chế H2S.

- HS giải thích được tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh).

b. Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của H2S.

- Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất của H2S.

c. Thái độ

- Say mê, hứng thú học tập môn học.

- Có ý thức bảo vệ môi trường và tuyên truyền bảo vệ môi trường.

2. Định hướng các năng lực cần được hình thành và phát triển

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác.

- Năng lực thực hành hóa học.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

 - Giáo án, tài liệu tham khảo.

 - Phiếu học tập, giấy A0, video, hình ảnh, máy tính có kết nối mạng internet, máy chiếu.

- Chia học sinh thành ba nhóm để tổ chức các hoạt động dạy học.

2. Học sinh

- Ôn tập lại kiến thức về phản ứng oxi hóa – khử và lưu huỳnh.

- Chuẩn bị bài mới theo SGK.

 

doc68 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 827 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế một số giáo án giảng dạy và hướng dẫn học sinh phân dạng bài tập về hợp chất của lưu huỳnh – Hóa học Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,12 lít khí (đktc) Tìm R?
 A. Ag	B. Mg	C. Cu	D. Pb
Câu 80: Hoà tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp Fe2O3, MgO, CuO trong 250 ml dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 6,8 gam muối khan. Nồng độ mol của dung dịch axit đã dùng là ?
A. 0,1 M	B. 0,16 M	C. 0,2 M	D. 0,08 M
Câu 81: Hòa tan hoàn toàn 2,16 g kim loại M (hóa trị n) vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 2,016 lít (đktc) khí SO2. Kim loại M là :
A. Be	B. Al	C. Mg	D. Ag
Câu 82: Khi cho Cu2S + H2SO4(đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + H2O. Số electron mà 1 mol Cu2S đã nhường là
A. 6 electron. B. 8 electron. C. 2 electron.	 D. 10 electron.
Câu 83: Hòa tan hoàn toàn 16 gam hỗn hợp X gồm Zn và Al bằng dung dịch H2SO4 1M (dư), thu được 6,72 lít H2(ở đktc). Thể tích khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 16 gam hỗn hợp X là
A. 3,63 lít.	B. 3,36 lít	C. 4,48 lít	D. 6,72 lít
Câu 84: Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Để trung hoà 100 ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oleum trên là
A. 23,97%	B. 35,95%	C. 32,65%	D. 37,86%
4. Mức độ vận dụng cao
Câu 85: Cho các cặp phản ứng sau: 
 (1) H2S + Cl2 + H2O → 	 (2) SO2 + H2S →
 (3) SO2 + Br2 + H2O → 	(4) S + H2SO4 đặc, nóng →
 (5) S + F2 → 	 (6) SO2 + O2 →
Tổng số phản ứng tạo ra sản phẩm chứa lưu huỳnh ở mức oxi hóa +6 là:
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 86: Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4 (tỉ lệ x:y = 2:5), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Số mol electron do lượng Fe trên nhường khi bị hoà tan là
A. y. B. 3x. C. 2x.	 D. 2y.
Câu 87: Hòa tan 52,8 gam hỗn hợp X gồm Cu, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 trong H2SO4 đặc, nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 131,2 gam hỗn hợp muối sunfat và 3,36 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm khối lượng của O trong X gần nhất với 
A. 25%. B. 20%. C. 22%. D. 28%.
Câu 88: (Khối B- 2010) Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là
 A. 23,2.	 B. 18,0.	 C. 12,6	D. 24,0.
Câu 89: Cho H2 qua FexOy nung nóng. Sản phẩm hơi tạo ra hấp thụ bằng 100 gam axit H2SO4 98% thì nồng độ axit giảm đi 3,405%. Chất rắn thu được sau phản ứng khử được hòa tan bằng HCl dư thoát ra 3,36 lit H2 (đktc). % khối lượng của Fe trong FexOy là A. 77,78%.	B. 72,41%.	 C. 70,00%.	 D. 46,67%
Câu 90: Cho khí CO đi qua ống sứ chứa 16 gam Fe2O3 đun nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hoà tan hoàn toàn X bằng H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, lượng muối khan thu được có giá trị nào trong các giá trị sau?
A. 32 gam.	B. 48 gam.	C. 40 gam.	D. 20 gam. 
Câu 91: Hòa tan hh X gồm 3,2 gam Cu và 23,2 gam Fe3O4 bằng lượng dư dd H2SO4 loãng, thu được dd Y. Cho dd NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 24,0.	B. 27,2.	C. 28,0.	D. 26,4.
 Câu 92: Thổi một luồng CO qua hỗn hợp Fe và Fe2O3 nung nóng được chất khí B và hỗn hợp D gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho B lội qua dung dịch nước vôi trong dư thấy tạo 6 gam kết tủa. Hòa tan D bằng H2SO4 đặc, nóng thấy tạo ra 0,18 mol SO2 còn dung dịch E. Cô cạn E thu được 24g muối khan. Xác định thành phần % của Fe? 
	A. 58,33%	B. 41,67%	C. 50%	D. 40%
Câu 93: Đốt cháy a gam FeS trong O2 dư, thu khí SO2. Trộn SO2 với 1 lượng O2 rồi nung hỗn hợp có xúc tác V2O5 được hỗn hợp khí X. Cho X vào dung dịch nước brom, vừa hết 0,08 mol Br2 và thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH, để trung hòa hết lượng axit có trong Y vừa hết 0,8mol NaOH. Tính a? 
A. 24,64g	B.25,52g	C. 26,25g	D. 28,16g
Câu 94: Trộn 60 gam bột Fe với 30 gam bột lưu huỳnh rồi đun nóng (không có không khí) thu được chất rắn A. Hoà tan A bằng dung dịch axit HCl dư được dung dịch B và khí C. Đốt cháy C cần V lít O2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. V có giá trị là A. 11,2 lít. 	B. 21 lít.	C. 33 lít.	 D. 49 lít.
Câu 95: Hỗn hợp X gồm SO2 và O2 có tỉ khối so với H2 bằng 28. Lấy 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) cho đi qua bình đựng V2O5 nung nóng. Hỗn hợp thu được cho lội qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 33,51 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 là
 A. 75%	 B. 25%	 C. 40%	 D. 60%
PHẦN 3. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
I. Khảo sát lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
 Để thấy được hiệu quả của đề tài khi dạy học sinh học, tôi chọn thiết kế: Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm tương đương.
Nhóm 1: Lớp 10A2 – là nhóm thực nghiệm (TN), sẽ được học theo phương pháp chia nhóm với các phương pháp dạy học tích cực.
Nhóm 2: Lớp 10A1 – là nhóm đối chứng (ĐC), vẫn được dạy học bình thường, không chia nhóm.
	 Chúng tôi lấy kết quả môn hoá học học kì trước làm căn cứ để đánh giá, khảo sát độ nhận thức của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Kết quả học tập của lớp trên được trình bày qua bảng sau:
Bảng 1. Bảng xếp loại học lực
Lớp 
Số học sinh
Mức độ nhận thức
Giỏi
(%)
Khá
(%)
Trung bình (%)
Yếu, Kém (%)
10A2 (TN)
36
38.9
55.6
5,5
0
10A1(ĐC)
36
36.1
55.6
8,3
0
II. Kết quả thực nghiệm 
Sau khi kiểm tra, chấm bài, kết quả của các bài kiểm tra được thống kê theo bảng sau: 
Kết quả kiểm tra bài 45 phút ở cả 2 lớp 10A1 và 10A2 sau một số bài GV hướng dẫn HS hệ thống kiến thức phần hợp chất của lưu huỳnh:
	Lớp
Số HS
Điểm - Số học sinh đạt điểm
Tổng số điểm
Điểm trung bình
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
10A2 
36
0
0
0
0
5
3
13
8
6
1
262
7,28
10A1 
36
0
0
0
3
6
12
4
6
3
2
237
6,58
 Bảng so sánh điểm trung bình của bài kiểm tra trước và sau tác động như sau:
Trước tác động
Sau tác động
Lớp TN
Lớp ĐC
Lớp TN
Lớp ĐC
Điểm trung bình
6,98
6,76
7,28
6,58
Độ chênh lệc điểm số
Trung bình
0,22
0,70
III. Phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm 
1. Kết quả các bài dạy thực nghiệm sư phạm
1.1. Đánh giá những biểu hiện về năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề (PH và GQVĐ)của học sinh trong giờ học
Để đánh giá những biểu hiện của năng lực PH và GQVĐ, chúng tôi căn cứ vào việc quan sát thái độ, hành động và sự hoàn thành nhiệm vụ của các em trong quá trình học tập, cụ thể như sau:
- Các dấu hiệu bên ngoài:
+ Số HS tập trung, chú ý nghe giảng.
+ Số lượt HS phát biểu, tích cực tham gia phát hiện vấn đề thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Số lượt HS chủ động tham gia bày tỏ ý kiến, thảo luận xây dựng bài, tìm ra các hướng đề xuất cách GQVĐ.
+ Tham gia thảo luận nhóm, làm thí nghiệm.
+ Số lượt HS hiểu và vận dụng kiến thức của bài học ngay trên lớp.
+ Số HS vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế, GQVĐ thực tế.
- Các dấu hiệu bên trong:
+ Sự biểu hiện hứng thú, say mê, chú ý tới vấn đề nảy sinh từ thực tiễn.
+ Sự tiến bộ của HS về khả năng dự đoán diễn biến các hiện tượng hóa học.
+ Khả năng phân tích, đề xuất các phương án giải quyết, khả năng so sánh, khái quát hoá các sự kiện.
+ Chất lượng các câu trả lời của HS tham gia xây dựng kiến thức của bài học với việc phát hiện đúng vấn đề và cách GQVĐ, vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các bài toán củng cố, bài tập gắn liền với tình huống thực tiễn.
- Việc so sánh các năng lực đó của HS trong nhóm TN và ĐC sẽ biết được mức độ tích cực học tập của HS, từ đó đánh giá hiệu quả về mặt định tính nâng cao năng lực GQVĐ.
 1.2. Đánh giá năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của HS qua bài kiểm tra
Sau khi kết thúc bài dạy, chúng tôi tiến hành kiểm tra HS các lớp TN và ĐC với một bài kiểm tra 45 phút. Nội dung chi tiết bài kiểm tra được trình bày ở phụ lục.
2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm
- Ở lớp TN: Chúng tôi đã lựa chọn và phối hợp các BT định hướng phát triển năng lực GQVĐ một cách phù hợp với nội dung của từng tiết học. Cách đặt vấn đề gắn liền với những BT cho thấy đã gây được hứng thú đối với HS qua từng tiết học. 
- Ở lớp ĐC: Các GV cũng đưa ra một số tình huống học tập nhưng hạn chế trong việc vận dụng các tình huống và bài tập GQVĐ. GV chủ yếu nêu vấn đề rồi giảng giải kiến thức còn HS chủ yếu ngồi nghe, nhìn, ghi chép. Vì vậy không phát huy được tính tích cực và tự lực của HS trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. 
-Trong các giờ học ở lớp thực nghiệm HS rất sôi nổi, hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập và nắm vững kiến thức hơn, vận dụng vào giải quyết các vấn đề học tập nhanh hơn so với học sinh ở lớp đối chứng.
- Các GV dự giờ đều khẳng định việc dạy học có chứa đựng nội dung GQVĐ có tác dụng tạo hứng thú học tập cho HS, phát huy tính sáng tạo, qua đó phát triển năng lực GQVĐ vào thực tiễn cho HS.
Chất lượng học sinh qua bài kiểm tra
Qua kết quả các bài kiểm tra được trình bày ở bảng 2 ta thấy điểm học tập của học sinh khối TN cao hơn học sinh khối lớp ĐC, thể hiện ở:
- Tỉ lệ % HS yếu, kém, trung bình của lớp TN thấp hơn lớp ĐC
- Tỉ lệ % HS giỏi của khối TN cao hơn lớp ĐC.
 - Điểm trung bình cộng của HS lớp TN cao hơn lớp ĐC. 
Kết luận: Kết quả thực nghiệm đã được xử lý một cách chính xác khoa học. Những kết quả trên cho thấy hướng nghiên cứu của đề tài là phù hợp với thực tiễn của quá trình dạy học và góp phần tăng hứng thú học tập môn hóa học của HS, từ đó nâng cao chất lượng dạy học. Qua kết quả xử lý cũng cho thấy cùng xuất phát điểm tương đối giống nhau, việc áp dụng các phương pháp dạy học cho thấy đã có sự chuyển biến tương đối rõ nét về chất lượng, cho thấy tính khả thi của đề tài.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có thông tin cần bảo mật.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Điều kiện về thời gian: Học sinh bắt đầu học đến chương oxi – lưu huỳnh.
- Điều kiện về đối tượng học sinh: Học sinh đăng kí theo học chuyên đề môn hoá học.
- Điều kiện về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất có thể đảm bảo áp dụng các phương pháp dạy học cần thiết.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Trong quá trình dạy học áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy học sinh rất hào hứng, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh dễ theo dõi bài và tổng hợp kiến thức; học sinh được học tập, nghiên cứu theo nhiều nguồn tài liệu khác nhau làm tăng sự say mê học hỏi, tìm tòi của học sinh từ đó nâng cao hiệu quả học tập của các em.
Hiện nay, dự thảo chương trình GDPT tổng thể của Bộ GD – ĐT thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại khi mà dạy học các môn học theo chủ đề, chuyên đề tự soạn của giáo viên trên nền tảng kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Đặc biệt những năm gần đây, chương trình và nội dung đề thi HSG cấp Tỉnh cũng rất sát với kì thi THPT Quốc Gia. Vì thế, với việc áp dụng dạy học gây hứng thú cho HS về cả lí thuyết và đi sâu vào các dạng bài tập giúp tôi có được nhiều thành tích từ việc dạy học chuyên đề và dạy ôn thi HSG. Do đó tôi thấy đề tài của mình lựa chọn là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả học tập của HS, giúp học sinh nắm chắc lí thuyết, phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng giải toán hóa và thực hành thí nghiệm. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân 
Việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy là rất cần thiết, không những mang lại lợi ích thiết thực cho HS mà bản thân GV cũng được trau dồi kiến thức, trải nghiệm những phương pháp dạy học tích cực cũng là cách GV cần tự học, tự tìm tòi và nâng cao trình độ chuyên môn. Hơn nữa, khi HS học tập hiệu quả hơn, kết quả học tập của các em tiến bộ rõ rệt, phụ huynh càng tin tưởng GV hơn. 
PHỤ LỤC
Bài kiểm tra đánh giá học sinh sau khi học xong chương oxi – lưu huỳnh
( Đề gồm 12 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận trong thời gian 45 phút)
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm = 0,25 điểm × 12 câu)
Câu 1: Chọn câu trả lời sai về hiđro sunfua?
 A. H2S là chất khí                            B. H2S ít tan trong nước
 C. H2S không độc              D. H2S có tính khử mạnh
Câu 2: Các khí sinh ra khi cho dung dịch H2SO4 đặc, dư vào saccarozơ gồm
 A. H2S và CO2.           B. H2S và SO2.        C. SO3 và CO2.           D. SO2 và CO2
Câu 3: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ dưới đây
Sau một thời gian thì ống nghiệm chứa dung dịch Cu(NO3)2 quan sát thấy
A. có sủi bọt khí màu vàng lục, mùi hắc.	B. có xuất hiện kết tủa màu đen.
C. không có hiện tượng gì xảy ra.	D. có xuất hiện kết tủa màu trắng.
Câu 4: Nếu cho cùng một khối lượng hai kim loại Zn và Fe tác dụng hết với axít H2SO4 loãng. Kim loại cho nhiều thể tích khí H2 hơn là (Fe = 56; Zn = 56)
A. không xác định được	B. Zn	C. bằng nhau	 D. Fe
Câu 5: Trong các cặp chất sau, cặp chất gồm hai chất phản ứng được với nhau là
A. NaCl và KNO3. B. Cu(NO3)2 và HCl. C. Na2S và HCl. D. BaCl2 và HNO3
Câu 6: Trộn 100 gam dung dịch H2SO4 12% với 400 gam dung dịch H2SO4 40%. Dung dịch thu được có nồng độ là bao nhiêu ?
A. 34,4 %	 B. 28,8%	 C. 25,5%	D. 33,3%
Câu 7: Hợp chất nào của lưu huỳnh có thể bám vào máu, gây ra cái chết hàng loạt của những ao nuôi tôm
A. Hiđro sufua.	 B. Lưu huỳnh đioxxit.
C. Axit sufuric.	 D. Đồng sunfat.
Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng hóa học: 
X + H2SO4 loãng Fe2(SO4)3 + Y + H2O. Hai chất X,Y lần lượt là
A. Fe3O4, FeSO4.	B. FeO, FeSO4.	C. Fe3O4, SO2.	D. Fe, SO2.
Câu 9: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4(loãng) bằng một thuốc thử là
A. Zn	B. quì tím	C. Al	D. BaCO3
Câu 10: Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành sunfua: 
 Ag + H2S +O2 Ag2S + H2O. 
Mệnh đề diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng là
A. H2S là chất oxi hóa, Ag là chất khử. B. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa.
C. H2S là chất khử, Ag là chất oxi hóa. D. Ag là chất oxi hóa, O2 là chất khử.
Câu 11: Dùng H2SO4 đặc có thể làm khan khí
A. H2S	B. NH3	C. HI	D. CO2
Câu 12: Khi nung hoàn toàn 7,2 gam một kim loại có hóa trị (II) cần dùng hết 3,36 lít oxi (đktc). Kim loại đó là (Mg = 24; Fe = 56; Zn = 56; Cu = 64)
A. Zn	B. Cu	C. Fe	D. Mg
II. TỰ LUẬN ( 7 điểm )
Câu 1: (3 điểm) Thực hiện chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
Câu 2: (1 điểm)
Hòa tan 6,72 gam Fe trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 3,36 lít khí mùi hắc (đkc, sản phẩm khử duy nhất) và a gam muối. Tìm a ?
Câu 3: (2 điểm) Nung nóng 3,72 g hỗn hợp bột các kim loại Zn và Fe trong bột lưu huỳnh dư. Chất rắn thu được sau phản ứng được hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch H2SO4 loãng, nhận thấy có 1,344 lít khí (đktc) thoát ra.
a) Viết pthh của các phản ứng đã xảy ra.
b) Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 4. (1 điểm) Tẩy rửa thịt thối thành thịt tươi bằng SO2 – độc tăng gấp đôi
	Hiện nay, trên thị trường xuất hiện chất bảo quản đặc biệt dùng để xử lý thực phẩm (thịt, đồ hải sản) nhằm chống vi khuẩn xâm nhập, tẩy trắng, kéo dài thời gian bảo quản. Người bán xử lý bằng cách ngâm thịt vào trong dung dịch gọi là bột săm pết trong vài phút, miếng thịt lập tức chuyển từ màu vàng, mùi thối sang màu đỏ tươi không mùi. Các chuyên gia về công nghệ thực phẩm khẳng định SO2 sẽ đọng lại trên thịt, nếu người ăn phải sẽ rất nguy hiểm. SO2 sẽ đọng lại trên thịt, nếu người ăn phải sẽ rất nguy hiểm. SO2 khi tiếp xúc với niêm mạc tạo thành axit H2SO4, ngấm vào máu, gây lở loét nội tạng, rối loạn sự chuyển hóa protein và đường trong cơ thể...
Hãy đọc các thông tin trong bài viết trên và trả lời các câu hỏi sau
 a) Theo em bột samphet có thành phần của muối nào để khi tan trong nước có tác dụng tẩy trắng chống vi khuẩn như SO2? 
 b) Sử dụng thực phẩm ôi thiu xử lý bằng dung dịch bột samphet (hay dd SO2) gây ra tác hại gì đối với sức khỏe con người? Làm thế nào để nhận ra thịt được sử lý bằng muối sunphit?
Bảng điểm bài kiểm tra 45 phút lớp 10A2, 10A1
STT
Họ và tên HS 10A2
Điểm
Họ và tên HS 10A1
Điểm
1
Tạ Thị Lan Anh
5
Nguyễn Ngọc Anh
7
2
Nguyễn Thị Thanh Bình
7
Nguyễn Hồng Châu
10
3
Nguyễn Ngọc Dương
5
Nguyễn Mạnh Cường
5
4
NguyễnT. Thuỳ Dương
8
Lê Hoàng Anh Dũng
4
5
Trần Minh Dương
7
Trần Đình Duy
8
6
Nguyễn Quốc Đại
7
Đường Thị Hằng
7
7
Ngô Hà Giang
5
Nguyễn Văn Ngọc Hiên
5
8
Nguyễn Thị Thu Hà
5
Bùi Minh Hiếu
4
9
Dương Thị Hằng
9
Bùi Ngọc Hiếu
7
10
Nguyễn Thu Hiền
9
Nguyễn Thị Hoàn
8
11
Nguyễn Hoàng Hiệp
7
Đỗ Vĩnh Hùng
6
12
Dương Hoàng Hiếu
9
Trần Thế Huy
10
13
Trần Văn Hiếu
7
Đỗ Thị Hương
6
14
Nguyễn Mạnh Hùng
7
Trần Thị Lan
4
15
Trần Mạnh Hùng
8
Đường Thị Ngọc Linh
5
16
Nguyễn Thị Thu Hương
8
Trần Thuý Linh
9
17
Tạ Thị Lan
10
Trần Minh Mạnh
7
18
Nguyễn Tùng Linh
8
Trần Thị Mến
8
19
Nguyễn Tuấn Minh
9
Hoàng Quốc Nam
6
20
Nguyễn Chí Nam
8
Lý Phương Nam
6
21
Ngô Thị Ngân
7
Nguyễn Hải Nam
5
22
Trần Thị Ngọc
8
Nguyễn Văn Nam
6
23
Nguyễn Đình Phi
7
Nguyễn Xuân Nghiêm
9
24
Nguyễn Thị Sinh
7
Phạm Thị Minh Nguyệt
6
25
Dương Thị Sửu
5
Lê Thị Thanh Nhàn
5
26
Nguyễn Hữu Tài
6
Trần Văn Phượng
6
27
Lưu Quang Thanh
7
Nguyễn Minh Tâm
5
28
Phạm Ngọc Thanh
7
Nguyễn Duy Thanh
6
29
Nguyễn T. Phương Thảo
7
Nguyễn Văn Thanh
8
30
Nguyễn Thị Thu Thảo
6
Nguyễn Hữu Thắng
9
31
Trần Thị Út Thơm
9
Nguyễn Thị Thơm
8
32
Nguyễn Thị thu A
7
Nguyễn Thị Thanh Thuý
6
33
Nguyễn Thị Thu B
6
Phạm Thị Thuý
8
34
Nguyễn Thị Tiền
8
Nguyễn Thành Trung
6
35
Đào Duy Toàn
8
Trần Thanh Tùng
6
36
Hà Thị Huyền Trang
9
Đỗ Thị Hồng Tuyên
6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục – Đào tạo, Đề thi Đại học – Cao đẳng qua các năm.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn Hóa học. NXBGD, Hà Nội. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2008), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa học lớp 10. NXBGD, Hà Nội. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học. NXB ĐHSP, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. NXB ĐHSP, Hà Nội. 
6. Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học, Chương trình phát triển giáo dục trung học (2010), Tài liệu tập huấn giáo viên Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Hoá học cấp THPT. 
7. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp DHHH ở trường phổ thông và Đại học. Một số vấn đề cơ bản, NXBGD Việt Nam, Hà Nội. 
8. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2009), Lí luận dạy học hiện đại một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học, Postdam - Hà Nội. 
9. Nguyễn Văn Cường (2005), Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo dục THPT, Tài liệu Hội thảo tập huấn. 
10. Nguyễn Đức Dũng (2012), Đổi mới phương pháp DHHH ở trường phổ thông, Tập bài giảng cho học viên sau đại học, Trường ĐHSP Hà Nội. 
11. Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm (2009), Phương pháp dạy học hóa học – Học phần phương pháp DHHH 2. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 
12. Nguyễn Xuân Trường (2006), 385 câu hỏi và đáp về hóa học với đời sống. NXB, Hà Nội. 
13. Tài liệu ôn thi THPT Quốc Gia tham khảo từ internet.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Lớp 10A2 
Trường THPT Bình Xuyên
Giờ dạy học chính khóa, 
tự chọn
2
Lớp 10A1
Trường THPT Bình Xuyên
Giờ dạy học chính khóa, 
tự chọn
Bình Xuyên, ngày.....tháng......năm 2018
Thủ trưởng đơn vị
Bình Xuyên, ngày 15 tháng 12 năm 2018
Tác giả sáng kiến
Nguyễn Thị Thu Hằng

File đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_mot_so_giao_an_giang_day_va_huong_dan_hoc_sinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan