SKKN Thiết kế các hoạt động học tập giúp học sinh biết truyền cảm hứng và lan tỏa yêu thương nhằm phát triển năng lực và phẩm chất qua phần sinh trưởng và phát triển ở động vật – Sinh học 11

Một thực trạng dễ thấy đó là đạo đức một bộ phận học sinh đang trên đà suy

thoái trầm trọng. Học sinh ngày càng trở nên thiếu lễ độ với người khác. Hiện

tượng học sinh bỏ học, đánh nhau, nói tục chửi thề, ngang ngược, bướng bỉnh, vi

phạm pháp luật, trở nên phổ biến. Dù nhà trường, gia đình, xã hội đã vận dụng

nhiều biện pháp giáo dục, tuyên truyền, vận động song hiệu quả mang lại còn chưa

cao. Hành vi xấu của học sinh có xu hướng lan nhanh trong các trường học. Số học

sinh vi phạm kỉ luật nhà trường ngày càng tăng. Số vụ vi phạm pháp luật ở lứa tuổi

học sinh có xu hướng tăng cao. Do suy thoái về đạo đức của một số học sinh khiến

cho môi trường học tập có nhiều xáo trộn. Ngày càng có nhiều học sinh vô lễ với

thầy cô, có tình trạng học sinh xúc phạm hay đe dọa thầy cô giáo. Vai trò của

người thầy trong xã hội bị phai nhạt, truyền thống tôn sư trọng đạo cũng mất dần ý

nghĩa và sự tôn nghiêm. Sự suy thoái đạo đức của học sinh không những diễn ra

theo chiều rộng mà còn cả ở chiều sâu.

Một số hiện trạng mà gần đây trên các kênh thông tin chia sẻ rất đáng quan

tâm và lo lắng như: Công an thị xã Hoàng Mai đang vào cuộc điều tra, làm rõ

nhóm nữ sinh đánh bạn tàn bạo được chia sẻ lên mạng xã hội vào ngày 17/4/2020.

Vụ 7 nữ sinh kéo bạn ra bãi biển đánh đập sau đó bắt quỳ gối xin lỗi rồi thay nhau

tát vào mặt xảy ra ở huyện Diễn Châu (Nghệ An). Vụ 6 nữ sinh đánh hội đồng,

cưỡi lên đầu và lột áo bạn ở Nam Đàn. Vụ ba nữ sinh lớp 9 Trường THCS Quỳnh

Thuận (huyện Quỳnh Lưu) cũng bị một nhóm nữ sinh Trường THCS Quỳnh Long

đánh hội đồng phải nhập viện điều trị gây phẫn nộ trong dư luận. Vụ Bé trai 5 tuổi

bị sát hại ở Nghệ An, mà thủ phạm là học sinh THPT do nghiện Game. Và mới đây

nhất là video ghi lại cảnh học sinh tát giáo viên trên lớp học, trước sự chứng kiến

của cả lớp . Theo thống kê trong một năm học 2020, toàn quốc xảy ra gần 1.600

vụ việc học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học.9

Vậy tác động nào đã ảnh hưởng đến đạo đức và lối sống của học sinh. Trước

hết là do sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường làm đảo lộn nhận thức của

con người về các giá trị sống. Con người chạy theo lối sống thời thượng, đề cao vật

chất, xem thường đạo đức và các giá trị nhân văn. Áp lực công việc từ cuộc sống

khiến cho con người không còn thân thiện nữa. Tất cả ảnh hưởng sâu sắc đến đời

sống và nhận thức của mỗi học sinh. Do ảnh hưởng của các trào lưu văn hóa đang

trên đà nở rộ. Sự mở cửa kinh tế đất nước tạo cơ hội xâm nhập của các nền văn hóa

ngoại lai vốn không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Điều đó, tạo nên

các trào lưu lệch chuẩn, gây ảnh hưởng đến nhận thức và đạo đức học sinh. Gia

đình thiếu quan tâm đến việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, nhân cách, lối sống cho

con em. Ông bà, cha mẹ thiếu gương mẫu; văn hóa gia đình không được đề cao,

con người thờ ơ, vô cảm. Những hành vi nghiêm túc bị đem ra trêu đùa. Lối sống

văn hóa chuẩn mực dần dần mất đi ý nghĩa. Tệ nạn xã hội có xu hướng xâm nhập

sâu hơn vào nhà trường. Học sinh mất định hướng trong học tập. Nhiều học sinh

thiếu lý tưởng sống, sa đà vào tệ nạn xã hội. Do đó, giáo dục đạo đức, nhân cách,

nhân phẩm, ý thức trách nhiệm trong thời đại mới cho học sinh trở thành vấn đề

quan tâm của toàn xã hội và trước hết là ngành giáo dục và đào tạo.

Vì vậy, trong dạy học cần tăng cường hơn nữa việc giáo dục đạo đức, nhân

cách nhân phẩm học sinh theo định hướng mới, đúng đắn và hiệu quả. Giáo dục

học sinh phải đúng cách, đúng đối tượng, hướng các em vào các hoạt động tích

cực, ý nghĩa. Để qua các hoạt động học, hoạt động trải nghiệm các em tự cảm

nhận, tự thay đổi, dần dần tiến bộ và sẽ tìm thấy động lực học tập để trở thành

người hữu ích cho xã hội.

pdf50 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 759 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế các hoạt động học tập giúp học sinh biết truyền cảm hứng và lan tỏa yêu thương nhằm phát triển năng lực và phẩm chất qua phần sinh trưởng và phát triển ở động vật – Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, luyện tập, chuẩn bị 
đạo cụ, âm thanh, trang phục. 
- Các bước xây dựng kịch bản: Phân tích nội dung, xây dựng bối cảnh, xác định 
nhân vật, xây dựng kịch bản 
+ Phân tích nội dung: 
Điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người bao gồm các biện pháp 
- Cải tạo giống: Nhằm tạo ra những giống vật nuôi cho năng suất cao nhất, trong 
thời gian ngắn nhất. Tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, thích nghi tốt điều 
kiện môi trường. 
- Cải thiện môi trường: Thức ăn, chuồng trại. 
- Cải thiện chất lượng dân số: Nâng cao đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng, 
luyện tập thể dục, thể thao, tư vấn di truyền, giảm thiểu ô nhiễm, chống sử dụng 
ma túy, chống nghiện thuốc lá, lạm dụng rượu bia 
+ Xây dựng bối cảnh 
 34 
Cảnh 1: Cuộc nói chuyện của các chủ trang trại chăn nuôi 
Trên đường đi chợ, bà Mai gặp cô Hoa: Này cháu, hôm qua nghe chú Hùng xóm 
trưởng khen nhà cô năm nay chăn nuôi tốt lắm. Thấy bảo đợt vừa rồi cũng xuất 
chuồng được mấy đàn lợn à. 
Cô Hoa: Dạ, mặc dù đợt vừa rồi thời tiết không ủng hộ, giá rét nhưng nhà cháu 
vẫn chăn nuôi tốt bác ạ. Cảm ơn bác đã động viên. 
Bà Mai: Nhà cháu vậy là tốt, năm nay nhà bác chăn nuôi không được ổn lắm, chắc 
phải sang học hỏi nhà cô rồi đấy. Có bí quyết gì cháu chỉ giúp bác với đấy nha. 
Cô Hoa: Dạ, thực ra cũng không phải bí quyết gì đâu bác ạ. 
Thực ra đợi vừa rồi, chú Nam con bác họ về quê, chú ấy là kĩ sư chăn nuôi, nên vợ 
chồng cháu sang nhờ tư vấn ạ. 
Chú ấy bảo, bây giờ kĩ thuật chọn tạo giống phát triển lắm. Người ta có thể áp 
dụng nhiều phương pháp như chọn lọc nhân tạo, lai giống, công nghệ phôi...cho 
nên có rất nhiều giống có năng suất cao, phù hợp với lợi ích kinh tế. Vì vậy người 
chăn nuôi phải tìm hiểu và chọn được giống phù hợp. Ngoài ra bác cũng phải đầu 
tư chuồng trại, thức ăn, nước uống và chế độ chăm sóc hợp lí. Nói vậy chứ mình 
đầu tư trang trại thì cần phải tìm hiểu, đọc sách về kĩ thuật chăn nuôi bác ạ. 
Anh Hoàng: Chào bác Mai và cô Hoa, hai bác cháu nói chuyện gì mà tôi đến 
không biết vậy. Nghe hai người nói chuyện thú vị quá. 
Bà Mai: Chào chú, bác cháu tôi đang nói chuyện chăn nuôi, nghe nói trạng trại chú 
vừa rồi cũng tốt lắm, tiện đây chia sẻ cho chúng tôi với nhé. 
Anh Hoàng: Dạ, cháu cũng phải học hỏi nhiều bác ạ, ngoài ra nhà cháu còn tham 
gia diễn đàn chăn nuôi trên mạng xã hội. Nghe các chia sẻ của anh chị em có kinh 
nghiệm trên diễn đàn, kĩ sư chăn nuôi trao đổi, hữu ích lắm bác ạ. Bác và cô cũng 
tham gia đi. 
Cô Hoa: Nghe nói thứ 7 tuần này, trong kế hoạch phát triển chăn nuôi địa phương 
để xây dựng nông thôn mới, xã mời kĩ sư chăn nuôi về trao đổi, tập huấn cho bà 
con đấy bác ạ. 
Bà Mai: Tốt quá, gặp cô chú tôi thấy mình còn phải học hỏi nhiều, tuổi trẻ có 
khác, năng động hơn thế hệ chúng tôi nhiều. Cảm ơn cô chú nhé. 
Cảnh 2: Trích đoạn buổi họp xóm của thôn Đoài 
Trưởng xóm: Thưa bà con, hôm nay chúng ta họp xóm để tiếp tục triển khai để 
hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới. Ngoài các chỉ tiêu đã hoàn thành, 
hôm nay chúng ta bàn về chỉ tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, chăm lo sức khỏe 
cho người dân xóm mình. Mời ý kiến của bà con. 
Cô Bình: Xóm ta đã có sân bóng chuyền, bóng đá; có sân nhà văn hóa để các cụ 
tập dưỡng sinh, các chị em phụ nữ tập dân vũ. Tôi đề nghị các chi hội động viên, 
 35 
khích lệ phong trào thể dục, thể thao của xóm mình và tất cả chúng ta cần hưởng 
ứng tham gia. 
Bác Minh: Chúng ta cần có các biện pháp tuyên truyền đến con em trong xóm, 
tuyệt đối không sử dụng, buôn bán ma túy; không nghiện thuốc lá; lạm dụng rượu 
bia. Chấp hành luật an toàn giao thông để tạo nên nếp sống văn hóa thôn xóm, bảo 
vệ sức khỏe. 
Ông Thắng: Định kì hàng tuần thực hiện sáng chủ nhật xanh, thu gom rác thải, vệ 
sinh môi trường quanh xóm. Hội nông dân cần tuyên truyền cho bà con sử dụng 
hợp lí thuốc trừ sâu, không lạm dụng các loại chất kích thích sinh trưởng, không sử 
dụng thuốc diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp, cần tuyên truyền sản xuất nông 
nghiệp hữu cơ, phát triển bền vững. Xây dựng thôn xóm văn hóa, xanh – sạch – 
đẹp. 
Xóm trưởng: Cảm ơn ý kiến đóng góp xây dựng của các cô, các bác. Hi vọng rằng 
xóm mình sẽ thực hiện tốt và sớm về đích trong xây dựng nông thôn mới. 
+ Xác định nhân vật, xây dựng kịch bản 
Phân công các bạn trong lớp thực hiện nhiệm vụ: Đạo diễn, hóa trang, các nhân vật 
trong vở diễn. 
Thực hiện tập luyện, hoàn thành vở diễn. 
+ Hoạt động trên lớp: 
Tổ chức hoạt động sân khấu hóa “Xây dựng nông thôn mới”. 
HS xem vở diễn, trong quá trình xem ghi chép vắn tắt nội dung của vở diễn. 
Sau khi xem xong, qua vở diễn giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong 
bộ câu hỏi định hướng. 
 36 
HS nghiên cứu SGK, nội dung vở diễn để trả lời 
HS nhận xét, bổ sung lẫn nhau 
3.5.3. Khái quát rút ra bài học và áp dụng 
- Qua vở diễn học sinh bày tỏ cảm xúc của mình khi tham gia 
- Đóng góp ý kiến, bổ sung, chia sẻ của cả lớp 
- GV cùng HS khái quát kiến thức 
C. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm nghiệm tính khả 
thi và tính hiệu quả của việc ứng dụng phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, hình 
thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá trong việc thiết kế các hoạt động học giúp 
học sinh biết truyền cảm hứng và lan tỏa yêu thương nhằm hình thành và phát triển 
năng lực và phẩm chất cho học sinh ở phần sinh trưởng và phát triển ở động vật – 
Sinh học 11. Qua phát phiếu thăm dò, bài kiểm tra, phân tích và xử lí kết quả thực 
nghiệm để rút ra kết luận về mức độ hứng thú, yêu thích, năng lực tự học, chủ 
động, tích cực và hiệu quả lĩnh hội tri thức, những yêu cầu đạt được về năng lực và 
phẩm chất của học sinh. 
- Thời gian: Năm học 2020 - 2021 
- Địa điểm thực nghiệm: 
+ Trường THPT Nguyễn Đức Mậu – Quỳnh Lưu – Nghệ An 
+ Lớp thực nghiệm: 11A1, 11A5, 11A7: 125 học sinh 
+ Lớp đối chứng: 11A3, 11A9, 11A12: 122 học sinh 
- Đối tượng thực nghiệm: Tìm hiểu đối tượng thực nghiệm và đối chứng qua ban 
giám hiệu nhà trường, nhóm chuyên môn, giáo viên Sinh học và giáo viên chủ 
nhiệm chúng tôi đã lựa chọn được học sinh các lớp khối 11 có năng lực tương 
đương. 
* Qua phiếu thăm dò: 
Sau khi tiến hành thực nghiệm dạy học, phát phiếu thăm dò và tổng hợp, kết 
quả thu được như sau: 
Bảng tổng hợp phiếu thăm dò: 
TT Tiêu chí 
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng 
Các phƣơng án lựa 
chọn (Tỉ lệ %) 
Các phƣơng án lựa 
chọn (Tỉ lệ %) 
Đồng 
ý 
Phân 
vân 
Không 
đồng ý 
Đồng 
ý 
Phân 
vân 
Không 
đồng ý 
 37 
1 
Bạn vận dụng được 
nội dung kiến thức 
bài học vào giải 
thích các vấn đề và 
hiện tượng thực tế 
liên quan 
80 16 4 49 28.7 22.3 
2 
Bạn hăng hái tham 
gia phát biểu ý kiến 
xây dựng bài 
88 8 4 63 24.6 12.4 
3 
Bạn tham gia thảo 
luận nhóm một cách 
tích cực và luôn 
đóng góp ý kiến 
sáng tạo cho nhóm 
76 16 8 59 30.3 32.7 
4 
Bạn rất hứng thú khi 
tham gia các hoạt 
động học về nội 
dung chủ đề này 
84 13.6 2.4 50 28.7 21.3 
5 
Bạn luôn hoàn thành 
tốt các nhiệm vụ học 
tập được phân công 
72 24 2.4 55.7 32.8 11.5 
6 
Bạn có quan hệ tốt 
với giáo viên và các 
bạn khác trong lớp 
khi học chủ đề này 
96 4 0 73.8 26.2 0 
7 
Bạn biết tự đánh giá 
và đánh giá 
68 25.6 6.4 43.4 40.16 16.44 
8 
Bạn lắng nghe ý 
kiến các thành viên 
khác 
92 4.8 3.2 61.5 26.2 12.3 
9 
Bạn tích tham gia 
các hoạt động trải 
nghiệm 
85.6 9.6 4.8 54.9 26.2 18.9 
10 
Bạn muốn tham gia 
các hoạt thiện 
nguyện 
89.6 6.4 4 34.4 27.9 37.7 
 38 
11 
Bạn muốn chia sẻ, 
ủng hộ những hoàn 
cảnh khó khăn trong 
cuộc sống 
96 4 59 28.7 12.3 
12 
Bạn tích cực tham 
gia các hoạt động vì 
cộng đồng 
73.6 18.4 8 29.5 42.6 27.9 
13 
Bạn tham gia các 
hoạt động thiện 
nguyện trong hoạt 
động học chủ đề 
100 0 0 14.8 30.3 54.9 
Kết quả thăm dò học sinh lớp 11A7 trƣớc và sau khi học chủ đề 
 Tổng số học sinh tham gia khảo sát: 40 
Các tiểu chí thăm dò Trước Sau 
Mong muốn tham gia vào các nhóm thiện nguyện 15 30 
Tích cực đóng góp, chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn 20 40 
Nhiệt tình tham gia hoạt động thiện nguyện 18 39 
Tích cực tham gia vệ sinh xóm làng, khu phố 16 35 
Tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng 10 32 
Là thành viên câu lạc bộ thiện nguyện ở trường hoặc địa 
phương 
4 26 
* Qua bài kiểm tra 
Kiểm tra hiệu quả lĩnh hội kiến thức của học sinh thông qua bài kiểm tra 15 
phút với các tiêu chí kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học 
sinh phần sinh trưởng và phát triển ở động vật ở các lớp thực nghiệm và đối chứng. 
Kết quả đạt được như sau: 
TT Lớp Trƣờng 
Tổng 
sĩ số 
Kết quả (Theo tỉ lệ %) 
Giỏi Khá TB Yếu Kém 
1 
TN (11A1, 
11A5, 11A7) THPT 
Nguyễn 
Đức Mậu 
125 51.2 35.2 13.6 0 0 
2 
ĐC (11A3, 
11A9, 11A12) 
122 31.97 39.3 24.44 4.29 0 
 39 
Biểu đồ phản ánh kết quả bài kiểm tra ở lớp TN và lớp ĐC 
Qua phân tích và xử lí số liệu, nhận thấy rằng hiệu quả tích cực từ việc tổ 
chức các hoạt động trải nghiệm để giúp học sinh biết truyền cảm hứng và lan tỏa 
yêu thương cả về năng lực và phẩm chất. Cụ thể: 
 - Tỉ lệ học sinh vận dụng thành thạo nội dung kiến thức để giải quyết vấn đề và 
hiện tượng thực tế liên quan cao. 
- Học sinh hăng hái, nhiệt tình, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và các hoạt động trải 
nghiệm tích cực. 
- Học sinh sôi nổi tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, quá trình thảo luận 
nhóm tích cực, chủ động và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cao hơn. 
- Mối quan hệ và tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh 
tốt hơn. Học sinh hứng thú, yêu thích môn học hơn. 
- Khả năng tự đánh giá và đánh giá của học sinh tốt hơn. 
- HS biết lắng nghe ý kiến các thành viên khác để tiếp thu và tiến bộ 
- Qua các hoạt động dạy học này, học sinh hoạt động theo nhóm nên tất cả các em 
trong lớp đều tích cực tham gia vào hoạt động thiện nguyện, hoạt động vì cộng 
đồng. Như thiết kế apphich, tranh để tuyên truyền bảo vệ phụ nữ mang thai, phòng 
chống bệnh sốt xuất huyết; các hoạt động trồng cây, thu gom giấy, phế liệu, quần 
áo cũ, vận động được các cá nhân, tổ chức tham gia ủng hộ... 
- Qua bài kiểm tra 1 tiết, kết quả lĩnh hội kiến thức của học sinh tốt hơn. 
Như vậy, việc tổ chức được các hoạt động trải nghiệm này đã hình thành và 
phát triển các năng lực và phát triển phẩm chất tốt hơn, học sinh tích cực, chủ 
động, sáng tạo trong học tập hơn so với các hoạt động dạy học khác khi giảng dạy 
phần sinh trưởng và phát triển ở động vật – Sinh học 11. 
0
10
20
30
40
50
60
Lớp TN Lớp ĐC 
Giỏi 
Khá
TB
Yếu 
 40 
PHẦN III: KẾT LUẬN 
1. Kết luận 
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi rút ra 
được một số kết luận sau: 
- Để thực hiện đề tài này, cần nghiên cứu sâu nội dung kiến thức, cơ sở lí 
luận và cơ sở thực tiễn. 
- Căn cứ vào nội dung bài học, cơ sở vật chất trường, lớp để xem xét có phù 
hợp với phương pháp dạy học sử dụng. 
- Nghiên cứu sâu phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, các hoạt động trải 
nghiệm để có phương pháp kết hợp hiệu quả nhất trong tổ chức hoạt động học cho 
học sinh. 
- Nghiên cứu nội dung kiến thức bài học qua SGK, tài liệu tham khảo, 
internet,.. 
- Thiết kế các hoạt động học, thực nghiệm đề tài ở các lớp, trường, nhờ đồng 
nghiệp dự giờ thăm lớp để đánh giá hiệu quả của đề tài. 
- Phát phiếu thăm dò, bài kiểm tra để đánh giá năng lực, mức độ lĩnh hội 
kiến thức và phẩm chất của học sinh. 
- Tổng hợp, phân tích, xử lí số liệu và đưa ra kết quả áp dụng. 
- Đề tài đã xác định được mạch nội dung, kiến thức; yêu cầu cần đạt của 
mục tiêu dạy học của chủ đề, xác định được các năng lực, phẩm chất cần hình 
thành và phát triển cho học sinh. 
- Xác định và xây dựng được các hoạt động trải nghiệm cụ thể trong chủ đề 
để tổ chức hoạt động học giúp học sinh biết truyền cảm hứng và lan tỏa yêu 
thương, từ đó hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. 
- Xây dựng được các công cụ, tiêu chí đánh giá học sinh sau khi học chủ đề 
như câu hỏi, bài tập, tình huống, nhiệm vụ hoạt động nhóm, bài kiểm tra, phiếu 
đánh giá. 
- Việc tổ chức các hoạt động dạy học này đã giúp học sinh tích cực, chủ 
động, sáng tạo hơn trong học tập, thể hiện: 
+ Học sinh xác định được nhiệm vụ học tập, học những điều ý nghĩa đối với 
bản thân. 
+ Tương tác với đối tượng học tâp tốt hơn. 
+ Học từ nhiều nguồn, bằng nhiều cách, trong môi trường đa dạng (với GV, 
với bạn, với tài liệu, với sự trải nghiệm cá nhân, học ở lớp, học ở nhà, học từ trải 
nghiệm thực tế...). 
 41 
+ Tất cả học sinh đều có cơ hội học tập, trải nghiệm như nhau; tạo môi 
trường thuận lợi cho học sinh học tích cực. 
+ Tương tác xã hội (học từ thầy, học theo nhóm, học từ bạn, trao đổi với 
người thân, với mọi người xung quanh trong quá trình trải nghiệm...) hỗ trợ cho 
tương tác học tập tốt hơn. 
+ Kết quả học tập ở mức độ sâu, rộng hơn dẫn đến sự thay đổi năng lực và 
nhu cầu bản thân. 
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm, qua đó nhận thấy rằng việc tổ chức hoạt 
động dạy học này bên cạnh hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, còn 
khơi dậy được ở các em các phẩm chất tốt đẹp. Biết yêu thương, chia sẻ, cảm 
thông và sống có trách nhiệm hơn. Nhiệt tình, năng nổ tham gia vào các phong trào 
thiện nguyện, tổ chức được các hoạt động thiện nguyện ở lớp, ở trường và tại địa 
phương. Từ đó, giúp các em sống có lí tưởng, có ước mơ, hoài bão, tránh xa các tệ 
nạn xã hội ngày càng xâm lấn vào môi trường học đường. Các hoạt động trải 
nghiệm này còn giúp HS hứng thú hơn trong học tập, các em vừa học sâu, vừa học 
thoải mái và yêu thích bộ môn hơn. Từ đó, cùng với các hoạt động giáo dục khác 
đã góp phần nhỏ để hình thành và nuôi dưỡng bao hạt giống tâm hồn trẻ. 
Vì vậy tôi thiết nghĩ đề tài này có ý nghĩa lớn với giáo viên và học sinh, 
nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho 
học sinh. 
2. Đề nghị 
Đề tài mới nghiên cứu ở phạm vi hẹp, vì vậy cần khảo nghiệm trên diện rộng 
để có thể đánh giá chính xác hơn tính khoa học và khả năng ứng dụng. 
Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm giúp học sinh biết truyền cảm hứng 
và lan tỏa yêu thương nhằm hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất có thể 
thực hiện ở nhiều chủ đề khác trong chương trình sinh học THPT như phần virút 
và bệnh truyền nhiễm – Sinh học 10, chuyển hóa vật chất và năng lượng động vật – 
Sinh học 11, di truyền Y học – Sinh học 12, sinh thái học – Sinh học 12... Vì vậy 
cần khuyến khích giáo viên, học sinh vận dụng trong các chủ đề và môn học khác. 
Cơ sở vật chất nhà trường, không gian lớp học cần được đầu tư hơn. Sĩ số 
lớp học vừa phải, phù hợp cho việc hoạt động nhóm và tổ chức các hoạt động trải 
nghiệm 
Dù đã hết sức cố gắng nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi vô cùng 
cảm ơn khi nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các đồng nghiệp và các em 
học sinh để đề tài được hoàn chỉnh hơn. 
Xin chân thành cảm ơn! 
 Quỳnh Lưu, tháng 3 năm 2021 
 42 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa Sinh học 11 cơ bản, Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn 
Như Khanh, NXB giáo dục. 
2. Sách giáo viên Sinh học 11 cơ bản, Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn 
Như Khanh, NXB giáo dục. 
3. Sách bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 11, Phan Khắc Nghệ, Trần Mạnh Hùng, 
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
4. Sách bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 11, Huỳnh Quốc Thành, NXB Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 
5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông về dạy học tích cực năm 2018 
Bộ giáo dục đào tạo – Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn II. 
6. Sách giáo khoa Sinh học 11 nâng cao, Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Như 
Hiền, Trần Văn Kiên, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Quang Vinh, NXB giáo dục. 
7. Sách giáo viên Sinh học 11 nâng cao, Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Như 
Hiền, Trần Văn Kiên, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Quang Vinh, NXB giáo dục. 
8. Dạy học phát triển năng lực môn Sinh học trung học phổ thông, Đinh Quang 
Báo (chủ biên) – Phan Thị Thanh Hội – Trần Thị Gái – Nguyễn Thị Việt Hà, NXB 
đại học sư phạm. 
9. Tài liệu bồi dưỡng vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Sinh 
học, TS.Phạm Thị Hương. 
10. Tài liệu tập huấn chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. 
11. Tài liệu tập huấn chương trình GDPT môn Sinh học. 
12. Phát triển năng lực và tư duy kĩ thuật, Nguyễn Trọng Khanh, NXB Đại học 
Sư phạm, Hà Nội. 
 43 
PHỤ LỤC 
PHIẾU THĂM DÒ GIÁO VIÊN 
Chúng tôi đang khảo sát về thực trạng dạy học Sinh học bậc THPT. Kính 
mong quý thầy/cô giúp đỡ để nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Thầy/cô hãy cho 
biết ý kiến về các nội dung sau: 
1. Mức độ sử dụng phương pháp dạy học sau đây trong quá trình dạy học 
của thầy/cô như thế nào? Thầy/cô vui lòng tích dấu (V) vào ô tương ứng. 
Phƣơng pháp dạy học tích 
cực 
Mức độ sử dụng (Tỉ lệ % ) 
Rất hay 
sử dụng 
Hay sử 
dụng 
Ít khi sử 
dụng 
Chưa sử 
dụng 
Dạy học nhóm 
Dạy học giải quyết vấn đề 
Dạy học theo dự án 
Dạy học góc 
Dạy học theo hợp đồng 
Kết hợp dạy học góc và 
triển lãm phòng tranh 
STEM 
Tổ chức trò chơi 
 Trực quan 
Sân khấu hóa 
2. Qua các năm dạy học phần Sinh trưởng và phát triển ở động vật – Sinh học 11. 
Thầy cô đã thiết kế các hoạt động trải nghiệm để tổ chức các hoạt động học cho 
học sinh để giúp các em biết truyền cảm hứng và lan tỏa yêu thương nhằm phát 
triển phẩm chất và năng lực hay chưa? Hãy tích vào ô tương ứng mà thầy cô đã 
thực hiện. 
Chưa tổ chức 
 Ít khi tổ chức 
 Thường xuyên tổ chức 
 Phân vân 
 44 
PHIẾU THĂM DÒ HỌC SINH 
Em có mong muốn được tham gia các hoạt động trải nghiệm mà GV tổ chức 
trong quá trình dạy học, để giúp các em biết truyền cảm hứng và lan tỏa yêu 
thương nhằm phát triển phẩm chất và năng lực hay không? Hãy tích vào ô tương 
ứng mà em suy nghĩ. 
Rất mong muốn 
 Mong muốn 
 Không mong muốn 
 Phân vân 
PHIẾU THĂM DÒ HỌC SINH 
 Sau khi học xong chủ đề sinh trưởng và phát triển ở động vật – Sinh học 11. 
hãy cho biết cảm nhận của bản thân em như thế nào bằng cách tích dấu (V) vào 
phần tương ứng: 
TT Tiêu chí 
Các phƣơng án lựa 
chọn 
Đồng 
ý 
Phân 
vân 
Không 
đồng ý 
1 Bạn vận dụng được nội dung kiến thức bài học vào 
giải thích các vấn đề và hiện tượng thực tế liên quan 
2 Bạn hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng 
bài 
3 Bạn tham gia thảo luận nhóm một cách tích cực và 
luôn đóng góp ý kiến sáng tạo cho nhóm 
4 Bạn rất hứng thú khi tham gia các hoạt động học về 
nội dung chủ đề này 
5 Bạn luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập được 
phân công 
6 Bạn có quan hệ tốt với giáo viên và các bạn khác 
trong lớp khi học chủ đề này 
7 Bạn biết tự đánh giá và đánh giá 
8 Bạn lắng nghe ý kiến các thành viên khác 
9 Bạn tích tham gia các hoạt động trải nghiệm 
10 Bạn muốn tham gia các hoạt thiện nguyện 
11 Bạn muốn chia sẻ, ủng hộ những hoàn cảnh khó 
khăn trong cuộc sống 
12 Bạn tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng 
13 Bạn tham gia các hoạt động thiện nguyện trong hoạt 
động học chủ đề 
 45 
PHIẾU THĂM DÒ HỌC SINH 
Bản thân em suy nghĩ như thế nào khi tham gia hoạt động thiện nguyện? Hãy tích 
dấu (V) vào ô tương ứng bên cạnh. 
Các tiểu chí thăm dò 
Mong muốn tham gia vào các nhóm thiện nguyện 
Tích cực đóng góp, chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn 
Nhiệt tình tham gia hoạt động thiện nguyện 
Tích cực tham gia vệ sinh xóm làng, khu phố 
Tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng 
Là thành viên câu lạc bộ thiện nguyện ở trường hoặc địa phương 
 (Phiếu để thăm dò học sinh trước và sau khi đã học xong chủ đề) 
Một số hình ảnh thực hiện trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học phần 
Sinh trƣởng và phát triển ơ động vật – Sinh học 11. 
Thông điệp yêu thƣơng: Chăm sóc, bảo vệ, yêu thƣơng trẻ em và động vật 
 46 
Chăm sóc, yêu thƣơng, bảo vệ phụ nữ mang thai và tuyên truyền phòng 
chống bệnh sốt xuất huyết và các bệnh lây qua đƣờng muỗi đốt 
 47 
D có mệt mỏi cách mấy khi được chỗ ngồi trên xe buýt hoặc xe lửa, thì có lẽ 
bạn vẫn ít mệt hơn thai phụ đứng ngay trước bạn .
 48 
 49 
 50 

File đính kèm:

  • pdfskkn_thiet_ke_cac_hoat_dong_hoc_tap_giup_hoc_sinh_biet_truye.pdf
Sáng Kiến Liên Quan