SKKN Tăng cường tính thực tiễn nhằm gây hứng thú cho học sinh trong dạy học kiến thức phần “Nhiệt học” Vật lí 10 Trung học Phổ thông

Thực trạng dạy học vật lí ở trường THPT và sự cần thiết phải tăng

cường tính thực tiễn nhằm gây hứng thú cho HS trong dạy học môn vật lí

Vật lí học là môn khoa học thực nghiệm, đặc điểm nổi bật là phần lớn kiến

thức vật lí trong chương trình trung học phổ thông đều có liên hệ với thực tiễn

cuộc sống và là cơ sở vận dụng cho nhiều ngành kĩ thuật. Trong bộ môn vật lí,

sự phong phú về kiến thức, sự đa dạng về các loại hình thí nghiệm và mối liên

hệ chặt chẽ giữa kiến thức vật lí với thực tế đời sống là những lợi thế không nhỏ

đối với tiến trình đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, đặc biệt là đổi mới theo

hướng tăng cường tính thực tiễn của bài học.

ua khảo sát thực tế ở các trường THPT nói trên cho thấy, việc dạy học vật

lí ở một số trường phổ thông vẫn còn nặng về lý thuyết, giáo viên ít quan tâm

đến dạy học giải quyết vấn đề tăng cường tính thực tiễn, ít sử dụng bài tập thực

tế. Việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, hình thức dạy học theo lối

“thông báo - tái hiện” còn phổ biến, tình trạng “dạy chay” (không có hoặc ít sử

dụng các thiết bị dạy học) vẫn chưa được khắc phục triệt để, thêm nữa các

phương pháp dạy học tích cực chưa được vận dụng một cách có hiệu quả; khả

năng vận dụng kiến thức vật lí trong đời sống của HS rất hạn chế.

Một thực trạng chung là HS có thể vận dụng các định luật vật lí để giải BT

tính toán thì được, nhưng không thể vận dụng định luật để làm sáng tỏ được6

những vấn đề xuất hiện trong thực tiễn và đời sống. Chẳng hạn: HS có thể vận

dụng định luật Sắc lơ để tìm áp suất mới khi nhiệt độ thay đổi nhưng không giải

thích được hoặc giải thích mơ hồ vì sao về mùa hè em đi xe đạp hay bị nổ xăm?

Hay HS không thể giải thích được cơ sở vật lí của câu tục ngữ “Chuồn chuồn

bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”? Do đó, trong các giờ

học vật lí, học sinh còn thờ ơ và thường “ngại” giải quyết các vấn đề, các câu

hỏi liên quan đến thực tiễn cuộc sống, mặc dù đa số HS cho rằng việc giải quyết

vấn đề được các câu hỏi như thế là rất thú vị. Trong khi vận dụng, hầu hết HS

chỉ quan tâm đến các BT tính toán mà ít chú ý đến BT định tính và các câu hỏi

vận dụng trong thực tiễn. HS đồng nhất việc giải BT vật lí như là giải toán, chỉ

quan tâm đến con số mà không để ý đến đơn vị, cũng như bản chất của các hiện

tượng vật lí liên quan, như vậy kiến thức học được đã không được phát huy mà

còn làm cho HS cảm thấy mệt mỏi vì kiến thức học quá xa rời với thực tiễn của

cuộc sống. từ đó các em không say mê, yêu thích môn học vật lí và khi nào cũng

cảm thấy vật lí là môn khó học.

pdf42 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tăng cường tính thực tiễn nhằm gây hứng thú cho học sinh trong dạy học kiến thức phần “Nhiệt học” Vật lí 10 Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 này ở mức độ 
kiến thức rộng hơn cả “ Phần Nhiệt Học” và áp dụng cho đơn vị công tác mới là 
trường THPT Nam Đàn 2 cùng một số đơn vị giáo dục khác với sự trợ giúp của 
các GV sở tại như Trường THPT Đinh Bạt Tụy, trường THPT Nam Đàn 1 thì 
thấy khi áp dụng phương pháp dạy học gắn với thực tiễn, giờ học vật lí trở nên 
sôi nổi hơn, HS tích cực hoạt động, chủ động và sáng tạo hơn so với lớp đối 
chứng. Đặc biệt các em HS ở trường THPT Đinh Bạt Tụy, mặc dù là HS trường 
dân lập có năng lực yếu hơn các bạn trường khác nhưng các em đã rất hứng thú 
trong tiết học, ham tìm hiểu, giải thích vấn đề, thậm chí còn đưa ra được nhiều 
vấn đề thực tiễn hay. 
Chúng tôi đã sử dụng các câu hỏi để củng cố kiến thức cuối tiết, thì thấy 
các em đã trả lời đúng nhiều hơn, diễn đạt khá mạch lạc và rõ ràng, giải quyết 
vấn đề một cách hiệu quả và khá đầy đủ, triệt để. Điều đó chứng tỏ HS hiểu và 
nắm vững kiến thức hơn, năng lực giải quyết vấn đề của HS được nâng lên. 
(Điển hình như các em HS 10A1 trường THPT Nam Đàn 1). 
Đối với lớp đối chứng như các em lớp 10C5 trường THPT Nam Đàn 2 
Các em giải BT một cách tự phát, nhiều em khi giải quyết một hiện tượng, một 
vấn đề còn lúng túng trong cách dùng ngôn ngữ, lập luận thường thiếu, không 
chặt chẽ, trình bày không rõ ràng. 
Tóm lại, với việc dạy học tăng cường tính thực tiễn nhằm gây hứng thú cho 
học sinh trong dạy học một số kiến thức phần “Nhiệt học” vật lí 10 THPT thì 
thấy ở lớp thực nghiệm, GV đã thu hút được sự chú ý của các em HS, các em 
tích cực suy nghĩ, tranh luận và cảm thấy tự tin hơn, mong muốn sáng tạo, hăng 
hái xây dựng bài, chủ động tìm kiếm và giải quyết vấn đề của mình. Điều này 
trái ngược với lớp đối chứng khi dạy theo phương pháp thông thường. 
31
PHẦN 3. KẾT LUẬN 
1. Ý nghĩa của đề tài 
Đề tài nghiên cứu “Tăng cường tính thực tiễn nhằm gây hứng thú cho học 
sinh trong dạy học kiến thức phần “Nhiệt học” vật lí 10 THPT” đã được bản 
thân tác giả nghiên cứu trong một thời gian khá dài và qua một thời gian thực 
hiện ở trường THPT Đặng Thai Mai (Huyện Thanh Chương, nơi công tác cũ của 
tôi), THPT Nam Đàn 2 (Huyện Nam Đàn) cho thấy: hệ thống các vấn đề thực 
tiễn cùng với quá trình dạy học tăng cường tính thực tiễn có tác dụng giúp 
học sinh không những nắm vững kiến thức cơ bản mà còn biết vận dụng kiến 
thức một cách linh hoạt trong những trường hợp cụ thể để tìm ra phương pháp 
giải quyết vấn đề một cách tối ưu. Kết quả thực nghiệm đã chứng minh được giả 
thuyết nêu ra: Nếu tổ chức dạy học phần “Nhiệt học” theo hướng tăng cường 
tính thực tiễn thì sẽ tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, gây được 
nhiều hứng thú trong học tập cho học sinh từ đó góp phần nâng cao chất lượng 
dạy học chương này nói riêng, dạy học vật lí ở trường phổ thông nói chung. 
 Qúa trình thực hiện đề tài để gây hứng thú cho học sinh theo hướng tăng 
cường tính thực tiễn trong dạy học bộ môn vật lí thì mỗi giáo viên cần tìm hiểu 
và tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển tư duy và năng 
lực cho học sinh mà trong đó cần tăng cường yếu tố thực thực tiễn trong cuộc 
sống, phương pháp cần được áp dụng rộng rãi để nâng cao chất lượng dạy và 
học. Khi tiến hành dạy học theo hướng tăng cường tính thực tiễn cần nhiều thời 
gian tìm hiểu và nên tiến hành thường xuyên để tăng tính hấp dẫn, thu hút cho 
một tiết học vì vậy giáo viên cần phải tìm hiểu kĩ chương trình, nội dung của các 
cấp học, lớp học, tìm hiểu được các vấn đề, hiện tượng thực tiễn liên quan đến 
kiến thức để tìm được các cách thức phương pháp truyền đạt khoa học. 
2. Hướng mở rộng của đề tài 
Bản thân tác giả thấy vấn đề gây hứng thú cho học sinh theo hướng tăng 
cường tính thực tiễn rất thiết thực và mong muốn có thể nhân rộng mô hình dạy 
học này ở nhiều chương, phần khác của vật lí THPT (ví dụ phần Các định luật 
bảo toàn của vật lí 10, Cảm ứng điện từ của vật lý 11) thậm chí cho các tổ hợp 
môn học khác và mở rộng ứng dụng sáng kiến cho nhiều trường THPT khác trên 
địa bàn. 
3. Kiến nghị và đề xuất 
Để quá trình dạy học gây hứng thú cho HS bằng việc tăng cường tính thực 
tiễn, đưa kiến thức gắn liền với thực tiễn có hiệu quả nhằm thực hiện được 
những mục tiêu của giáo dục phổ thông, chúng tôi đề xuất một số ý kiến sau: 
Với các cấp quản lý giáo dục: Cần giảm bớt các kiến thức hàn lâm mang 
đậm tính lý thuyết mà tăng cường các nội dung thực tiễn vào bài học cụ thể 
trong chương trình dạy và học. Trong các đề thi THPT quốc gia, đề thi học sinh 
32
giỏi, Ôlympic tăng cường các câu hỏi nhằm năng cao giải quyết các vấn đề 
trong thực tiễn cuộc sống mà bản thân chúng ta gặp phải. Giảm bớt các giờ học 
lý thuyết, thêm thời gian, thời lượng cho các tiết học thực hành, thí nghiệm, trải 
nghiệm sáng tạo. 
Đối với giáo viên: Cần không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên 
môn, luôn ý thức được cần phải đổi mới dạy học, biết đưa ra các tình huống 
thực tiễn gắn với kiến thức bộ môn trong quá trình dạy học. 
Đối với HS: Luôn có thói quen vận dụng các kiến thức, kỹ năng của môn 
học vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời cần rèn luyện các kỹ năng cần thiết 
trong quá trình học tập như làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề để phát huy 
khả năng của mình trong học tập cũng như trong đời sống thực tiễn. 
Sáng kiến kinh nghiệm “Tăng cường tính thực tiễn nhằm gây hứng thú 
cho học sinh trong dạy học kiến thức phần “Nhiệt học” vật lí 10 THPT” là 
sự nghiên cứu tìm tòi và vận dụng vào thực tiễn giảng dạy của tác giả và các đồng 
nghiệp, thực sự đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực góp phần vào việc đổi 
mới dạy học môn Vật lí ở địa phương. Tác giả rất mong muốn nhận được những 
góp ý từ các bạn đồng nghiệp, Hội đồng khoa học các cấp và bạn bè chia sẻ, góp ý, 
bổ sung để đề tài có thể hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Nam Đàn, tháng 03 năm 2021 
33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, 
Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2006), SGV vật lí 10 cơ 
bản, Nxb Giáo dục. 
2. Nguyễn Quang Đông (2010), Tuyển tập câu hỏi định tính Vật lý, Đại 
học Thái Nguyên. 
3. Nguyễn Thanh Hải (2007), BT định tính và câu hỏi thực tế Vật lý 10, 
NXBGD. 
 4. Nguyễn Thế Khôi (tổng chủ biên, 2006), Vật lý 10 Nâng cao, 
NXBGD. 
5. Trần Hồng Lĩnh (2017). Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học 
sinh trong dạy học một số kiến thức phần “Nhiệt học” vật lí 10 THPT theo 
hướng tăng cường tính thực tiễn. Luận văn Thạc sĩ giáo dục chuyên nghành 
phương pháp, Khoa Vật lí, ĐH Vinh. 
6. Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 
khóa XI của Ban chấp hành Trung ương Đảng. 
7. M.E.Tultrinxki, Người dịch: Nguyễn Phúc Thuần, Phạm Hồng Tuất 
(1978), Những BTĐT về Vật lý cấp III (Tập I), NXB Giáo Dục 
 8. Một số trang web: 
34
PHỤ LỤC 
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN 
(Phiếu này dùng vào mục đích nghiên cứu khoa học, 
 không có giá trị đánh giá GV, GV có thể không ghi họ tên) 
Để tạo điều kiện thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học xin thầy, cô vui 
lòng trả lời các câu hỏi sau: 
Họ và tên giáo viên: ................................................................................ 
Đơn vị công tác: ...................................................................................... 
Số năm dạy học vật lí 10 ở trường THPT: .............................................. 
1. Theo thầy cô kết quả học tập các kiến thức phần “Nhiệt học” của HS như 
thế nào? 
□ Yếu □ Trung bình 
□ Khá □ Giỏi 
2. Theo thầy cô mức độ vận dụng kiến thức phần “Nhiệt học” vào thực tiễn của 
học sinh như thế nào? 
□ Rất tốt □ Tốt 
□ Bình thường □ Không tốt 
3. Khi dạy phần “Nhiệt học” thầy cô sử dụng phương pháp nào dưới đây để rèn 
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế của HS 
□ Phương pháp liên hệ thực tế □ Phương pháp dạy học tích hợp 
□ Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề 
4. Trong dạy học môn vật lí, thầy (cô) liên hệ bài học với các hiện tượng trong 
thực tiễn như thế nào? 
□ Rất ít □ Thường xuyên 
□ Không liên hệ □ Bình thường 
II. Xin quý thầy (cô) cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau: 
 1.Ngoài những bài tập có trong SGK và sách bài tập thì thầy (cô) có thường 
xuyên sưu tầm, biên soạn các bài tập giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn phục vụ 
cho việc giảng dạy không? Nếu có thì thầy (cô) sử dụng nhằm mục đích gì? 
35
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.......................................................................................................................... 
 2. Theo thầy (cô) thì khả năng thực hiện việc giảng dạy theo định hướng dạy 
học giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn ở trường của thầy (cô) hiện nay như thế 
nào? 
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.......................................................................................................................... 
 3.Thầy (cô) có thường xuyên sử dụng đưa các hiện tượng trong đời sống vào 
bài dạy không? Nếu có thì mang lại hiệu quả như thế nào? 
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.......................................................................................................................... 
 4.Theo thầy (cô) thì việc dạy học giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn hiện nay 
có những thuận lợi và khó khăn gì? 
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.......................................................................................................................... 
5.Thầy (cô) sử dụng phương tiện nào để dạy học giải quyết vấn đề gắn với thực 
tiễn? 
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.......................................................................................................................... 
Xin chân thành cảm ơn thầy, cô! 
36
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM TRIỂN 
KHAI ĐỀ TÀI 
37
PHỤ LỤC 3: GỢI Ý VÀ HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN MỘT SỐ BÀI TẬP 
ĐỊNH TÍNH 
BT 1: Gợi ý: Từ “tan” ở đây có nghĩa là gì? Theo thuyết động học khói và 
không khí được cấu tạo như thế nào? Mật độ của các phân tử khí? Các phân tử 
đứng yên hay chuyển động? 
Đáp án: Mật độ phân tử khí nhỏ, các phân tử khí chuyển động nhiệt hỗn loạn. 
Các hạt khói cũng chuyển động nhiệt hỗn loạn, khuếch tán vào không khí và 
tách ra xa dần nhau dần. Thể tích của khói tăng lên và khối lượng riêng của khói 
giảm đi. Khói sẽ hòa tan dần vào không khí. 
BT 2: Gợi ý: Từ “thấm” ở đây có nghĩa là gì? Tốc độ chuyển động của các phân 
tử phụ thuộc vào yếu tố nào? Để cacbon thấm vào trong thép cần có điều kiện 
nào? 
38
Đáp án: Khi nhiệt độ tăng cao, các phân tử cacbon khuếch tán vào lớp mặt 
ngoài của thép. 
BT 3: Gợi ý: Các từ “bơm căng”; “buộc chặt”; “xẹp dần” có nghĩa là gì? Theo 
thuyết động học phân tử, vật chất được cấu tạo như thế nào? Khi “bơm căng” 
khoảng cách đó thay đổi thế nào? Các phân tử khí có chuyển động nhiệt không? 
Đáp án: Quả bóng cao su, Săm xe đạp ... nhìn bề ngoài có vẻ như dính liền, 
nhưng giữa các phần tử của chất làm bóng co su, săm xe đạp ... vẫn có khoảng 
cách. Khi bơm căng, khoảng cách này tăng lên đủ lớn, áp suất trong quả bóng 
lớn nên các phân tử không khí chuyển động nhiệt hỗn loạn có thể xen vào các 
khoảng cách đó và thoát ra ngoài. 
BT 4: Gợi ý: Thân rơm, rạ hoặc cỏ có cấu tạo như thế nào? Khi đốt lượng khí 
trong ống đó sẽ thay đổi như thế nào? 
Đáp án: Thân rơm, rạ hoặc cỏ có nhiều ống kín. Khi mới phơi khô có nhiều ống 
đó chưa bị vỡ. Khi đốt, không khí chứa trong các ống đó bị nung nóng làm tăng 
áp suất, sẽ nở ra và làm vỡ các các ống đó và phát ra tiếng nổ tí tách. 
BT 5: Gợi ý: Các từ “nước giếng”; “mùa hè rất mát”; “mùa đông lại rất ấm” có 
nghĩa là gì? Bình thường Trái Đất hấp thụ hay bức xạ nhiệt? Độ dẫn nhiệt của 
đất như thế nào? Từ đó suy ra nhiệt độ của nước giếng so với không khí? 
Đáp án: Vì mạch nước ngầm luôn ở sâu dưới lòng đất, đất dẫn nhiệt kém nên ít 
ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ không khí trên mặt đất. Về mùa hè nhiệt độ 
trung bình của không khí cao, măt đất hấp thụ năng lượng của ánh sáng Mặt 
Trời và truyền vào trong lòng đất nhưng rất chậm vì đất dẫn nhiệt kém. Vì thế 
nước giếng vào mùa hè nhận ít năng lượng nên rất mát. Về mùa đông, nhiệt độ 
trung bình của không khí thấp hơn nhiều so với mùa hè. Năng lượng từ trong 
lòng đất do Trái Đất hập thụ được từ ánh sáng Mặt Trời vào mùa hè, lúc này lại 
được truyền trở lại mặt đất và tỏa vào không khí, nhưng quá trình này cũng diễn 
ra rất chậm vì đất dẫn nhiệt kém. Vì thế nước giếng vào mùa đông mất ít năng 
lượng nên rất ấm. Điều này chứng tỏ cảm giác nóng lạnh không phải do nhiệt độ 
cao hay thấp mà do tốc độ truyền nhiệt. Chính vì vậy nói nước giếng và mùa hè 
39
có nhiệt độ thấp hơn vào mùa đông là sai. 
BT 6: Gợi ý: Giải thích các từ “có thể coi là”; “hình bóng”; “nến thắp sáng”? 
Không khí dẫn nhiệt như thế nào, và hình thức truyền nhiệt chủ yếu là gì? Khi 
nến hoặc đèn điện được thắp sáng, không khí xung quanh sẽ như thế nào? Vì sao 
tán đèn quay? Như vậy đèn hoạt động có giống động cơ nhiệt không? Chỉ rõ các 
bộ phận? Nếu bỏ đèn vào một hộp thủy tinh kín còn xẩy ra hiện tượng trên nữa 
không? 
Đáp án: Không khí dẫn nhiệt kém, và hình thức truyền nhiệt chủ yếu là đối lưu. 
Khi nến hoặc đèn điện được thắp sáng, nó truyền nhiệt cho không khí xung 
quanh, làm lớp không khí ở đó nóng lên, giãn nở ra, nhẹ hơn nên di chuyển lên 
trên, thực hiện công làm quay tán đèn. Một phần nhiệt lượng không khí nhận 
được đã chuyển thành công cơ học, một phần truyền cho không khí lạnh hơn ở 
trên tán đèn. Như vậy đèn hoạt động với đầy đủ ba bộ phận: nguồn nóng (ngọn 
nến hoặc đèn điện); bộ phận phát động (tán đèn); nguồn lạnh (không khí trên tán 
đèn). Không khí phía trên lạnh hơn, nặng hơn nên chuyển xuống phía dưới 
(ngoài đèn). Lớp không khí này lại được làm nóng lên, nở ra bị đẩy lên trên. Cứ 
như thế, tán đèn quay. 
Nếu bỏ đèn vào một hộp thủy tinh kín thì dù bóng đèn điện vẫn sáng đèn cũng 
chỉ quay một thời gian ngắn, toàn bộ không khí trong hộp thủy tinh nóng lên, 
đèn không còn nguồn lạnh nữa, nên theo nguyên lý II Nhiệt động lực học thì đèn 
sẽ không hoạt động được. 
BT 7: Gợi ý: Giải thích các từ “uống nước lạnh ngay sau khi ăn thức ăn nóng”? 
Tính chất dẫn nhiệt của men răng như thế nào? Khi các phần của răng co, dãn 
không đều sẽ gây ra hậu quả gì? 
Đáp án: Khi ăn thức ăn nóng, các phần của răng dãn ra. Nếu uống lạnh ngay thì 
phần men răng bên ngoài co lại đột ngột so với phần bên trong (răng dẫn nhiệt 
kém) nên làm nứt men răng. 
Câu 8: Gợi ý: Không khí do người thổi vào có đặc điểm gì? Sau một thời gian 
sẽ không khí đó như thế nào? 
40
Đáp án: Không khí do người thổi vào bong bóng xà phòng thì nóng, nghĩa là 
khối lượng riêng của nó nhỏ hơn không khí xung quanh. Vì vậy lúc đầu bong 
bóng bay lên cao. Về sau không khí trong bong bóng lạnh đi và dưới tác dụng 
lực hút của Trái Đất, bong bóng đi xuống. 
BT 9: Gợi ý: Câu hỏi này có liên quan đến hiện tượng mao dẫn không? 
Đáp án. Đất chưa cày xới, có rất nhiều mao quản làm cho nước ở dưới bị hút 
lên trên và bay hơi mất. Ta xới đất làm cho các mao quản mất đi. 
BT 10: Gợi ý: Trong đất có các mao quản không? Các cây trồng lâu năm có bộ 
rễ như thế nào? 
Đáp án: Trong đất thường có các kẽ nứt có tác dụng mao dẫn, nên nước trong 
lòng đất sẽ dâng lên cao theo các kẽ nứt này.Các cây trồng lâu năm có bộ rễ cây 
ăn sâu vào lòng đất, có thể hút nước bằng mao dẫn từ các lớp ở sâu bên dưới lên 
nuôi cây. 
BT 11: Gợi ý: Câu nói trên đã nói đến hiện tượng vật lý nào? Khi đổ nước lên 
đầu vịt thì hiện tượng diễn ra như thế nào? Tại sao như vậy? 
Đáp án: Do lông vịt có một lớp mỡ bao phủ, không bị nước làm dính ướt nên 
khi đổ nước lên đầu vịt thì nước sẽ trôi hết, không đọng lại được tí nào. Nghĩa 
bóng của câu nói trên là những lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô không đọng lại tí 
nào. 
BT 12: Gợi ý: Các từ “làm lạnh”; “cục đá lạnh” có nghĩa là gì? Em hãy vận 
dụng sự truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu. Nếu đặt lon nước lên trên cục nước 
đá Hiện tượng diễn ra như thế nào? Nếu đặt cục nước đá lên trên lon nước thì 
hiện tượng diễn ra như thế nào? 
Đáp án: Đặt cục nước đá lên trên lon nước, thì nước trong lon sẽ lạnh đi. bởi vì, 
lớp nước ở trên bị lạnh, sẽ chìm xuống và nước nóng hơn ở dưới sẽ lên thay thế, 
cứ như vậy cho đến khi toàn bộ nước trong lon lạnh hết mới thôi 
Mặt khác, không khí lạnh ở xung quanh cục nước đá cũng sẽ đi xuống và bao 
vây lấy lon nước làm lon nước mau lạnh hơn. 
BT 13: Gợi ý: Các từ “tạo ra”; “nước mát”; “thả vài mẩu nước đá” có nghĩa là 
41
gì? Cho nước đá vào nước thường thì có hiện tượng gì xẩy ra? Quá trình đó thu 
nhiệt hay tỏa nhiệt ra nước thường? 
Đáp án: Khi thả vài mẩu nước đá vào cốc nước thường, nước đá sẽ nóng chảy. 
Trong quá trình nóng chảy, nước đá thu nhiệt của nước trong cốc làm nhiệt độ 
của nước trong cốc giảm. Kết quả là nước trong cốc sẽ giảm nhiệt độ, tức là mát 
hơn. 
BT 14: Gợi ý: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? 
Đáp án: Khi diện tích mặt thoáng tăng thì tốc độ bay hơi cũng tăng. 
BT 15: Gợi ý: Các từ “mùa đông”; “nhiều người”; “kính cửa sổ bị mờ” có 
nghĩa là gì? Bài tập trên liên quan đến hiện tượng vật lý nào? Nhiệt độ trong 
phòng và ngoài trời như thế nào với nhau? 
Đáp án. Nhiều người ở trong phòng, không khí trong phòng có nhiều hơi nước, 
độ ẩm cao. Nếu hơi nước gần đến bão hoà. Nhiệt độ trong phòng thường cao 
hơn nhiệt độ ngoài trời, cửa kính hạ xuống gần bằng ngoài trời sẽ làm cho hơi 
nước ngưng tụ lại, đây là nguyên nhân làm cho kính mờ đi và có thể đọng 
những giọt nước trên đó. 
BT 16: Gợi ý: Các từ “lấy trong tủ lạnh ra”; “ấm hơn”; “giọt nước lấm tấm”; 
“biến mất” có nghĩa là gì? Bài tập trên liên quan đến hiện tượng vật lý nào? 
Đáp án. Trong không khí có sẵn hơi nước, gặp thành lon nước đá lạnh, chúng 
sẽ trở thành hơi bão hòa và ngưng tụ thành giọt lấm tấm. Khi đã hết lạnh, các 
giọt nước này lại bay hơi. 
BT 17: Gợi ý: Vận dụng sự bay hơi và ngưng tụ của nước. 
Đáp án: Khi nhiệt độ thấp, độ ẩm tương đối của không khí lớn, đôi khi băng 
100%. Vì thế tường, sàn, ... ở các nhà lạnh thường bị phủ các hạt nước nhỏ, 
những hạt nước này bay hơi rất chậm. 
BT 18: Gợi ý: Cánh chuồn chuồn có đặc điểm gì? Độ ẩm không khí có gì khác 
nhau khi trời sắp mưa, trời râm và trời nắng? Từ đó em rút ra câu trả lời? 
Đáp án: Về mặt Vật lý, khi trời sắp mưa thì độ ẩm của không khí cao, lượng hơi 
nước trong không khí là khá nhiều. Cánh chuồn chuồn vừa mỏng, vừa xốp nên 
42
hấp thụ hơi nước rất nhanh, khi hấp thụ hơi nước, đôi cánh của chuồn chuồn trở 
nên "nặng" hơn và làm cho chuồn chuồn chẳng thể bay lên cao được mà chúng 
chỉ có thể bay rất thấp. Khi trời râm, độ ẩm không khí nhỏ hơn nên cánh chuồn 
chuồn hấp thụ hơi nước cũng ít hơn, vì thế chúng có thể bay cao hơn một tí (bay 
vừa); còn khi trời nắng thì độ ẩm không khí thấp nên cánh chuồn chuồn hấp thụ 
hơi nước rất ít, vì thế chúng có thể bay cao. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_tang_cuong_tinh_thuc_tien_nham_gay_hung_thu_cho_hoc_sin.pdf
Sáng Kiến Liên Quan