SKKN Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân Lớp 10
Nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD (Giáo dục công dân) là một yêu cầu cơ bản
và quan trọng trong sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Môn GDCD lớp 10 có vai trò rất quan
trọng trong việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, khoa học cho học
sinh trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức. Để đạt được mục tiêu trên, đòi hỏi
người giáo viên phải đổi mới phương pháp, phải sáng tạo trong quá trình truyền thụ tri thức
cho học sinh, nhất là việc sử dụng các tư liệu dạy học sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao
nhất.
Tuy nhiên, một thực tế mà ta cần phải thẳng thắn nhìn nhận là: Kiến thức phần I GDCD
lớp 10 “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” rất khó
đối với học sinh lớp 10, các em học theo kiểu “cỡi ngựa xem hoa” và một số giáo viên chưa
thực sự tâm huyết trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh bởi các kiến thức này rất
trừu tượng và khó. Tư liệu dạy học phục vụ cho phần kiến thức Triết học thực sự rất hạn
hẹp, chủ yếu là những ví dụ trong sách giáo khoa, hầu hết thư viện các trường không có tư
liệu phục vụ cho phần triết học, tư liệu cấp về cũng chỉ là các phần kinh tế, pháp luật, đạo
đức còn triết học thì chưa có. Đây chính là một khó khăn lớn cho việc dạy và học Phần I -
GDCD 10.
Với những khó khăn đó, sau khi dạy xong bài 1:Thế giới quan Duy vật và phương pháp
luận biện chứng bản thân tôi nhận thấy cần phải làm phiếu điều tra nắm bắt thông tin từ học
sinh về việc các em đánh giá như thế nào đối với việc dạy và học phần I - GDCD 10. (Xem
phụ lục I)
dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy 19 Hình 3: Đáp án: Hình 4: Đáp án: 3.3.3.2.5. Sử dụng bài tập trong dạy học môn GDCD. Xuất phát từ nhu cầu kiểm tra năng lực học sinh trước, trong, sau khi giáo viên truyền thụ kiến thức. Cũng như đánh giá hiệu quả của các phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra thì việc sử dụng hệ thống bài tập cho học sinh là hết sức cần thiết. KIẾN THA LÂU ĐẦY TỔ ĐỒNG VỢ, ĐỒNG CHỒNG TÁT BIỂN ĐÔNG CŨNG CẠN Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy 20 Đánh giá kết quả giáo dục là đánh giá mức độ đạt được của học sinh về phẩm chất và năng lực so với các yêu cầu cần đạt đặt ra cho từng đối tượng học sinh. Như vậy, việc giáo viên xây dựng hệ thống bài tập cho từng bài, từng phần, từng học kì là cần thiết và hữu ích. Giáo viên sẽ sử dụng bài tập có sẵn trong kho tư liệu để kiểm tra hiệu quả của hoạt động dạy và học. Hệ thống bài tập phải phù hợp với kiến thức và năng lực của học sinh. Có thể là bài tập trắc nghiệm hoặc tự luận. Ví dụ 1: Để kiểm tra sự hiểu bài của học sinh khi dạy nội dung bài 5 - Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng giáo viên sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm sau: Câu 1. Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây? A. Lượng B. Chất C. Độ D. Điểm nút Câu 2. Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó A. Chưa có sự biến đổi nào xảy ra B. Sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật C. Sự biến đổi về lƣợng chƣa làm thay đổi về chất. D. Sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng Câu 3. Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là A. Độ B. Lượng C. Bước nhảy D. Điểm nút. Câu 4. Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển, quy mô tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là A. Bước nhảy. B. Chất. C. Lƣợng. D. Điểm nút. Câu 5. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là khái niệm A. Lượng. B. Hợp chất. C. Chất. D. Độ. Ví dụ 2: Khi cho học sinh làm bài kiểm tra học kì I - giáo viên sử dụng hệ thống bài tập trong tư liệu dạy học: Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy 21 Câu 1. “H là một người hiền lành”, đây là A. chất của H B. mâu thuẫn. C. phủ định của phủ định. D. lượng của H Câu 2. Trường hợp nào sau đây nói lên sự biến đổi về lượng? A. Quả khế chín. B. Quả mít đƣợc lớn lên dần dần C. Nước sôi bốc hơi. D. Quả sầu riêng có mùi thơm. Câu 3. Chất của một chú vịt là A. Là con vịt, kêu cạp cạp. B. Hai chân, mỏ nhọn, kêu chip chip. C. Biết bay, thích ăn lá cây. D. Ba chân, sống trên cây, biết hó Câu 4. Hãy chọn ra trường hợp nói về sự biến đổi về chất? A. Mỗi ngày cây đu đủ cao lên một ít. B. Học sinh được tiếp thu kiến thức mỗi ngày khi đến trường. C. Nhiệt độ trong phòng sẽ giảm dần khi bật máy điều hòa. D. Quả xoài chuyển từ xanh sang chín. Câu 5. Yếu tố nào sau đây nói về lượng của quyển sách? A. Năm xuất bản. B. Tên của quyển sách. C. Gồm 120 trang. D. Màu hồng. Câu 6. Trường hợp nào dưới đây không phải là hoạt động chính trị - xã hội? A. Trồng rau xanh cung ứng ra thị trƣờng. B. Ủng hộ trẻ em khuyết tật. C. Thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ. D. Ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt. Câu 7. “ Lan là giáo viên”, “giáo viên” là A. chất của Lan. B. lượng của Lan. C. vận động của Lan. D. mâu thuẫn của Lan. Câu 8. Đây là sơ đồ gì? A. Phủ định siêu hình. Cái cũ Cái mới Cái mới hơn Phủ định 1 Phủ định 2 Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy 22 B. Khuynh hướng phát triển. C. Phủ định biện chứng. D. Phủ định của phủ định. Câu 9. Khi bạn nào đó trong lớp nêu ra một sáng kiến hoặc một ý tưởng mới nhưng khác với suy nghĩ thông thường của em, em chọn cách xử lí nào sau đây cho phù hợp với nội dung đã được học? A. lắng nghe và học hỏi. B. không quan tâm. C. phản đối ngay. D. không ủng hộ. Câu 10. Cái bàn có “4 chân” là . A. mâu thuẫn của cái bàn. B. lƣợng của cái bàn C. vận động của cái bàn. D. chất của cái bàn. 3.3.4. Đo lƣờng Trước khi tác động giáo viên thăm dò ý kiến của học sinh về hiệu quả của dạy học bằng video; hình ảnh; sơ đồ; ca dao, tục ngữ, thành ngữso với cách dạy thông thường. Giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút để đánh giá năng lực học sinh 2 lớp trước khi tác động. Kết quả là lớp 10A6 có năng lực thấp hơn lớp 10A8 như đã trình bày ở thực trạng (Hình 1) Sau khi nắm bắt được thực trạng của việc dạy và học kiến thức “Phần I - Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học” giáo viên tiến hành xây dựng hệ thống tư liệu dạy học cho phần này và bắt đầu áp dụng trong quá trình dạy và học cho lớp 10A6, còn lớp 10A8 không áp dụng hệ thống tư liệu dạy học do giáo viên làm mà sử dụng những tư liệu có sẵn trong sách giáo khoa. Sau thực nghiệm, giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra học kì và tiến hành chấm, trả bài theo yêu cầu của trường. Phân tích kết quả và bàn luận: Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy 23 BẢNG 2: KẾT QUẢ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG Đối tượng kiểm tra Sĩ số 5.0-<6.5 6.5-<8.0 8.0-10.0 Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Nhóm thực nghiệm (10A6) 40 10 25.0 20 50.0 10 25.0 Nhóm đối chứng (10A8) 43 24 55.8 15 34.9 4 9.3 Qua bảng trên cho ta thấy: Lớp thực nghiệm (10A6) sau khi sử dụng tư liệu trong dạy và học thì kết quả được nâng lên và cao hơn lớp đối chứng (10A8). Cụ thể: điểm dưới 6.5 ở lớp thực nghiệm (10A6) là 25.0%, trong khi đó lớp đối chứng 10A8 là 55.8%. Điểm từ 8.0 -10.0 ở lớp thực nghiệm (10A6) – 25.0% cao hơn lớp đối chứng 10A8– 9.3%. BẢNG 3: KẾT QUẢ PHÉP KIỂM CHỨNG TTEST Số học sinh Giá trị trung bình (AVERAGE) Chênh lệch P (TTEST) Nhóm thực nghiệm (lớp 10A6) 40 6.9 0.4 0.03 Nhóm đối chứng (lớp 10A8) 43 6.5 Trong bảng trên đây, điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm (lớp 10A6) là 6.9 và của nhóm đối chứng (lớp 10A8) là 6.5. Thực hiện phép kiểm chứng t-test độc lập với các kết quả trên tính được giá trị P là 0,03 < 0,05. Điều này cho thấy kết quả chênh lệch giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa. Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy 24 HÌNH 2: BIỂU ĐỒ SO SÁNH ĐIỂM TRUNG BÌNH CÁC BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG 6.9 6.5 6.3 6.4 6.5 6.6 6.7 6.8 6.9 ĐIỂM TRUNG BÌNH 10A6 10A8 Để thấy được hiệu quả của việc sử dụng tư liệu trong quá trình dạy và học, ta làm phép so sánh về kết quả của lớp 10A6 trước và sau khi tác động. Ta có bảng so sánh sau: BẢNG 4: BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ LỚP 10A6 TRƢỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG Lớp 10A6 Sĩ số <5.0 5.0-<6.5 6.5-<8.0 8.0-10.0 Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Trƣớc thực nghiệm 40 5 12.5 14 35.0 18 45.0 3 7.5 Sau thực nghiệm 10 25.0 20 50.0 10 25.0 Qua bảng so sánh, ta thấy: trước tác động điểm dưới 5.0 ở lớp 10A6 là 12.5% nhưng sau tác động là 0.0%; điểm 8.0->10.0 trước tác động là 7.5% nhưng sau tác động là 25.0. Điều này cho thấy giải pháp sử dụng tư liệu trong dạy-học “Phần I - Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” là thực sự có hiệu quả. Ta có biểu đồ so sánh sau: Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy 25 HÌNH 3: BIỂU ĐỒ SO SÁNH ĐIỂM LỚP 10A6 TRƢỚC VÀ SAU KHI THỰC NGHIỆM 12.5 0 35 25 45 50 7.5 25 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 10.0 TRƯỚC THỰC NGHIỆM SAU THỰC NGHIỆM IV. Hiệu quả đạt đƣợc: Một là: Như trên đã chứng minh rằng kết quả điểm kiểm tra trước tác động của 2 lớp có sự chênh lệch: lớp 10A6 năng lực thấp hơn lớp 10A8. Nhưng sau khi sử dụng tư liệu dạy học tự làm thì kết quả lớp 10A6 cao hơn lớp 10A8. Cụ thể: Sau tác động: Điểm từ 5.0- <6.5 ở lớp thực nghiệm (10A6)-25.0% thấp hơn lớp đối chứng (10A8)- 55.8%. Điểm từ 6.5- <8.0 ở lớp thực nghiệm (10A6) -50.0% cao hơn lớp đối chứng (10A8)-34.9%. Điểm từ 8.0 -10.0 ở lớp thực nghiệm (10A6) – 25.0% cao hơn lớp đối chứng (10A8)– 9.3%. Qua hình 2, chúng ta thấy điểm trung bình của các nhóm chênh lệch rất rõ: nhóm đối chứng là 6.5, nhóm thực nghiệm là 6.9, độ chênh lệch là 0.3. Dùng phép kiểm chứng ttest độc lập được p = 0,03<0,05. Như vậy độ chênh lệch trên là có ý nghĩa. Hai là: Qua hình 3 ta thấy điểm kiểm tra của lớp 10A6 trước và sau khi thực nghiệm có sự chênh lệch rõ rệt: Trước thực nghiệm điểm dưới 5.0 là 12.5% nhưng sau thực nghiệm là 0.0%; điểm từ 8.0- 10.0 trước thực nghiệm là 7.5% nhưng sau thực nghiệm là 25.0%. Qua phân tích kết quả thực nghiệm ở trên chúng ta thấy, hiệu quả của việc sử dụng tư liệu dạy học trong môn Giáo dục công dân thực sự có hiệu quả. Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy 26 Đối với học sinh: Qua quá trình áp dụng 1 học kì kết quả học tập của các em được nâng lên. Sử dụng tư liệu trong dạy học sẽ giúp học sinh hiểu bài, làm bài tốt, khắc sâu được kiến thức cho các em. Điều quan trọng là có thể hình thành và phát triển cho học sinh những kiến thức cơ bản về Triết học từ đó hình thành cho các em thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Giúp các em có phương pháp học tập khoa học và xử lý một số vấn đề trong cuộc sống một cách khoa học hơn. Tránh được lối làm việc siêu hình, cảm tính. Từ đó giúp các em hạn chế mắc phải sai lầm trong học tập, trong lao động và cuộc sống hàng ngày. Hiệu quả lớn nhất khi việc sử dụng phương tiện trực quan như clip, hình ảnh, sơ đồ, ca dao tục ngữsẽ giúp các em học tập một cách năng động, dễ nhớ bài hơn, không còn thấy môn Giáo dục công dân là môn học khô khan, nhàm chán nữa, dần dần các em sẽ yêu thích môn học này hơn. Việc sử dụng đa dạng các tư liệu dạy học giúp các em hình thành được một số kỹ năng: như kỹ năng nắm bắt thông tin, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề, kỹ năng vận dụng ca dao tục ngữ vào trong học tập. Giúp học sinh lĩnh hội những thông tin về các sự vật, hiện tượng một cách chính xác, đầy đủ, mở rộng, kiểm tra và đánh giá những tri thức đã được lĩnh hội. Rèn luyện cho học sinh tư duy logic khi sử dụng hệ thống sơ đồ trong học tập. Giúp học sinh có cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn các vấn đề đang diễn ra đặc biệt là các vấn đề xã hội diễn ra xung quanh cuộc sống của các em. Từ đó hình thành ở học sinh quan niệm sống, ý thức sống dựa trên cơ sở nhận thức, vận dụng các quy luật khách quan và các chuẩn mực của xã hội. Đối với lớp thực nghiệm 10A6 về mặt năng lực các em rất yếu, (50.0% học sinh có xếp loại học lực cả học kì I các môn học là loại yếu, có 5% học sinh kém) không chỉ môn giáo dục công dân mà yếu hầu hết các môn học. Nếu như người giáo viên không nhanh nhạy, không đổi mới mà dạy theo kiểu “rao giảng” thì chắc chắn một điều các em không chịu học. Đối với giáo viên: Với những kết quả thu được đã khẳng định tính đúng đắn của việc sử dụng tư liệu trong dạy - học, nó giúp việc dạy - học đạt hiệu quả hơn, khắc sâu được kiến thức cho các em. Nhất là đối với môn Giáo dục công dân với những thuật ngữ Triết học khô, trừu Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy 27 tượng, khó hiểu thì sử dụng hình ảnh, clip, sơ đồ, ca dao tục ngữ là cách để các em học tập vô cùng hiệu quả. Tác động vào "kênh hình" của học sinh sẽ tạo ra sự hứng thú trong giờ học, tiết học trở nên sôi động. Phát triển óc quan sát, kích thích tư duy của học sinh, hào hứng tìm tòi, đón nhận tri thức mới, củng cố kiến thức bài giảng, có lòng yêu thích môn học. Học sinh sẽ không còn thấy môn Giáo dục công dân là nhàm chán, người giáo viên sẽ dễ dàng truyền thụ kiến thức cho học sinh. Với lượng kiến thức dài thì việc sử dụng hình ảnh, clip, sơ đồ, ca dao tục ngữ một cách phù hợp sẽ rút ngắn được thời gian lao động của giáo viên bởi qua những điều thực tế đó giúp các em tư duy nhanh hơn, dễ dàng tiếp cận kiến thức đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Tuy nhiên, để có một hệ thống tư liệu dạy học phù hợp đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết, tìm tòi, nghiên cứu thì mới có được. Người giáo viên phải nắm vững hệ thống kiến thức bài học, sau đó mới bắt đầu tìm các tư liệu phù hợp, phải có trình độ công nghệ thông tin để xử lý clip, hình ảnh Sau đó sắp xếp hệ thống tư liệu đó sao cho khoa học để trong quá trình dạy học có thể sử dụng một cách dễ dàng, hiệu quả. Khi có hệ thống tư liệu rồi thì trong quá trình giảng dạy, người giáo viên chỉ việc áp dụng vào thực tiễn, không cần phải mỗi tiết, mỗi bài lại tìm clip, hình ảnh rồi mất thời gian xử lý. Đồng thời khi có sẵn tư liệu dạy học thì việc soạn giáng nhất là giáo án powerpoint được rút ngắn rất nhiều, vì giáo viên chỉ việc lên ý tưởng còn sơ đồ, clip, hình ảnh, bài tập thì đã có sẵn trong kho tư liệu. Đối với tổ chuyên môn: Đối với môn Giáo dục công dân là một môn khoa học mà lượng kiến thức không ít, mang tính chất khái quát hóa, trừu tượng hóa, tổng hợp cao nhưng nó gắn liền với đời sống hàng ngày, tác động trực tiếp, thường xuyên đến suy nghĩ và hành động của học sinh. Đòi hỏi giáo viên trong quá trình giảng dạy phải làm cho những tri thức khái quát, trừu tượng, lý luận mang tính đậm nét gắn liền với thực tiễn thông qua các phương tiện trực quan và các tư liệu dạy học khác. Vì vậy, việc tạo ra một hệ thống tư liệu và sử dụng nó trong dạy học là một thành quả lớn đối với tổ chuyên môn. Bởi khi tư liệu dạy học đã được sắp xếp một cách khoa học, phù hợp với kiến thức của từng bài học thì bất cứ giáo viên nào trong bộ môn cũng có thể sử dụng một cách có hiệu quả. Nó làm phong phú thêm hệ thống đồ dùng dạy học của tổ chuyên môn. Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy 28 Như vậy, sử dụng tư liệu trong dạy học đem lại hiệu quả to lớn, thiết thực đối với cả giáo viên, học sinh và giáo viên cùng bộ môn. Thiết nghĩ đối với các bộ môn khác, nếu bài học phù hợp thì giáo viên cũng có thể áp dụng việc xây dựng hệ thống tư liệu và áp dụng vào thực tiễn dạy học nhằm đem lại hiệu quả. Bên cạnh hiệu quả giáo dục như đã nói, thì nó còn mang lại lợi ích về thời gian, rút ngắn được thời gian giảng bài, học sinh rút ngắn được thời gian học bài và có thể dùng thời gian đó để làm bài tập, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Dạy học bằng clip, hình ảnh, sơ đồcòn khắc phục được hạn chế của phương pháp đọc chép, chiếu chép, nhìn sách chép, hoặc là giáo viên giảng bài rồi cho học sinh chép. Mà qua các tư liệu trực quan đó học sinh có thể hình thành cho mình một số kiến thức liên quan tới bài học, có thể rút ra được các khái niệm và bài học thực tiễn cuộc sống. Học sinh sẽ thấy được mối liên hệ giữa các mảng kiến thức trong bài học, hiểu được logic bài học phát triển tư duy tích cực của học sinh. V. Mức độ ảnh hƣởng: Trong thực tế, không có nhiều giáo viên bộ môn Giáo dục công dân tự mình làm hệ thống tư liệu dạy học cho từng học kì, từng khối lớp để truyền tải kiến thức, mà chủ yếu dựa vào tài liệu trong sách giáo khoa (Đồ dùng dạy học của bộ môn trong hệ thống thư viện nhà trường thực sự là khan hiếm). Chính điều này, tạo nên sự nhàm chán cho môn học, học sinh ít hứng thú hơn trong học tập. Vì vậy, khi áp dụng đề tài này thì tất cả giáo viên bộ môn, tổ chuyên môn có thể vận dụng vào trong các tiết dạy phù hợp. Tuy nhiên, giáo viên cũng không nên quá lạm dụng mà phải biết vận dụng một cách phù hợp thì hiệu quả mới cao. Người giáo viên phải biết sử dụng tư liệu dạy học để kích thích sự tò mò tìm hiểu tri thức từ học sinh, làm sao để học sinh tự mình khám phá kiến thức chứ không phải sử dụng tư liệu đó theo kiểu “hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa”. Xây dựng hệ thống tư liệu và sử dụng nó trong dạy học không chỉ áp dụng đối với bộ môn Giáo dục công dân mà còn có thể được áp dụng rộng rãi ở tất cả các bộ môn (tùy từng nội dung bài học mà lựa chọn tư liệu nào cho phù hợp) ở tất cả các trường phổ thông trong cả nước. Đề tài: Sử dụng tư liệu dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học”- Giáo dục công dân lớp 10 THPT Thạnh Mỹ Tây GV: Nguyễn Thị Thùy 29 VI- Kết luận: Như vậy, với việc sử dụng tư liệu trong dạy học môn Giáo dục công dân đã giải quyết được những vấn đề mà thực trạng đặt ra như: Kiến thức Phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học” trừu tượng, khô khan, khó. Tư liệu dạy học ít,. Giúp giáo viên đổi mới cách truyền thụ kiến thức làm cho quá trình dạy – học đạt hiệu quả. Qua thực tiễn tôi nhận thấy kết quả đạt được là bởi những nguyên nhân sau: Ngay từ khi soạn bài người giáo viên biết chọn tư liệu thật “đắt giá” phù hợp với nội dung bài học. Biết cách trình bày tư liệu tạo nên hứng thú cho học sinh trong học tập. Môn Giáo dục công dân, nhất là kiến thức Triết học việc sử dụng tư liệu còn mới đối với các em. Nên việc sử dụng tư liệu cần phải có nghệ thuật: sử dụng một cách khoa học, giáo viên phải hướng dẫn, giúp đỡ các em học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Hướng dẫn không có nghĩa là người giáo viên làm giùm nhiệm vụ của học sinh mà giáo viên phải làm sao kích thích được tư duy của học sinh, các em tự tìm tòi, biết cách giải quyết được vấn đề và từ tư liệu mà giáo viên cung cấp các em có thể liên hệ với kiến thức cần đạt được. Từ đó, các em sẽ dễ dàng hiểu bài và khắc sâu được kiến thức, biết vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn. Khi giảng dạy cần vận dụng các thao tác so sánh, phân tích tổng hợp, trừu tượng, khái quát So sánh với những quan điểm đối lập, bổ sung mở rộng vấn đề, phát triển tư duy logic. Tóm lại, trong quá trình dạy học đòi hỏi người giáo viên phải “có tâm, có tầm”. Có tâm huyết thì mới yêu nghề, mới hy sinh vì học sinh thân yêu. Có tầm để hiểu được học sinh cần gì, muốn gì và người thầy làm gì để đáp ứng những mong muốn đó của học sinh. Để học sinh thấy yêu môn học và yêu cả người thầy dạy các em kiến thức, kỹ năng, thái độ. Có như vậy, chúng ta mới tạo nên sản phẩm là những thế hệ học sinh “vừa hồng, vừa chuyên”. Tôi cam đoan những điều báo cáo là sự thật! Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Ngƣời viết sáng kiến Nguyễn Thị Thùy
File đính kèm:
- skkn_su_dung_tu_lieu_day_hoc_nham_nang_cao_hieu_qua_day_va_h.pdf