SKKN Sử dụng Rubics trong dạy học Lịch sử để phát triển năng lực cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông

Qua số liệu điều tra trên tôi thấy:

- Về phía giáo viên: 100%(12/12) GV được khảo sát đều khẳng định sự cần thiết

cả việc sử dụng Rubics trong dạy học. Các GV đã có nhận thức đúng đắn về tác dụng

của Rubics: 100%(12/12) GV đều cho rằng Rubics kích thích hứng thú trong học tập,

phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của HS, 100% (12/12) GV cho rằng phương

pháp này đảm bảo khách quan trong đánh giá. 100%(12/12) GV đều cho rằng nếu

thực hiện Rubics thì việc học của HS trở nên rõ ràng có tổ chức.9

Tuy nhiên qua số liệu điều tra ở bảng 2 cho thấy chỉ có 42%(5/12) GV được hỏi

là thỉnh thoảng sử dụng Rubics trong quá trình dạy học, 58%( 7/12) GV không sử

dụng, còn sử dụng thường xuyên không có GV nào. Điều này cho thấy giữa nhận

thức, thái độ và hành động thực tế của GV còn có khoảng cách khá xa. Đây cũng là

nguyên nhân dẫn đến việc cải tiến, đổi mới PPDH, KTĐG còn gặp nhiều khó khăn.

- Về phía học sinh: Qua điều tra tôi thấy hầu hết các em rất thích thú khi được sử

dụng Rubics trong giờ học. 85% HS rất thích và 15 % HS thích GV sử dụng Rubics

trong giờ học Lịch sử. Như vậy đây là một thuận lợi để giáo viên có thể áp dụng

phương pháp này trong xu thể đổi mới PPDH, KTĐG hiện nay. Tuy nhiên trong quá

trình dạy học giáo viên rất ít khi sử dụng Rubics, nếu có thì cũng chỉ trong các tiết

thao giảng hoặc sinh hoạt chuyên đề. Qua tìm hiểu tôi thấy nguyên nhân của thực

trạng trên là do:

Các GV cho rằng sử dụng Rubics đòi hỏi đầu tư nhiều công sức, chuẩn bị mất

thời gian. Không phải nội dung nào cũng sử dụng Rubics một cách hiệu quả, giáo

viên phải mất thời gian thiết kế, chuẩn bị.

Năng lực, kĩ năng vận dụng Rubics còn hạn chế, nhiều GV còn đang lúng túng

chưa biết vận dụng Rubics vào bài nào, tiến hành ra sao đó là những nguyên nhân

làm cho giáo viên chưa mạnh dạn sử dụng Rubics trong dạy học.

Khả năng hợp tác của các HS cũng làm giảm hiệu quả sử dụng công cụ này, các

em chưa chủ động khi tham gia hoạt động nhóm.

pdf52 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng Rubics trong dạy học Lịch sử để phát triển năng lực cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong dạy học Lịch sử? 
 Rất cần thiết 
 Cần thiết 
 Không cần thiết 
Ý kiến khác:.. 
Câu 2:Thầy ( cô) có thường xuyên sử dụng Rubics trong dạy học? 
 Thường xuyên 
 Thỉnh thoảng 
 Không sử dụng 
Câu 3: Khi vận dụng Rubics vào dạy học LS thầy ( cô) đánh giá như thế nào về 
ưu điểm của công cụ đánh giá này? 
 Phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh 
 Đảm bảo kiến thức vững chắc 
 Chuẩn bị công phu mất thời gian 
 HS lập kế hoạch học tập. 
 Kích thích hứng thú học tập của học sinh 
Câu 4:Theo thầy(cô) những khó khăn mà GV thường gặp khi vận dụng Rubics là 
( thầy cô có thể lựa chọn nhiều phương án) 
 Mất thời gian, chuẩn bị công phu. 
 Khó đảm bảo tiến độ giờ học 
 Lúng túng về quy trình thực hiện 
 HS không hợp tác 
PHIẾU ĐIỀU TRA ( DÙNG CHO HỌC SINH) 
Để thực hiện thành công đề tài “ Sử dụng Rubics trong dạy học Lịch sử để phát 
triển năng lực cho HS ở trường THPT” cô rất mong nhận được sự giúp đỡ của em. 
Em vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau bằng cách đánh dấu X vào 
ô mà em lựa chọn. 
Họ và tên:.Lớp:.Trường:. 
Câu 1:Em có suy nghĩ như thế nào khi được học một tiết học Lịch sử có sử dụng 
Rubics? 
Có thể tự mình giám sát việc học của mình 
Được giao lưu, trao đổi, tranh luận với các bạn 
Dễ hiểu và nắm chắc kiến thức 
Ý kiến khác:.. 
Câu 2: Em hãy đánh dấu vào ô mà em chọn với phương pháp mà GV sử dụng 
trong dạy học. 
 Rất thích Thích Bình thường 
Không thích 
Bảng Rubics 
 Cảm ơn sự hợp tác của em! 
PHỤ LỤC 2 
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 
Bài 14: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM ( tiết 2) 
I. MỤC TIÊU 
Phẩm 
chất, năng 
lực 
YCCĐ 
(STT 
của 
YCCĐ) 
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU 
Yêu nước: 
Chống mọi âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù xuyên tạc 
sự thật lịch sử về chủ quyền lãnh thổ quốc gia, nâng cao 
khối đoàn kết toàn dân trong đó có cư dân Chăm 
1.1 
Trung 
thực 
Trình bày trung thực, chính xác về vị trí, chủ nhân của 
nhà nước cổ Cham-pa 
1.2 
Trách 
nhiệm: 
Giữ gìn và bảo tồn những di sản của ông cha để lại cho 
chúng ta. 
1.3 
NĂNG LỰC CHUNG 
Tự học, tự 
chủ 
Tự tìm hiểu về nội dung chủ đề/ bài học theo yêu cầu 2.1 
Giao tiếp, 
hợp tác 
Thực hiện các hoạt động theo nhóm với tranh ảnh, tài 
liệu và trình bày trước lớp, giải đáp thắc mắc của các 
nhóm khác. 
2.2 
Giải quyết 
vấn đề, 
sáng tạo 
Dựa vào nguồn tư liệu lược đồ xác định vị trí của quốc 
gia cổ Cham-pa hiện nay, trình bày chính kiến của bản 
thân về các giá trị di sản của cư dân Cham-pa cổ để lại 
cho chúng ta hôm nay. 
2.3 
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ 
Ngôn ngữ Thuyết trình sản phẩm, phản biện. 3,1 
Tìm hiểu 
lịch sử: 
- Biết được vị trí, hoàn cảnh ra đời và quá trình mở rộng 
lãnh thổ của quốc gia Cham- pa, nhận xét về sự ra đời 
của quốc gia Cham-pa với các nước láng giềng. 
- Trình bày được những nét chính về kinh tế và văn hoá 
Cham-pa từ TK II đến TK X, nhận xét về tình hình kinh 
tế và các công trình kiến trúc của cư dân Chăm. 
3.2 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Giáo viên: 
- Lược đồ: Giao Châu và Cham Pa giữa thế kỷ VI – X. 
- Các tranh ảnh + Tài liệu có liên quan đến bài học. 
- Các phiếu học tập, bảng phụ điền sẵn thông tin phục vụ cho bài dạy. 
2. Học sinh: 
Sưu tầm các tranh ảnh về văn hoá người Chăm ở Việt Nam. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
Hoạt động 1: Khởi động 
a. Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh và nêu được tình huống cần giải quyết liên quan 
đến nội dung bài học về quốc gia cổ Cham-pa. 
b. Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động: Học sinh quan sát tranh và cho biết: 
- Tên các di tích và sự kiện liên quan đến các di tích của các hình ảnh trên? 
- Những di tích đó có liên quan đến quốc gia cổ nào thuộc nền văn hóa đồng thau Sa 
Huỳnh (Quảng Ngãi). 
 Hình 1 Hình 2 Hình 3 
c. Gợi ý sản phẩm: 
Nêu được tên các kênh hình và sự kiện liên quan: 
- Hình 1-Tháp Chăm ở Phan Rang. 
- Hình 2-Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). 
- Hình 3-Bia cổ chữ Phạn ở Thánh địa Mỹ Sơn. 
- Đặc biệt khu Thánh địa Mỹ Sơn được tổ chức Unesco công nhận là đi sản VH 
thế giới 1999. - Những di tích trên có liên quan đến nhà nước cổ Cham-pa thuộc nền 
văn hóa đồng thau Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) ở Bắc Trung bộ Việt Nam. 
d. Tiêu chí đánh giá 1: 
 Mức đạt Nội dung cần đạt 
Mức 1 (trung bình) Nêu đúng 3/5 vấn đề đặt ra 
Mức 2 (khá) Nêu đúng 4/5 vấn đề đặt ra 
Mức 3 (giỏi) Nêu đúng 5/5 vấn đề đặt ra 
Hoạt động 2: Nội dung 1. Nước Cham Pa độc lập ra đời 
a. Mục tiêu: 
- Biết được vị trí, cư dân và hoàn cảnh ra đời của quốc gia cổ Cham-pa. 
- Trình bày được quá trình mở rộng lãnh thổ của nước Cham-pa 
b. Phương thức tổ chức hoạt động: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. 
+ Tổ chức HS lớp thành 3 nhóm (mỗi dãy bàn 1 nhóm) làm việc với các nguồn tư 
liệu. 
+ Các nhóm thực hiện các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu: 
Nhóm 1: (?) Xác định lãnh địa của quốc gia cổ Cham-pa trên lược đồ và cho biết 
cư dân chủ yếu của quốc gia này. 
Nhóm 2: (?) Hoàn cảnhdẫn đến ND Tượng Lâm đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập. 
Em có nhận xét gì về thời gian ra đời của quốc gia Lâm Ấp so với các quốc gia trong 
vùng. 
Nhóm 3: (?) Sự kiện nào chứng tỏ: Quốc gia Cham-pa đã dùng sức mạnh quân sự để 
mở rộng. 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập. 
HS thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS. 
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày. 
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 
+ HS nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
+ GV phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
→Nhấn mạnh: Vùng đất thuộc quốc gia cổ Cham-pa xưa kia là một phần 
lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam hôm nay. Chủ quyền lãnh thổ là thiêng 
liêng, bất khả xâm phạm; kiên quyết bác bỏ các luận điệu xuyên tạc, sai sự thật về 
chủ quyền của dân tộc 
TƯ LIỆU HỖ TRỢ HỌC SINH 
Quận Nhật Nam (từ hoành Sơn đến Quảng nam) 
gồm năm huyện. Huyện xa nhất là Tượng Lâm (từ 
đèo Hải Vân đến đèo Đại Lãnh), là đại bàn sinh 
sống của bộ lạc Dừa – tức người Chăm cổ, thuộc 
nền văn hoá đồng thau Sa Huỳnh khá phát triển. 
Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ và Cửu 
Chân, quân Hán đánh xuống phía Nam chiếm cả 
đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào Nhật Nam, 
đặt ra huyện Tượng Lâm. 
Vào thế kỉ II, nhân dân dân Giao Châu nhiều lần 
nổi dậy. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các 
quận xa. Năm 192 – 193, nhân dân Tượng Lâm 
dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành 
độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt nước là 
Lâm Ấp. 
Quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh 
(đạo quân thường trực gồm 4 - 5 vạn người). Các 
vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa với bộ Lạc 
Cau phía Nam, tấn công các nước làng giềng, mở 
rộng lãnh thổ - về phía Bắc đến Hoành Sơn (huyện 
Tây Quyển), phía Nam đến Phan Rang, rồi đổi tên 
nước là Cham-pa (sử sách Trung Quốc gọi là nước 
Hoàn Vương), đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu – 
QuảngNam). 
b. Gợi ý sản phẩm: 
- Lãnh thổ: Từ Hoành Sơn đến Phan Rang. 
- Hoàn cảnh ra đời: Thế kỉ II, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi 
dậy giành độc lập, lập ra nước Lâm Ấp. 
- Quá trình mở rộng lãnh thổ: Các vua Lâm Ấp đã dùng sức mạnh quân sự 
để mở rộng lãnh thổ. Đến thế kỉ VI, tên nước đổi thành Cham-pa, kinh đô 
đóng ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu – Quảng Nam). 
c. Tiêu chí đánh giá 2: 
Nội dung đánh giá Nhóm/ tổ 
Giỏi 
(tốt) 
Khá Đạt 
Chưa 
đạt 
- Nêu được và XĐ chính xác vị trí lãnh 
địa, cư dân. 
- Nhóm 1 
- Thời gian ra đời, người lãnh đạo, tên 
nước đầu tiên. 
- Nhóm 2 
- BP mở rộng lãnh thổ, thời gian đổi tên 
nước, kinh đô. 
- Nhóm 3 
- Tự tin, trình bày rõ ràng, mạch lạc - Nhóm  
- Xác định chính xác lược đồ - Nhóm 
Hoạt động 3. Tình hình kinh tế văn hoá Cham Pa từ thế kỷ II - thế kỷ X a. Mục 
tiêu: 
- Nắm được những nét chính về kinh tế, văn hoá cham-pa ở thế kỉ II – X. 
- So sánh, nhận xét, đánh giá về kinh tế, kiến trúc của cư dâm Chăm. 
b. Phương thức tổ chức hoạt động: 
-Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. 
+ Tổ chức HS làm 6 nhóm, làm việc với nguồn tư liệu, hình ảnh để thực hiện các 
nhiệm vụ sau:Nhóm 1,3,5 thực hiện nhiệm vụ 1; Nhóm 2,4,6 thực hiện nhiệm vụ 2. 
Nhiệm vụ 1: Làm việc với đoạn tư liệu số 1 và quan sát các hình ảnh về hoạt động 
kinh tế của cư dân Chăm, thảo luận 4 phút giải quyết các yêu cầu: 
(?) Điền vào bảng thống kê những nét chính về hoạt động kinh tế của cư dân Cham-pa 
từ thế kỉ II – thế kỉ X (theo mẫu sau): điểm nào. 
Lĩnh vực Hoạt động chính 
Nông nghiệp 
Thủ công nghiệp 
Thương nghiệp 
(?) Em có nhận xét gì về trình độ phát triển kinh tế của Chap-pa từ TK II đến TK X. 
Nhiệm vụ 2: Làm việc với đoạn tư liệu số 2 và quan sát các hình ảnh về văn hoá của 
cư dân Chăm, thảo luận 4 phút giải quyết các yêu cầu: 
(?) Nêu những nét chính về: Chữ viết, tôn giáo, phong tục của cư dân Chăm. 
(?) Em có nhận xét gì nghệ thuật kiến trúc của người Chăm. 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập. 
Các nhóm tiến hành thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS. 
- Bước 3: Các nhóm trình bày sản phẩm: 
Các nhóm trình bany2 sản phẩm (nội dung kết quả thảo luận nóm) 
- Bước 4: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. 
Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm 
trình bày. 
- Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 
+ GV phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
→Nhấn mạnh: Cư dân Chăm và người Việt có mqh lâu đời, có sự tương đồng và giao 
thoa về KT-VH. Điều này càng minh chứng thêm về khối đại đoàn kết của dân tộc 
ngày một bền vũng và không gì chia cắt; Cần lên án những hành động chia rẽ, phá 
hoại khối đoàn kết toàn dân. 
TƯ LIỆU HỖ TRỢ HỌC SINH 
Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt và dùng trâu, bò kéo cày. Nguồn 
sống chủ yếu của họ là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Người Chăm 
còn làm ruộng bậc thang 
sườn đồi, núi. Họ sáng tạo ra xe guồng nước từ sông, suối lên ruộng và từ ruộng 
thấp lên ruộng cao. Họ còn trồng các loại cây ăn quả (cau, dừa, mít), cây công 
nghiệp (bông, gai). Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê), 
làm đồ gốm khá phát triển. Cư dân sống ven biển, ven sông có nghề đánh cá. 
Người Chăm thường trao đổi, buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, 
Trung Quốc, Ấn Độ. Một số lái buôn Chăm còn kiêm nghề cướp biển và buôn bán 
nô lệ. 
 Gốm chăm Đánh bắt cá Cây bông 
Từ thế kỉ IV, cư dân Chăm đã có chữ viết của riêng mình, bắt nguồn từ chữ 
bắc Phạn của Ấn Độ. Tuy nhiên chữ viết của Cham-Pa trong hơn 10 thế kỷ tồn tại 
của mình cũng liên tục thay đổi tương ứng với những thời kỳ ảnh hưởng từ các 
vùng khác nhau ở Ấn Độ. Cham-Pa là quốc gia đầu tiên có chữ viết sớm nhất Đông 
Nam Á. 
Phật giáo Đại thừa do những thương gia Ấn Độ du nhập vào Cham-pa từ 
những năm trước công nguyên, phát triển và hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ IX. 
Đạo Bà la môn du nhập vào Cham-Pa từ khoảng thế kỷ thứ II, III, tồn tại và biến 
đổi trong cộng đồng người Chăm cho đến ngày nay. Người Chăm đã chọn lọc tinh 
túy của đạo Bà la môn (đã Chăm hóa) thành tôn giáo chính thống của mình. 
Người chăm có tục hoả tang (đốt xác) người chết thành tro rồi bỏ vào bình, vò 
gốm ném xuống song hay xuống biển. Họ ở nhà sàn và cũng có thói quen ăn trầu 
cau. 
Kiến trúc Cham-Pa thể hiện rõ nét nhất là qua các đền, tháp Chăm, tu viện 
phật giáo phong cách kiến trúc và điêu khắc chịu ảnh hưởng lớn của Ấn Độ đạt 
tới tầm cỡ thế giới, nhưng vẫn mang dấu ấn riêng biệt của người Chăm, đó là kỹ 
thuật làm gạch kết dính để xây tháp và chạm trổ trên đá, các bức tượng, phù điêu 
chạm nổi... Trong điêu khắc Chăm rất ít có khung cảnh chung mà nhấn mạnh vào 
từng hình tượng. 
 Chữ Phạn của người Chăm Đạo Bà La môn và đạo Phật Nhà sàn của cư dân Chăm 
 Khu Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) Tháp Chàm (Phan Rang) Phù điêu trang trì dưới chân tháp 
c. Gợi ý sản phẩm: 
Về kinh tế: 
- Nông nghiệp: Biết dùng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu bò; Trồng lúa 
một năm 2 vụ, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp; Khai thác lâm thổ sản, 
đánh cá. 
- Thủ công nghiệp: Làm đồ gốm khá phát triển. 
- Thương nghiệp: Buôn bán với Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ... 
→Kinh tế phát triển ngang bằng cá nước giềng. 
Về văn hoá: 
- Chũ viết: Bắt nguồn từ chữ Phạn (Ân Độ). 
- Tôn giáo: Theo Đạo Phật, Bà La Môn. 
- Phong tục: Hoả táng người chết, ở nhà sàn, ăn trầu cau. 
- Kiến trúc: Chịu ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ, đặc sắc với các đền, tháp, tượng, 
các bức phù điểu như: Thánh địa Mỹ Sơn, Tháp Chăm 
Tiêu chí đánh giá 3: 
Nhóm Nội dung đánh giá Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 
1,3,5 Kinh tế 
Nêu được 
1ngành kinh tế 
Nêu được 2 
ngành kinh tế 
Nêu được tất cả các ngành 
kinh tế và rút ra nhận xét. 
2,4,6 Văn hoá 
Nêu được 2 
yếu tố văn hoá 
Nêu được 3 
yếu tố văn hoá 
Nêu được tất cả các yế tố 
văn hoá và rút ra nhận xét 
về kiến trúc. 
4. Hoạt động 4: Luyện tập 
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về: 
Sự thành lập và quá trình mở rộng lãnh thổ quốc gia cham-pa. 
Những nét chính về kinh tế và văn hóa Cham-pa. 
b. Phương thức hoạt động: Hoạt động cá nhân (phiếu học tập) 
Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa ở câu trả lời đúng. 
Câu 1: Quốc gia cổ Lâm Ấp - Cham-pa được hình thành trên địa bàn của nền văn hóa 
nào dưới đây? 
A. Đồng Nai. C. Sa Huỳnh. B. Óc Eo. D. Đông Sơn. 
Câu 2. Thời gian thành lập và tên gọi đầu tiên quốc gia cổ của cư dân Chăm là gì? 
A. Thế kỉ II – Khu Liên. C. Thế kỉ IV – Cham-pa 
B. Thế kỉ III – Lâm Ấp. D. Thế kỉ VI – Sin-ha-pu-ra. 
Câu 3. Quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa diễn ra trên cơ sở nào? 
A. Trên cơ sở các hoạt động ngoại giao. C. Trên cơ sở giao lưu văn hóa. 
B. Trên cơ sở hợp tác kinh tế. D. Trên cơ sở các hoạt động quân sự. 
Câu 4. Đâu là những nét văn hóa chính của cư dân Cha-pam? 
A. Nhà sàn, đạo Bà La Môn và Nho giáo, chữ Hán, ăn trầu, Tết tóc đuôi sam. 
B. Chữ Phạn, đi chân đất, đạo Phật và Thiên Chúa, sống vùng cao, các bức chạm 
C. Đạo Bà La Môn và đạo Phật, lăng mộ nguy nga, chữ Phạn, chôn người chết. 
D. Chữ Phạn, hỏa táng, nhà sàn, đạo Bà La Môn và đạo Phật, đền tháp Chăm. 
Câu 5. Nghệ thuật kiến trúc đặc sắc của người Chăm thể hiện qua 
A. tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi... C. các công trình tu viện, chùa chiền 
B. các bức tượng được tạc khổng lồ D. kinh đô xây dựng qui mô, tráng lệ. 
c. Gợi ý sản phẩm: 
Câu 1 2 3 4 5 
Phương án C A D D A 
d. Tiêu chí đánh giá 4: 
- Cấp độ 1 (trung bình): Đạt đúng 3/ 5 câu. 
- Cấp độ 2 (khá): Đạt đúng 4/ 5 câu. 
- Cấp độ 3 (giỏi): Đạt đúng 5/5 câu. 
Hoạt động 5: Vận dụng, mở rộng 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn. 
b. Phương thức hoạt động: Cho học sinh làm cặp đôi (bàn) 
(?) Xác định trên bản đồ Việt Nam vị trí quốc gia cổ cham-pa hiện nay là các tỉnh 
thành nào. 
(?) Em có suy nghĩ gì về những giá trị di sản của cư dân Cham-pa cổ để lại cho chúng 
ta hôm nay. 
Gợi ý sản phẩm: Cham-pa xưa, nay là các tỉnh thành: Quảng Bình, Bình Trị Thiên, Thừa 
Thiên Huế, Đà Nẳng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà và Ninh Thuận). 
Giữ gìn bảo tồn di sản: 
 - Giữ gìn, tôn tạo và bảo vệ những di sản của cha ông. 
 - Quảng bá, giới thiệu với bạn bè thế giới. 
Khai thác những giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch, những tiềm năng d. 
Tiêu chí đánh giá 5: 
Nội dung đánh giá Đạt Chưa đạt 
Vị trí nước Cham-pa xưa, - Nêu được tên các tỉnh thành. 
này là các tỉnh thành: - Xác định chính xác vị trí địa lí. 
Giữ gìn bảo tồn di sản Nêu ít nhất được 2 ý cơ bản trở lên 
 MỘT SỐ BẢNG RUBICS TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ. 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ INFOGRAPHICS 
Nhóm thực hiện:  ngày. thángnăm. 
Nhóm đánh giá: 
Tiêu chí Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 
Nôi dung 
( 3 điểm) 
Không đáp ứng đủ 
yêu cầu GV đặt ra 
Đáp ứng đủ 
khoảng 70% yêu 
cầu GV đặt ra 
Đáp ứng tất cả các yêu 
cầu do GV đặt ra. Nội 
dung thông tin được 
chọn lọc cô đọng, có 
giá trị khoa học. 
Hình thức trình 
bày infographic 
(4 điểm) 
Không trình bày 
các phát minh 
theo trình tự thời 
gian. 
Bố cục không hài 
hòa, hệ thống, lựa 
chọn hình ảnh 
không đep, phối 
màu không thẩm 
mĩ. 
Trình bày các phát 
minh theo trình tự 
thời gian nhưng 
còn môt ít sai sót ( 
dưới 30%). 
Bố cục tương đối 
hài hòa, hệ thống 
nhưng còn một số 
lỗi về chọn hình, 
phối màu. 
Trình bày theo trình tự 
thời gian. 
Bố cục hài hòa hệ 
thống, thẩm mĩ cao. 
Thuyết minh 
(2 điểm) 
Không thuyết 
minh được nôi 
dung infographic 
và không trả lời 
được các câu hỏi 
của bạn. 
Thuyết minh và 
trả lời được các 
câu hỏi nhưng còn 
lúng túng, nội 
dung thuyết minh 
còn lan man. 
Thuyết minh hấp dẫn, 
nôi dung súc tích. 
Tự tin trả lời đúng các 
câu hỏi. 
Quá trình làm 
viêc nhóm 
(1 điểm) 
Chỉ có một thành 
viên làm việc 
Có một nửa thành 
viên tham gia. 
Có sự hợp tác của tất 
cả các thành viên 
trong quá trình làm 
việc nhóm. 
ĐÁNH GIÁ VIẾT ĐOẠN VĂN 
Tiêu chí Mức điểm 1 Mức điểm 2 Mức điểm 3 
Nội dung 
Nêu môt cách 
chung chung về 
những khó khăn 
của công nhân 
Nêu khó khăn của 
công nhân từ môt 
đến 2 phương diên 
Nêu đươc khó khăn 
của công nhân ở 3 
phương diên: 
Thể loại văn bản 
Không xây dưng 
đươc đoan văn 
Xây dưng đươc 
đoan văn nhưng 
chưa hoàn chỉnh 
Xây dưng đươc đoan 
văn hoàn chỉnh, sử 
dung thể loai khác 
nhau: câu chuyên, 
bài báo, nhât kí công 
nhân, 
Sử liệu 
Không có thông 
tin lich sử 
Sử dung thông tin 
lich sử chưa tương 
thích với các lâp 
luân. 
Sử dung tốt các 
thông tin lich sử, lâp 
luân chăt chẽ. 
Ngôn ngữ, văn 
phạm 
Lỗi dùng từ, chính 
tả. 
Đôi chỗ còn mắc 
lỗi dùng từ. 
Diễn đat khúc chiết, 
mach lac 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI THUYẾT TRÌNH POWERPOINT/ẤN PHẨM 
Nhóm thực hiện:.............................................Ngày: ....................... 
Nhóm đánh giá:................................................................................... 
Nội dung Tiêu chí Điểm 
Đánh giá 
của bạn 
Đánh giá 
của giáo 
viên 
1. Bố cục 
- Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người xem 
- Cấu trúc mạch lạc, lôgic. 
- Nhất quán trong cách trình bày tiêu đề 
và nội dung 
0,75 
0,75 
0,5 
2. Nội dung 
- Sử dụng thông tin chính xác. 
- Thể hiện được kiến thức cơ bản, có chọn 
lọc. xác định được trọng tâm. 
1 
1 
- Có sự liên hệ mở rộng kiến thức 1 
3.Hình thức 
- Thiết kế sáng tạo, màu sắc nhã nhặn, 
sáng sủa. 
- Phông chữ, màu chữ và cỡ chữ hợp lý. 
Số lượng slide đúng quy định 
- Nhất quán trong cách trình bày tiêu đề 
và nội dung 
- Hiệu ứng trình chiếu sinh động, hấp dẫn 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
4. Trình 
bày của HS 
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, có điểm 
nhấn, thu hút người nghe. 
- Trả lời được hết các câu hỏi thêm từ 
phía GV hoặc bạn học. 
- Duy trì được giao tiếp bằng mắt, xử lý 
tình huống linh hoạt. 
- Không bị lệ thuộc vào phương tiện, có 
sự phối hợp nhịp nhàng giữa diễn giảng 
và trình chiếu. 
- Phân bố thời gian hợp lý. 
1 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
Tổng điểm 10 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI/THẢO LUẬN 
Nhóm thực hiện:.............................................Ngày: ....................... 
Nhóm đánh giá:................................................................................... 
Nội 
dung 
Tiêu chí Điểm 
Đánh 
giá của 
bạn 
Đánh giá 
của giáo 
viên 
1. Nội 
dung 
- Sử dụng thông tin chính xác. 
- Thể hiện được kiến thức cơ bản, có chọn 
lọc. xác định được trọng tâm. 
- Có sự liên hệ mở rộng kiến thức 
- Sinh động, hấp dẫn người chơi 
1 
1 
1 
1 
3. Hình 
thức 
- Đồ dùng, phương tiện sinh động, hấp 
dẫn 
- Đồ dùng, phương tiện phát huy hiệu quả 
1 
1 
4. Trình 
bày của 
HS 
- Dẫn dắt trò chơi/ thảo luận linh hoạt, rõ 
ràng, mạch lạc, có điểm nhấn, thu hút 
người tham gia 
- Trả lời được hết các câu hỏi thêm từ 
phía GV hoặc bạn học. 
- Xử lý tình huống linh hoạt. 
- Phân bố thời gian hợp lý. 
1 
1 
1 
1 
Tổng điểm 10 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THẢO LUẬN CỦA HS, SẢN PHẨM CỦA HS 

File đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_rubics_trong_day_hoc_lich_su_de_phat_trien_nang.pdf
Sáng Kiến Liên Quan